Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY CHÈ (P2) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.63 KB, 9 trang )

ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÂY CHÈ (P2)
II - ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI HỌC VÀ SINH VẬT HỌC CÂY CHÈ
1) Thân và cành: Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là đơn
trục, nghĩa là chỉ có một thân chính, trên đó phân ra các cấp cành. Do
đặc điểm sinh trưởng và do hình dạng phân cành khác nhau, người ta
chia thân chè ra làm ba loại: thân gỗ, thân nhỡ (thân bán gỗ) và thân
bụi. Thân gỗ là loại hình cây cao, to, có thân chính rõ rệt, vị trí phân
cành cao. Thân nhỡ hay thân bán gỗ là loại hình trung gian, có thân
chính tương đối rõ rệt, vị trí phân cành thường cao khoảng 20 - 30 cm ở
phía trên cổ rễ. Đặc điểm của thân bụi là cây không có thân chính rõ rệt,
tán cây rộng thấp, phân cành nhiều, vị trí phân cành cấp 1 thấp ngay
gần cổ rễ. Trong sản xuất thường gặp loại chè thân bụi. Vì sự phân cành
của thân bụi khác nhau nên tạo cho cây chè có các dạng tán: tán đứng
thẳng, tán trung gian và tán ngang. 1. Đứng thẳng 2. Trung gian 3.
Nằm ngang Các dạng tán chè Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển
thành, trên cành chia làm nhiều đốt. Chiều dài của đốt biến đổi rất
nhiều (từ 1 - 10 cm) do giống và do điều kiện sinh trưởng. Đốt chè dài là
một trong những biểu hiện giống chè có năng suất cao. Từ thân chính,
cành chè được phân ra nhiều cấp: cành cấp 1, cấp 2, cấp 3 Hoạt động
sinh trưởng của các cấp cành trên tán chè rất khác nhau. Theo lý luận
phát dục giai đoạn thì những mầm chè nằm càng sát phía gốc của cây
càng có giai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng mạnh. Còn những cành
chè càng ở phía trên ngọn (mặt tán) thì càng có giai đoạn phát dục già,
sức sinh trưởng yếu, khả năng ra hoa kết quả mạnh. Những cành chè ở
giữa tán hoặc trên mặt tán, hoạt động sinh trưởng thường mạnh hơn
các cành ở rìa tán và ở phía dưới tán. Thân và cành chè tạo nên khung
tán của cây chè. Với số lượng càng thích hợp và cân đối ở trên tán, cây
chè cho sản lượng cao. Vượt quá giới hạn đó, sản lượng không tăng và
phẩm cấp giảm xuống do búp mù nhiều. Tương quan giữa mật độ cành
và sản lượng búp là một tương quan không chặt. Theo Bakhơtatje, hệ số
tương quan giữa mật độ cành với sản lượng là r = 0,071. Trong sản xuất,


