Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

skkn nâng cao chất lượng bài viết văn tự sự cho học sinh trung bình yếu lớp 8 THCS bằng cách rèn kỹ năng viết đoạn văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.12 KB, 36 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI VIẾT VĂN TỰ SỰ
CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU LỚP 8 THCS
BẰNG CÁCH RÈN KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN
Bộ môn: Ngữ văn

Năm học 2014 – 2015

1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng bài viết văn tự sự cho học sinh
trung bình, yếu lớp 8 THCS bằng cách rèn kĩ năng viết đoạn văn.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Ngữ văn 8 THCS
3. Tác giả:
Họ và tên: Ngô Thị Mây

Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 14/10/1971
Trình độ chun mơn: Đại học sư phạm
Chức vụ, đơn vị cơng tác: Phó hiệu trưởng - Trường THCS Đồng Lạc
Điện thoại: 0976701208.
4. Đồng tác giả (nếu có): Khơng
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Đồng Lạc. Điện
thoại: 03203888078


7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Học sinh, phòng học,
lớp học đảm bảo theo quy định.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014 – 2015

TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ÁP DỤNG
SÁNG KIẾN

Ngô Thị Mây

2


TĨM TẮT SÁNG KIẾN
Mơn Ngữ văn trong chương trình THCS nói chung, phân mơn Tập làm
văn nói riêng có vai trò quan trọng trong việc rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn
bản một cách sáng tạo cho học sinh. Rèn luyện kĩ năng viết văn tự sự là một

vấn đề có khả năng lớn trong việc rèn luyện và tích hợp được các kĩ năng
khác như: dùng từ, đặt câu, cách sử dụng cấu trúc hội thoại trong một
cuộc thoại, cách lập dàn ý, cách lựa chọn các chi tiết, sự việc tiêu biểu
trong toàn bộ nội dung câu chuyện.Việc rèn luyện kĩ năng này cần phải
thể hiện sự đổi mới trong phương pháp dạy học: tích hợp và tích cực giữa
các chủ thể học sinh trong q trình dạy học. Đây là phương pháp đã được
nhiều thầy cô lựa chọn và đề xuất các giải pháp. Song các giải pháp đã nêu đa
phần dành cho tất cả các đối tượng mà chưa chú ý nhiều đến đối tượng học sinh
trung bình, yếu. Chính vì vậy, đối tượng học sinh trung bình yếu vẫn cịn rất
hạn chế trong việc viết đoạn văn và xây dựng văn bản tự sự.
Học sinh trung bình, yếu lớp 8 mặc dù đã được rèn luyện kỹ năng làm

bài văn tự sự từ lớp 6, lớp 7 (bài viết số 1), nhưng một thực tế đáng buồn là đại
đa số bài viết văn tự sự của các em chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, vẫn còn
hiện tượng lạc đề, lệch đề do khơng chú ý đến việc tìm hiểu đề. Đặc biệt, rất
nhiều em chưa biết viết đoạn văn tự sự, việc vận dụng đưa yếu tố miêu tả, biểu
cảm vào bài viết của mình vẫn cịn rất lúng túng. Thậm chí, có em khơng biết
viết đoạn văn và khơng biết đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào chỗ nào trong bài
viết. Chính vì vậy, để giúp các em làm tốt kiểu bài tự sự có yếu tố miêu tả và
biểu cảm, tôi đã rất trăn trở suy nghĩ và quyết định nghiên cứu sáng kiến:
“Nâng cao chất lượng bài viết văn tự sự cho học sinh trung bình, yếu lớp 8
THCS bằng cách rèn kĩ năng viết đoạn văn”.
Sáng kiến này được áp dụng trong các tiết dạy Tập làm văn 8 ở trường
THCS. Nội dung sáng kiến tập trung 2 vấn đề lớn:
- Hệ thống lí luận chung về đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và
biểu cảm.
3


- Một số giải pháp về rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp
yếu tốt miêu tả và biểu cảm cho đối tượng học sinh trung bình, yếu.
Từ việc cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về đoạn văn tự sự
có yếu tố miêu tả và biểu cảm, tôi đi vào hướng dẫn các em cách tìm hiểu đề,
tìm ý và kĩ năng viết các đoạn văn trong bài văn tự sự. Thông qua sáng kiến
này cung cấp cho học sinh những giải pháp để các em biết tạo lập một văn bản
tự sự đúng và hay.
Đây thực sự là những giải pháp có tính khả thi và có khả năng áp dụng
hiệu quả. Sáng kiến “Nâng cao chất lượng bài viết văn tự sự cho học sinh
trung bình, yếu lớp 8 THCS bằng cách rèn kĩ năng viết đoạn văn” được tôi
nghiên cứu và đúc rút thông qua dự giờ, trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo
tài liệu và từ thực tế giảng dạy.
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến trên tôi thấy chất lượng bài viết của

học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Đại đa số đối tượng học sinh trung bình, yếu
đã biết cách viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. Số lượng bài
không đạt yêu cầu giảm, số lượng bài trung bình tăng lên rất nhiều và đã có
một số bài đạt điểm khá. Đặc biệt, các em học sinh trung bình, yếu đã u thích
mơn Ngữ văn, tích cực chủ động tham gia các tiết học Ngữ văn, hăng hái xung
phong lên bảng viết đoạn văn... Từ đó ta có thể khẳng định rèn kĩ năng viết
đoạn văn cho học sinh là một phương pháp thực sự thiết thực, hiệu quả, phù
hợp với xu thế dạy học hiện nay là phát huy năng lực sáng tạo của học sinh.
Thông qua sáng kiến này tôi cũng đưa ra một số đề xuất với Sở, Phòng
giáo dục, cần quan tâm chỉ đạo các nhà trường tích cực đổi mới phương pháp
dạy học, tổ chức nhiều chuyên đề về phương pháp dạy Tập làm văn. Đồng thời
cũng đề nghị các giáo viên dạy Ngữ văn phải luôn chú ý lựa chọn nội dung và
phương pháp giảng dạy thích hợp với từng đối tượng học sinh, chú ý nhiều
đến việc rèn kĩ năng viết đoạn trong tất cả các tiết dạy Tập làm văn để các em
có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo của mình.

