Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Kỹ năng ôn tập và làm bài thi đại học môn vật lý đạt điểm cao nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.79 KB, 19 trang )

MODULE 8 KINH NGHIỆM ÔN TẬP
Chap 1 ĐỂ LÀM TỐT BÀI KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ.
A. Vững lý thuyết:
1. Nội dung thi Đại học môn Vật lí chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Đề thi “Không ra đề thi
ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần đã được giảm tải,
cắt bỏ, hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn bản quy định về
điều chỉnh chương trình) và vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có
nhiều cách giải.”
2. Học cái gì?
a. Thuyết, tiên đề vật lý: Trường điện từ, Sóng ánh sáng, Hạt ánh sáng, Tương đối hẹp…Tiên đề
Bohr…
b. Khái niệm vật lý: Dao động cơ, dao động điều hòa, dao động tắt dần …Sóng cơ, bước sóng, sóng
dừng …
c. Hiện tượng vật lý: Tán sắc, nhiễu xạ, giao thoa, …, quang điện ngoài, phóng xạ,…
d. Đại lượng vật lý: Chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha…, năng lượng liên kết, hằng số phóng xạ,
độ phóng xạ…
e. Định luật vật lý: Định luật quang điện, định luật phóng xạ…
f. Phương trình vật lý: Phương trình li độ, phương trình sóng, …, phương trình điện tích trên một bản tụ
trong mạch LC,…
g. Thí nghiệm vật lý: TN sóng dừng, TN giao thoa ánh sáng, …
h. Công thức: Vô số …
i. Đồ thị: Li độ…, động năng, thế năng, đường đặc trưng volt-ampere, độ phóng xạ…
j. Đơn vị và cách đổi: MeV, eV, μm, …
k. Công thức vật lý ở lớp 10, lớp 11:
• Lượng giác.
• Cộng vector.
• Các phương trình chuyển động.
• Chuyển động tròn.
• Lực từ.
• Lực tĩnh điện
B. Kĩ năng bấm máy tính:


• Tìm hằng số: m
e
, m
n
,N
A
, h …
• Đặt ẩn X alpha : Giải các bài toán đơn.
• Chuyển hàm cos sang số phức để giải các bài toán về dao động cơ, điện, điện xoay chiều.
• Loga, hàm mũ…: Sóng âm, phóng xạ
• Tổ hợp…
C. Kĩ năng giải đề kiểm tra trắc nghiệm:
1. Chuẩn bị: Trước khi nhận đề thi.
a. Máy tính: Đặt nắp sao cho có thể đọc được các hằng số.
b. Bút chì 2-3B: Chuẩn bị 3 bút đã gọt tà, không chuốt nhọn.
c. Cái gọt bút chì còn mới.
d. Tẩy.
2. Nhận đề thi. Xem đề thi có mờ, nhòe hoặc thiếu trang hay không và đổi đề khi cần.
3. Ghi mã đề, nhớ “Tô chì-ghi mực”.
4. Đọc đề lướt qua đồng thời đánh giá các câu dễ, câu quen, câu khó và đánh dấu * theo kí hiệu phân
loại riêng của mình.
Thí dụ 1: quen *, khó **, lạ ***.
Thí dụ 2: Có bạn phân theo hạt quark:
• t: đỉnh là ** khó.
• b: đáy là quá dễ.
• s: lạ là ***
• c: duyên là câu dễ. Do duyên mai, đề ra cho mình.
5. Giải ngay các câu dễ và tô đáp án vào bảng trả lời.
6. Giải các câu quen * và tô đáp án.
7. Giải các câu khó **- Câu t; câu lạ s ***:

8. Tùy thời gian còn lại ít hay nhiều, hãy xem lại toàn bộ bài làm hoặc các câu *, ** ,***.
9. Xử lý các câu không giải được: Chỉ có một cách “Đánh lụi” có ý thức hoặc “tung dép”.
10. Kiên quyết không để trống câu nào. “Thà tô nhầm còn hơn bỏ sót”.
11. Tuyệt đối không nộp bài trước khi hết giờ thi.
D. Thế nào là câu khó: Câu khó là các câu:
1. Câu “đánh đố”: Thí dụ:
• ÐỀ ĐH–09: TN Y-âng về giao thoa as, hai khe được chiếu bằng as có bước sóng từ 0,38 mm
đến 0,76mm. Tại vị trí vân sáng bậc 4 của as có bước sóng 0,76mm còn có bao nhiêu vân sáng
nữa của các ánh sáng đơn sắc khác?
A. 3. B. 8. C. 7. D. 4.
• Ðề ĐH–2009: Nguyên tử hiđrô ở trạng thái cơ bản có mức năng lượng bằng -13,6 eV. Để
chuyển lên trạng thái dừng có mức năng lượng -3,4 eV thì nguyên tử hiđrô phải hấp thụ một
phôtôn có năng lượng:
A. 10,2 eV. B. -10,2 eV. C. 17 eV. D. 4 eV.
2. Câu về vấn đề cũ được làm mới.
• Thí dụ: Đề CĐ-2012-Hai vật dao động điều hòa dọc theo các trục song song với nhau. Phương
trình dao động của các vật lần lượt là x
1
=A
1
coswt(cm) và x
2
=A
2
sinwt(cm). Biết
64x
1
2
+36x
2

2
=48
2
(cm
2
). Tại thời điểm t, vật thứ nhất đi qua vị trí có li độ x
1
=3cm với vận tốc
v
1
=-18 cm/s. Khi đó vật thứ hai có tốc độ bằng:
A. 41,57cm/s. B. 24 cm/s. C. 8 cm/s. D. 13,86cm/s.
3. Câu làm rõ hơn kiến thức mà SGK nói chưa đủ.
• Thí dụ: Trong nguyên tử H, các bức xạ ở dải Balmer thuộc vùng nào?
4. Câu có liên quan đến phần “chữ nhỏ” trong SGK.
5. Bài toán khó là tổng của các bài toán đơn giản.
• Thí dụ: Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân
4
Be
9
đang đứng yên. Phản
ứng tạo ra hạt nhân X và hạt alpha. Hạt alpha bay ra theo phương vuông góc với phương tới của
prôtôn và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính
theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này
bằng
A. 3,125 MeV. B. 4,225 MeV. C. 1,145 MeV. D. 2,125 MeV.
6. Câu tổng hợp từ 2, 3 hay nhiều bài, chương…Câu có dùng kiến thức lớp 10-11.
• Thí dụ: ĐH 2012: Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hiđrô, chuyển động của êlectron
quanh hạt nhân là chuyển động tròn đều. Tỉ số giữa tốc độ của êlectron trên quỹ đạo K và tốc
độ của êlectron trên quỹ đạo M bằng: A. 9. B. 2. C. 3. D. 4.

7. Câu khó chiếm thời gian từ những câu dễ.
• Thí dụ: ĐH 2011: TN Y-âng về giao thoa as, khe hẹp S phát ra đồng thời ba bức xạ đơn sắc có
bước sóng là l
1
=0,42mm, l
2
=0,56mm và l
3
=0,63mm. Trên màn, trong khoảng giữa hai vân sáng
liên tiếp có màu giống màu vân trung tâm, nếu hai vân sáng của hai bức xạ trùng nhau ta chỉ
tính là một vân sáng thì số vân sáng quan sát được là:
A. 21. B. 23. C. 26. D. 27.
8. Câu “đâm sau lưng” thí sinh.
Thí dụ: Lực gây ra sự phân rã hạt nhân là:
A. Lực hấp dẫn B. Lực điện từ C. Lực hạt nhân D. Một loại lực khác.
9. Câu mà thí sinh thường giải sai, nghĩa là câu ra cho GV, nhà soạn SGK.
10. Câu lạ s: là câu chưa bao giờ gặp.
E. Cách giải các câu khó ***- Câu t: Những thí dụ sau đây chỉ là minh họa, rất dễ!!!
1. Câu trả lời từ cuộc sống.
Thí dụ: Hạt nhân nào bền vững nhất trong các hạt nhân U, Li, Fe và He? (đề thi CĐ năm 2012). Ta
chọn Fe vì trong đời sống hằng ngày là khá bền vững. Hạt có A từ 50-70 thì W
lk
/A có giá trị lớn nhất
2. Thế ngược: Thế từng phương án vào công thức tương ứng để tìm đáp án.
3. Phương pháp loại trừ.
Thí dụ: Lực gây ra sự phân rã hạt nhân là:
A. Lực hấp dẫn B. Lực điện từ C. Lực hạt nhân D. Một loại lực khác.
4. Chọn câu có kết quả phù hợp: Thí dụ:
• Tìm bước sóng của ánh sáng nhìn thấy? Đáp án phải nằm trong 380nm đến 760nm.Thí
dụ: Trong quang phổ Hydro, các bức xạ trong dãy Banme thuộc vùng ?

A. Ánh sáng nhìn thấy và vùng hồng ngoại. B. Hồng ngoại.
C. Tử ngoại. D. Ánh sáng nhìn thấy và tử ngoại
• Tìm bức xạ gây ra hiện tượng quang điện ngoài? Đáp án “thường” là vùng tử ngoại.
5. Cẩn thận khi chọn phương án : Tất cả đều đúng hoặc các câu A, B, C đều đúng.
6. Cẩn thận với đơn vị vật lý. Chọn câu có đơn vị đúng.
Thí dụ: Tính năng lượng của photon có bước sóng là 1,2375μm.
A. 1,6.10
-19
B. 3,2.10
-19
J C. 1eV D. 1MeV
7. Chọn một trong 2 phương án trái ngược nhau. Thí dụ:
• Đề ĐH năm 2009: Chiếu xiên một chùm ánh sáng hẹp gồm 2 ánh sáng đơn sắc vàng và lam từ
không khí tới mặt nước thì:
A. Chùm sáng bi phản xạ toàn phần.
B. So với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.
C. Tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.
D. So với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.
Hai câu B và D trái ngược nhau.
• Đề ĐH-2009. Trong chân không, các bức xạ được xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là:
A. Hồng ngoại, tím, tử, X B. Hồng ngoại, tím, X, tử.
C. Tím, hồng ngoại, tử, X. D. X, tử, tím ,hồng ngoại
Hai câu A và B trái ngược nhau.
8. Chọn một trong những phương án gần giống nhau. Thí dụ:
• Công thoát của electron quang điện là A. 2,21eV B. 1,21eV C. 5,6eV D. 4,3eV
• Đề ĐH-09: Đang có sóng dừng 6 bụng sóng trên sợi dây đàn hồi dài 1,8m với 2 đầu cố định.
Biết f=100Hz. Tốc độ truyền sóng trên dây là:
A. 60m/s B. 10m/s C. 20m/s D. 600m/s.
Câu A và D gần giống nhau. Câu D không hợp lý vì > tốc độ của âm.
9. Chọn phương án có nhiều điều kiện, nhiều giới hạn nhất.