cần nắm vững đặc điểm sinh trưởng của cành để áp dụng các biện pháp
kỹ thuật đốn, hái hợp lý mới có thể tạo ra trên tán chè nhiều búp, đặt cơ
sở cho việc tăng sản. 2) Mầm chè: Trên cây chè có những loại mầm:
mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực. Mầm dinh dưỡng phát triển thành
cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả. Mầm dinh
dưỡng gồm có: - Mầm đỉnh - Mầm nách - Mầm ngủ - Mầm bất định
(mầm ở cổ rễ) Phía trái: 1. Lá vẩy ốc 2. Mầm lá cá 3. Mầm lá thật 4.
Mầm nách 5. Điểm sinh trưởng Phía phải: 1. Lá vẩy ốc 2. Mầm lá cá 3.
Mầm lá thật 4. Mầm nách thứ 4 5. Mầm nách thứ 5 6. Điểm sinh trưởng
Hình 2: Mầm chè cắt dọc Mầm đỉnh: Loại mầm này ở vị trí trên cùng
của cành, tiếp tục phát triển trên trục chính của các cành năm trước,
hoạt động sinh trưởng mạnh và thường có tác dụng ức chế sinh trưởng
của các mầm ở phía dưới nó (ưu thế sinh trưởng ngọn). Trong một năm,
mầm đỉnh hình thành búp sớm nhất cùng với thời kỳ bắt đầu sinh
trưởng mùa xuân của cây. Búp được hình thành từ các mầm đỉnh là các
búp đợt 1, có thể là búp bình thường hoặc búp mù. Mầm nách: Trong
điều kiện sinh trưởng tự nhiên, phần lớn chúng ở trạng thái nghỉ do sự
ức chế của mầm đỉnh. Khi hái các búp đỉnh, mầm nách phát triển thành
búp mới. Tùy theo vị trí của lá ở trên cành, khả năng phát triển thành
búp và chất lượng búp ở các nách lá rất khác nhau. Những mầm ở nách
lá phía trên thường hoạt động sinh trưởng mạnh hơn, do đó cho búp có
chất lượng tốt hơn các mầm ở nách lá phía dưới. Những búp được hình
thành từ mầm nách của các lá năm trước gọi là búp đợt 1, có thể là búp
bình thường hoặc búp mù. Mầm ngủ: Là những mầm nằm ở các bộ
phận đã hóa gỗ của các cành một năm hoặc già hơn. Những mầm này
kém phân hóa và phát triển hơn hai loại mầm trên, cho nên sự hình
thành búp sau khi đốn đòi hỏi một thời gian dài hơn. Kỹ thuật đốn lửng,
đốn đau, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của mầm ngủ, tạo nên
những cành chè mới, có giai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng mạnh.
Búp được hình thành từ mầm ngủ có thể là búp bình thuờng hoặc búp

mù. Mầm bất định: Vị trí của loại mầm này không cố định trên thân
chè thường ở sát cổ rễ. Nó chỉ phát triển thành cành lá mới khi cây chè
được đốn trẻ lại. Trong trường hợp ấy cành chè tựa như mọc ở dưới đất
lên. Búp được hình thành từ các mầm bất định cũng có hai loại: búp
bình thường và búp mù. Mầm sinh thực: Mầm sinh thực nằm ở nách lá.
Bình thường mỗi nách lá có hai mầm sinh thực nhưng cũng có trường
hợp số mầm sinh thực nhiều hơn và khi đó ở nách lá có một chùm hoa.
Các mầm sinh thực cùng với mầm dinh dưỡng phát sinh trên cùng một
trục, mầm dinh dưỡng ở giữa, mầm sinh thực ở hai bên, vì vậy, quá
trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực thường có
những mâu thuẫn nhất định. Khi mầm sinh thực phát triển nhiều ở trên
cành chè, thì quá trình sinh trưởng của các mầm dinh dưỡng yếu đi, do
sự tiêu hao các chất dinh dưỡng cho việc hình thành nụ hoa và quả.
Trong sản xuất chè búp cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích đáng
để hạn chế sự phát triển của các mầm sinh thực. 3) Búp chè: Búp chè
là đoạn non của một cành chè. Búp được hình thành từ các mầm dinh
dưỡng, gồm có tôm (phần lá non ở trên đỉnh của cành chưa xòe ra) và
hai hoặc ba lá non. Búp chè trong quá trình sinh trưởng chịu sự chi
phối của nhiều yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong của nó. Kích thước
của búp thay đổi tùy theo giống, loại và liều lượng phân bón, các khâu
kỹ thuật canh tác khác như đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt.
Búp chè là nguyên liệu để chế biến ra các loại chè, vì vậy nó quan hệ
trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của chè. Nghiên cứu của
Bakhơtatje (1947) cho thấy tương quan giữa số lượng búp trên một đơn
vị diện tích và năng suất là một tương quan rất chặt chẽ r = 0,956.
a) Búp bình thường
b) Búp mù: Búp chè Búp chè gồm có hai loại: búp bình thường và búp
mù. Búp bình thường (gồm có tôm + 2, 3 lá non), có trọng lượng bình
quân 1 búp từ 1g đến 1,2g đối với giống chè Shan, từ 0,5 đến 0,6g đối với
giống chè Trung du, búp càng non phẩm chất càng tốt. Hệ số tương

