Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học nhóm của sinh viên khoa vật lý trường đại học đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.32 KB, 72 trang )



1

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH

1. DANH SÁCH THÀNH VIÊN
ThS. Trần Thị Thanh Thư – Chủ nhiệm đề tài
ThS. Quách Khả Quang – Người phối hợp
2. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Khoa Vật lý – Trường Đại học Đồng Tháp


2

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 10
PHẦN NỘI DUNG 15
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TỰ HỌC THEO
NHÓM TRONG SINH VIÊN
1.1. Một số khái niệm 15
1.1.1. Phương pháp 15
1.1.2. Học tập 15
1.1.3. Nhóm 16
1.1.4. Tự học 16
1.1.5. Học theo nhóm 16
1.2. Đặc trưng của hoạt động học của sinh viên ở các trường Đại học 16
1.3. Những vấn đề cơ bản về tự học theo nhóm 17
1.3.1. Đặc điểm của học theo nhóm 18
1.3.2. Ưu thế của việc tự học theo nhóm 18


1.3.3. Phân loại 19
1.3.4. Nguyên tắc học tập theo nhóm 21
1.3.5. Một số kĩ năng cần phải có trong khi làm việc theo nhóm 22
1.3.6. Thành lập nhóm 24
1.3.7. Cách làm việc theo nhóm 25
1.3.8. Các yêu cầu đối với một buổi làm việc theo nhóm 26
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ HỌC THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN
KHOA VẬT LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
2.1. Đặc điểm học tập của sinh viên Khoa Vật lý 28
2.2. Phương pháp học tập được sử dụng trong sinh viên Khoa Vật lý 29
2.3. Thực trạng tự học theo nhóm của sinh viên Khoa Vật lý 32
2.3.1. Tình hình chung của việc tự học theo nhóm của sinh viên Khoa Vật lý 32


3

2.3.1.1. Quan niệm của sinh viên trong Khoa về hoạt động tự học theo nhóm 33
2.3.1.2. Cơ cấu tổ chức nhóm 34
2.3.1.3. Kỹ năng làm việc nhóm 34
2.3.1.4. Ý thức của thành viên nhóm 41
2.3.1.5. Phương pháp tiến hành hoạt động nhóm 41
2.3.1.6. Các điều kiện khác 42
2.3.2. Đánh giá tổng quát thực trạng 43
2.4. Nguyên nhân của thực trạng trên 44
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ
VIỆC TỰ HỌC THEO NHÓM TRONG SINH VIÊN KHOA VẬT LÝ –
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
3.1. Các giải pháp 46
3.1.1. Hình thành động cơ hoạt động nhóm 46
3.1.2. Tổ chức và quản lý hoạt động nhóm 47

3.1.3. Tăng cường rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm 48
3.1.4. Phát huy vai trò của đội ngũ nhóm trưởng 52
3.1.5. Tăng cường ứng dụng CNTT vào hoạt động tự học theo nhóm 53
3.1.6. Lựa chọn, sử dụng kết hợp các hình thức tự học theo nhóm 54
3.1.6.1. Chuẩn bị bài thuyết trình mang tính tổng hợp lý thuyết 54
3.1.6.2. Giải bài tập vật lý trong giáo trình bài giảng 56
3.1.6.3. Thảo luận về các thí nghiệm và dụng cụ dạy học 57
3.1.6.4. Trao đổi về rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, soạn giáo án, tập giảng 58
3.1.7. Đánh giá hoạt động nhóm 58
3.2. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 59
PHẦN KẾT LUẬN 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
PHỤ LỤC 66


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Bảng tổng hợp lấy ý kiến về mức độ cần thiết thực hiện các kỹ năng của
sinh viên Khoa Vật lý – Trường Đại học Đồng Tháp.
Bảng 2: Bảng tổng hợp đánh giá mức độ thực hiện các kỹ năng của sinh viên Khoa
Vật lý – Trường Đại học Đồng Tháp.
Bảng 3: Bảng kết quả khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
nâng cao hiệu quả tự học theo nhóm của sinh viên Khoa Vật lý – Trường Đại học Đồng
Tháp.


5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GV : Giảng viên
SV : Sinh viên
ĐHSP : Đại học sư phạm
NXB : Nhà xuất bản
BT : Bình thường
CT : Cần thiết
KT : Khả thi
ĐH : Đại học
CNTT : Công nghệ thông tin
NCKH : Nghiên cứu khoa học
HN : Hà Nội


6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao lãnh, ngày 30 tháng 05 năm 2012
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả học nhóm của sinh viên khoa
Vật lý Trường Đại học Đồng Tháp.
Mã số: CS2011.01.59
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Trần Thị Thanh Thư
Tel.: 0919870206 ; E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Đồng Tháp
Cá nhân phối hợp thực hiện: ThS. Quách Khả Quang
Thời gian thực hiện:Từ 06/2011 đến 05/2012
1) Mục tiêu