4


MƠ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hồn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Lý do chọn đề tài
Đảng và Nhà nước ta luôn ln quan tâm đến sự nghiệp giáo dục bởi đó
là: "Quốc sách hàng đầu". Ngay từ Nghị quyết Trung ương IV khố VII đã xác
định phải "khuyến khích tự học", phải "áp dụng" những phương pháp giáo dục
hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải
quyết vấn đề để trở thành những con người năng động, sáng tạo trong tương lai.
Môn Ngữ văn trong chương trình THCS nói chung, phân mơn Tập làm
văn nói riêng có vai trị quan trọng trong việc rèn luyện các kĩ năng tạo lập văn
bản một cách sáng tạo cho học sinh. Nhận thức rõ điều đó, các thầy cơ giáo dã

tích cực đổi mới phương pháp, tìm ra những cách dạy học mới và hay nhằm
phát huy năng lực sáng tạo của các em.

Văn tự sự là một trong 6 kiểu văn bản được dạy, học ở bậc Trung
học cơ sở. Phương pháp dạy phân môn Tập làm văn ở cấp THCS nói chung,
dạy phân mơn Tập làm văn cho học sinh lớp 8 nói riêng là dạy kĩ năng làm văn
tổng hợp vận dụng kiến thức của môn Ngữ văn và các môn học khác để tạo lập
văn bản, trong đó phần Tập làm văn tự sự thể hiện tính tổng hợp, tính đồng tâm
rất cụ thể. Dạy Tập làm văn tự sự cho học sinh lớp 8 mức độ nâng cao hơn hẳn
ở lớp 6, lớp 7. Nếu phần Tập làm văn tự sự ở lớp 6, lớp 7 cung cấp kiến thức
khái quát về văn tự sự và chỉ yêu cầu học sinh biết tạo lập một văn bản tự sự có
cốt truyện, nhân vật hợp lý thì phần Tập làm văn lớp 8 yêu cầu đưa thêm các
yếu tố miêu tả và biểu vào bài văn để bài văn thêm sinh động, hấp dẫn.

Rèn luyện kĩ năng viết văn tự sự là một vấn đề có khả năng lớn
trong việc rèn luyện và tích hợp được các kĩ năng khác như: dùng từ, đặt
câu, cách sử dụng cấu trúc hội thoại trong một cuộc thoại, cách lập dàn ý,
cách lựa chọn các chi tiết, sự việc tiêu biểu trong toàn bộ nội dung câu
chuyện. Việc rèn luyện kĩ năng này cần phải thể hiện sự đổi mới trong
phương pháp dạy học: tích hợp và tích cực giữa các chủ thể học sinh trong
5


quá trình dạy học. Đây là phương pháp đã được nhiều thầy cô lựa chọn và đề
xuất các giải pháp. Song các giải pháp đã nêu đa phần dành cho tất cả các đối
tượng mà chưa chú ý nhiều đến đối tượng học sinh trung bình, yếu. Chính vì
vậy, đối tượng học sinh trung bình yếu vẫn cịn rất hạn chế trong việc viết đoạn
văn và xây dựng văn bản tự sự.
Hơn nữa, năm học 2014 - 2015 này tôi được phân công giảng dạy môn
Ngữ văn lớp 8C với 100% học sinh trung bình, yếu. Qua thực tế giảng dạy tôi

thấy các em học sinh lớp 8 mặc dù đã được rèn luyện kỹ năng làm bài văn tự sự
từ lớp 6, lớp 7 (bài viết số 1), nhưng một thực tế đáng buồn là đại đa số bài viết
văn tự sự của các em chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, vẫn còn hiện tượng lạc
đề, lệch đề do khơng chú ý đến việc tìm hiểu đề. Đặc biệt, rất nhiều em chưa
biết viết đoạn văn tự sự, việc vận dụng đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài
viết của mình vẫn cịn rất lúng túng. Thậm chí, có em khơng biết viết đoạn văn
và khơng biết đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào chỗ nào trong bài viết. Chính vì
vậy, để giúp các em làm tốt kiểu bài tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm tôi đã
rất trăn trở suy nghĩ và quyết định nghiên cứu sáng kiến: “Nâng cao chất
lượng bài viết văn tự sự cho học sinh trung bình, yếu lớp 8 THCS bằng cách
rèn kĩ năng viết đoạn văn”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tơi chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng bài viết văn tự sự cho học sinh
trung bình yếu lớp 8 THCS bằng cách rèn kĩ năng viết đoạn văn” với mục
đích:
- Đối với giáo viên: giúp giáo viên củng cố kiến thức cơ bản mang tính
hệ thống cho đối tượng học sinh trung bình, yếu trong việc rèn kĩ năng làm bài
văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Đối với học sinh: giúp các em nắm vững về thể loại tự sự có kết hợp
yếu tố miêu tả và biểu cảm. Từ đó, các em có học lực trung bình, yếu biết cách
dựng đoạn và viết được đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
6


Với đề tài sáng kiến này, tôi tập trung nghiên cứu và dừng lại ở 2 vấn đề:
- Hệ thống lí luận chung về đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và
biểu cảm.
- Một số giải pháp về rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự có kết hợp

yếu tốt miêu tả và biểu cảm cho đối tượng học sinh trung bình, yếu.
Qua việc nghiên cứu này cung cấp cho học sinh những giải pháp để các
em biết tạo lập một văn bản tự sự đúng và hay.
Những giải pháp này chỉ áp dụng trong phạm vi văn bản tự sự trong
chương trình Ngữ văn lớp 8.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Sáng kiến này được vận dụng vào thực tế các giờ dạy học Tập làm văn
trong môn Ngữ văn 8 tại trường THCS.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu viết sáng kiến này tôi đã tiến hành các
phương pháp sau:
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Bao gồm các phương pháp:
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp khái qt hố
các tài liệu có liên quan đến đề tài.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Bao gồm các phương pháp:
1.4.2.1. Đọc, nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến việc Dạy - học Ngữ
văn như:
-" Phương pháp dạy học Văn "- Giáo sư Phan Trọng Luận.
- "Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS" - GS.TS Trần Bá
Hoành.
- “Kiến thức – kĩ năng cơ bản Tập làm văn trung học cơ sở ” – Huỳnh Thị
Thu Ba.
- “Rèn luyện kĩ năng làm văn ở trường Trung học cơ sở” – Cao Bích Xuân
- “Dạy Tập làm văn Trung học cơ sở” – Vũ Đăng Tú.
- Các chuyên đề, các bài viết trên tạp chí KHXH.

