Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Vai trò của thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.9 KB, 5 trang )

Ngày soạn: 20/6/2014
Ngày giảng: 25/6/2014
Tiết 56 THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC
A. Mc tiêu
I. Kiến thức
- Nêu được vai trò của thực vật đối với tự nhiên: Bảo vệ đất và nguồn nước
ngầm.
- Giải thích được nguyên nhân gây ra những hiện tượng xảy ra trong tự
nhiên (xói mòn, hạn hán, lũ lụt ).
II. Kĩ năng
- Quan sát, liên hệ thực tế.
III. Thái độ
- Xác định trách nhiệm bảo vệ thực vật bằng hành động cụ thể phù hợp với
lứa tuổi, địa phương.
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dc trong bài
- Kĩ năng tìm kiếm và sử lí thông tin.
- Kĩ năng tự tin khi bày tỏ ý kiến trước nhóm, lớp.
C. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học
- Quan sát - phân tích tranh.
- Hoạt động nhóm / kĩ thuật khăn trải bàn.
- Vấn đáp - tìm tòi.
D. Phương tiện dạy học
- Tranh phóng to hình 47.1.
- Tranh ảnh về lũ lụt hạn hán.
E. Tiến trình dạy học
I. Ổn định tổ chức (1’)
- Sĩ số:
II. Kiểm tra đầu giờ (4’)
? Thực vật có vai trò trong việc điều hoà khí hậu như thế nào?
III. Khám phá (1’)
? Vì sao thực vật có khả năng bảo vệ đất và chống xói mòn?


IV. Kết nối
Hoạt động 1: Thực vật giúp giữ đất, chống xói mòn (12’)
Hoạt động của GV Nội dung kiến thức
- GV yêu cầu HS quan sát tranh (hình
47.1) so sánh và cho biết:
I/. Thực vật giúp giữ đất, chống xói
mòn
? Vì sao khi có mưa, lượng nước chảy
ở hai nơi là khác nhau?
? Điều gì sẽ xảy ra đối với đất ở trên
đồi trọc khi có mưa? Giải thích tại sao?
- HS so sánh  nhận xét bổ sung.
+ Lượng chảy của dòng nước mưa ở
nơi có rừng yếu hơn vì có tán lá giữ
nước lại 1 phần
+ Đồi trọc khi mưa đất bị xói mòn vì
không có cây cản bớt tốc độ nước chảy
và giữ đất.
? Như vậy thực vật đã góp phần giữ
đất và chống sói mòn như thế nào?
- HS kết luận → bổ sung
- GV cung cấp thêm thông tin về hiện
tượng xói mòn lở ở bờ sông, bờ biển.
- HS chú ý  ghi vở

? Trên những vùng đất tả li có kết cấu
kém (đất mới đổ, bờ sông ) người ta
thường dùng những loại cây có đặc
điểm như thế nào để trống sạt nở đất?
Ví dụ?

? Trong nông - lâm nghiệp người ta có
kỹ thuật chống xói mòn và giữ đất mầu
cho đất dốc như thế nào?
- Gợi ý: Kè, trồng cây thành rạch, làm
ruộng bậc thang vv.
- Thực vật, đặc biệt là rừng giúp giữ
đất, chống xói mòn nhờ khả năng giữ
lại một lượng lớn nước trong cơm
mưa.
Hoạt động 2: Thực vật góp phần hạn chế ngập lt, hạn hán (10’)

Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
(khan trải bàn) cho biết:
? Sau nhưng trận mưa lớn, nếu một
lượng lớn nước không được giữ lại ở
đầu nguồn thì điều gì sẽ xảy ra với khu
vực hạ lưu?
? Kể một số khu vực hay bị ngập úng
và hạn hán ở Việt Nam?
? Nhà Nước ta đã có những chính sách
nào để hạn chế hạn hán, ngập lụt cho
các khu vực hạ lưu?
- HS thảo luận nhóm  trình bày.
- GV quan sát, giúp đỡ  yêu cầu báo
cáo kết quả.
- HS các nhóm báo cáo  nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
II/. Thực vật góp phần hạn chế ngập
lt, hạn hán

- Thực vật đã góp phần hạn chế lũ lụt,
hạn hán.
Hoạt động 3: Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm (10’)

Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm
(khan trải bàn) cho biết:
? Nhờ đâu thực vật có khả năng giữ
được các mạch nước ngầm?
- HS thảo luận → trình bày.
- GV Gợi ý:
? Từ đâu mà có các mạch nước ngầm?
? Nhân tố nào làm cho nguồn nước
ngầm được ổn dịnh hơn?
- HS trình bày → bổ sung.
III/. Thực vật góp phần bảo vệ
nguồn nước ngầm
- Thực vật góp phần bảo vệ nguồn
nước ngầm.
? Hãy lấy ví dụ về vai trò bảo vệ nguồn
nước ngầm của thực vật?
- HS trình bày → bổ sung.
V/. Thực hành / luyện tập (4’)
- Yêu cầu HS làm thực hành:
+ Chuẩn bị 2 cốc chứa thể tích nước như nhau, 2 khay và một nhành cây.
+ Đổ cốc nước thứ nhất vào 1 khay.
+ Đổ cốc nước còn lại vào khay còn lại nhưng cho chảy qua nhành cây.
? So sánh lượng nước trên khay, hiện tượng trên nhành cây. Điều gì đã sảy
ra? Cho biết ý nghĩa của thi nghiệm này?
VI/. Vận dng (3’)

? Địa phương ta đã và đang có những việc làm nào để bảo vệ rừng tại địa
phương?
? Tại sao ở vùng biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê?
VII/. Hướng dẫn học bài (1’)
- Về nhà: nghiên cứu học và trả lời các câu hỏi sgk.151.
- Chuẩn bị trước bài: Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời
sống con người:
? Thực vật có các hoạt động sống chủ yếu là gì?
? Sản phẩm của quá trình quang hợp có ý nghĩa gì đối với động vật và đối
với con người?
? Kể tên một số loài động vật sống trên cây ở địa phương em?

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×