+ Tìm hiểu thực trạng tự học theo nhóm trong sinh viên Khoa Vật lý – Trường Đại
học Đồng tháp.
+ Đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả việc tự học theo nhóm trong sinh viên
Khoa Vật lý.
+ Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp thông qua phiếu
điều tra.
2) Nội dung chính
Chương 1: Cơ sở lý luận của việc tổ chức học nhóm trong sinh viên
Chương 2:Thực trạng học nhóm trong sinh viên Khoa Vật lý, Trường ĐH Đồng
Tháp




7

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả học nhóm và khảo nghiệm mức khả thi của
các giải pháp
3) Kết quả chính đạt được
Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể tóm lược như sau :
1) Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của phương pháp tự học theo
nhóm trong sinh viên.
2) Phân tích thực trạng về phương pháp học tập theo nhóm trong sinh viên Khoa Vật
lý – Trường Đại học Đồng, từ đó tìm ra nguyên nhân của thực trạng trên.
3) Đề xuất và lý giải một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả tự học theo nhóm
trong sinh viên Khoa Vật lý.
4) Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp.
5) Đề tài có bài báo được nhận đăng ở tạp chí chuyên ngành.
Chủ nhiệm đề tài


Trần Thị Thanh Thư


8

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cao lãnh, ngày 30 tháng 05 năm 2012
SUMMARY
Project Title: Status and solutions to improve efficiency of group study of students
in Physics Department of Dong Thap university.
Code number: CS2011.01.59
Coordinator: Master Tran Thi Thanh Thu
Implementing Institution: DongThap University
Cooperating Institution(s): Master Quach Kha Quang
Duration: from 06/ 2011 to 05/ 2012
1. Objectives
- Find out the status self group study of students in Physics department of Dong
Thap university.
- Proposed some solutions to improve the self-study groups of physics students
- Inspected the necessary and the feasibility of the methods.
2. Main contents
Chapter 1: Theoretical foundation of the group study organization of student.
Chapter 2: Status group study of physics student in Dog Thap university.
Chapter 3: The solutions to improve efficiency of group study of students in
Physics Department of Dong Thap university.
3. Results obtained
Summary of research



9

1. Systematized and contributed more clearly the theoretical of the self group study
method.
2. Analysized the situations of selt group study of the students in Physics
Department in Dong Thap university and found the causes of those situations.
3. Promoded and explained the methods to improve the efficiency of selt group
study.
4. Inspected the necessary and the feasibility of the method.
5. Published one paper in major journal.

Author


Tran Thi Thanh Thu





10

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về lĩnh vực tổ chức nhóm trong dạy học và cũng đạt
được nhiều thành tựu đáng kể, như tác giả Lê Ngọc Diệp “Thiết kế phương án dạy học
theo hình thức tổ chức các hoạt động nhóm phần “dòng điện trong các môi trường” trong
chương trình điện học dành cho hệ ĐHSP Lý nhằm phát huy tính tích cực, tự chủ của sinh
viên trong học tập”, Luận văn cao học. ĐHSP HN, 2010, tác giả đã nghiên cứu về hình
thức tổ chức nhóm trong giảng dạy học phần điện học nhằm phát huy tính tích cực, nâng

cao tính tích cực, tự chủ trong SV [6].
Tác giả Hồ Thị Bạch Phương với đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học Vật lý ở
trường trung học phổ thông thông qua các biện pháp tổ chức hoạt động học hợp tác
nhóm” đã nghiên cứu cách tổ chức dạy học theo nhóm ở trường phổ thông nhằm tích cực
hóa hoạt động nhận thức của học sinh, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học ở
trường phổ thông [12].
Một số tác giả: Đỗ Thiết Thạch, Đặng Thành Hưng, Trần Thị Ngọc Lan, Vũ
Thị Hằng, Nguyễn Thị Kim Dung, Đỗ Thị Kim Liên, Vũ Thị Sơn, Đoàn Thị Thanh
Phương .cũng chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu cách hướng dẫn cũng như định hướng
cho HS tự lực học tập để chiếm lĩnh tri thức [7], [14], [15], [16], [18].
Với đề tài nghiên cứu khoa học của các sinh viên Trần Văn Ba (Chủ nhiệm ĐT),
Đậu Thị Hồng Thắm, Đinh Thanh Tâm, Nguyễn Thị Phương Thúy, Phan Văn Thắng
Khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục “Học tập theo nhóm trong sinh viên khoa Quản
lý, Học viện Quản lý giáo dục: thực trạng và giải pháp” đã tìm hiểu về thực trạng tự học
trong sinh viên của Khoa Quản lý và cũng đề ra một số giải pháp có hiệu quả và phù hợp
với tình hình học tập của SV [5].
Các bài báo khoa học của các tác giả Nguyễn Thành Hải, Dịp Thị Thanh và Đoàn
Thanh Hà, Hoàng Thị Huệ An v.v trên các tạp chí khoa học cũng đề cập đến phương
pháp học tập theo nhóm của SV đại học. Đến nay, chưa có tác giả nào nghiên cứu cụ thể
về phương pháp tự học theo nhóm trong SV sư phạm ngành Vật lý [9], [10].


