Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tl gdđp cao bang lop 8 (ruot 18 8 2023) compressed (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.77 MB, 76 trang )



Trong Chương trình giáo dục phổ thơng năm 2018, nội dung giáo dục địa phương là
những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hố, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường,
hướng nghiệp,... của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống
nhất trong cả nước. Ở cấp Trung học cơ sở, nội dung giáo dục của địa phương là nội
dung giáo dục bắt buộc, có vị trí tương đương các mơn học khác.
Tài liệu giáo dục địa phương cấp Trung học cơ sở tỉnh Cao Bằng được xây dựng
nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản về văn hố, lịch sử truyền thống,
địa lí, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị – xã hội, mơi trường trên địa bàn tỉnh Cao Bằng,
góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất được quy định trong Chương trình giáo dục
phổ thơng năm 2018. Từ đó, học sinh được bồi dưỡng ý thức tự tìm hiểu và vận dụng
những kiến thức, kĩ năng đã được học để góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị
văn hoá, truyền thống lịch sử của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh, đóng góp tích cực
cho công cuộc xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.
Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cao Bằng lớp 8 được thiết kế theo lĩnh vực và chủ đề,
phục vụ cho việc dạy và học, tổ chức các hoạt động giáo dục trong các trường trung học
cơ sở của tỉnh Cao Bằng với tổng thời lượng là 35 tiết (trong đó 31 tiết dành cho giảng
dạy các chủ đề và 4 tiết dành cho kiểm tra đánh giá). Việc biên soạn tài liệu được thực
hiện theo quy định của Luật Giáo dục và pháp luật liên quan; nội dung, thơng tin bảo
đảm tính xác thực, khoa học, thể hiện tính sư phạm; bám sát mục tiêu đổi mới giáo dục,
đào tạo và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh tương ứng với lớp,
cấp học.
Nhóm biên soạn Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Cao Bằng lớp 8 gồm các chuyên gia,
các nhà khoa học; các thầy cơ giáo là cán bộ quản lí, giáo viên cốt cán của tỉnh Cao Bằng.
Tài liệu trước khi ban hành đã tiếp thu ý kiến của các cơ quan, các nhà khoa học, cán bộ
quản lí giáo dục, giáo viên cấp Trung học cơ sở trong tỉnh thông qua các hội nghị, hội
thảo; đồng thời đã được tổ chức dạy thực nghiệm tại một số trường trung học cơ sở trên
địa bàn tỉnh, được các thầy cô giáo, các em học sinh đánh giá là có tính khả thi và thực
tiễn cao.
Tài liệu đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng thẩm định và Bộ Giáo dục và Đào tạo


phê duyệt. Đây là tài liệu giáo dục địa phương lớp 8 chính thức được sử dụng trong các
trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ năm học 2023 – 2024.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG

3















Ngồi tỉnh Cao Bằng, Nùng Trí Cao cũng được nhân dân ở tỉnh khác lập đền thờ như
đền Phja Đeng thuộc xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Hằng năm, tại các đền thờ Nùng Trí Cao, lễ hội được tổ chức long trọng và thu hút
đông đảo nhân dân tham gia. Trong đó, lễ hội đền Kỳ Sầm (thành phố Cao Bằng) là
một trong những lễ hội lớn nhất.

Hình 2. Đền thờ Nùng Trí Cao
(thị trấn Quảng Un, huyện Quảng Hồ) (Ảnh: Kim Cúc)

Hình 3. Tấm bia ghi tiểu sử, cơng trạng

của Nùng Trí Cao trong đền thờ
ở huyện Quảng Hồ (Ảnh: Kim Cúc)

Hình 4. Đền thờ Nùng Trí Cao (xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng)
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng)

Hình 5. Đền Kỳ Sầm (xã Vĩnh Quang,
thành phố Cao Bằng) (Ảnh: Kim Cúc)

1. Qua tư liệu 1, em thấy cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao có ảnh hưởng như thế nào?
2. Đọc thơng tin ở mục 1 và khai thác các hình 2 – 5, em hãy giới thiệu một số nét
chính về nhân vật Nùng Trí Cao.

17










×