Thí dụ: Đề ĐH-09: Chọn câu ĐÚNG khi nói về dao động cưỡng bức:
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực
cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
Câu C có điều kiện và giới hạn hơn câu A, B, D.
10. Câu “ Chọn câu KHÔNG ĐÚNG” nghĩa là loại dần các câu ĐÚNG.
Thí dụ: Chọn câu không đúng trong các câu sau:
A. Hạt β- và β+ có khối lượng bằng nhau.
B. Hạt β- và β+ bị lệch về 2 phía khác nhau trong điện trường.
C. Hạt β- và β+ có cùng tốc độ.
D. Hạt β- và β+ phóng xạ từ một đồng vị của một chất phóng xạ.
Hai hạt β là hạt và phản hạt nên A, B đúng. Vì cùng m nên cùng v: câu C
đúng.
Chap 2- TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 12: PHƯƠNG PHÁP HỌC & LÀM BÀI HIỆU QUẢ
PHẦN I: CHUẨN BỊ KIẾN THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP TRƯỚC KHI THI
Chuẩn bị tốt kiến thức trước khi thi là một khâu rất quan trọng,kiến thức vững vàng sẽ giúp cho các em
tự tin trong quá trình làm bài.Nhiều quan điểm cho rằng làm trắc nghiệm dễ lấy điểm hơn làm tự luận
vì làm trắc nghiệm nếu ta không thuộc bài cũng có thể tô được các câu trả lời.Theo tôi điều này hoàn
toàn sai lầm vì đối với môn Vật Lý ,nếu thuộc một định nghĩa, một định luật hay một tiên đề …nếu làm
theo kiểu tự luận học sinh có tối thiểu từ 0,5 đến 1 điểm còn làm trắc nghiệm đúng chỉ được 0,25đ( thi
tốt nghiệp) hoặc 0,2đ( thi đại học) hoặc một bài toán nào đó nếu thi tự luận,học sinh ráp đúng công
thức,thay số đúng nhưng tính kết quả sai thì vẫn có điểm phần đúng nhưng thi trắc nghiệm thì
không.Nếu làm theo kiểu “đánh lụi-hên xui” thì kết quả thường cũng rất thấp (từ 2 đến 2,5 đ).
Để tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng, các em học sinh cần phải chuẩn bị và đạt được những yếu tố
cần thiết sau:
1.Các kiến thức toán học cần thiết bổ trợ cho Vật Lý 12:
Trong quá trình học cũng như ôn tập,học sinh cần phải nắm vững các kiến thức toán học cần thiết sau:
+Lượng giác (để giải bài tập chương :dao động cơ học,sóng cơ,điện xoay chiều).

+Tính chất các tam giác đặc biệt vuông, đều, cân,định lý hàm số sin và cosin trong tam giác : ( để giải
bài tập phần tổng hợp dao động ,giản đồ vectơ trong điện xoay chiều và bài tập tính động lượng hay
vận tốc của hạt nhân)
+Đạo hàm và khảo sát tính cực trị của hàm số( để giải bài tập phần dao động cơ và bài toán cực trị điện
xoay chiều)
+Phương trình mũ và logarit( để giải bài tập phần sóng âm và phóng xạ)
+Phương trình bậc nhất,bậc hai,hệ phương trình 2 ẩn(áp dụng tất cả các chương)
+Định lý viet,pitago,bất đẳng thức côsi(để giải bài tập phần điện xoay chiều…
2.Kiến thức Vật Lý lớp 10 và 11
Trong cấu trúc đề thi của BGD &ĐT thì đề thi chủ yếu là chương trình lớp 12.Tuy nhiên đối với đề thi
ĐH-CĐ các năm thì phần kiến thức Vật Lý lớp 10 và 11 liên quan cũng được áp dụng khá nhiều.Do đó
các em học sinh cần xem kĩ lại các nội dung sau đây:
a.Lớp 10 : chủ yếu là phần cơ bao gồm:
+Các lực cơ học: trọng lực,lực ma sát,lực đàn hồi lò xo.
+Động năng,thế năng trọng trường và thế năng đàn hồi và định luật bảo toàn cơ năng.
+Động lượng và định luật bảo toàn động lượng, các bài toán va chạm.
+Công và công suất .
+Hiệu suất động cơ.
b.Lớp 11: tập trung vào 2 phần điện và quang
*Phần điện gồm:
+Điện trường .
+Tụ điện,ghép tụ điện.
+Định luật ôm cho đoạn mạch và toàn mạch.
+Từ thông.
+Suất điện động cảm ứng .
+Lực từ .
*Phần quang gồm:
+Lăng kính .
+Khúc xạ ánh sáng.
+Chiết suất tuyệt đối,tỉ đối .

3.Phương pháp ôn tập
Để ôn bài có hiệu quả,tuyệt đối tránh học vẹt,học theo kiểu thuộc lòng vì mỗi câu trắc nghiệm sau mỗi
phương án đúng còn có 3 phương án khác có tác dụng “gây nhiễu”.Do đó để nắm bài được tốt và tránh
nhầm lẫn học sinh nên cần:
a.Đối với phần lý thuyết:
+ Trước hết cần học kỹ từng đơn vị kiến thức trong mỗi bài,trong mỗi bài phải lọc ra được kiến thức
nào là trọng tâm cơ bản .Không nên học thuộc lòng từng câu chữ của các định nghĩa,định luật hay một
thuyết Vật Lý ,dôi khi một định luật dài 3 đến 4 hàng ta chỉ cần nắm một vài từ quan trọng là đủ.
Ví dụ 1:
Trong bài con lắc lò xo,phần kết luận về cơ năng có ghi”
"Trong quá trình dao động điều hòa của con lắc lò xo có sự biến đổi qua lại giữa động năng và
thế năng nhưng cơ năng của hệ được bảo toàn nếu bỏ qua ma sát và cơ năng tỉ lệ với bình
phương biên độ dao động”
Khi học phần này các em chỉ cần nắm đượcW tỉ lệ với A
2
Ví dụ 2 Theo định nghĩa của hiện tượng phóng xạ,sgk có viết
“Phóng xạ là quá trình phân hủy tự phát của một hạt nhân không bền vững (tự nhiên hay nhân
tạo).Quá trình phân hủy này kèm theo sự tạo ra các hạt và có thể kèm theo các bức xạ điện từ
.Hạt nhân tự phân hủy gọi là hạt nhân mẹ,hạt nhân được tạo thành sau phân hủy gọi là hạt nhân
con”
Trong định nghĩa này ta chỉ cần nắm:phóng xạ là tự phát và có tạo ra hạt mới sau đó phải so sánh
được các đơn vị kiến thức giữa các bài trong chương hoặc kiến thức giữa các chương với nhau nhất là
bản chất và các tính chất .Có như vậy mới tránh sự nhầm lẫn.
Ví dụ 1: (TN – THPT 2007): phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng của mạch dao động
điện LC có điện trở đáng kể?
A. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung
B. Năng lượng điện từ của mạch dao động biến đổi tuần hoàn theo thời gian.
C. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng từ trường cực đại
D. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng điện trường cực đại ở tụ điện.
Ở ví dụ này ta thấy trong kiến thức thì chỉ có năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến đổi

theo thời gian còn năng lượng điện từ không biến thiên
Đáp án: B
Ví dụ 2: ( Đại học 2010)Đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây không phải là đặc điểm chung
của sóng cơ và sóng điện từ ?
A. Là sóng ngang.
B. Bị nhiễu xạ khi gặp vật cản.
C. Truyền được trong chân không.
D. Mang năng lượng.
Đề bài so sánh tính chất của sóng cơ (Chương 2) và sóng điện từ (Chương 4)
Đáp án :C
b.Đối với phần bài tập
Phải giải đi giải lại nhiều lần các dạng bài tập trong chương trình .Khi học phần bài tập cần nhớ:
+Liệt kê tất cả các dạng bài tập và cách giải các dạng đó ở mỗi chương( cần thiết nhờ sự trợ giúp của
giáo viên)
+Phân loại các dạng toán đặc biệt
+Cần có bộ công thức để vận dụng giải nhanh trắc nghiệm
+Nhớ các hệ quả của các bài toán khó để khi áp dụng ta không cần chứng minh lại.
+Thuộc lòng cách đổi đơn vị các đại lượng Vật Lý để tránh nhầm lẫn khi làm bài.
+Sưu tầm và giải bài tập từ nhiều nguồn khác nhau (sách tham khảo,Thầy cô,mạng Internet…) càng
nhiều càng tốt .
4.Giải đề thi mẫu
Trước một kỳ thi quan trọng,các em nên tập giải các đề thi mẫu với số lượng câu và thời lượng
như kỳ thi chính thức (tối thiểu từ 5 đến 7 đề).Có như vậy thì khi vào phòng thi mới tránh được
áp lực về thời gian,áp lực tâm lý và sức chịu đựng.Qua đó giúp các em tự tin hơn khi làm bài thi
chính thức .
Chú ý khi dùng sách tham khảo và học trên mạng Internet:
Hiện nay nguồn tham khảo khá nhiều,các em cần xác định được đâu là chương trình chuẩn đâu là
chương trình nâng cao để luyện tập mà không bị lệch hướng .Thông thường học sinh chọn nhiều ở
phần cơ bản.Có nhiều sách tham khảo đã tái bản nhưng nội dung vẫn còn những kiến thức không
phù hợp với cấu trúc đề thi hiện hành (ví dụ phần Thấu kính và Mắt thuộc phần quang hình 11)

PHẦN II:CHUẨN BỊ CHO VIỆC LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM
Khi đã nắm vững kiến thức, các em cần phải chuẩn bị sẵn những đồ dùng học tập được phép mang vào
phòng thi như bút mực, bút chì mềm, tẩy chì,máy tính và tất nhiên đều có thể sử dụng tốt. Riêng về
bút chì, công cụ chính để làm bài trắc nghiệm, các em nên chọn loại chì từ 2B đến 6B (tốt nhất nên
chọn loại 2B), nên chuẩn bị từ hai hoặc nhiều hơn hai chiếc được gọt sẵn, đồng thời cũng cần dự phòng
thêm một chiếc gọt bút chì. Các em không nên gọt đầu bút chì quá nhọn đặc biệt không nên sử dụng
bút chì kim, mà nên gọt hơi tà tà (đầu bằng hơn), có như thế mới giúp việc tô các phương án trả lời
được nhanh và không làm rách phiếu trả lời trắc nghiệm. Có như vậy, các em mới tiết kiệm được vài
ba giây hoặc hơn thế nữa 5 đến 7 giây cho một câu, và như thế, cứ 15 câu các Em có thể có thêm thời
gian làm được 1 hoặc 2 câu nữa. Nên nhớ rằng, khi đi thi, thời gian là tối quan trọng.
Về máy tính nên mua các loại máy CASIO FX570E SPLUS hoặc CASIO FX570MS và nhớ hãy sử
dụng cho thành thạo các chức năng trước khi thi.
PHẦN III: SỬ DỤNG CÁC CHIẾN THUẬT ĐỂ HOÀN THÀNH BÀI TRẮC NGHIỆM
Việc là một bài thi trắc nghiệm cũng giống như một vận động viên chạy Marathon.Nếu không biết phân
bố thời gian hợp lý ở từng giai đoạn thì sẽ không đủ thời gian cần thiết để giải quyết các câu trắc
nghiệm.Nên nhớ rằng đừng tham vọng làm được hết tất cả các câu trong đề thi và chỉ tiêu lấy điểm đối
với học sinh trung bình-khá dao động từ 6 đến 8 điểm .Nhiều học sinh có học lực khá nhưng không
biết sử dụng”chiến thuật” nên hiệu quả chưa cao.
Theo kinh nghiệm của bản thân ,các em cần làm theo các trình tự sau
1.Đọc hết đề và định hướng cách giải quyết
Đối với các kỳ thi tốt nghiệp hoặc thi Đại học thì học sinh được nhận đề trước khi tính giờ làm bài tối
thiểu từ 5 đến 7 phút.Trong thời gian này, đừng vội làm ngay.Các em phải làm được 2 việc:
+Ghi và tô chính xác mã đề thi lên phiếu TLTN
+Đọc lướt hết các câu trong đề để có các phương án giải quyết .
Trong quá trình đọc đề ,các em nhớ đánh dấu lại các câu khó và lạ trong bài thi( thường dao động từ 4
đến 5 câu) và chắc chắn làm sau cùng.
Việc tiến hành làm bài ,nên đọc và làm phần lý thuyết trước ,sau đó bài tập dễ và cáccâu bài tập khó
làm sau cùng .Vì điểm mỗi câu là như nhau,hơn nữa mỗi câu bài tập thường mất tối thiểu đến 2 đến 3
phút ( tốt nghiệp) và từ 5 đến 7 phút(Đại học),trong khi bình quân mỗi câu là 1,5phút .Do đó nếu chọn
phương án làm bài tập trước và chủ quan sẽ không đủ thời gian làm các câu lý thuyết còn lại ,chưa kể