11

2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Chỉ thị 40CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí Thư khóa IX về việc xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ Nhà giáo và Cán bộ quản lí giáo dục đã xác định: “…đổi mới mạnh
mẽ và cơ bản phương pháp giáo dục nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lí
thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo; bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải
quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học, đặc biệt cho sinh viên

các trường đại học và cao đẳng …”. Trích dẫn văn bảng trên cho thấy sự quyết tâm đổi
mới ngành giáo dục của Đảng và Nhà nước ta nhằm mục đích đào tạo cho sinh viên năng
lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, năng lực thực hành để họ có thể
nhanh chóng giải quyết các tình huống thuộc chuyên ngành đào tạo của mình [2], [3].
Mục tiêu và ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với phương thức
đào tạo theo tín chỉ:
+ Nâng cao ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu; phát triển
tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, nâng cao kỹ năng làm việc với người khác,
kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin, kỹ năng trình bày, thảo luận cho sinh viên;
+ Tăng cường vai trò tổ chức, hướng dẫn, định hướng, điều khiển của giảng viên đối
với hoạt động học, hoạt động tư duy sáng tạo và rèn luyện kỹ năng của sinh viên;
+ Thúc đẩy và tăng cường mối liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học; nâng
cao chất lượng đào tạo nói chung, dạy học nói riêng.
Mục tiêu đào tạo sinh viên của Trường Đại học Đồng Tháp là: học lực bền vững, tự
tin, giàu cá tính.
Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động
nhận thức của sinh viên đã và đang được thực hiện ở hầu hết các trường đại học trong và
ngoài nước. Trong đó, sinh viên đóng vai trò chủ động trong việc tìm kiếm, xử lí và tiếp
thu kiến thức nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức.
Để đạt được kết quả học tập tốt, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của nhà trường và
nhu cầu của xã hội thì phương pháp tự học theo nhóm được các sinh viên áp dụng ngày


12

càng rộng rãi và phổ biến. Tuy nhiên, làm thế nào để tổ chức tự học theo nhóm một cách
hợp lí, khoa học và đạt hiệu quả tốt nhất vẫn còn là một câu hỏi khó đối với nhiều sinh
viên.
Mặt khác, từ thực tế cho thấy thông qua tổ chức làm việc theo nhóm, các bạn sinh
viên sẽ rèn luyện được cho mình lối tư duy tích cực cũng như khả năng nội suy, phản biện,

tranh luận, tự học, tự đào tạo… biết phát biểu, biết lắng nghe ý kiến của người khác,
những trải nghiệm này sẽ là hành trang giúp các bạn sinh viên tự tin hơn trong cuộc sống
xã hội sau này.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và
giải pháp nâng cao hiệu quả học nhóm của sinh viên khoa Vật lý Trường Đại học Đồng
Tháp".
3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
+ Tìm hiểu thực trạng tự học theo nhóm trong sinh viên Khoa Vật lý – Trường Đại
học Đồng tháp.
+ Đề ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả việc tự học theo nhóm trong sinh viên
Khoa Vật lý.
+ Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp thông qua phiếu
điều tra.
4. CÁCH TIẾP CẬN
Tiếp cận thực tiễn để tìm hiểu hoạt động học tập trong sinh viên khoa Vật lý để xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhóm và những kỹ năng cần thiết trong học tập
theo nhóm, để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tự học theo nhóm trong sinh
viên khoa Vật lý, Trường Đại học Đồng Tháp.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết


13

Sưu tầm, đọc, tra cứu, nghiên cứu tài liệu, sách báo có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, từ đó phân tích và tổng hợp lại một cách hệ thống.
* Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát
Theo dõi quá trình học tập trên lớp, ngoài giờ lên lớp, đặc biệt là theo dõi các buổi

học tập và thảo luận nhóm của sinh viên nhằm đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân và đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả học tập nhóm của sinh viên.
- Phương pháp điều tra
+ Tiến hành xây dựng phiếu điều tra dành cho đối tượng là sinh viên nhằm thu
thập những thông tin cần thiết phục vụ cho cho việc phân tích, đánh giá thực trạng tự học
theo nhóm trong sinh viên và tính khả thi của các giải pháp
+ Thăm dò ý kiến của giảng viên trong Khoa để khẳng định tính khả thi của các
giải pháp đề ra.
* Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích các số liệu thông qua điều
tra về thực trạng vấn đề nghiên cứu và phân tích các số liệu để đưa ra tính khả thi của các
giải pháp.
6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tự học theo nhóm trong sinh viên Khoa Vật lý,
Trường Đại học Đồng Tháp.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả việc tự học theo nhóm trong sinh viên cả 3 khóa (2008, 2009, 2010) Khoa
Vật lý, Trường Đại học Đồng Tháp.