7


1.4.2.2. Dự giờ, thăm lớp học hỏi kinh nghiệm ở các đồng chí đồng

nghiệp có phương pháp giảng dạy tốt.
1.4.2.3. Tiến hành khảo sát, thống kê và so sánh kết quả để xây dựng các
giải pháp cho phù hợp.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
Môn Ngữ văn trong chương trình THCS nói riêng và trong nhà trường
nói chung có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh 4 kĩ năng: “nghe - nói - đọc viết”. Trong đó, phân mơn Tập làm văn là phân mơn có tính chất tích hợp các
phân môn khác. Qua tiết Tập làm văn, học sinh có khả năng xây dựng một văn
bản, đó là bài nói, bài viết. Nói và viết là những hình thức giao tiếp rất quan
trọng, thơng qua đó con người thực hiện quá trình tư duy - chiếm lĩnh tri thức,
trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp mọi người hiểu nhau, cùng hợp tác
trong cuộc sống lao động. Ngơn ngữ (dưới dạng nói - ngơn bản, và dưới dạng
viết - văn bản) giữ vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển xã hội.
Chính vì vậy, hướng dẫn cho học sinh nói đúng và viết đúng là hết sức cần
thiết. Để giúp các em học sinh trung bình, yếu tạo lập một văn bản cần cho các
em nắm được những lý thuyết chung về đoạn văn và đoạn văn tự sự có yếu tố
miêu tả và biểu cảm.
2.1. Lý thuyết về đoạn văn
Như chúng ta đã biết, bài viết (văn bản) được cấu thành bởi các đoạn văn
theo những phương thức và bằng những phương tiện khác nhau. Dựng đoạn
được triển khai từ ý trong dàn bài. Có thể đoạn văn là một ý hoặc nhiều ý và
cũng có thể một ý có nhiều đoạn. Trong một đoạn văn thường có ba phần: mở
đoạn, ý phát triển đoạn (thân đoạn) và kết đoạn.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 8 ở bài “Xây dựng đoạn văn trong văn
bản” đã cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản về đoạn văn, Cụ thể
trong ghi nhớ sách giáo khoa trang 36 đã nêu: Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo
nên văn bản, bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm
xưống dịng và thường biểu đạt một ý tương đối hồn chỉnh. Đoạn văn thường
do nhiều câu tạo thành. Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ
8



ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại
nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng
được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường
đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn (hay còn gọi là câu
chốt). Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm rõ chủ đề của
đoạn bằng các phép diễn dịch, qui nạp hay song hành..
Để rèn luyện được kĩ năng viết đoạn văn, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ
yêu cầu diễn đạt ý thành lời, thành đoạn, phải sử dụng các phương tiện ngôn
ngữ sao cho phù hợp với ý của đoạn để hiệu quả biểu đạt cao hơn, đoạn văn có
sức cuốn hút với người đọc hơn. Kĩ năng dựng đoạn văn gắn với kĩ năng luyện
nói trên lớp. Có như vậy việc triển khai ý thành đoạn cũng mới tiến hành được.
Đây là những thao tác, những kĩ năng có khi thực hiện và rèn luyện đồng thời
cùng một lúc.
Khi chuyển từ đoạn này sang đoạn khác cần sử dụng các phương tiện liên
kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa của chúng. Có nhiều phương tiện liên kết trong
đoạn văn như: dùng từ ngữ có tác dụng liên kết, quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, các
cụm từ thể hiện ý liệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát…,và dùng câu nối
trong đoạn văn. Đoạn văn liên kết nhằm mục đích tạo sự liền mạch một cách
hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản.
Như vậy, các phương tiện liên kết vốn mang ý nghĩa, nhưng đồng thời
chúng cũng là hình thức làm rõ tính liên kết của nội dung đoạn văn. Mặt khác,
lại có những phương tiện liên kết đồng nghĩa, gần nghĩa với nhau nên cần lựa
chọn các phương tiện liên kết cho phù hợp với ý đồ chủ quan của người viết,
với sự việc được phản ánh và tình huống giao tiếp cụ thể.
Vì vậy, chúng ta cần tận dụng những hiểu biết và khả năng trên của học
sinh để phát huy tính tích cực, tính chủ động và sáng tạo của các em trong việc
rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn được tốt và làm nền tảng cho việc tạo lập các
kiểu văn bản trong chương trình.
2.2. Đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.


9


Đoạn văn tự sự mang màu sắc của văn bản tự sự, tức là phải kể về người,
về việc, về hành động của các nhân vật. Mỗi đoạn văn tự sự thường có một ý
chính diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý
phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.
Các câu trong đoạn văn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về nội dung (cùng
hướng về một vấn đề) và hình thức (các câu liên kết với nhau thơng qua các
phương tiện liên kết).
Ở các văn bản tự sự, phương thức kể và tả kết hợp rất chặt chẽ. Tả, kể và
biểu cảm thường gắn bó với nhau. Chẳng hạn nếu kể là chính thì miêu tả trong
khi kể nhằm làm cho sự việc kể thêm sinh động màu sắc, hình dáng, diện mạo
của nhân vật, sự việc hành động như hiện lên sống động trước mắt người đọc.
Yếu tố biểu cảm xuất hiện trong khi kể giúp người viết thể hiện được rõ hơn
thái độ, tình cảm của mình trước việc đó, buộc người đọc phải trăn trở nghĩ suy
trước sự việc đang kể, ý nghĩa của chuyện kể càng thêm sâu sắc.
Ví dụ 1: Tự sự kết hợp với miêu tả:
“Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho
nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của
lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”
( “Lão Hạc” – Nam Cao)
Ví dụ 2: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm:
“ Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ? Giá em
có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ? Cuối cùng em
đánh liều quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh
lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trơng đến
vui mắt….”


(“Cơ bé bán diêm” – An - đéc- xen)

3. Thực trạng của vấn đề:
Qua nghiên cứu tài liệu và thực tế dạy Ngữ văn bậc THCS tôi thấy, "Dạy
Văn là dạy người", mơn Ngữ văn vốn có chức năng và nhiệm vụ quan trọng
như thế, nhưng một thực tế rất đáng buồn là học sinh đang coi thường, lãng
qn, thậm chí khơng u thích mơn Ngữ văn, đa số học sinh có tâm lí "Giỏi tự
10


nhiên, coi thường xã hội". Bởi thế việc dạy Ngữ văn hiện nay gặp khơng ít khó
khăn. Dạy Ngữ văn nói chung đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng dạy các kiểu
bài trong phân môn Tập làm văn ở chương trình Ngữ văn 8 càng khó khăn hơn
vì hiện nay có quá nhiều sách tham khảo nhưng hầu như nặng về cung cấp lí
thuyết chung chung, hoặc in các bài văn mẫu. Học sinh không được cung cấp,
hướng dẫn phương pháp làm bài một cách cụ thể. Trong quá trình làm bài các
em chỉ làm một việc đơn giản là: sao chép “xào xáo ”lại một số đoạn văn mẫu.
Do vậy dẫn đến học sinh lười suy nghĩ, khơng có chính kiến, thiếu chủ động,
sáng tạo. Có những em khơng biết làm một bài văn như thế nào, cứ đọc đề là
viết mà khơng biết mình viết gì.
Năm học 2014 - 2015 này tôi được phân công giảng dạy bộ mơn Ngữ văn
lớp 8C- đối tượng học sinh trung bình, yếu. Trong q trình giảng dạy tơi đã dự
giờ một số đồng chí, đồng nghiệp trong tổ, trong trường đồng thời tiến hành
khảo sát chất lượng qua một số đề văn tự sự và có kết quả thống kê như sau:
Lớp
8C