quan giữa tỷ lệ phần trăm búp bình thường với hàm lượng tanin và
cafein trong lá chè là r = 0,67 và r = 0,48 . Búp mù là búp phát triển
không bình thường, trọng lượng bình quân của một búp mù thường
bằng khoảng 1/2 trọng lượng búp bình thường và phẩm chất thì thua
kém rõ rệt. Nguyên nhân xuất hiện búp mù rất phức tạp. Một mặt do
đặc điểm sinh vật học của cây trồng, mặt khác do ảnh hưởng xấu của
các điều kiện bên ngoài hoặc do biện pháp kỹ thuật không thích hợp.
Búp chè hoạt động sinh trưởng theo một quy luật nhất định và hình
thành nên các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời gian. Thời gian của mỗi
đợt sinh trưởng phụ thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng và điều kiện
khí hậu. Có thể tóm tắt hoạt động sinh trưởng búp theo tuần tự như
sau: Sơ đồ đợt sinh trưởng
4) Lá chè: Lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá. Lá thường có
nhiều thay đổi về hình dạng tùy theo các loại giống khác nhau và trong
các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Lá chè có gân rất rõ. Những gân
chính của lá chè thường không phát triển ra đến tận rìa lá. Rìa lá chè
thường có răng cưa, hình dạng răng cưa trên lá chè khác nhau tùy theo
giống. Số đôi gân lá là một trong những chỉ tiêu để phân biệt các giống
chè. Trên một cành chè thường có các loại lá như sau: Từ trái sang
phải: - Búp đang phát triển - Lá cá - Lá thứ 3 - tôm chè - Lá thứ nhất -
Lá thứ 4 - Lá thứ 2 - Lá thứ 5 - Lá vẩy ốc: là những lá vẩy rất nhỏ, có
màu nâu, cứng. Lá vẩy ốc là bộ phận bảo vệ điểm sinh trưởng của mầm
khi nó ở trạng thái ngủ. Số lượng lá vẩy ốc thường là 2 - 4 lá ở mầm
mùa đông, và 1 - 2 lá ở mầm mùa hè. - Lá cá: Về hình dạng bên ngoài:
là một lá thật thứ nhất nhưng phát triển không hoàn toàn thường dị
hình hoặc có dạng hơi tròn, không có hoặc có rất ít răng cưa quanh rìa
lá, diện tích lá nhỏ. Cấu tạo giải phẫu lá cá có số lớp mô dậu và mô
khuyết ít hơn lá thật. Số lượng lục lạp ít hơn và cấu trúc của nó rất nhỏ.
Lá cá tồn tại như một lá bình thường trên cành chè. Nó có khả năng tích
lũy gluxit như lá bình thường còn hàm lượng tanin thì thấp hơn từ 1 -