14

7. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp học tập theo nhóm
- Phân tích thực trạng của phương pháp tự học theo nhóm trong sinh viên Khoa Vật
lý, Trường Đại học Đồng Tháp.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phương pháp tự học theo nhóm trong

sinh viên Khoa Vật lý.


15

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC TỰ HỌC THEO NHÓM
TRONG SINH VIÊN
1.1. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Phương pháp
Theo Lexicon der Padagogik: “Phương pháp giúp để trình bày có lý lẽ vững vàng
một chân lý đã xác định rồi hoặc để vạch ra một con đường tìm tòi một chân lý mới”.
Theo Hegel: “Phương pháp là ý thức về hình thức của sự vận động bên trong của nội
dung”.
Như vậy có thể hiểu: Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới
mục đích nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn.
1.1.2. Học tập
Theo GS Nguyễn Ngọc Quang, nghiên cứu dạy học theo quan điểm quá trình: “Học
là quá trình tự điều khiển tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học, bằng cách đó hình
thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách toàn diện. Vai trò tự điều khiển của quá
trình học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo dưới sự điều khiển của thầy,
nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học. Học có 2 chức năng kép là lĩnh hội và tự điều khiển”
[17].
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện ngôn ngữ học:
“Học tập là học và luyện tập để hiểu biết và có kỹ năng” [4].
Như vậy: Học tập là một loại hình hoạt động được thực hiện trong mối quan hệ chặt
chẽ với hoạt động dạy, giúp người học lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, những phương
thức hành vi nhằm phát triển nhân cách toàn diện.




16

1.1.3. Nhóm
Theo từ điển Tiếng Việt: “Nhóm là tập hợp một số ít người hoặc sự vật được hình
thành theo những nguyên tắc nhất định” [4].
Theo chúng tôi, nhóm là tập hợp những người có tổ chức, hoạt động theo những
nguyên tắc nhất định, nhằm đạt tới mục tiêu và lợi ích chung.
1.1.4. Tự học
Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để
chiếm lĩnh tri thức. Trong tự học, bước đầu thường có nhiều lung túng nhưng chính những
lúng túng đó lại là động lực thúc đẩy sinh viên tư duy thoát khỏi những lúng túng, nhờ vậy
mà thành thạo hơn, khi đã thành thạo thì hay đặt câu hỏi, phát hiện câu hỏi và đi đến có đề
tài nghiên cứu. Phương pháp tự học có tác dụng bồi dưỡng năng lực tự học, kĩ năng tự học
làm cầu nối giữa học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên [5].
1.1.5. Học theo nhóm
Học theo nhóm bao gồm: bài tập nhóm, thảo luận nhóm, làm việc theo nhóm v.v… ,
có thể hiểu: Học theo nhóm (trong quá trình học tập) là một trong những hình thức
cộng tác làm việc giữa các thành viên trong nhóm, để cùng nhau giải quyết một vài
vấn đề nào đó (do giáo viên nêu ra hoặc do các thành viên trong nhóm đề xuất), từ đó
tìm ra được hướng giải quyết của vấn đề đã nêu [5].
Hay có thể định nghĩa theo cách khác, học theo nhóm là một hình thức học hợp tác
để nâng cao chất lượng của mỗi thành viên nhờ học hỏi từ bạn bè thông qua quá trình trao
đổi và chia sẻ kiến thức cùng nhau, để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng
đến một mục tiêu chung, từ đó có được những kết quả học tập tiến bộ về nhiều mặt.
1.2. Đặc trưng của hoạt động học của sinh viên ở các trường Đại học
Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao khi và chỉ khi tạo ra được nâng lực
sáng tạo của người học, khi biến được quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Luật
giáo dục ghi rõ: “Phương pháp giáo dục Đại học phải coi trọng việc bồi dưỡng nâng lực

tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ


17

năng thực hành, tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. Như vậy, phương pháp
dạy và học ở các trường đại học cần thực hiện các định hướng: Bồi dưỡng nâng lực tự
học, tự nghiên cứu và học theo nhóm; tạo cho người học phát triển tư duy sáng tạo; rèn
luyện kĩ năng thực hành; tham gia nghiên cứu và ứng dụng.
Chính vì thế nhiệm vụ đặt ra cho mỗi sinh viên là rất cao, trong quá trình học tập,
mỗi sinh viên phải tự mình chiếm lĩnh hệ thống những tri thức, kĩ năng, phải nắm vững
những cơ sở của nghề nghiệp tương lai và có tiềm năng vươn lên thích ứng với những yêu
cầu trước mắt và lâu dài do thực tiến xã hội đặt ra. Muốn vậy, khi tiến hành hoạt động học
tập, sinh viên không những có năng lực nhận thức thông thường mà cần tiến hành hoạt
động nhận thức mang tính chất nghiên cứu trên cơ sở khả năng tư duy độc lập, sáng tạo
phát triển ở mức độ cao. Điều đó có nghĩa dưới vai trò chủ đạo của thầy, sinh viên không
nhận thức một cách máy móc chân lí có sẵn mà còn phải đào sâu mở rộng kiến thức.
Mặt khác, trong quá trình học tập, sinh viên đã bắt đầu thực sự tham gia hoạt động
tìm kiếm chân lí mới. Đó là hoạt động tập dượt nghiên cứu khoa học được tiến hành ở
mức độ từ thấp đến cao tuỳ theo yêu cầu của chương trình. Hoạt động nghiên cứu khoa
học này giúp sinh viên từng bước tập vận dụng tri thức khoa học, phương pháp luận khoa
học, những phẩm chất, tác phong của nhà nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết một cách
khoa học những vấn đề do thực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp đặt ra. Có hai phương
pháp học tốt hiện nay được nhiều sinh viên áp dụng đó là tự học và học theo nhóm. Qua
kết quả điều tra cho thấy, học theo nhóm được nhiều sinh viên quan tâm hơn (thông qua
phiếu điều tra phần thực trạng chương 2), thông qua học theo nhóm sinh viên có thể giải
quyết được nhiều vấn đề mà ngay cả khi tự học không thể giải quyết được [9], [10].
1.3. Những vấn đề cơ bản về tự học theo nhóm
Hiện nay với yêu cầu đổi mới phương pháp học theo hướng tăng cường tính chủ
động, tích cực, tự làm việc, tự tìm tòi, khám phá chân lý khoa học của người học nhằm

phát triển tri thức và các kĩ năng thiết thực cho người học thì phương pháp tự học theo
nhóm chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng.


18

Học tập theo nhóm không những đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp học tập mà
còn rất có ý nghĩa đối với việc tự học của mỗi người. Các nhà nghiên cứu đã từng tuyên
bố rằng, “cho dù nội dung môn học như thế nào thì sinh viên làm việc theo từng nhóm nhỏ
cũng có khuynh hướng học được nhiều hơn những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các
hình thức dạy học khác’’ (Theo Barbara Gross Davis, Tools for Teaching)
1.3.1. Đặc điểm của học theo nhóm
Học theo nhóm là một cách học đòi hỏi mỗi thành viên trong nhóm cùng thực hiện
một cam kết làm việc nhất định không có sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên mà dựa
trên sự hợp tác và phân công công việc hợp lý trong nhóm.
Học theo nhóm được biểu hiện:
+ Mọi thành viên trong nhóm đều hướng đến mục tiêu chung nhất định,
+ Có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên,
+ Có trách nhiệm, lợi ích liên đới trong sản phẩm nhóm.
Nếu học tập theo nhóm được tổ chức và điều khiển một cách khoa học và hợp lý sẽ
đem lại rất nhiều lợi ích.
Tuy nhiên, nếu sử dụng phương pháp tự học theo nhóm không đúng cách, không phù
hợp với nội dung và thiếu kỹ năng thực hiện thì có thể chỉ mang tính hình thức, gây mất
nhiều thời gian, sản phẩm không mang tính tập thể, các cá nhân thiếu tích cực sẽ đùn đẩy
cho những người năng nổ, nhiệt tình
Chính vì vậy để tự học theo nhóm thực sự đem lại kết quả cao thì mỗi thành viên
trong nhóm cần nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình, cùng rèn luyện kỹ năng làm
việc nhóm thật hiệu quả [9], [10].
1.3.2. Ưu thế của việc tự học theo nhóm
Những ưu thế từ phương pháp học tập này hầu như sinh viên nào cũng nhận thức

được và không thể phủ nhận. Có thể tóm lược như sau:


19

+ Học tập trong môi trường nhóm sẽ thúc đẩy sự tích cực học tập của cá nhân, tạo sự
gắn kết trong một cộng đồng thu nhỏ.
+ Trong khi làm việc nhóm, những mâu thuẫn sẽ nảy sinh từ đó sinh viên phải giải
quyết những xung đột. Từ đó họ sẽ có khả năng giải quyết những mâu thuẫn, thuyết phục
người khác trong những hoàn cảnh có thể bắt gặp trong cuộc sống sau này.
+ Tinh thần học hỏi và khả năng lắng nghe người khác cũng sẽ là điều mà sinh viên
có thể học hỏi được. Những kĩ năng này là rất quan trọng khi họ bước ra môi trường làm
việc, đây sẽ là tiền đề tốt để sinh viên biết cách làm việc trong một môi trường tập thể.
+ Học tập theo nhóm còn giúp sinh viên rèn luyện được khả năng thuyết trình trước
đáp đông, điều mà đa số sinh viên hiện nay còn yếu.
+ Các thành viên trong nhóm được sự hỗ trợ của đồng đội, có điều kiện thể hiện cá
nhân, được chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn những thành viên khác. Dưới cái nhìn từ
góc độ nhóm, vấn đề trở nên mới và hấp dẫn hơn.
+ Học tập theo nhóm sẽ tập hợp được những ý kiến sáng tạo của từng cá nhân, từ đó
sản phẩm học tập sẽ giàu tính sáng tạo. Những phương pháp tối ưu nhất sẽ được lựa chọn
từ những ý kiến được nêu ra. Sản phẩm học tập lúc này sẽ là kết quả học tập của tất cả các
thành viên trong nhóm.
Những kĩ năng được rèn luyện trong khi làm việc theo nhóm là rất quan trọng cho
môi trường làm việc mới sau này, đây sẽ là tiền đề để ta biết cách làm việc trong một môi
trường tập thể [9], [10].
1.3.3. Phân loại
Có rất nhiều cách tiếp cận trong phân chia hình thức học theo nhóm như: theo số
lượng người trong cùng một nhóm, theo tính chất công việc Tuy nhiên trong phạm vi đề
tài này, chúng tôi chỉ tiếp cận hình thức học tập nhóm theo tính chất công việc. Dựa trên
tính chất công việc có thể chia nhóm học tập theo ba hình thức, gồm:



20

- Nhóm ngang: Là nhóm sau khi nhận yêu cầu làm bài người nhóm trưởng sẽ lập đề
cương rồi phân chia từng phần công việc cho các thành viên, sau đó tổng hợp và hoàn
thiện bài tập của nhóm.
+ Ưu điểm:
 Thành viên thích vì làm ít, không mất nhiều công sức.
 Phát huy nhiều khả năng của các thành viên, mỗi người đều được rèn luyện kỹ
năng tìm tài liệu, xử lý tài liệu, viết bài
+ Nhược điểm:
 Sinh viên chưa bao quát hết kiến thức, dẫn đến có một số kiến sinh viên chưa nắm
được (người làm phần 1 sẽ không hiểu đến các phần 2, 3)
 Thiếu thông tin từ các phần khác nên khả năng chồng chéo lên nhau là rất cao.
- Nhóm dọc: Nhóm trưởng hiểu rõ năng lực các thành viên trong nhóm. Nhóm trưởng
nhận đề tài sau đó phân chia cụ thể: ai viết đề cương, ai tìm tài liệu, ai xử lý tài liệu, ai viết
bài, ai phản biện lại bài viết của nhóm, ai chuẩn bị câu hỏi phản biện lại nhóm khác, ai là
thư ký
+ Ưu điểm:
 Mỗi thành viên đều nắm rõ chủ đề thảo luận
 Phát huy được thế mạnh mỗi thành viên
 Rèn luyện thêm một số kỹ năng mềm như: lập kế hoạch nhóm, phân công công
việc hợp lý
+ Nhược điểm:
 Đòi hỏi nhóm trưởng phải thực sự có năng lực
 Đòi hỏi năng lực và sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm.
- Nhóm kết hợp: Tất cả các thành viên trong nhóm đều phải làm tất cả các công việc.
+ Ưu điểm:



21

 Thành viên biết hết kiến thức.
 Sử dụng tối đa thời gian.
+ Nhược điểm: Mất nhiều thời gian, công sức, dễ gây tình trạng chép bài của nhau.
Như vậy mỗi hình thức nhóm làm việc đều có ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, khi áp
dụng các hình thức trên, các nhóm cần phải lựa chọn linh hoạt để đem lại hiệu quả cao
nhất [5].
1.3.4. Nguyên tắc học tập theo nhóm
Để hoạt động nhóm đạt hiệu quả cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Tạo sự đồng thuận: Các buổi họp là cách thức hiệu quả để bồi đắp tinh thần đồng
đội và thói quen làm việc theo nhóm ngay từ lúc đầu mới thành lập nhóm. Các buổi họp
giúp các thành viên làm quen với nhau, hiểu biết về nhau, gắn bó với nhau, tạo sự nhất trí
về các mục tiêu cũng như cơ cấu tổ chức nhóm. Để tạo sự đồng thuận mọi vấn đề của
nhóm đều cần đem ra bàn bạc và đi đến thống nhất dựa trên sự nhất trí của các thành viên.
+ Chia sẻ và hợp tác với tinh thần đồng đội: Đây là một nguyên tắc quan trọng trong
học tập nhóm. Vì học tập theo nhóm là sự tham gia của nhiều thành viên nhằm hướng đạt
mục tiêu chung trong học tập nên sự hợp tác và chia sẻ là không thể thiếu. Hơn nữa nếu
làm việc đơn lẻ sẽ khó thực hiện tốt nhiệm vụ chung vì mỗi người chỉ mạnh về một khía cạnh
nào đó của công việc chung. Vì thế sự hợp tác và chung sức sẽ tạo ra sức mạnh tập thể.
+ Tôn trọng: Tôn trọng là một nguyên tắc rất quan trọng trong học tập nhóm. Bởi vì
nhóm là một tập thể chỉ khi tập thể đó tồn tại sự tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên,
tôn trọng nội quy của nhóm mới có thể xây dựng một bầu không khí cởi mở, thân thiện
trong nhóm. Sự tôn trọng thể hiện ở sự chấp hành nội quy nhóm, đúng giờ, chú y lắng
nghe khi người khác phát biểu ý kiến, tạo cơ hội - khuyến khích mọi người chia sẻ, ghi
nhận - đánh giá đúng sự đóng góp của các thành viên
+ Phát huy tốt vai trò của trưởng nhóm: Mỗi nhóm đều cần một nhóm trưởng giữ vai
trò là người tổ chức và điều hành hoạt động của nhóm, là “cầu nối” giữa nhóm và phần
còn lại của tổ chức, là người phát ngôn cho nhóm. Trưởng nhóm là người duy trì sự thực