số
30


Số học sinh biết viết đoạn văn
Số lượng
5- 10 em

%
16,7 – 33,3

Số học sinh không biết viết đoạn
văn
Số lượng
20-25 em

%
66,7-83,3

Từ thực tế giảng dạy, thăm lớp dự giờ, thanh tra, kiểm tra, khảo sát
chất lượng và số liệu thống kê trên tôi thấy việc dạy Tập làm văn tự sự
cho học sinh lớp 8 hiện nay có một số vấn đề như sau:
3.1. Những việc đã làm được trong các tiết dạy Tập làm văn tự sự
hiện nay
Do cấu trúc chương trình và sách giáo khoa được sắp xếp khá khoa học,
lấy văn bản làm ngữ liệu chính cho cả ba phân môn nên hầu hết giáo viên đã
làm được yêu cầu tích hợp. Nghĩa là khi dạy các tiết Tập làm văn về kiểu bài tự
sự giáo viên đã bám vào các Văn bản đã học để tổ chức cho học sinh nắm được
khái niệm, cốt truyện, chi tiết, sự việc, ngôi kể, lời kể, nhân vật, các yếu tố
miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm và yếu tố nghị luận
trong văn bản tự sự, đồng thời vừa soi sáng thêm một số kiến thức, kĩ năng cảm
11



thụ tác phẩm văn học mà một tiết đọc - hiểu văn bản chưa có điều kiện đề cập
tới hoặc đề cập chưa sâu.
Một số giáo viên đã quan tâm tới việc rèn luyện kĩ năng nhận diện, cách
viết từng đoạn văn tự sự cơ bản như đoạn mở bài, các đoạn thân bài... đoạn kết
bài và cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận vào trong từng đoạn
văn. Do đó các em đã phần nào phân biệt được đoạn văn tự sự có các yếu tố
miêu tả, biểu cảm, nghị luận khác với đoạn văn miêu tả biểu cảm hay nghị luận.
Một số học sinh đã biết cách liên kết các đoạn văn một cách chặt chẽ,
sáng tạo. Nghĩa là thầy (cô) giáo đã phần nào phát huy được tính tích cực, chủ
động của học sinh, một trong những yêu cầu cơ bản của dạy học hiện đại.
3.2. Một số việc chưa làm được trong các tiết dạy Tập làm văn tự sự
cho học sinh lớp 8 THCS hiện nay
Bên cạnh những việc đã làm được trên, đối với kiểu bài tự sự, các em
học sinh lớp 8 đã được làm quen từ bậc tiểu học và củng cố ở các lớp 6, lớp 7
(qua bài viết số 1) nên khi dạy - học kiểu bài này giáo viên, học sinh thường
chủ quan chưa chú ý đúng mức đến việc rèn luyện kĩ năng viết từng đoạn văn
cho học sinh. Vì vậy, bài văn của các em vẫn cịn hiện tượng lạc đề, lệch đề do
khơng chú ý đến việc tìm hiểu đề. Đoạn văn trong bài thường sai quy cách,
giữa các đoạn văn chưa có sự liên kết..
Đặc biệt, qua số liệu thống kê kết quả khảo sát ở trên tôi thấy đối tượng
học sinh trung bình, yếu chưa biết cách viết đoạn văn. Các em cịn rất lúng túng
trong việc hình thành kiến thức và kỹ năng viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu
tả và biểu cảm. Thậm chí có em cả bài chỉ là một đoạn văn, khơng có bố cục,
có em viết được đoạn văn nhưng chỉ là đoạn tự sự thơng thường có cốt truyện,
nhân vật đơn điệu mà khơng có yếu tố miêu tả và biểu cảm. Chính vì vậy, kết
quả của việc dạy học phân mơn được coi là khó này trở nên khơ khan, nhạt
nhẽo, chưa đáp ứng được sự mong mỏi không chỉ của xã hội, của các bậc cha
mẹ học sinh mà còn của chính bản thân giáo viên giảng dạy bộ mơn Ngữ văn.
4. Các giải pháp thực hiện

4.1. Cách tìm hiểu đề, tìm ý
12


Để làm tốt bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, cũng như các
kiểu bài khác, trước khi làm người viết phải trải qua năm bước (Tìm hiểu đề,
tìm ý, lập dàn ý, viết bài văn, đọc và sửa lỗi trong bài viết). Tìm hiểu đề là đọc
kĩ đề bài để xác định đúng thể loại, nội dung yêu cầu và giới hạn của đề. Tìm ý
là đặt ra những câu hỏi xoay quanh yêu cầu của đề để từ đó xây dựng và sắp
xếp bố cục hợp lý cho bài viết. Nhưng với đối tượng học sinh trung bình yếu
các em thường bỏ qua bước này mà cứ đọc đề là làm ngay. Chính vì vậy rất
nhiều em viết khơng đúng đối tượng, thậm chí còn lạc đề.
Nắm được hạn chế của học sinh nên tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện
các thao tác này thông qua việc trả lời các câu hỏi:
- Đề bài thuộc kiểu loại nào?
- Nội dung yêu cầu kể về sự việc gì?
- Phạm vi, giới hạn của đề? ...
Sau đó, tiếp tục bằng hệ thống câu hỏi tơi hướng dẫn học sinh tìm ý cho đề
bài để từ đó xây dựng dàn ý và viết bài.
Ví dụ: Đề bài: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học.
+ Bước 1: Tìm hiểu đề:
Yêu cầu học sinh đọc nhiều lần (thậm chí yêu cầu học sinh đọc thuộc đề),
lấy bút chì gạch chân những từ cần chú ý, chép lại đề với những ý có gạch đầu
dịng để làm cho nổi bật các yêu cầu của đề; xác định ba yêu cầu của đề:
- Kiểu bài: Tự sự hay miêu tả, biểu cảm?
- Nội dung: Yêu cầu kể về việc gì?
- Giới hạn của đề: Kể lại một kỉ niệm hay nhiều kỉ niệm trong ngày đầu
tiên đi học của em? ...
+ Bước 2: Tìm ý:
Để tìm ý cho đề bài trên, giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi

và trả lời một số câu hỏi sau:
? Hoàn cảnh gợi nhớ lại kỷ niệm là gì?
? Đó là những kỷ niệm nào? Kỉ niệm vui hay buồn?