làm không ra rồi quẩn trí do đó rơi vào tình trạng mất bình tĩnh ,không nhớ lý thuyết dù đó là kiến thức
dễ và thường “đánh lụi”
2.Chọn và tô đáp án đúng
Bài thi trắc nghiệm do máy chấm nên yêu cầu học sinh phải tô đúng kĩ thuật(tô đậm và phủ kín ô
tròn).Nếu đã tô xong, muốn chỉnh sửa thì phải tẩy thật sạch đáp án đó trước khi tô đáp án khác,nếu
không máy sẽ hiểu nhầm học sinh chọn 2 đáp án nên báo lỗi và sẽ mất điểm câu đó.
3.Kiểm tra bài làm
Nên kiểm tra thật kĩ các câu đã làm vì theo nguyên tắc bài thi trắc nghiệm,nếu tô đúng mới có
điểm.Trong quá trình làm bài từ 40 đến 50 câu thì chắc chắn sẽ có sự nhầm lẫn Nên kết thúc các câu dự
định làm trước thời gian hết giờ khoảng từ 5 đến 7 phút ,sau đó mới tiến hành tô các phương án “hên
xui” còn lại
PHẦN IV: MỘT SỐ KĨ NĂNG PHÂN LOẠI CÂU HỎI
I.PHẦN LÝ THUYẾT thường gặp các loại câu sau
1.Loại câu có 2 phương án là phủ định của nhau
Ví dụ 1:Chọn câu SAI ( Đề thi tốt nghiệp năm 2010)
Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, cơ năng của con lắc bằng :
A. thế năng của nó ở vị trí biên B.động năng của nó ở vị trí cân bằng
C.thế năng của nó ở vị trí cân bằng D.tổng động năng và thế năng ở vị trí bất kỳ
Phân tích :trong câu này rõ ràng đáp án là A hoặc C vì ở vị trí cân bằng khác vị trí biên nên cơ năng
của con lắc không thể bằng thế năng đồng thời tại 2 vị trí đó.
Đáp án đúng là C
Ví dụ 2: ( Đề thi tốt nghiệp năm 2010)Vận tốc của chất điểm dao động điều hoà có độ lớn bằng
không khi:
A. Li độ bằng không. B. Li độ có độ lớn cực đại. C.khi li độ bằng A/2. D.pha cực đại.
Phân tích : trong câu này rõ ràng đáp án là A hoặc B vì vận tốc bằng 0 không thể tồn tại ở 2 vị trí có li
độ bằng 0 và li độ cực đại.
Đáp án đúng là B.
Ví dụ 3(Đề thi CĐ- 2008): Đặtmột hiệu điện thế xoaychiều có giá trịhiệu dụng khôngđổi vào hai đầu
đoạn mạchRLCkhông phân nhánh. Hiệu điện thế giữa hai đầu
A. đoạn mạch luôn cùng pha với dòng điện trong mạch

B. cuộn dây luôn ngược pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.
C. cuộn dây luôn vuông pha với hiệu điện thế giữa hai đầu tụ điện.
D. tụ điện luôn cùng pha với dòng điện trong mạch.
Phân tích : trong câu này đáp án là B hoặc C vì hiệu điện thế giữa hai đầucuộn dây không thể đồng
thời cùng pha và vuông pha với hiệuđiện thế giữa hai đầu tụ điện.
Đáp án đúng là B
Ví dụ 4(Đề thi CĐ 2007) : Phóng xạ β
-

A. phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
B. phản ứng hạt nhân không thu và không toả năng lượng.
C. sự giải phóng êlectrôn (êlectron) từ lớp êlectrôn ngoài cùng của nguyên tử.
D. phản ứng hạt nhân toả năng lượng.
Phân tích : trong câu này đáp án là A hoặc D vì phóng xạ không thể tồn tại vừa thu vừa tỏa năng
lượng.
Đáp án đúng là D.
2.Loại câu hỏi có câu dẫn có từ phủ định.
Ví dụ 1:Chu kỳ dao động nhỏ của con lắc đơn không phụ thuộc vào :
A. chiều dài dây treo B. khối lượng quả nặng C.gia tốc trọng trường D. độ cao
Phân tích : trong câu này nếu sơ ý học sinh sẽ nhầm lẫn cụm từ” không phụ thuộc” và ” phụ thuộc” và
chọn đáp án A.
Đáp án đúng là B.
Ví dụ 2 (Đề thi TN năm 2010)Khi chiếu một ánh sáng kích thích vào một chất lỏng thì chất lỏng này
phát ánh sáng huỳnh quang màu vàng. Ánh sáng kích thích đó không thể là ánh sáng:
A. màu đỏ. B. màu chàm. C. màu lam. D. màu tím.
Phân tích :Dễ nhầm lẫn có thể và không thể
Đáp án đúng làA
Ví dụ 3 (Đề thi cao đẳng năm 2009): Dùng thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được
A. hiện tượng quang – phát quang. B. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
C. nguyên tắc hoạt động của pin quang điện. D. hiện tượng quang điện ngoài.

Phân tích :Dễ nhầm lẫn đáp án D vì thuyết lượng tử có đi kèm với hiện tượng quang điện ngoài.
Đáp án đúng là B.
3.Loại câu hỏi có cụm từ “chọn phương án sai”
Nếu đọc đề không kĩ,người làm sẽ nhận thấy đáp án quen thuộc và chọn ngay,chắc chắn sẽ sai
Ví dụ1 (Đề thi ĐH – CĐ năm 2010)Theo thuyết lượng tử ánh sáng, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Ánh sáng được tạo thành bởi các hạt gọi là phôtôn.
B. Năng lượng của các phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc tần số của ánh sáng.
C. Trong chân không, các phôtôn bay dọc theo tia sáng với tốc độ c = 3.10
8
m/s.
D. Phân tử, nguyên tử phát xạ hay hấp thụ ánh sáng, cũng có nghĩa là chúng phát xạ hay hấp thụ
phôtôn.
Phân tích :Dễ nhầm lẫn đáp án A nếu không đọc kĩ câu dẫn
Đáp án đúng là B.
Ví dụ2 (Đề thi CĐ 2008): Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
C. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh và làm ion hoá không khí.
Phân tích :Dễ nhầm lẫn đáp án B nếu không đọc kĩ câu dẫn.
Đáp án đúng là C
4.Loại câu so sánh giữa các đơn vị kiến thức với nhau
Học sinh phải nắm chắc kiến thức ,có thể so sánh các kiến thức trong cùng 1 chương hoặc giữa các
chương với nhau.
Ví dụ: 1(Đề thi CĐ 2007): Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?
A. Phản xạ. B. Truyền được trong chân không.
C. Mang năng lượng. D. Khúc xạ.
Phân tích :Đề bài so sánh điểm chung giữa sóng cơ( chương II)với sóng điện từ (chương IV)
Đáp án đúng là B
Ví dụ2: (Đề thi CĐ 2007): Tia hồng ngoại và tia Rơnghen đều có bản chất là sóng điện từ, có bước

sóng dài ngắn khác nhau nên
A. chúng bị lệch khác nhau trong từ trường đều. B. có khả năng đâm xuyên khác nhau.
C. chúng bị lệch khác nhau trong điện trường đều. D. chúng đều được sử dụng trong y tế để chụp X-
quang (chụp điện).
Phân tích :Đề bài so sánh tia hồng ngoại và tia Rơnghen
Đáp án đúng là B
Ví dụ3:Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại ?
A. cùng bản chất là sóng điện từ. B. Tia hồng ngoại có bước sóng nhỏ hơn tia tử ngoại.
C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều tác dụng lên kính ảnh.
D. Tia hồng ngoại vàt tia tử ngoại không nhìn thấy bằng mắt thường.
Phân tích :Đề bài so sánh tia hồng ngoại và tia tử ngoại về bản chất và tính chất
Đáp án đúng là B
4.Loại câu trong một phương án trả lời có vế đầu đúng ,vế sau sai và ngược lại
Ví dụ 1: (Đề thi TN THPT- 2009): Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao
động tại hai điểm đó ngược pha nhau.
B. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi
là sóng dọc.
C. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng
gọi là sóng ngang.
D. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử
môi trường.
Phân tích :Trong câu A,vế đầu đúng nhưng vế sau sai (ngược pha)
Ví dụ 2:((Đề thi cao đẳng năm 2009): Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hiện tượng phóng xạ?
A. Trong phóng xạ a, hạt nhân con có số nơtron nhỏ hơn số nơtron của hạt nhân mẹ.
B. Trong phóng xạ b
-
, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số prôtôn khác nhau.
C. Trong phóng xạ b, có sự bảo toàn điện tích nên số prôtôn được bảo toàn.
D. Trong phóng xạ b

+
, hạt nhân mẹ và hạt nhân con có số khối bằng nhau, số nơtron khác nhau.
Phân tích :Trong câu C,điện tích được bảo toàn nhưng số proton không bảo toàn.
Ví dụ 3:(Đề thi Đại học-cao đẳng năm 2011): Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Khi sóng điện từ gặp mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó có thể bị phản xạ và khúc xạ.
B. Sóng điện từ truyền được trong chân không.
C. Sóng điện từ là sóng ngang nên nó chỉ truyền được trong chất rắn.
D. Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với
nhau.
Phân tích :Trong câu C,vế đầu đúng vì sóng điện từ là sóng ngang nhưng vế sau sai vì nó truyền được
tất cả các môi trường .
* PHẦN BÀI TẬP: Nếu không kịp giờ, bạn nên mạnh dạn từ bỏ các loại bài tập thuộc vào một trong
ba điều sau:
1/ Đề bài quá dài, quá rườm rà hoặc hình vẽ phải mô tả phức tạp.
2/ Bài giải cần quá nhiều giai đoạn biến đổi.
3/ Kiến thức lý thuyết vật lý để giải bài tập không có trong nội dung sách giáo khoa và cấu trúc đề thi.
MỘT SỐ THỦ THUẬT
KHI LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM
Chiêu thứ 1 : Khi trong 4 phương án trả lời có 2 phương án là phủ định của nhau, thì câu trả lời đúng
chắc chắn là một trong 2 phương án này.
Ví dụ : Khi một vật dao động điều hòa từ vị trí biên về vị trí cân bằng :
A. Vận tốc vật tăng B. Lực hồi phục giảm
C. Gia tốc vật giảm D. Gia tốc vật không đổi
Rõ rang với trường hợp câu hỏi này ta không cần quan tâm đến 2 phương án A và B vì C và D không
thể cùng đúng hoặc cùng sai được. Nếu vào thi gặp câu hỏi dạng này thì coi như bạn may mắn, vì bạn
đã được trợ giúp 50 – 50 rồi .
Chiêu thứ 2 : Khi 4 đáp án nêu ra của đại lượng cần tìm có 3 đến 4 đơn vị khác nhau thì hãy khoan
tính toán đã, có thể người ta kiểm tra kiến thức về thứ nguyên ( đơn vị đại lượng ) đấy.
Ví dụ : Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 100g dao động với tần số 5Hz và với biên độ 5
cm thì sẽ có cơ năng là :