22

hiện mục tiêu và giữ cho mọi người đi đúng hướng, đem nguồn lực về cho nhóm khi cần
thiết, khuyến khích mọi người và gỡ rối cho nhóm khi gặp vấn đề nan giải.
+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý: Phân công nhiệm vụ là một việc làm không
thể thiếu khi học tập theo nhóm. Khi phân công phải chú trọng phân công phù hợp với
năng lực của từng thành viên vì mỗi cá nhân sẽ cống hiến hết mình nếu họ được đánh giá
đúng năng lực, sử dụng đúng và được tin tưởng. Sự phân công rõ ràng trách nhiệm của
từng thành viên sẽ là yếu tố quan trọng tạo nên thành công cho nhóm [23], [25].
1.3.5. Một số kĩ năng cần phải có trong khi làm việc theo nhóm
Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy tính ưu việt của làm việc nhóm trong việc hình
thành phẩm chất quan trọng cho con người sống trong thế giới hiện đại như tính độc lập,
tính tích cực, sự tự tin, tinh thần hợp tác và kĩ năng sống và làm việc trong tập thể. Để
hoạt động theo nhóm có hiệu quả sinh viên cần phải có một số kĩ năng cơ bản làm việc
theo nhóm như sau:
* Thu thập thông tin
Thông tin thu nhận được có thể từ giáo trình, bài giảng của giảng viên, từ các tài liệu
tham khảo khác, từ internet, từ thí nghiệm hay từ học hỏi ở nhóm bạn v.v… những thông
tin này phải cần thiết cho việc giải quyết vấn đề học tập của nhóm.
Để có thể thu thập được thông tin cần thiết, sinh viên phải nắm được mục tiêu của
hoạt động. Mục tiêu này do nhóm tự xác định.
* Xử lí thông tin
Đây là hoạt động đòi hỏi tư duy sáng tạo cao, sinh viên phải lập kế hoạch và thực
hiện kế hoạch để xử lí những thông tin thu thập được nhằm rút ra những kết luận cần
thiết. Hoạt động này có thể được tiến hành trong quá trình họp nhóm để thực hiện các
thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, quy nạp, suy luận, đánh giá các thông tin thu được
để giải quyết vấn đề mà nhóm đưa ra nêu ra.
* Truyền đạt thông tin

Hoạt động này không những đóng góp phát triển năng lực ngôn ngữ của sinh viên


23

mà còn giúp các em rèn luyện các phẩm chất cần thiết để hoà nhập với cuộc sống cộng
đồng. Trong quá trình họp nhóm, sinh viên sẽ trình bày ý kiến của mình về vấn đề liên
quan để nhóm hiểu và có thể nhận xét đánh giá ý kiến của thành viên khác để thống nhất
nội dung, hay kết quả thảo luận với nhau.
* Vận dụng
Sinh viên cần phải có kĩ năng vận dụng những kiến thức có được trong quá trình thu
thập và xử lí thông tin để giải quyết những tình huống mới trong học tập và thực tiễn.
Hình thức hoạt động theo nhóm thường được áp dụng cho các loại hoạt động thu
thập thông tin, xử lí thông tin và vận dụng vì đây chính là những hoạt động phức tạp, đòi
hỏi sự đóng góp của trí tuệ tập thể.
* Kĩ năng hình thành nhóm
Di chuyển vào nhóm không gây tiếng ồn; tham gia hoạt động ngay sau khi ngồi vào
chỗ; nói đủ nghe không gây ảnh hưởng đến người khác; khuyến khích các thành viên
tham gia.
* Kĩ năng giao tiếp trong nhóm
Nhìn vào người nói và không làm việc riêng; thảo luận và tranh luận có tổ chức,
không tranh giành; truyền đạt rõ ràng và cảm nhận; lắng nghe chăm chú, diễn đạt lại
chính xác; thống nhất ý kiến hoặc chấp nhận những ý kiến trái ngược.
* Kĩ năng xây dựng và duy trì sự tin tưởng lẫn nhau
Bày tỏ sự ủng hộ (ánh mắt, vẻ mặt, gật đầu, hồ hởi ); yêu cầu giúp đỡ hay giải thích
khi cần thiết; sẵn sàng giải thích hay làm rõ thêm; làm sáng tỏ ý kiến người khác; trân
trọng thành quả của nhóm; làm cho nhóm hào hứng nhiệt huyết.
* Kĩ năng giải quyết bất đồng
Trong quá trình làm việc chung với nhóm, ít nhiều gì cũng xảy ra bất đồng quan
điểm do đó mỗi thành viên phải tự biết kiềm chế bực tức; xử lí bất đồng trong nhóm