13


? Kỉ niệm đó diễn ra ở đâu? Khi nào? Với ai? Mở đầu và kết thúc như thế
nào? Có ý nghĩa gì? .....
Như vậy, tìm hiểu đề là suy nghĩ, định hướng, xác định nội dung sẽ viết
theo yêu cầu của đề. Cụ thể là xác định nhân vật, sự việc, tình tiết, diễn biến,
kết quả và ý nghĩa của truyện. Nếu là truyện sáng tạo thì cần phải nghĩ về việc
đặt tên truyện.
Với việc xác định ý của đề tuỳ theo yêu cầu của đề bài mà giáo viên
hướng dẫn cho học sinh cách xác định ý, lựa chọn ý cho bài viết. Để làm sáng
tỏ yêu cầu của đề bài học sinh cần phải triển khai, trình bày nội dung cụ thể của
đối tượng, tức là cần trả lời câu hỏi: Viết những gì? Viết như thế nào ... Với bài
văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, học sinh cần phải xác định đưa yếu
tố miêu tả, biểu cảm vào chỗ nào cho phù hợp.
4.2. Rèn kĩ năng viết đoạn văn trong văn bản tự sự
Một bài văn tự sự thông thường gồm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết
bài. Mở bài và kết bài thường được viết thành một đoạn văn, còn phần thân bài
gồm nhiều đoạn văn. Với đối tượng học sinh trung bình yếu, trước tiên phải
hướng dẫn các em cách viết từng đoạn mở bài, thân bài và kết bài.
4.2.1. Cách viết đoạn Mở bài
Phần mở bài văn bản tự sự có nhiệm vụ giới thiệu nhân vật, tình huống
phát sinh câu chuyện, khơng gian, thời gian của câu chuyện. Để viết được phần
mở bài phải hướng dẫn các em trả lời các câu hỏi: câu chuyện xảy ra ở đâu?
Vào khơng gian nào? Câu chuyện có mấy nhân vật? Nhân vật chính là ai? Cũng
có lúc người ta bắt đầu từ một sự cố nào đó, hoặc kết cục câu chuyện, số phận

nhân vật, rồi ngược lên kể lại từ đầu.
Với đối tượng học sinh trung bình, yếu ta chỉ nên hướng dẫn các em những
cách viết phần mở bài thật đơn giản để các em biết cách làm và tạo hứng thú
học tập cho các em. Thực tế với đối tượng học sinh lớp 8C tôi chỉ hướng dẫn
các em 2 cách mở bài thật đơn giản là cách mở bài trực tiếp và cách mở bài
gián tiếp.

14


* Cách mở bài giới thiệu trực tiếp: Giới thiệu trực tiếp nhân vật hay cốt
truyện mình định kể.
Ví dụ: “ Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị
Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiên dịu, vua cha yêu thương hết mực,
muốn kến cho con một người chồng thật xứng đáng”.
(“Sơn Tinh – Thủy Tinh”, Ngữ văn 6)
* Cách viết phần mở bài gián tiếp: là cách viết không đi thẳng vào vấn đề
mà có thể được bắt đầu bằng vài câu tả cảnh, tả thời khắc lúc đó để tạo bối cảnh
cho chuyện:
Ví dụ: “Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên
khơng có những đám mây bàng bạc, lịng tơi lại náo nức những kỷ niệm mơn
man của buổi tựu trường..”
(“Tôi đi học” – Thanh Tịnh, Ngữ văn 8)
Hoặc nói đến kết quả sự việc rồi mới ngược lên kể lại từ đầu:
Ví dụ: “Các bạn! Mỗi lần nhìn thấy cây lược ngà nhỏ ấy là mỗi lần tôi
băn khoăn và ngậm ngùi. Trong cuộc đời kháng chiến của tôi; tôi đã chứng
kiến không biết bao nhiêu là cuộc chia tay, nhưng tôi chưa bao giờ lại xúc
động như lần ấy…”
(“Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9)
Để rèn kĩ năng viết phần mở bài cho học sinh, trước hết đưa ra cho các

em các cách viết trong các văn bản tự sự đã học trong chương trình để các em
tham khảo, sau đó hướng dẫn các em vận dụng những cách viết ấy để viết được
các đoạn mở bài theo sự sáng tạo của mình.
Cách làm này của tôi thực sự hiệu quả. Chẳng hạn với đề bài bài viết sô 2:
Kể lại kỷ niệm đáng nhớ với một con vật nuôi mà em yêu thích, các em học sinh
lớp 8C đã vận dụng các cách mở bài trên và viết được nhiều cách mở bài trực
tiếp hoặc gián tiếp một cách sáng tạo như sau:
- Cách mở bài trực tiếp:

15


Miu là một chú mèo tam thể được cả nhà em yêu quý. Nó đã gắn bó với em
với rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất là một lần nó
theo em đi chơi và bị lạc.
(Bài làm của học sinh)
- Cách mở bài gián tiếp:
Tuổi thơ của ai cũng đều gắn bó với một con vật nhỏ mà họ u thích. Có
bạn thích chú mèo tam thể với bộ lơng mượt như nhung, có bạn thích chú cún
bơng có màu lơng trắng như tuyết...Cịn em, em thích nhất chú cún con – một
con chó nhỏ mà bà ngoại đã tặng em hôm sinh nhật vừa rồi.
(Bài làm của học sinh)
Như vậy, trong văn bản tự sự có nhiều cách mở đầu câu chuyện, điều đáng
quan tâm là phải mở đầu làm sao để thu hút sự quan tâm chú ý, tò mò, hấp dẫn
đối với người đọc. Hầu hết học sinh đều cảm thấy rất khó khăn khi viết đoạn
mở bài. Bởi vì mở bài có lưu lốt, trong sáng, hấp dẫn thì làm văn mới có cảm
xúc, mới hay và thu hút người đọc. Chính vì vậy, rèn luyện kĩ năng viết đoạn
mở bài cho học sinh là điều đáng quan tâm đối với mỗi giáo viên dạy Ngữ văn.
4.2.2. Cách viết đoạn thân bài
Phần thân bài của bài văn tự sự gồm nhiều đoạn văn. Mỗi đoạn văn là

một ý của bài. Các đoạn trong phần này có thể được trình bày theo các trình tự
nhất định. Song vẫn có các cách viết khác. Ở phạm vi đề tài này tôi chỉ tập
trung hướng dẫn học sinh viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Trước khi hướng dẫn học sinh viết đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và
biểu cảm, giáo viên phải cho các em ôn lại và nắm được:
- Miêu tả là dùng ngôn ngữ (hay một phương tiện nghệ thuật khác) làm cho
người nghe (người đọc, người xem) có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như
đang hiện ra trước mắt.
Yếu tố miêu tả trong bài văn tự sự làm cho sự việc, nhân vật đang kể thêm
sinh động, màu sắc, hình dáng, diện mạo của sự việc, nhân vật được hiện lên cụ thể,
rõ nét hơn.