A. 25 W B. 0,025 J C. 0.25 kg.m/s D. 2,5 J.s
Với bài toán này, sau một loạt tính toán bạn thu được kết quả 0,025J. Tuy nhiên, chỉ cần nhanh trí một
chút thì việc chọn đáp án B là hiển nhiên, không cần tính toán.
Chiêu thứ 3 : Đừng vội vàng “ tô vòng tròn “ khi con số bạn tính được trùng khớp với con số của một
phương án trả lời nào đấy. Mỗi đại lượng vật lí còn cần có một đơn vị phù hợp nữa .
Ví dụ : Đặt vào 2 đầu đoạn mạch RLC với
Ω=100R
, một hiệu điện thế có giá trị hiệu dụng là 200V.
Điện năng cực đại mà đoạn mạch tiêu thụ trong 2,5s là :
A. 400J B. 400 W C. 1000 W D. 1kJ
Giải bài toán này, bạn thu được kết quả 1000. Nhưng đáp án đúng lại là 1 cơ. Hãy cẩn thận với những
bài toán dạng này, “ Giang hồ hiểm ác ” ban nhé .
Chiêu thứ 4 : Phải cân nhắc một con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết
không. Chẳng hạn tìm bước sóng ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng từ 0,4 đến 0,76
m
µ
.
Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần trăm
của áp lực. Trong thí dụ sau, hai con số 0,5N và 0,68N rõ rang là khhông thể chấp nhận được.
Một ôtô có khối lượng 2 tấn đang chuyển động với vận tốc 36km/h thì tắt máy, sau khi đi được đoạn
đường 200m thi dừng hẳn . Lực ma sát trung bình tác dụng lên ô tô trong quá trình này có độ lớn :
A. 500 N B. 0,5 N C. 6,48 N D. 6480 N
Bao giờ cũng vậy, trong 4 phương án trả lời, với một chút tinh ý và óc phán đoán nhanh, trên cơ sở
kiến thức đã học bạn luôn luôn có thể loại trừ ngay 2 phương án không hợp lí.
Chiêu thứ 5 : Luôn luôn nhận thấy với những từ phủ định trong câu hỏi cả trong phần để lẫn trong
phương án trả lời. Không phải người tar a đề thi nào cũng “ nhân từ ” mà in đậm, in nghiêng, viết hoa
các từ phủ định cho bạn đâu. Hãy đánh dấu các từ phủ định để nhắc nhở bản thân không phạm sai lầm .
Ví dụ : Tần số dao động của con lắc lò xo không phụ thuộc vào :
A. Độ cứng lò xo B. Khối lượng của vật nặng
C. Cách kích thích ban đầu D. Các câu trên đều đúng

Hãy nhớ là mỗi kì thi có không ít sĩ tử “ trận vong ” chỉ vì những chữ “ không “ chết người như trên
đây !
Chiêu thứ 6 : Tương tự bạn phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay
sai. Bạn phả đọc cho hết câu hỏi. Thực tế có bạn chẳng đọc câu nào đã vội trả lời.
Ví dụ 1: Chọn đáp án DÚNG :
A. Khi đưa đồng hồ quả lắc lên cao thì đồng hồ chạy nhanh hơn.
B. Khi nhiệt độ giảm thì đồng hồ chạy chậm hơn.
C. Chu kì dao động của con lắc lò xo phụ thuộc gia tốc trọng trường.
D. Chu kì dao động của con lắc lò xo không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Ví dụ 2 : khi một vật dao động điều hòa thì :
A. Động lượng của vật biến thiên.
B. Thế năng của vật biến thiên.
C. Động năng của vật biến thiên.
D. Cơ năng của vật biến thiên.
Chọn đáp án SAI.
Chiêu thứ 7 : Đặc điểm của bài toán trắc nghiệm là phạm vi bao quát kiến thức rộng, có khi chỉ những
chú ý, lưu ý, nhận xét nhỏ lại giúp ích cho bạn rất nhiều khi lựa chọn phương án trả lời. Nắm trắc kiến
thức và tự tin với kiến thức mình có , không để bị nhiễu vì những dữ kiện cho không cần thiết.
Ví dụ : Cho đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp, trong đó
Ω= 80R
, cuộn dây có điện trở thuần
Ω= 30r
, độ tự cảm
HL
π
2
=
và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào 2 đầu đoạn mạch
một hiệu điện thế xoay chiều
( )

Vtu






−=
6
100cos2220
π
π
. Điều chỉnh điện dung của tụ điện để
cường độ dòng điện trong mạch đạt giá trị cực đại. Khi đó công suất tiêu thụ của mạch là :
A. 440W B. 484W C. 220W D. 242W
Ở đây ta không cần quan tâm đến giá trị của độ tự cảm L và điện dung C của tụ điện, tần số góc
ω

hay pha ban đầu
ϕ
của hiệu điện thế, những giá trị này đưa vào chỉ gây nhiễu. Điều quan trọng là
ta phải biết tính giá trị của cường độ dòng điện cực đại và công suất tiêu thụ của đoạn mạch khi đó
W
rR
U
P 440
2
max
=
+

=
Chap 3- KỸ NĂNG ÔN TẬP VÀ LÀM BÀI THI ĐẠI HỌC VẬT LÝ ĐẠT ĐIỂM CAO - TẠI SAO
KHÔNG?
Vậy làm thế nào để các em có thể đạt được kết quả thi Đại học cao
nhất, hoàn thành được ước vọng của bản thân, tâm nguyện của cha
mẹ, thầy cô? Thầy sẽ trao đổi với các em một số vấn đề về “Kĩ năng
ôn tập và làm bài thi Đại học môn Vật lí đạt hiệu quả cao”.
Nội dung:
Ôn thật kĩ về kiến thức
Chuẩn bị cho việc làm bài thi trắc nghiệm
Kĩ năng khi làm bài thi trắc nghiệm
Cách để trả lời những câu hỏi khó (câu hỏi dạng “đỉnh”)
Làm gì để bảo vệ sức khoẻ trước khi thi Đại học?
A. Ôn thật kĩ về kiến thức.
Hãy nhớ thi trắc nghiệm khách quan hay tự luận (trắc nghiệm tự luận) chỉ là hình thức kiểm tra đánh
giá người học theo những tiêu chí đã định trước. Cho dù thi theo hình thức nào thì muốn đạt kết quả
cao, không nghi ngờ gì nữa, các em cần phải nắm vững kiến thức Vật lí 12.
Vì rằng “Kiến thức là quan trọng nhất để đem lại kết quả cao nhất”. Các em hãy trang bị cho mình
các kiến thức cần thiết – hành trang không thể thiếu trước khi bước vào phòng thi!
Nội dung thi Đại học môn Vật lí chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12 hiện hành, và cũng theo
Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề thi sẽ không ra phần đọc thêm trong sách giáo khoa.
“Chủ trương của Bộ: đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ phải đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ
bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học chủ
yếu là chương trình lớp 12. Đề thi đạt yêu cầu phân loại được trình độ học lực của thí sinh và phù hợp
với thời gian quy định cho mỗi môn thi.
Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần đã
được giảm tải, cắt bỏ, hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn
bản quy định về điều chỉnh chương trình) và vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt
khoa học hoặc có nhiều cách giải.” (Nguồn: )
* Lời bàn: Nếu phân tích kĩ các đề thi trắc nghiệm trong kỳ thi tuyển sinh Đại học trong những năm

gần đây, ta nhận thấy, đề ra chủ yếu là chương trình lớp 12 chứ không phải hoàn toàn ở trong chương
trình lớp 12. Không ít em học sinh hiểu nhầm, đề thi đại học nằm trong SGK 12 nên phải “bó tay chấm
com” trước những câu hỏi thuộc loại “đỉnh”. Câu hỏi thuộc loại “đỉnh” có thể được hiểu theo các bình
diện sau đây:
* Đó không phải là một câu hỏi thuộc loại phổ biến, là một câu hỏi thuộc loại “đánh đố”.
* Đó là một “khía cạnh mới” một “góc độ mới” của một hiện tượng vật lí quen thuộc mà SGK không
nói “tường minh”.
* Đó là một vấn đề có liên quan đến phần “chữ nhỏ” trong SGK (chứ không phải trong “chữ nhỏ”!)
* Đó là một “vấn đề cũ” được “F5” (làm tươi) trên một bình diện mới.
* Đó là một “vấn đề” được tổng hợp từ nhiều nội dung "dễ”.
* Đó là một câu hỏi có liên quan đến nhiều chương (dạng tổng hợp) của lớp 12.
* Đó là một câu hỏi có liên quan đến chương trình lớp 10 và 11.
* Đó là một bài tập đòi hỏi phải “lấn sân về thời gian” của các câu khác thì mới làm xong.
* Đó là những “vấn đề” mà học sinh ít để ý đến.
* Đó là những “vấn đề” mà học sinh hay mắc sai lầm (đôi khi cả thầy cũng mắc nếu đọc chưa kỹ!)
* Đó là những câu hỏi lạ hoắc!
Câu hỏi thuộc loại “đỉnh” này đòi hỏi học sinh hoặc đã “trải nghiệm” hoặc “có óc tư duy và phán đoán”
cũng “đỉnh”
thì mới giải quyết được.
Nói gì thì nói, các em cũng cần phải nắm vững kiến thức ở lớp 12 và một số vấn đề đã học ở các lớp
10, 11:
• Lớp 10: Động học và động lực học chất điểm. Chú trọng đến các khái niệm vận tốc, gia tốc, lực quán
tính, các định luật Niu – tơn và các lực cơ học
• Lớp 11: Công của lực điện trường, chuyển động của hạt mang điện dưới tác dụng của lực điện
trường; Từ trường và cảm ứng điện từ, chuyển động của hạt mang điện dưới tác dụng của từ trường
(lực Lo–ren–xơ); Thấu kính và lăng kính, sự truyền ánh sáng qua thấu kính và lăng kính, các công thức
thấu kính và lăng kính
• Đặc biệt, một số kiến thức toán học làm công cụ cho việc xử lí tính toán nhưng xin đừng quên bản
chất Vật lí.
Với hình thức trắc nghiệm, các nội dung kiến thức được đề cập trong đề thi rất rộng, bao phủ toàn bộ