hợp lí, tế nhị; phê bình, bình luận ý kiến, chứ không bình luận cá nhân; phản đối một
cách nhẹ nhàng, không chỉ trích [23], [27].


24

1.3.6. Thành lập nhóm
- Cách thành lập nhóm
+ Số lượng thành viên trong nhóm trong khoảng từ 5 đến 8 người, với số lượng
này sẽ hoạt động hiệu quả.
+ Nhóm được hình thành trên cơ sở các sinh viên có cùng chí hướng để thực hiện
một vấn đề nào đó.
+ Để nhóm dễ hoạt động thì các thành viên phải có cùng điều kiện về hoạt động,
chẳng hạn như: cùng thời gian, vị trí và công việc.
+ Các thành viên trong nhóm không có bất đồng riêng tư từ trước.
- Cơ cấu của nhóm, bao gồm:
+ Một nhóm trưởng có trách nhiệm tổ chức, điều hành mọi hoạt động của nhóm;
+ Một nhóm phó để thay thế, hỗ trợ nhóm trưởng khi nhóm trưởng vắng mặt;
+ Một thư ký để ghi chép nội dung, diễn biến các cuộc họp, thảo luận của nhóm,
thư ký có thể được thay đổi theo từng cuộc họp nhóm hoặc cố định từ đầu đến cuối.
- Nhóm tiến hành bầu nhóm trưởng
Bầu nhóm trưởng trên cở sở thoả thuận với nhau, tiêu chí bầu là:
+ Nhóm trưởng là người có khả năng giao tiếp tốt, tạo được mối thân thiên giữa
các thành viên.
+ Có khả năng đánh giá và tổng hợp một vấn đề
+ Có khả năng nhân sự: phân chia công việc, giao nhiệm vụ cho các thành viên,
chủ trì được các buổi học theo nhóm và đảm bảo được tiến độ thực hiện các công việc,
nhiệm vụ đã đề ra.
+ Phải có khả năng chuyên môn, khả năng này rất quan trọng, nó đảm bảo công
việc của nhóm có đạt được quả cao hay không thông qua việc: kiểm tra, phân tích và khắc

phục những sai sót chung của nhóm [25].


25

1.3.7. Cách làm việc theo nhóm
Nhóm hoạt động chủ yếu bằng hình thức họp nhóm. Thời gian và địa điểm do nhóm
tự thống nhất và quyết định. Thời gian hợp nhóm thường tiến hành trong thời gian khoảng
45- 75 phút, vì sau thời gian này mức độ tập trung không cao.
* Xác định mục tiêu học tập chung cho nhóm
+ Đề ra mục tiêu là vô cùng quan trọng để hoạt động nhóm được thành công. Mục
tiêu được xác định đúng là kim chỉ nam cho hoạt động nhóm. Vì vậy, sau khi thành lập
nhóm các nhóm cần xây dựng mục tiêu tổng quát riêng cho nhóm mình dựa trên những
mục tiêu chiến lược đề ra.
+ Sau khi xây dựng mục tiêu tổng quát xong, chia các mục tiêu đó thành nhiều dự án
ngắn hạn.
+ Xây dựng các dự án cụ thể dựa trên các dự án ngắn hạn đó và các chỉ tiêu cụ thể
cần thực hiện.
+ Đưa ra quy tắc và qui định làm việc riêng cho nhóm, mọi thành viên trong nhóm
phải thực hiện nghiêm túc các qui định đó.
* Tiến hành họp nhóm
- Đầu tiên các thành viên trong nhóm ổn định vị trí của mình, tắt chuông điện thoại
hoặc các thiết bị khác để không làm ảnh hưởng đến hoạt động nhóm.
- Nhóm trưởng nêu ra các vấn đề cần được giải quyết trong buổi họp nhóm. Sau đó
các thành viên thứ tự giải quyết các vấn đề đó.
- Tiến hành giải quyết các vấn đề:
+ Nguyên tắc làm việc theo nhóm là không kín đáo, bảo thủ hay áp đặt. Mọi người
đều có khả năng đưa ra nhiều ý tưởng khác nhau, khi một thành viên trình bày ý tưởng thì
các thành viên khác phải chú ý lắng nghe trọn vẹn ý tưởng, không nên phản ứng hay cắt
ngang ý tưởng.

×