Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Phòng trừ Bệnh thối gốc thân ở cây thuốc lá pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.04 KB, 3 trang )

Phòng trừ Bệnh thối gốc thân
ở cây thuốc lá

Bệnh thối gốc thân ở cây thuốc lá
Thối gốc thân là bệnh thường gặp ở cây thuốc lá, do một
loại nấm có tên khoa học là Rhizoctonia solani gây ra.
Bệnh có thể xảy ra đối với cây con trong vườn ươm
hoặc cây trên đồng ruộng.
Triệu chứng
- Đầu tiên xuất hiện một vùng nhỏ trên gốc thân bị sũng
nước (rất khó phát hiện nếu không quan sát kỹ).
- Vùng nhiễm bệnh sẽ nhanh chóng ngả sang mầu sẫm
tối và bị lõm xuống. Diện tích của vùng bị nhiễm có thể
vẫn như lúc đầu hoặc lan rộng ra chung quanh gốc thân.
- Có thể quan sát thấy sợi nấm xuất hiện ngay ở giữa
vùng bị nhiễm bệnh.
Tác hại
Khi đã bị nhiễm bệnh, cây sẽ không còn khả năng phát
triển bình thường. Có hai xu hướng sau xảy ra:
- Vùng nhiễm bệnh sẽ tiếp tục lan rộng và bị thối mục,
lan sang cả những lá gốc. Sau 25 - 30 ngày, cây sẽ bị
héo rũ, lá khô dần và chết.
- Nếu chỉ bị nhiễm bệnh nhẹ, cây vẫn phát triển nhưng
dễ bị héo khi trời nắng và thân cây rất dễ bị đổ khi có
gió to, bộ rễ không có khả năng phát triển bình thường.
Cách phòng bệnh
Để tránh sự tấn công của bệnh, cần áp dụng các biện
pháp phòng ngừa sau:
- Sử dụng ánh nắng mặt trời để diệt trừ các mầm bệnh
trong đất vườn ươm trước khi ươm.
- Áp dụng lượng hạt gieo vừa phải (tránh tình trạng cây


quá dày).
- Quản lý việc tưới tiêu, tránh tình trạng thừa nước.
Tránh tình trạng cây con bị trầy sước khi vận chuyển từ
vườn ươm sang ruộng trồng.
Lưu ý: Đối với bệnh này cách xử lý tốt nhất vẫn là
phòng ngừa. Khi cây đã nhiễm bệnh, nên nhổ bỏ và
dùng dung dịch Benlace C 0,1% phun lên ruộng để
phòng ngừa sự lây lan của mầm bệnh.
Loại nấm gây ra bệnh thối gốc thân chủ yếu cư trú trong
đất. Do vậy khâu vệ sinh đất trồng có ý nghĩa rất lớn
trong việc đề phòng sự tấn công của bệnh, tạo ra những
cây con khỏe và bảo đảm cây sau khi trồng sẽ phát triển
tốt.
Theo Báo Nông thôn ngày nay


×