16


- Biểu cảm là bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, sự
việc, hiện tượng con người trong đời sống.
- Yếu tố biểu cảm giúp người viết thể hiện được rõ hơn thái độ tình cảm của
mình trước sự việc đó, buộc người đọc phải trăn trở suy nghĩ.
Sau khi giúp học sinh ôn lại, nắm được thế nào là yếu tố miêu tả và biểu
cảm trong bài văn tự sự, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu, lựa chọn
việc đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào chố nào cho phù hợp.
Với đối tượng học sinh trung bình, yếu, muốn các em viết được đoạn văn
tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm phải hướng dẫn thật tỉ mỉ, kỹ càng các
bước sau:
- Bước 1: Lựa chọn sự việc chính: (xác định rõ sự việc mình sẽ kể là sự
việc gì?
- Bước 2: Lựa chọn ngơi kể phù hợp (kể theo ngôi thứ nhất hay ngôi thứ
ba, xưng hô là gì? ..)
- Bước 3: Xác định thứ tự kể (Câu chuyện bắt đầu từ đâu, diễn ra như thế

nào và kết thúc ra sao?)
- Bước 4: Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ đưa vào đoạn văn tự
sự. Đây là bước quan trọng nhất, yêu cầu các em không phải chỉ quan sát đối
tượng một cách kỹ càng để lựa chọn mà cần cả liên tưởng, tưởng tượng. Vì sự
liên tưởng, tưởng tưởng giúp tái hiện những đặc điểm, những trạng thái mà sự
quan sát cụ thể sẽ không thể thực hiện được hoặc sẽ làm mất đi vẻ đẹp của sự
việc mình định kể. Ở bước 4, với đối tượng học sinh trung bình, yếu, để các em
xác định được yếu tố miêu tả và biểu cảm và đưa vào đoạn văn tự sự có yếu tố
miêu tả và biểu cảm cần nhắc lại cho các em các kiến thức trong bài “Xây dựng
đoạn văn trong văn bản” để các em biết cách viết câu chủ đề và cách xây dựng
đoạn văn.
- Bước 5: Viết thành đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
* Lưu ý: Yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ là yếu tố bổ trợ, phương thức
biểu đạt chính trong bài văn vẫn là tự sự.

17


Ví dụ trong Tiết 28- Ngữ văn 8: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp
với miêu tả và biểu cảm, tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện đúng các bước
theo định hướng trên và tiết học đã rất thành công.
Trước hết ở mục I, tôi cho học sinh lựa chọn sự việc và nhân vật. Các em
có thể lựa chọn 1 trong 3 đề bài ở sách giáo khoa trang 83. Sau khi các em lựa
chọn nhân vật, sự việc tiến hành các bước tiếp theo là lựa chọn ngôi kể, thứ tự
kể và xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ đưa vào đoạn văn (trước khi
tiến hành lựa chọn sự việc cần cho các em nhắc lại thế nào là miêu tả, biểu
cảm)
Chẳng hạn các em lựa chọn sự việc: Một lần em đánh vỡ lọ hoa.
- Bước 1: Sự việc em định kể là gì? (đánh vỡ lọ hoa).
- Bước 2: Ngôi kể: Em sẽ kể theo ngôi thứ mấy? Xưng hơ là gì? (Ngơi thứ

nhất, xưng “em” hoặc “tơi”)
- Bước 3: Thứ tự kể: Em phải hình dung câu chuyện bắt đầu từ đâu? (Dọn
dẹp nhà cửa cuối năm; ngủ dậy muộn, vội vàng đi học; mời bạn đến nhà chơi,
trong lúc đùa nhau vơ tình làm vỡ lọ hoa...,), chuyện diễn ra thế nào? (kể lại
diễn biến câu chuyện), kết thúc ra sao? (câu chuyện kết thúc ra sao? Tâm trạng
của em lúc đó thế nào? Em rút ra bài học gì? ...)
- Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm. Sau khi các em xác định
được 3 bước trên, giáo viên tiếp tục định hướng để học sinh xác định yếu tố
miêu tả, biểu cảm và đưa vào đoạn văn. Ví dụ em có thể hình dung và miêu tả
về lọ hoa (Lọ hoa hình dáng như thế nào? Đẹp ra sao? (yếu tố miêu tả), sau khi
đánh vỡ lọ hoa thái độ, tâm trạng của em như thế nào? Em có suy nghĩ và rút ra
bài học gì? (yếu tố biểu cảm) ...
- Bước 5: Viết đoạn văn: Trên cơ sở những gợi ý trên, các em đã tiến hành
viết đoạn văn và nhiều em viết được đoạn văn tương đối tốt như:
Hôm chủ nhật vừa qua em cùng mẹ dọn dẹp nhà cửa. Trong lúc dọn dẹp,
do sơ ý em đã đánh vỡ một lọ hoa. Đó là một chiếc lọ hoa bằng thủy tinh pha
lê rất đẹp, đáy lọ trong suốt, miệng lọ xịe ra như bơng hoa năm cánh. Chiếc lọ
hoa này là món q mẹ em được tặng hơm 8-3 năm ngối. Nó rất có ý nghĩa
18


với gia đình em. Sau khi đánh vỡ lọ hoa em rất buồn. Em đã tự trách mình tại
sao lại vô ý đến vậy?
(Bài viết của học sinh)
Hoặc: Hôm sinh nhật mẹ, bố em đã mua về tặng mẹ em một lọ hoa rất đẹp.
Khi bố vừa cắm xong và đặt lọ hoa lên bàn, em vội chạy ra cầm lên xem và
ngắm nghía. Do hấp tấp em đã tuột tay, lọ hoa rơi xuống đất vỡ tan ra thành
từng mảnh, các bông hoa rơi xuống đất gãy nát từng bông. Em ngồi thẫn thờ
trước cái lọ hoa đẹp vừa bị vỡ tan. Em rất ân hận, chỉ vì một chút vội vàng mà
em đã phải trả giá bằng sự tiếc nuối.