chương trình Vật lí 12, song không có những nội dung được khai thác quá sâu, phải sử dụng nhiều phép
tính toán như hình thức tự luận. Các em chỉ cần nắm vững kiến thức và các dạng bài tập cơ bản trong
SGK là có thể làm tốt bài thi.
Muốn được như vậy, các em hãy chú ý học để hiểu và nắm thật chắc lý thuyết và luyện tập các dạng
bài tập cơ bản ở hình thức tự luận, từ đó rút ra những nhận xét và ghi nhớ quan trọng và thật sự bổ
ích. Việc nóng vội, chỉ lao ngay vào luyện giải các đề trắc nghiệm sẽ làm các em không thể nắm được
tổng thể và hiểu sâu được kiến thức, bởi ở mỗi câu hỏi trắc nghiệm, vấn đề được đề cập thường không
có tính hệ thống. Khi đã nắm chắc kiến thức, các em chỉ còn phải rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc
nghiệm, điều này không tốn quá nhiều thời gian.
* Lời khuyên:
• Nên “chinh phục” lại những bài tập trong sách giáo khoa (và cả những vấn đề về lí thuyết), bài tập
nâng cao ở sách bài tập, các bộ đề thi từ những năm trước. Chăm chỉ giải nhiều dạng đề, điều đó giúp
cho các em có thêm kinh nghiệm “đọc” đề thi và các kỹ năng giải một bài tập Vật lí nhanh nhất.
• Hãy giữ lại tất cả các đề và đáp án thi thử ở tất cả các nơi kể cả trên internet để đến vòng ôn thi cuối
trước khi thi Đại học, các em sẽ làm lại và lúc đó sẽ nhớ được nhiều kiến thức quý báu. Vì rằng:
* Mỗi một đề thi thử, dù thi ở đâu đi chăng nữa, cũng là kết quả của những suy nghĩ, những cân nhắc
cẩn thận và là sự chắt lọc được những tinh túy của các thầy giáo, cô giáo.
* Vì vậy, việc giữ lại các đề mà mình đã thi, thậm chí thu thập cả những đề thi ở các nơi là một việc
làm cần thiết để giúp các em học tập, ôn thi có hiệu quả hơn và để cho việc thi thử là có ích.
* Sau khi thi xong, các em không nên xem ngay đáp án, mà hãy dành một khoảng thời gian để trăn trở,
suy ngẫm về những câu hỏi mà mình còn cảm thấy băn khoăn, chỗ nào chưa rõ thì có xem lại sách, chỗ
nào còn khuyết về kiến thức thì cần học lại hoặc có thể hỏi các giáo viên dạy mình. Sau khi đã suy nghĩ
kỹ và tìm lời giải cho các câu hỏi đó theo cách của riêng mình, các em mới kiểm tra đáp án và xem
hướng dẫn giải của ban tổ chức. Làm như vậy là các em đã lấy mỗi lần thi là một lần mình học tập và
giúp các em ngấm sâu nhiều kiến thức quý báu. Đây có thể sẽ là những lần học tập rất có hiệu quả nếu
các em tận dụng được.
B. Chuẩn bị cho việc làm bài thi trắc nghiệm.
Khi đã nắm vững kiến thức, các em cần phải chuẩn bị sẵn những đồ dùng học tập được phép mang vào
phòng thi như bút mực, bút chì mềm, thước kẻ, com – pa, tẩy chì, và tất nhiên đều có thể sử dụng tốt.
Riêng về bút chì, công cụ chính để làm bài trắc nghiệm, các em nên chọn loại chì từ 2B đến 6B (tốt

nhất nên chọn loại 2B), nên chuẩn bị từ hai hoặc nhiều hơn hai chiếc được gọt sẵn, đồng thời cũng cần
dự phòng thêm một chiếc gọt bút chì. Các em không nên gọt đầu bút chì quá nhọn đặc biệt không nên
sử dụng bút chì kim, mà nên gọt hơi tà tà (đầu bằng hơn), có như
thế mới giúp việc tô các phương án trả lời được nhanh và không làm rách phiếu trả lời trắc nghiệm. Có
như vậy, các Em mới tiết kiệm được vài ba giây hoặc hơn thế nữa 5 đến 7 giây cho một câu, và như
thế, cứ 15 câu các Em có thể có thêm thời gian làm được 1 hoặc 2 câu nữa. Nên nhớ rằng, khi đi thi,
thời gian là tối quan trọng.
Để tiết kiệm thời gian, em nên chuẩn bị nhiều bút chì đã gọt sẵn, hạn chế tối đa việc phải gọt lại chì
trong khi đang làm bài, không nên sử dụng tẩy liền với bút chì mà nên sử dụng gôm tẩy rời. Nếu có thể,
các Em nên tập tô thử các ô ở nhà.
C. Kĩ năng khi làm bài thi trắc nghiệm.
Đề thi Đại học gồm có 50 câu, mỗi câu có 04 phương án lựa chọn, trong đó chỉ có một phương án duy
nhất đúng. Toàn bài được đánh giá theo thang điểm 10, chia đều cho các câu trắc nghiệm, không phân
biệt mức độ khó, dễ (với đề thi Đại học, mỗi câu được 0,2 điểm), thời gian làm bài thi Đại học là 90
phút. Các em hãy rèn luyện cho mình những kĩ năng sau đây:
• Nắm chắc các qui định của Bộ về thi trắc nghiệm: Điều này đã được hướng dẫn kĩ càng trong các
tài liệu hướng dẫn của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, trong đó có qui chế thi.
• Làm bài theo lượt:
* Đọc trước toàn bộ đề: Đọc thật nhanh qua toàn bộ và làm những câu dễ trước; Đánh dấu những câu
mà Em cho rằng theo một cách nào đó thì Em có thể trả lời chính xác được câu hỏi đó.
* Đọc lại toàn bộ bài kiểm tra lần thứ hai và trả lời những câu hỏi khó hơn : Em có thể thu thập
được một số gợi ý từ lần đọc trước, hoặc cảm thấy thoải mái hơn trong phòng thi.
* Nếu có thời gian, hãy đọc lại toàn bộ câu hỏi và phương án chọn: Rất có thể Em đã hiểu sai ý của
đề bài từ lần đọc trước, hãy fix các câu đó bằng cách sử dụng tẩy đồng thời kiểm tra xem các ô được tô
có lấp đầy diện tích chì và đủ đậm hay không, nếu quá mờ thì khi chấm máy sẽ báo lỗi.
* Mẹo: Nên đọc đề từ đầu đến cuối và làm ngay những câu mà mình cho là chắc chắn sẽ làm đúng,
đánh dấu (trong đề) những câu chưa làm được, sau đó lặp lại lượt thứ hai, rồi lượt thứ ba Các em
không nên dừng lại quá lâu ở một câu trắc nghiệm, sẽ mất cơ hội ở những câu dễ hơn, mà điểm số thì
được chia đều.
• Sử dụng chì và tẩy (gôm):

Thời gian tính trung bình cho việc trả lời mỗi câu trắc nghiệm là 1,8 phút (dĩ nhiên câu dễ sẽ cần ít thời
gian hơn, còn câu khó sẽ cần nhiều hơn). Khi làm bài, tay phải em cầm bút chì để tô các phương án trả
lời, tay trái cầm tẩy để có thể nhanh chóng tẩy và sửa phương án trả lời sai. Phải nhớ rằng, tẩy thật sạch
ô chọn nhầm, bởi vì nếu không, khi chấm, máy sẽ báo lỗi
• Sử dụng phương pháp loại trừ trên cơ sở suy luận có lí.
Có thể các em sẽ gặp một vài câu mà bản thân còn phân vân chưa biết phương án nào chắc chắn đúng.
Khi đó, các em có thể sử dụng phương pháp loại trừ để có được phương án trả lời phù hợp với yêu cầu
của đề. Trong nhiều trường hợp, các em tính một đại lượng nào đó thì có thể loại trừ 50:50 hoặc loại
chỉ còn 01 phương án đúng! (chẳng hạn, ở đề thi tốt nghiệp THPT 2009 vừa rồi, có câu hạt nhân nào
bền vững nhất trong các hạt nhân U, Cs, Fe và He?
Nếu nắm được những hạt nhân có số khối A trong khoảng từ 50 đến 70 thì chọn ngay Fe, song nếu
không nhớ, chúng ta thấy Fe trong đời sống hằng ngày là khá bền vững, vậy ta loại trừ các hạt nhân
kia!)
• Trả lời tất cả các câu (“tô” may mắn!): Mỗi câu đều có điểm, vậy nên, bỏ qua câu nào là mất điểm
câu đó. Khi đã gần hết thời gian làm bài, nếu còn một số câu trắc nghiệm chưa tìm được phương án trả
lời đúng, các em không nên bỏ trống, mà nên lựa chọn ngẫu nhiên phương án trả lời (cái này nếu nói
bình dân là “tô lụi” nhưng có “cơ sở khoa học”! hay tô theo “linh cảm”). Cách làm này sẽ giúp các em
tăng được cơ hội có thêm điểm số, nếu may mắn phương án trả lời là đúng, còn nếu sai cũng không bị
trừ điểm (ngoại trừ trường hợp bị trừ điểm âm, mà ở Việt Nam ta, chưa áp dụng!). Song, các Em không
nên lạm dụng cách làm này, vì tỉ lệ may mắn là rất thấp.
D. Cách để trả lời những câu hỏi khó (câu hỏi dạng “đỉnh”)
• Loại trừ những phương án mà Em biết là sai: Nếu được phép, Em đánh dấu chỗ sai hay bổ sung
những phần cần thiết vào phương án đó để chỉ rõ vì sao nó sai.
• Hãy kiểm tra tính đúng/sai của mỗi phương án: Bằng cách này, Em có thể giảm bớt các lựa chọn
của Em và tiến đến lựa chọn chính xác nhất.
• Phải cân nhắc các con số thu được từ bài toán có phù hợp với những kiến thức đã biết không.
Chẳng hạn tìm bước sóng của ánh sáng khả kiến thì giá trị phải trong khoảng 0,38 (μm) đến 0,76 (μm).
Hay tính giá trị lực ma sát trượt thì hãy nhớ là lực ma sát trượt luôn vào khoảng trên dưới chục phần
trăm của áp lực.
• Những phương án bao gồm những từ phủ định hay mang tính tuyệt đối.

• “Tất cả những ý trên”: Nếu Em thấy có tới ba phương án có vẻ đúng thì tất cả những ý trên đều có
khả năng là đáp án chính xác!
• Mỗi đại lượng vật lí còn cần có đơn vị đo phù hợp nữa: Đừng vội vàng “tô vòng tròn” khi con số
Em tínhđược trùng khớp với con số của một phương án trả lời nào đấy.
• Những phương án trông “giông giống”: Có lẽ một trong số đó là đáp án chính xác; chọn đáp án tốt
nhất nhưng loại ngay những đáp án mang nghĩa giống hệt.
• Hai lần phủ định: Tạo ra một câu khẳng định có chung nghĩa với câu có hai lần phủ định rồi xem xét
nó.
• Những phương án ngược nhau: Khi trong 4 phương án trả lời, nếu hai phương án mà hoàn toàn trái
ngược nhau, có lẽ một trong hai phương án đó là đáp án chính xác!
• Ưu tiên những phương án có những từ hạn định: Kết quả sẽ dài hơn, bao gồm nhiều yếu tố thích
hợp hơn cho một câu trả lời.
• Nếu như cả hai đáp án đều có vẻ đúng: So sánh xem chúng khác nhau ở điểm gì. Rồi dựa vào câu
gốc ở đề bài để xem phương án nào phù hợp hơn.
• Em phải cảnh giác với những câu hỏi yêu cầu nhận định phát biểu là đúng hay sai. Làm ơn đọc
cho hết câu hỏi. Thực tế có Em chẳng đọc hết câu đã vội trả lời rồi!
• Các Em có 2 cách để tìm đáp án đúng:
* Cách thứ nhất: Giải bài toán đầu bài đưa ra tìm đáp số xem có đúng với đáp án thì đáp án đó dùng
được.
* Cách thứ hai: Ta dùng đáp án đó đưa vào công thức mà các em biết thì đáp án nào đưa vào công thức
có kết quả hợp lý là đáp án đúng.
* Lưu ý rằng, nhược điểm lớn nhất của các Em khi làm bài là các em thường hiểu sai hiện tượng
Vật lí, vì vậy dẫn đến chọn phương án trả lời sai.
Vật lí khác với Toán học và chỉ có mối liên hệ với toán học bằng các phương thức của phương trình
nhưng có những đề thuộc bản chất của Vật lí không nằm trong phương trình toán. Phần lớn các em
không để ý đến bản chất Vật lí. Khắc phục được điều này các em phải chịu khó nghe Thầy cô giáo
giảng bài, khi vận dụng kiến thức hiểu bản chất của vấn đề thì các em mới làm tốt được bài.
Khi làm bài trắc nghiệm Vật Lí, trước hết Em cần đặt câu hỏi và đạt được các mục tiêu sau sau đây:
Chuẩn xác – cách giải/hướng đi/phán đoán đúng + Nhanh – Hoàn thành từng câu trong thời gian ngắn
nhất để dành thời gian nhiều nhất cho các câu khác + Hoàn thiện – Phải biết cách trình bày đầy đủ từ