2%. - Lá thật: cấu tạo giải phẫu của lá thật gồm có: + Lớp biểu bì: gồm
những tế bào nhỏ, dày và cứng xếp thành một lớp: có chức năng bảo vệ
lá. + Lớp mô dậu: gồm từ 1 - 3 lớp tế bào sắp xếp đều nhau, chứa nhiều
diệp lục. + Lớp tế bào mô khuyết: chiếm phần chính của lá các tế bào
sắp xếp không đều nhau. Ở trong có nhiều thạch tế bào và tinh thể
oxalat canxi. Tỷ lệ mô dậu/ mô khuyết càng lớn, biểu hiện tính chống
chịu điều kiện ngoại cảnh tốt. Lá chè mọc trên cành theo các thế khác
nhau, tức là góc độ giữa lá và cành chè to nhỏ khác nhau. Trong sản
xuất thường gặp 4 loại thế lá như sau: thế lá úp, nghiêng, ngang và rủ.
Thế lá ngang và rủ là đặc trưng của giống chè năng suất cao. Tuổi thọ
trung bình của lá chè là một năm.
5) Rễ chè: Cây chè sống nhiều năm trên một mảnh đất cố định, do đó
việc nghiên cứu đặc điểm của bộ rễ có ý nghĩa rất quan trọng để đặt cơ
sở cho các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Rễ chè phát triển tốt tạo điều
kiện cho các bộ phận trên mặt đất phát triển. Hệ rễ chè gồm có: rễ trụ
(rễ cọc), rễ bên và rễ hấp thu. Quá trình sinh trưởng và phát triển của
bộ rễ có những đặc điểm: - Khi hạt mới nảy mầm rễ trụ phát triển rất
nhanh. Vào khoảng 3 - 5 tháng sau khi trồng thì rễ trụ phát triển chậm
lại và rễ bên phát triển mạnh. - Thời kỳ cây chè còn nhỏ, rễ trụ luôn
luôn phát triển dài hơn phần thân trên mặt đất. Đến năm thứ 2 và thứ 3
thì tốc độ sinh trưởng giữa phần thân trên đất và phần rễ mới cân bằng.
Rễ bên và rễ phụ trong thời kỳ này rất phát triển, tốc độ lớn lên và
phân cấp của chúng cũng rất nhanh. Đặc điểm này có quan hệ rất lớn
đến chế độ làm đất ban đầu khi trồng chè mới. - Sự phát triển của rễ
chè và thân chè có hiện tượng xen kẽ nhau, khi thân lá phát triển mạnh
thì rễ phát triển chậm lại và ngược lại. Theo kết quả nghiên cứu của
Trung Quốc, trong điều kiện của Chiết Giang, một năm có 3, 4 lần phát
triển xen kẽ nhau giữa thân, lá và rễ. Đặc điểm sinh trưởng đó thay đổi
tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai và chế độ canh tác cụ thể ở mỗi nơi. -
Rễ trụ của chè thường ăn sâu xuống đất hơn 1 mét, ở những nơi đất xốp,

thoát nước nó có thể ăn sâu tới 2 - 3 mét. Rễ hấp thu được phân bố tập
trung ở lớp đất từ 10 - 40 cm thời kỳ cây chè lớn, rễ tập trung ở gữa hai
hàng chè, tán rễ so với tán cây lớn hơn 2 - 2,5 lần. Sự phân bố của rễ chè
trong đất phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện đất đai và chế độ
canh tác. Lượng dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển của bộ rễ, nhất là lượng đạm. Rễ chè kỵ vôi, do đó yêu cầu đất có
phản ứng chua. Canxi cần cho cây chè, nó có mặt ở những nơi phân bào
và sinh trưởng như mút rễ, ngọn cây, là thành phần của màng tế bào
v.v Hàm lượng canxi trong lá chè khoảng 0,55%. Nếu nhiều canxi quá
rễ chè không phát triển được. Chè yêu cầu đất có phản ứng chua là do
cây chè yêu cầu một số nguyên tố hiếm và nguyên tố vi lượng mà phần
lớn những nguyên tố này bị kết tủa trong môi trường kiềm. Vì vậy, chè
trồng ở những nơi đất có phản ứng kiềm dễ bị hại và không sinh trưởng
được. Mặt khác căn cứ vào những nghiên cứu về sinh lý, thấy rằng năng
lực hoãn xung trong dịch tế bào rễ chè tốt nhất ở môi trường pH = 5 và
yếu dần khi độ pH tăng lên. Khi pH = 5,7 thì khả năng hoãn xung của
dịch tế bào rễ chè đã giảm xuống rất nhỏ.

×