(Bài viết của học sinh)

Như vậy, với cách gợi mở trên, học sinh dễ dàng viết được một đoạn văn
tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Và cũng từ cách viết đó, học sinh có thể vận dụng xây dựng được các đoạn
văn trong bài văn tự sự nói riêng, các bài Tập làm văn nói chung.
* Lưu ý: Mỗi đoạn văn bao giờ cũng phải trình bày tương đối hoàn chỉnh
một ý. Các câu trong đoạn văn phải có quan hệ về ý nghĩa và phải liên kết chặt
chẽ với nhau bằng các phương tiện liên kết.
Phương tiện liên kết là những từ, những tổ hợp từ dùng để liên kết câu.
Phép liên kết là cách sử dụng các phương tiện liên kết để liên kết câu.
Thường có các phép liên kết sau: phép nối, phép lặp, phép thế, phép liên tưởng,
phép nghịch đối…
Để giúp các em biết cách liên kết các đoạn văn cần hướng dẫn các em nắm
chắc kiến thức trong tiết 16 Ngữ văn 8, bài “Liên kết các đoạn văn trong văn
bản”.
4.2.3. Cách viết đoạn kết bài.
Cũng như phần mở bài, phần kết bài cũng có nhiêu cách kết thúc: thơng
thường kết thúc hay gắn với chủ đề câu chuyện. Hay cụ thể hơn là truyện cổ
tích thường hay khép lại bằng hai chữ: từ đây, từ đó.
Ví dụ: “ Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão
lụt dâng nước đánh Sơn Tinh…”
(“Sơn Tinh – Thủy Tinh)
19


Với đối tượng học sinh trung bình, yếu tơi khơng tham vọng đưa ra nhiều
cách kết thúc phức tạp mà chỉ cẩn các em có đủ bố cục. Viết xong một câu
chuyện phải có một kết bài, kết thúc truyện. Kết bài có thể là cảm xúc, suy nghĩ

của người viết..
Ví dụ với đề bài: Kể lại kỷ niệm đáng nhớ với một con vật ni mà em u
thích, các em đã có nhiều cách kết bài ý nghĩa:
Ví dụ: Từ sau kỷ niệm đó, cún con càng gắn bó và thân thiết với mọi người
trong gia đình em. Em rất yêu quý nó…
(Bài làm của học sinh)
Hay: Miu miu vẫn sống cùng gia đình em cho đến tận bây giờ. Nó ln
được cả nhà u q, đặc biệt là em. Em hứa sẽ coi nó như một người bạn và
ln u thương, chăm sóc nó.
(Bài làm của học sinh)
5. Kết quả đạt được
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy, khi vận dụng sáng kiến “Nâng cao chất
lượng bài viết văn tự sự cho học sinh trung bình yếu lớp 8 THCS bằng cách
rèn kĩ năng viết đoạn văn” vào giờ dạy Tập làm văn cho đối tượng học sinh
trung bình, yếu lớp 8 các em đã rất hứng thú học tập. Từ chỗ cịn hay lạc đề,
khơng biết xây dựng đoạn văn, chưa biết đưa yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài
văn tự sự, các em đã biết tìm hiểu đề, xác định đúng yêu cầu của đề và đặc biệt
biết cách viết được những đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí,
sinh động. Từ đó các em đã tích cực, say sưa học tập và khơng cịn ngại viết
văn. Chính vì vậy, chất lượng bài viết của các em đã được nâng lên rõ rệt qua
kết quả khảo sát.
5.1. Kết quả khảo sát khi chưa áp dụng sáng kiến
5.1.1. Số lượng học sinh biết cách xây dựng đoạn văn
Lớp
8C


số
30


Số học sinh biết viết đoạn văn
Số lượng
5- 10 em

%
16,7 – 33,3
20

Số học sinh không biết viết đoạn
văn
Số lượng
20-25 em

%
66,7-83,3


5.1. 2. Chất lượng bài viết số 1
Lớp
8C



Giỏi

Khá

T. bình
SL
%

SL
%
SL
%
số
30
0
0
0
0
10
33,3
5.2. Kết quả khảo sát khi áp dụng sáng kiến

Yếu
SL
20

%
66,7

5.2.1. Số lượng học sinh biết cách xây dựng đoạn văn
Lớp



Số học sinh biết viết đoạn văn

số


Số lượng
%
8C
30
23-25 em
76,7-83,3
5.2. 2. Chất lượng bài viết số 2
Lớp
8C



Giỏi

Số học sinh không biết viết đoạn
văn
Số lượng
5-7

%
16,7 – 23.3

Khá

T. bình
Yếu
SL
%
SL
%

SL
%
SL
%
số
30
0
0
5
16,7
15
50,0
10
33,3
Số liệu trên cho thấy giáo viên biết tổ chức linh hoạt, sáng tạo các

phương pháp dạy học phù hợp trong từng giờ lên lớp thì sẽ tạo được hứng thú
học tập cho các em. Nếu chúng ta chia học sinh theo đối tượng, quan tâm tháo
gỡ từng vướng mắc nhỏ cho đối tượng học sinh trung bình, yếu, chú ý rèn kĩ
năng viết đoạn văn cho các em thì sẽ lơi cuốn các em đến với mơn học Ngữ
văn. Từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy Tập làm văn và
đạt được mục tiêu giáo dục.
Đồng thời nó cũng khẳng định vai trò của người thầy trong việc lựa chọn
phương pháp giảng dạy Tập làm văn nói chung, rèn kỹ năng làm bài cho đối
tượng đối tượng học sinh trung bình, yếu nói riêng.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Đề tài này có thể áp dụng đối với mọi thể loại văn bản, với tất cả đối
tượng học sinh lớp 8.
Để sáng kiến được nhân rộng, mỗi giáo viên dạy Ngữ văn THCS nói
chung, giáo viên dạy Ngữ văn 8 nói riêng phải nắm vững phương pháp giảng

dạy, bảo đảm đặc trưng bộ môn, vận dụng linh hoạt các phương pháp, xây dựng
kế hoạch trước khi thiết kế bài dạy với các tiết Tập làm văn có nội dung rèn
luyện kĩ năng làm bài cho học sinh. Giáo viên phải luôn coi trọng việc rèn kĩ
21


năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý và viết các đoạn văn hoàn chỉnh cho các em.
Và đặc biệt phải lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy thích hợp với
từng đối tượng học sinh để các em có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo của
mình.
Đồng thời học sinh phải nắm vững kiến thức và các kĩ năng về tìm hiểu
đề, tìm ý, lập dàn ý, kĩ năng viết đoạn văn trong bài văn tự sự và ln có ý thức
học tập tốt, tích cực rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn không chỉ trong tiết Tập
làm văn mà trong tất cả các tiết học khác.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
22