điều kiện xác định của đề để việc loại bỏ nghiệm lạ hay giải thích đầy đủ câu trả lời của mình. Nhanh –
Hoàn thiện thường đi song hành với nhau trong khi trả lời các câu hỏi trắc nghiệm (trong đó bao gồm
cả khâu tô vào trong phiếu trả lời).
E. Làm gì để bảo vệ sức khoẻ trước khi thi Đại học?
(Bác sĩ Lâm Xuân Điền - giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP HCM - gửi đến các thí sinh một số lời
khuyên)
1. Về mặt thể lực
Trước tiên các em cần ăn uống cho đủ chất và ăn no vì thời điểm học căng thẳng cơ thể sẽ tiêu tốn
nhiều calo. Ở thời điểm này các em dễ rơi vào tình trạng “ăn không vào”, vì vậy nên ăn thật nhiều
những món “khoái khẩu”,không nên kiêng cữ (trứng, chả, đậu, chuối…).
Nếu thí sinh ở tỉnh xa nên chuẩn bị chỗ ở càng gần địa điểm thi càng tốt để tránh những rủi ro có thể
xảy ra như kẹt xe, tai nạn giao thông… Nên đi đến điểm thi trước giờ quy định khoảng một giờ đồng
hồ, khảo sát địa điểm thi trước đó một ngày. Những bất trắc nhỏ về sức khoẻ có thể xảy ra như nhức
đầu, sốt. Khi đó nên dùng các thuốc giảm sốt, giảm đau thông thường nhưng không thể quá nôn nóng
mà uống quá liều.
Giấc ngủ hết sức quan trọng, đặc biệt vào những ngày này. Thời gian ngủ tối thiểu là 5 giờ. Tuyệt đối
không được dùng các chất kích thích như trà, cà phê để thức ôn bài vì nó nguy hiểm đến sức khoẻ và
không giúp gì được cho trí nhớ.
Một sự cố thường gặp ở thí sinh là ngủ… quên cả giờ thi. Do buổi tối trước các em bị căng thẳng nên
trằn trọc
đến 2-3 giờ sáng mới chợp mắt. Người trong gia đình hoặc các bạn cùng phòng phải chú ý nhắc nhở
nhau điều này.
2. Về mặt tâm lý
Việc học là một quá trình lâu dài không thể chỉ là một vài ngày. Do đó gần ngày thi không nên ôn tập
dồn dập. Chỉ học tối đa 5-7 tiếng. Sau 45-50 phút cần phải có sự nghỉ ngơi, thư giãn. Đậu hay trượt,
điểm cao hay thấp là kết quả của một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài và còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác, không nên tạo một áp lực quá lớn cho bản thân mình.
Khi bước vào phòng thi, ngay những phút đầu tiên phải tự trấn tĩnh (nhất là các thí sinh thi lần đầu), hít
sâu, thở đều 10-12 cái. Chú ý đọc kỹ những câu hỏi đơn giản, xem lại bài trước khi nộp.
Giữa hai buổi thi cần nghỉ ngơi, nếu có ôn bài cũng chỉ ôn từ 15 đến 20 phút.

3. Gia đình cần lưu ý
Nên đưa con em mình về nhà sau buổi thi. Lúc này các em thường suy nghĩ lại những câu trả lời trong
bài thi, nếu để các em tự đi xe sẽ dễ bị tai nạn do không tập trung. Nếu như kết quả thi không đạt yêu
cầu, gia đình và người thân cũng phải an ủi, động viên vì trong giai đoạn này các em rất dễ bị sốc do
không đạt được kết quả như mong ước; chuẩn bị cho kỳ thi quá căng thẳng; tự gây áp lực cho bản
thân…
(Nguồn: )
Các Em thân mến!
Trên đây là một số trao đổi của thầy về những trải nghiệm khi hướng dẫn học sinh luyện thi Đại học
với hình thức thi trắc nghiệm cũng như những thông tin thêm về những lời khuyên của các Bác sỹ trong
việc giữ gìn sức khỏe trước kỳ thi. Mong rằng, những điều đó sẽ giúp ích cho các em trong kì thi Đại
sắp tới!
Tương lai đang sáng lạn ở phía trước, bởi vậy các Em phải “học cho chắc và bình tĩnh, tự tin” khi
làm bài vẫn là hai yếu tố then chốt quyết định cho sự thành công của các Em.
Chúc các em giữ sức khỏe tốt, thành công và may mắn! Thân gửi đến gia đình các Em lời chúc sức
khỏe và mong rằng, gia đình các Em sẽ để ý đến sức khỏe của các Em đặc biệt hơn trong những ngày
trước, trong và sau mỗi đợt thi Đại học năm nay.
Thân mến!
(Nguồn DayHocVatLi.Net)
Chap 4- MÔN VẬT LÝ: LÀM LÝ THUYẾT TRƯỚC
Để làm bài tốt môn vật lý, thầy Trần Quang Phú – trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn lưu ý: trước
hết thí sinh phải đọc tổng quát thật nhanh cả đề và tô sẵn những câu lý thuyết mà các em biết
chắc chắn đúng.
Những câu tìm phát biểu sai thì tô lên chữ sai để khỏi lầm khi chọn đáp án đúng. Sau đó, thí sinh nên
làm lý thuyết trước (chiếm khoảng trên 30% câu hỏi). Những câu nào chưa suy luận được thì đánh dấu
lại ngoài lề đề thi, để xong hết làm lại sau.
Về phần bài tập, vì có nhiều mã đề nên không như thi tự luận thường cho câu dễ trước, câu khó sau. Do
đó, câu nào làm nhanh, chắc đúng thì làm trước, tô luôn trên đáp án. Các câu cần tính toán qua hai, ba
giai đoạn thì làm sau. Đừng mất tinh thần khi gặp hai, ba câu đầu tiên khó. Có những câu chỉ cần 10
giây là xong, có những câu làm tới 10 phút vẫn chưa xong.

Tóm lại, thí sinh phải ôn thật chắc lý thuyết, thuộc nằm lòng các công thức để có thể thao tác nhanh,
vận dụng thuần thục; đồng thời rèn luyện kĩ năng tính toán nhanh và chính xác.

Tác giả bài viết: Theo: Cẩm nang TSĐT 2013
Chap 5- 5 BÍ KÍP TỰ TIN GIÀNH ĐIỂM 10 MÔN VẬT LÝ
Nguyễn Hoàng Nam - Thủ khoa ĐH Bách khoa TPHCM bật mí 5 bí kíp để các thí sinh tự tin ôm
trọn điểm 10 môn Vật lý.
1. Đọc đáp án trước:
Trong lúc làm bài thi, các bạn nên đọc đáp án trước để đoán được ý đồ ra đề của tác giả và tránh suy
nghĩ lan man. Ngoài ra việc đọc đáp án trước có thể giúp các bạn chọn ngay được đáp án đúng trong
một số trường hợp mà không cần phải qua tính toán.
2. Chú ý đến những chi tiết nhỏ trong đề bài:
Khi làm bài thi, cần đọc kĩ từng chi tiết, cho dù là nhỏ nhất trong đề, tránh đọc thiếu đọc sót để rồi
đánh trúng đáp án “nhử” của người ra đề và mất toàn bộ điểm của câu đó mặc dù mình biết cách làm.
3. Thế số trong trường hợp tổng quát:
Trong 1 số trường hợp, ngoài việc đưa ra đáp án từ các dữ kiện đề bài thì ta có thể nghĩ đến cách thế
một con số tổng quát trong đề bằng một con số cụ thể để có thể rút ngắn thời gian làm bài và tránh các
công thức dài dòng, toàn “chữ” chứ không phải số rất dễ gây sai sót.
4. Làm quen với tốc độ:
Điểm khác biệt lớn nhất giữa một học sinh giỏi làm trắc nghiệm môn Lý và một học sinh bình thường
chính là tốc độ làm bài. Mọi người thường nói làm nhanh dễ sai nhưng sự thật là khi làm trắc nghiệm
thì làm chậm, từ từ từng bước mới là cách làm dễ tạo ra sai sót.
Trắc nghiệm là cách thi không đòi hỏi bạn phải quá đào sâu vào môn Lý mà đòi hỏi bạn phải nắm tổng
quan kiến thức một cách vững vàng, vì thế nếu bạn loay hoay làm 1 câu từ từ từng bước trong lúc thi
thì rất có thể bạn sẽ gặp phải việc suy nghĩ “lan man” và mất rất nhiều thời gian dành cho những câu
còn lại.
5. Tâm lý vững vàng trong phòng thi:
Trước khi thi bất kì môn nào các bạn cần phải chuẩn bị một tâm lý thật thoải mái. Trước hết là không
nên đặt mục tiêu quá cao để áp lực bản thân (thú thật là trước lúc thi mình cũng chỉ dám đặt mục tiêu là
đạt 27 điểm mà thôi).

Thứ hai, các bạn cần chú ý với những môn trắc nghiệm là làm bài từ trên xuống dưới, tránh trường hợp
bỏ qua những câu khó, làm những câu dễ trước vì như thế sẽ rất run và cuống khi nhìn vào tờ giấy làm
bài của mình vẫn còn nhiều câu chưa đánh.
Với những câu mình không biết làm hoặc sau hơn 3 phút mà vẫn chưa tìm được hướng làm thì các bạn
nên chọn đại 1 trong 4 đáp án và đánh dấu lại trong đề thi để nếu có thừa thời gian thì làm tiếp.
Các bạn nên nhớ rằng thi trắc nghiệm không trừ điểm những câu đánh sai nên nếu các bạn thực sự
không biết làm thì nên đánh đại 1 trong 4 đáp án chứ đừng bỏ không làm.
Theo Nguyễn Hoàng Nam
muctim.com.vn
Nguồn tin: gdtd.vn
MODULE 9– Mẹo-bạn có biết? KỸ NĂNG "LỤI" TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ
Mr Thảo Đề nghị: phải luyện khả năng bấm máy tính và tư duy chứ ngồi mà viết nháp là không kịp+
học đàng hoàng thì ko cần phải toàn cầu may,lụi gì cả
Chúc mọi người thi may mắn, hi vọng ko ai xài tới bí kíp này
Lưu ý: BÍ KÍP ĐÁNH LỤI TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ (NHỚ LÀ
CHỈ DÙNG KHI KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ Ở CÂU HỎI ĐÓ THÔI
NHÉ! VÀ ĐÁNH LỤI DÙ CÓ HAY CỠ NÀO CŨNG CHỈ LÀ LỤI MÀ
THÔI, CHÚC CÁC SĨ TỬ SẼ THẬT MAY MẮN KHI ÁP DỤNG
CHIÊU NÀY NHÉ!!!
Tất nhiên vì đây là bí kíp đánh lụi nên sẽ có nhìu câu lụi sai keke…
Trước khi bắt đầu vấn đề, các bạn cần lưu ý (BẮT BUỘC ĐỌC):
- Đánh “lụi” dù có giải thích thế nào, thì nó vẫn là những sự lựa chọn mà phần lớn là theo cảm tính.
Cho nên các phương pháp dc liệt kê ở dưới hoàn toàn mang ý nghĩa tương đối (có thể sai bất cứ lúc
nào, thậm chí sai nhiều, hoàn toàn tùy thuộc vào thiên thời – địa lợi – nhân hòa). Do là yếu tố may rủi,
Chúng tôi không khuyến khích việc này. Tuy nhiên nếu bạn không còn đường nào khác, thì hi vọng
những gì chúng tôi nói sẽ giúp ích dc phần nào.
- Bài viết này chủ yếu dành cho học sinh trung bình – khá, những người sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi
làm bài và phải dùng đến phương án này. Học sinh giỏi nên bỏ qua phần này.
- Chúng tôi ko bàn luận hay chịu bất kì trách nhiệm nào về nội dung, bạn có thể tin và làm theo hoặc
không, đừng nói những lời khó nghe.