Trên đây là một số giải pháp giúp học sinh trung bình, yếu làm tốt bài
làm văn tự sự trong chương trình Ngữ văn 8. Đây thực sự là những giải pháp có
tính khả thi và khả năng áp dụng hiệu quả. Sáng kiến “Nâng cao chất lượng
bài viết văn tự sự cho học sinh trung bình, yếu lớp 8 THCS bằng cách rèn kĩ
năng viết đoạn văn” được tôi nghiên cứu và đúc rút thông qua dự giờ, trao đổi
với đồng nghiệp, tham khảo tài liệu và từ thực tế giảng dạy.
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến trên tôi thấy chất lượng bài viết của
học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Đại đa số đối tượng học sinh trung bình, yếu
đã biết cách viết đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. Số lượng bài
không đạt yêu cầu giảm, số lượng bài trung bình tăng lên rất nhiều và đã có

một số bài viết bài khá. Đặc biệt, các em học sinh đã u thích mơn Ngữ văn,
tích cực chủ động tham gia các tiết học Ngữ văn, hăng hái xung phong lên bảng
viết đoạn văn... Từ đó ta có thể khẳng định rèn kĩ năng viết đoạn văn cho học
sinh là một phương pháp thực sự thiết thực, hiệu quả, phù hợp với xu thế dạy
học hiện nay là phát huy năng lực sáng tạo của học sinh.
2. Những khuyến nghị
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
- Tiếp tục chỉ đạo các huyện, thị, các nhà trường tập trung vào việc đổi
mới phương pháp về việc rèn luyện kỹ năng làm văn cho học sinh.
- Sở giáo dục cần mở nhiều các hội nghị chuyên đề về phương pháp dạy
Tập làm văn cho học sinh THCS để giáo viên có điều kiện gặp gỡ, trao đổi,
thảo luận nhằm nâng cao chất lượng môn dạy.
- Đẩy mạnh hơn nữa các phong trào thi đua “Đổi mới phương pháp dạy
học” trong các cấp học. Khen thưởng, động viên cao các tập thể cá nhân các
đơn vị có ý thức tích cực trong việc rèn kĩ năng làm bài cho học sinh.
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
- Tăng cường mở các lớp chuyên đề, hội thảo, bồi dưỡng cán bộ quản lý,
giáo viên những kiến thức về phương pháp giảng dạy để giáo viên tiếp tục được
tìm hiểu sâu hơn phương pháp giảng dạy.

23


- Phối hợp với khoa Ngữ văn các trường cao đẳng, Đại học Sư phạm mở
những buổi hội thảo chuyên đề về các phương pháp dạy Tập làm văn để giáo
viên có điều kiện gặp gỡ, trao đổi nêu lên những vướng mắc trong quá trình
giảng dạy.
2.3. Đối với các nhà trường
- Cần chú trọng quan tâm đến công tác tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ của mỗi giáo viên để kích thích tính tích cực, tự giác đầu tư, nâng

cao tay nghề và đổi mới phương pháp dạy học.
- Tăng cường sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn. Nội dung sinh hoạt tổ
chuyên môn cần phong phú, sáng tạo tránh hình thức, qua loa.
2.4. Đối với giáo viên
- Phải thực sự say mê nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu
khó đọc tài liệu, tích luỹ kiến thức để nâng cao tay nghề cũng như trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.
- Việc rèn luyện kĩ năng làm bài Tập làm văn cho học sinh THCS cần
phải bảo đảm các nguyên tắc, các phương pháp dạy học nói chung và phương
pháp dạy Tập làm văn nói riêng.
- Phải lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy thích hợp với từng đối
tượng học sinh để các em có điều kiện phát huy khả năng sáng tạo của mình.
- Phải trân trọng sự sáng tạo của học sinh dù là nhỏ nhất.
- Phải rèn học sinh có thói quen nghiên cứu và sáng tạo trong khi viết.
- Giáo viên phải nắm vững phương pháp giảng dạy, bảo đảm đặc trưng
bộ môn, vận dụng linh hoạt các phương pháp, biết định trước một kế hoạch
trước khi thiết kế bài dạy với các tiết Tập làm văn có nội dung rèn luyện kĩ
năng làm bài cho học sinh. Giáo viên phải luôn coi trọng kĩ năng tìm hiểu đề,
tìm ý, lập dàn ý và viết các đoạn văn hoàn chỉnh cho học sinh. Và phải thực
hiện thường xuyên trong các tiết dạy, tránh việc làm hình thức.
Ngồi tiết học Tập làm văn, giáo viên nên vận dụng khả năng lập dàn ý,
viết các đoạn phần mở bài, thân bài, kết bài cho các em ở các hoạt động ngoài

24


giờ. Như vậy việc rèn luyện kĩ năng làm bài Tập làm văn mới trở thành kĩ năng
tốt cho học sinh.
2.5. Đối với học sinh
- Phải có hứng thú học tập, chủ động tiếp thu kiến thức, thường xuyên

củng cố và hệ thống hoá kiến thức đã học. Chuẩn bị bài kỹ ở nhà, học thuộc,
nắm chắc các ghi nhớ về lí thuyết cũng như cách làm các kiểu bài trong phần
Tập làm văn.
- Nắm vững các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết các đoạn văn
trong bài văn tự sự.
- Biết vận dụng lí thuyết xây dựng bố cục hợp lí, linh hoạt, dùng từ ,đặt
câu trong sáng, diễn đạt lưu loát
- Phải nắm vững kiến thức ngữ pháp về đoạn văn, cách triển khai ý trong
một bài văn tự sự.
- Say mê hứng thú, tìm tịi và có óc sáng tạo trong khi viết văn...
Trên đây là kết quả bước đầu mà tôi đã thực hiện thông qua thực tiễn
giảng dạy phân môn Ngữ văn 8 ở trường THCS trong năm học 2014-2015.
Sáng kiến này của tôi đã được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các khối lớp trong
trường qua chuyên đề nhóm lớp; áp dụng ở tổ Ngữ văn qua chuyên đề tổ
chun mơn và đã đạt kết quả cao.
Vì vậy, tơi viết sáng kiến này để các đồng chí, đồng nghiệp cùng trao đổi
giúp quá trình dạy học được thực hiện đúng phương pháp cải tiến lấy học sinh
làm trung tâm.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám khảo, Hội
đồng khoa học các cấp và các đồng chí, đồng nghiệp để sáng kiến “Nâng cao
chất lượng bài viết văn tự sự cho học sinh trung bình, yếu lớp 8 THCS bằng
cách rèn kĩ năng viết đoạn văn” của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC
1. Giáo án minh họa
25


×