I - ĐẠI CƯƠNG VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CĂN BẢN TRONG BIÊN SOẠN ĐỀ THI TRẮC
NGHIỆM.
Như các bạn đã biết đề thi ĐH gồm 50 câu( chọn 1 trong 2 phần tự chọn), ngoại trừ môn Ngoại Ngữ.
Trong 50 câu này những phương án đúng sẽ được máy tính sắp xếp đảo lộn ngẫu nhiên lung tung lên.
Tuy nhiên, 1 điều chắc chắn nó vẫn theo quy luật XÁC SUẤT, vì có 4 phương án A B C D nên tỷ lệ
xác suất mỗi phương án theo lý thuyết luôn là 25%==> bao giờ số phương án A đúng trong đáp án
=25% tổng số câu=25% trong 50 (câu)=12.5 (câu), dĩ nhiên ở đây đang xét theo lý thuyết.
===> cho nên bao giờ trong bất kì đáp án mã đề nào số đáp án A ( hoặc B hoặc C hoặc D)Đúng luôn
xấp xỉ=12.5 câu===>hay bằng 25% tổng số câu
Trong đáp án Đề hóa năm 2009 khối A với mã đề 175 kết quả như sau (các số liệu điều lấy nguồn
tham khảo trên mạng).
+ trong 50 câu có đáp án câu đúng: +11 câu A +12 câu B +13 câu C +14 câu D =====> tuy tỷ lệ kia
ko tuyệt đối đúng với số câu đúng mỗi phương án 12.5 (câu)====> nhưng nó có mang ý nghĩa tương
đối đúng ====> trong 50 câu : số phương án A ( hoặc B hoặc C hoặc D) đúng luôn xấp xỉ là
12.5( câu).
II – CÁC PHƯƠNG PHÁP “LỤI” TRẮC NGHIỆM
Vậy từ những hiểu biết ở trên, các bạn hs trung bình – khá hãy tận dụng điều đó để “lụi” tốt hơn:
Dĩ nhiên những cái ở trên đây là “lụi” may rủi, nghĩa là ko qua bất cứ chu trình thao tác suy nghĩ tính
toán nào. Vậy chúng tôi giới thiệu cho các bạn cách nâng cao khả năng đánh trúng hơn nữa, nghĩa là
bạn phải nâng cấp kĩ năng từ “lụi trong bóng tối” thành “lụi ngoài ánh sáng” hay “lụi có tính toán”.
Khi hình thức thi trắc nghiệm ngày một phổ biến hơn thì nhiều bạn học sinh lại "cho ra đời" một thuận
ngữ mới: "lụi" trắc nghiệm, có nghĩa là chọn đại một trong số 4 đáp án, nếu hên thì trúng, xui thì trật!
Nếu thi tự luận, chỉ cần học bài là nắm trọn điểm, không học thì trình bày những gì mình hiểu cũng
được một phần điểm; thì ở trắc nghiệm, bạn phải học dàn trải mọi kiến thức trong sách giáo khoa, kèm
thêm kiến thức bổ sung, nâng cao và phương pháp giải bài tập.
Với các môn Lí, Hóa, Sinh, phần tính toán khá nhiều. Đôi khi một bài tập tự luận gói gọn chỉ trong một
câu trắc nghiệm, nếu không tập cách tính toán nhanh thì chỉ có nước "đầu hàng".
Vì vậy, có đôi khi hiểu bài nhưng cũng chưa chắc làm được trắc nghiệm, vì vậy mới có chuyện "lụi"
(đánh đại đáp án).
Với các môn Lí, Hóa, Sinh, phần tính toán khá nhiều. Đôi khi một bài tập tự luận gói gọn chỉ trong một

câu trắc nghiệm, nếu không tập cách tính toán nhanh thì chỉ có nước "đầu hàng".
Vì vậy, có đôi khi hiểu bài nhưng cũng chưa chắc làm được trắc nghiệm, vì vậy mới có chuyện "lụi"
(đánh đại đáp án).
chap 1-A. VỚI CÁC CÂU HỎI LÝ THUYẾT
1. Những câu yêu cầu chọn đúng: Các câu dài và diễn đạt tỉ mỉ hơn hẳn những câu còn lại thường đúng
(chọn câu dài nhất hoặc dài nhì)
VD (ĐH 2010) Điều kiện để hai sóng cơ khi gặp nhau, giao thoa được với nhau là hai sóng phải xuất
phát từ hai nguồn dao động
A. cùng biên độ và có hiệu số pha không đổi theo thời gian. B. cùng tần số, cùng phương.
C. có cùng pha ban đầu và cùng biên độ. D. cùng tần số, cùng phương và có hiệu số pha không đổi
theo thời gian.
=> Chọn câu D
(ĐH-2009) Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
A. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
B. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.
C. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
D. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
=> chọn đáp án D
2. Những câu yêu cầu chọn sai: chọn câu dài nhì hoặc dài ba (thường không phải là câu dài nhất)
3. Các đáp án gần giống nhau hoàn toàn, một trong số chúng thường là đúng. Chọn đáp nào dài, chi
tiết hơn trong các đáp án giống nhau đó.
VD: (ĐH-2011) Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ?
A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao
động tại hai điểm đó cùng pha.
B. Sóng cơ truyền trong chất lỏng luôn là sóng ngang. C. Sóng cơ truyền trong chất rắn luôn là sóng
dọc.
D. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai
điểm đó cùng pha
=> Đáp án A và D gần giống nhau, D chi tiết hơn => chọn D.
(ĐH-2012) Khi nói về sự truyền sóng cơ trong một môi trường, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Hai phần tử của môi trường cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha.
B. Những phần tử của môi trường trên cùng một hướng truyền sóng và cách nhau một số nguyên
lần bước sóng thì dao động cùng pha.
C. Những phần tử của môi trường cách nhau một số nguyên lần bước sóng thì dao động cùng pha.
D. Hai phần tử của môi trường cách nhau một phần tư bước sóng thì dao động lệch pha nhau 90o
4. Các đáp án có nghĩa đối lập nhau (không thể cùng “đúng” – nếu chọn câu SAI, hoặc không thể cùng
“sai” – nếu chọn câu ĐÚNG), thì thường chọn 1 trong hai đáp án đó.
VD: (ĐH 2009) Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn
hơn sốnuclôn của hạt nhân Y thì
A. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
B. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
C. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
D. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
=> A và B đối lập nhau,không thể cùng sai, chọn A hoặc D
(ĐH-2009) Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.
B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
C. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
D. Sóng điện từ là sóng ngang.
A và B không thể cùng đúng => chọn A hoặc B
(CĐ-2012) Khi nói về tia Rơn-ghen và tia tử ngoại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Tia Rơn-ghen và tia tử ngoại đều có cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tần số của tia Rơn-ghen nhỏ hơn tần số của tia tử ngoại.
C. Tần số của tia Rơn-ghen lớn hơn tần số của tia tử ngoại.
D. Tia Rơn-ghen và tia tử ngoại đều có khả năng gây phát quang một số chất.
=>B và C ngươc nhau, không thể cùng đúng, chọn B hoặc C
(ĐH-2009) Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất khí hay hơi được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện luôn cho quang phổ vạch.
B. Quang phổ vạch của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
C. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên

tục.
D. Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố ấy.
=> chọn B hoặc D
(ĐH-2009) Chiếu xiên một chùm sáng hẹp gồm hai ánh sáng đơn sắc là vàng và lam từ không khí tới
mặt nước thì
A. chùm sáng bị phản xạ toàn phần.
B. so với phương tia tới, tia khúc xạ lam bị lệch ít hơn tia khúc xạ vàng.
C. tia khúc xạ chỉ là ánh sáng vàng, còn tia sáng lam bị phản xạ toàn phần.
D. so với phương tia tới, tia khúc xạ vàng bị lệch ít hơn tia khúc xạ lam.
=> Chọn B hoặc C
(ĐH-2009) Trong sự phân hạch của hạt nhân 235U , gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu nào sau đây
là đúng?
A. Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh.
B. Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
C. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
D. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ.
=> Chọn C hoặc D
5. Dữ kiện nào xuất hiện nhiều lần (3 lần) trong đáp án, thường là đúng. Loại đáp án khác nhất trong 4
đáp án
VD (ĐH-2011) Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc màu lam ta quan sát
được hệ vân giao thoa trên màn. Nếu thay ánh sáng đơn sắc màu lam bằng ánh sáng đơn sắc màu vàng
và các điều kiện khác của thí nghiệm được giữ nguyên thì
A. khoảng vân không thay đổi. B. vị trí vân trung tâm thay đổi. C. khoảng vân tăng lên. D. khoảng vân
giảm xuống.
(Lưu ý C và D không coi là hai đáp án đối lập, không áp dụng được cách 4)
Đáp án A, C, D đều nói về sự thay đổi của khoảng vân, loại đáp án B.
(ĐH-2010) Một vật dao động tắt dần có các đại lượng giảm liên tục theo thời gian là
A. biên độ và năng lượng. B. li độ và tốc độ. C. biên độ và tốc độ. D. biên độ và gia tốc.
3 đáp án đều có biên độ, loại đáp án B.
(ĐH-2011) Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào

A. hiện tượng quang điện trong. B. hiện tượng phát quang của chất rắn.
C. hiện tượng quang điện ngoài. D. hiện tượng tán sắc ánh sáng
=> 3 đáp án A, B, C đều liên quan đến hiện tượng quang điện, loại ngay đáp án D
(ĐH-2009) Khi nói về dao động cưỡng bức, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động cưỡng bức.
B. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của lực cưỡng bức.
D. Dao động cưỡng bức có tần số nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
=> Loại ngay đáp án A
(ĐH-2009) Đặt điện áp u = Uo¬cosωt vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ
điện và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Biết dung kháng của tụ điện bằng R . Điều chỉnh
L để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại, khi đó:
A. điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. điện áp giữa hai đầu cuộn cảm lệch pha π/6 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
C. trong mạch có cộng hưởng điện. D. điện áp giữa hai đầu điện trở lệch pha π/6 so với điện áp giữa
hai đầu đoạn mạch.
=> Loại đáp án C
(ĐH-2008) Máy biến áp là thiết bị
A. có khả năng biến đổi điện áp của dòng điện xoay chiều. B. biến đổi tần số của dòng điện xoay chiều.
C. làm tăng công suất của dòng điện xoay chiều. D. biến đổi dòng điện xoay chiều thành dòng điện
một chiều
=> Loại đáp án C
(ĐH-2007) Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng cơ thì vật tiếp tục dao động
A. với tần số nhỏ hơn tần số dao động riêng. B. với tần số lớn hơn tần số dao động riêng.
C. với tần số bằng tần số dao động riêng. D. mà không chịu ngoại lực tác dụng.
Loại ngay đáp án D
chap 2- B. VỚI CÁC CÂU HỎI BÀI TẬP ĐÁP ÁN DẠNG CHỮ
Giống ở lý thuyết, dữ kiện nào xuất hiện nhiều trong đáp án thường là đúng
VD A. I = I’. B. I = I'CAN2 . C. I < I’. D. I > I’.
=> Trong 3 đáp án A, C, D đều so sánh I và I’, loại đáp án B

(ĐH-2007) Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một hiệu điện thế xoay chiều u =
U0sinωt thì dòng điện trong mạch là i = I0¬ sin(ωt + π/6) . Đoạn mạch điện này luôn có
A. ZL < ZC. B. ZL = ZC. C. ZL = R. D. ZL > ZC.
=> Loại ngay đáp án C
(CĐ-2011) . Một hạt nhân của chất phóng xạ A đang đứng yên thì phân rã tạo ra hai hạt B và C. Gọi
mA, mB, mC lần lượt là khối lượng nghỉ của các hạt A, B, C và c là tốc độ ánh sáng trong chân không.
Quá trình phóng xạ này tỏa ra năng lượng Q. Biểu thức nào sau đây đúng?
A. mA = mB + mC + Q/c2 B. mA = mB + mC C. mA = mB + mC - Q/c2 D. Q/c2 – mB - mC
=> Loại ngay đáp án B
chap 3- C-VỚI CÁC BÀI TẬP ĐÁP ÁN LÀ SỐ
- BÍ KÍP QUAN TRỌNG : Chọn đáp án TRUNG GIAN (không phải lớn nhất và nhỏ nhất), xác suất
chính xác là 70%
- Ưu tiên những đáp án gần giống nhau, liên quan với nhau. Loại đáp án khác nhất trong 4 đáp án
- Thường không có độ chính xác cao với những câu có đáp án đối xứng
(Các chiêu đánh lụi này chỉ xài cho những câu tính toán, lý thuyết thì lạy chúa lạy phật lạy thánh ala lạy
4 phía là vừa.keke )
VD cho đề ĐH 2011
A. 45do. B. 180do. C. 90do. D. 150do.
+ A, B, C đều là 3 góc đặc biệt, loại đáp án D.
+ Lấy đáp án trung gian => B hoặc C
VD: A. 75 W. B. 160 W. C. 90 W. D. 180 W.
=> Lấy đáp án trung gian: Chọn B hoặc C.
C và D liên quan với nhau => chọn C
VD: A. 0,86. B. 0,84. C. 0,95. D. 0,71.
=> Lấy đáp án trung gian: A hoặc B
A và B gần giống nhau: chọn A hoặc B
=> yên tâm lụi A hoặc B
VD:A. 71 vòng. B. 200 vòng. C. 100 vòng. D. 400 vòng.
=> Loại đáp án A (khác 3 đáp án kia), B, C, D liên quan nhau
Lấy hai đáp án trung gian: B và C

=> lụi B hoặc C
VD: A. 0,64 μm. B. 0,50 μm. C. 0,48 μm. D. 0,45 μm
+ Chọn hai đáp án trung gian: B và C
+ C và D gần nhau
=> chọn C
VD:A. 4,6 cm. B. 3,2 cm. C. 5,7 cm. D. 2,3 cm.
+ Chọn hai đáp án trung gian: A và B
+ B và D liên quan nhau (3,2 và 2,3) (thực ra A và C cũng đang liên quan nhau)
=> Chọn B
VD:A. 2 B. 1/2 C. 4 D. 1/4
+ Các đáp án đều liên quan với nhau, đối xứng nhau. Chọn hai đáp án trung gian A hoặc B
(rất dễ trật vì đáp án đối xứng)
VD:A. 40 vòng dây. B. 84 vòng dây. C. 100 vòng dây. D. 60 vòng dây.
+ Loại đáp án B, đáp án A, C, D liên quan nhau
+ Chọn hai đáp án trung gian B và D
=> đáp án D
VD: A. 26,12 cm/s. B. 21,96 cm/s. C. 7,32 cm/s. D. 14,64 cm/s.
+ Chọn hai đáp án trung gian B và D
+ A liên quan với B (gần bằng), C liên quan với D ( gấp đôi) => không loại được
=> lụi B hoặc D
VD: A. 6,6o. B. 3,3o. C. 9,6o. D. 5,6o
+ Loại B (khác nhất – B chỉ liên quan với A, trong khi A, C, D liên quan nhau)
+ chọn 2 trung gian: A hoặc D
VD:A. 1057 nm. B. 220 nm. C. 661 nm. D. 550 nm.
+ Lấy 2 đáp án trung gian: C và D
+ C và D gần nhau so với A, B
=> cứ lụi C hoặc D
Chap 4- tình tỉ lệ đáp án
* Nếu đã làm được trên 20/50 câu chắc chắn đúng
Trong 50 câu TN, đáp án đã được máy tính đảo lộn ngẫu nhiên nhưng vẫn tuân theo qui luật xác suất,

số phương án A (hoặc B,C,D) đúng xấp xỉ 12,5 câu.
- VD làm được 23 câu, trong đó 2A + 7B + 7C + 7D => Tất cả 27 câu còn lại check A hết => Đúng
thêm 10 câu => quá ngon!! (áp dụng hữu hiệu khi đã làm chắc chắn đúng trên 20 câu, và có 1 đáp án
đúng xảy ra ít, ví dụ như đáp án A ở trên.
- Trường hợp xấu nhất, tỉ lệ số câu đúng bằng nhau, VD làm được 23 câu: 5A+ 5B+6C+7D => check A
hoặc B hết,(chắn chắn ko chọn D) vẫn đúng thêm 7 câu.
- Đồi với các bạn này thì mục tiêu khả dĩ nhất có thể là 3.0 – 5đ. Các bạn nên nhớ đừng bắt đầu làm
bài với tư tưởng làm hết toàn bộ đề thi (1 sự thật hiển nhiên là nó ko thể xảy ra). Chính tâm lí đó sẽ
làm bạn nóng vội, tính toán ko kỹ, mắc nhiều sai sót hơn và đương nhiên là điểm ko thể cao. Bạn nên
nhớ là chỉ tập trung làm dưới 20 câu trong đề thi (hoặc ít hơn nếu mục tiêu của bạn thấp hơn và
trình độ thấp hơn. Chúng tôi đề nghị là 20 câu). 20 câu đó dĩ nhiên là những câu thuộc loại quen thuộc
và tương đối dễ (đừng hiểu nhầm. Dễ hơn so với những câu khác thôi chứ làm đúng 20 câu cũng là vấn
đề nhé! ). Hãy dành 60- 80’ cho 20 câu đó. Thời gian dài hơn nên dĩ nhiên bạn phải tính toán cẩn thận
và ko dc có sai sót. Theo lý thuyết bạn sẽ dc 4đ.
- Thời gian còn lại hãy đánh lụi. Bạn liệt kê trong những câu chắc chắn đúng đó, như là bao
nhiu câu A đúng, B, C, D tương tự. vd thế này: bạn làm đc 23 câu, trong đó: 2 câu A đúng + 7
câu B đúng+ 7 câu C đúng+ 7 câu D đúng => trong 27 câu còn lại cứ check A hết cho tớ, sẽ đúng
đc thêm ít nhất 10 câu nữa nghĩa là dc thêm 2đ nữa (dĩ nhiên đang xét trên lý thuyết).
- Đừng coi thường. Khả năng đánh lụi mỗi câu là 25% (ko hề nhỏ). Nó có thể mang lại cho bạn ít
nhất là 1-1,5đ hoặc hơn. Hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Trường hợp xấu nhất: Tất nhiên ko phải bao giờ trong 23 câu chắc chắn đúng lại có tỷ lệ
2A,7B,7C,7D ngon ơ như vd kia Trường hợp xấu nhất trong 30 câu chắc chắn đúng đó có tỷ lệ số
câu đúng A = B = C = D = 25% như trường hợp này chẳng hạn:
trong 30 câu có = 7A+ 7B+7C+9D lúc đó mình phải làm sao đây => chọn toàn bộ 20 câu còn lại
là phương án A (hoặc B,C)( ko phải D) chắc chắn mình sẽ đúng thêm ít nhất 5 câu nữa =1 đ
Thậm chí trong trường hợp bạn chỉ làm 20 câu (lời khuyên của tôi cũng là chỉ nên tập trung làm
20 câu) thì xác suất sẽ cao hơn nữa:
giả sử 20 câu có 5A, 5B, 5C, 5D đúng===> khoanh toàn bộ phương án còn lại(30 câu còn lại) là A
===> sẽ trúng thêm được 12.5 - 5 = 8 câu đúng nữa( 8 câu tương ứng 1.6 điểm).
Chính vì thế, xác suất thành công cao hay ko phụ thuộc vào những câu mà bạn đã dốc sức làm

trong 60-80’ trước có thành công hay ko.
Tóm lại: Đếm trong những đáp án chắc chắn đúng, đáp án nào đang được chọn ít nhất thì chọn hết đáp
án đó cho những câu còn lại
* Nếu không làm được câu nào trong đề: Đánh 5 câu liên tiếp đáp án A, 5 câu liên tiếp đáp án B,…cho
đến hết
KẾT LUẬN: Khi đánh lụi có thể kết hợp các phương pháp lại. Loại trừ, lấy đáp án trung gian, ưu tiên
chọn đáp án đang đúng ít Hoặc nếu làm chắc chắn đúng được nhiều (30 câu chẳng hạn) và có 1 đáp
án xuất hiện ít thì có thể liều mạng đánh hết đáp án đó
Chúc các e may mắn !
Chap 5 Hên xui!
1.Trong bài tập về dđđh tìm A1 để A2 max, ta lấy biên độ dđ tổng hợp nhân căn 3
2. Bài tập về hiệu suất, đáp án luôn lớn hơn 90%
3. Bài tập về hộp đen bấm máy tính cái này chắc ai cũng biết + Bài tập tính lamđa min, max dùng mt
chọn bảng table và mò
4. Tính bước sóng khi chuyển từ trạng thái m về n
5. Rô cảm quay, ứng sta đứng => rôto là phần cảm chuyển động quay, stato là phần ứng đứng yên
6. Khi nhìn thấy chữ " nuôi = mạng điện " có nghĩa là tần số=2f
7. Các bài tập tính cosphiđ.án thường là 2/căn5; 0,84…
8. Tỉ lệ các đ.án A,B,C,D thường là12-12-13-13 hoặc 12-13-12-13. Khi đã chắc chắn về cac con làm
đếm lại số lượng đ.án loại trừ để tỉ lệ khoanh đc cao hơn
MODULE 10 -Cấu Trúc Đề Thi 2010-2013:
- Chuyên đề dao động cơ: khoảng 9-10 câu là chuyên đề chiếm nhiều điểm trong đề thi, dạng bài đa
dạng. Những bài khó yêu cầu học sinh có nền tảng kiến thức vững chắc về cơ học - vật lí 10.
- Chuyên đề sóng cơ: khoảng 5-6 câu, kiến thức không nhiều nhưng có nhiều dạng bài khó liên quan
đến kiến thức về toán, đòi hỏi tư duy cao
- Chuyên đề điện xoay chiều: khoảng 11-12 câu, chiếm nhiều điểm nhất trong đề đề thi. Tuy nhiên
nhiều câu khó, chủ yếu về tư duy biến đổi toán học trong bài toán vật lí
- Chuyên đề dao động điện từ: chiếm khoảng 4-5 câu, dạng bài ít hầu hết là câu hỏi dễ và trung bình,
một số câu hỏi khó, lạ trong các năm liên quan đến địa lí
- Chuyên đề sóng ánh sáng: khoảng 6-7 câu, hầu hết là câu hỏi dễ, các câu hỏi khó hơn tập chung vào

các bài toán trùng vân.
- Chuyên đề lượng tử ánh sáng: khoảng 6 câu, các bài tập hầu hết là dễ và trung bình, dạng bài ít
- Chuyên đề hạt nhân nguyên tử: khoảng 5-7 câu, các câu hỏi hầu hết là dễ và trung bình, dạng bài
không nhiều.
“Hỏi một câu chỉ dốt chốc lát. Nhưng không hỏi sẽ dốt nát cả đời .”
Ngạn ngữ phương Tây

×