Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo cáo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh phổ thông, đề tài cong vẹo cột sống, cách phòng tránh và chữa trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.12 KB, 27 trang )

BÁO CÁO KHOA HỌC KĨ THUẬT
DÀNH CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG
MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài……………………………………..Trang 1
1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………Trang 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu………………………………...Trang 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu……………………………..Trang 2
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu………………………...Trang 2
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề……………………………..Trang 3
2.2. Thực trạng của vấn đề………………………………..Trang 6
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề…….Trang 17
2.4. Kết quả đạt được……………………………………..Trang 17
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận……………………………………………….Trang
20
3.2. Kiến nghị……………………………………………...Trang
20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

1


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong khi các trường học ra sức dạy chữ, truyền đạt kiến thức cho
học sinh, các bậc phụ huynh thì chạy đôn chạy đáo cho con học trước
chương trình, học thêm hết môn này đến mơn khác. Thì có một thực


trạng vẫn ln tồn tại song song với vấn đề trên là tỉ lệ học sinh bị cong
vẹo cột sống ngày càng gia tăng trong trường học mà không được quan
tâm. Căn bệnh này tuy khơng nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây
hậu quả to lớn đến sức khỏe, học tập và vui chơi của người bệnh.
Cột sống có vai trị hết rất quan trọng trong mọi hoạt động sống
của con người. Cột sống là trụ cột chính của cơ thể, là chỗ dựa vững
chắc cho các hệ thống cơ quan phát triển, bảo vệ tuỷ sống, giảm sóc cho
bộ não. Nhờ có cột sống mà cơ thể có thể vận động một cách linh hoạt,
quay sang trái, sang phải, cúi người hoặc ưỡn thân, nhún nhảy một cách
dễ dàng, giúp cho cơ thể có nhiều tư thế khác nhau.
Sự biến dạng của cột sống là sự thay đổi về hình dáng hoặc cấu trúc
của cột sống so với bình thường. Do vậy, khi nói về sự biến dạng cột
sống ở lứa tuổi học sinh, mọi người thường quen dùng thuật ngữ: Cong
vẹo cột sống. Cho nên, tôi bạo dạn nghiên cứu đề tài: Cong vẹo cột sống
– Cách điều trị và phòng ngừa trong trường học nhằm tuyên truyền
mọi người cần quan tâm hơn nữa đến căn bệnh này.
1.2. Mục đích nghiên cứu
2


Tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra một số giải pháp điều trị và cách
phòng ngừa bệnh “Cong vẹo cột sống”.
Cong vẹo cột sống, một căn bệnh phổ biến và ngày càng xuất hiện
nhiều trong trường học. Nó đem lại cho bản thân người bệnh một cảm
giác phiền toái khó chịu, khơng tự tin, làm việc thì hết sức khó khăn…
Căn bệnh này đã và đang hồnh hành nhưng hầu hết mọi người vẫn chưa
hiểu biết nhiều về căn bệnh trên. Vì thế tôi nghiên cứu vấn đề này là để
cho cộng đồng có thêm kiến thức để phịng chống bệnh “Cong vẹo côt
sống”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh TH, THCS xã Đắk Sin - Đắk

R’Lấp – Đắk Nơng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Có 2 phương pháp nghiên cứu chính:
- Nghiên cứu thực tiễn (phỏng vấn, phiếu).
- Phương pháp điều tra.
Sau đây là phương pháp điều tra mà tôi làm được.
1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Học sinh TH, THCS xã Đắk Sin - Đắk R’Lấp – Đắk Nông.
- Áp dụng cho lứa tuổi học đường (lứa tuổi Mầm non, Tiểu học,
THCS) trong toàn huyện Đắk R’Lấp.

3


2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
2.1.1. Định nghĩa
2.1.1.1. Cột sống là gì?
Cột sống là trụ cột của cơ thể, nâng đỡ toàn
bộ khối lượng của đầu, chi trên và thân mình.
Cột sống vừa là khung nâng đỡ vừa là cơ
quan bảo vệ cho hệ thần kinh trung ương; Ngồi
ra trong cơ thể cịn có những cơ quan khác liên
quan tới cột sống như cơ quan hô hấp. Cột sống
được tạo thành từ 33->34 đốt sống liên kết với nhau bởi các khớp bán
động. Các lỗ đốt tạo thành một cột sống chứa tủy sống.
Cột sống gồm nhiều đoạn: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt
sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng, 4-5 đốt sống cụt. Ở người trưởng thành
các đốt sống cùng và đốt sống cụt dính liền với nhau tạo nên xương cùng
và xương cụt.


4


Cột sống có hình chữ S gồm 4 khúc uốn (ngực, thắt lưng cùng và
cụt) tựa như một cái lò xo, có tác dụng giảm bớt những va chạm cơ học
tác động đến cơ thể.
Mỗi một đốt sống đều có các phần: Thân đốt, cung đốt và các gai
đốt. Tại các phần của cột sống, các đốt sống có hình dạng, cấu tạo không
giống nhau. Cột sống không thẳng mà có các khúc uốn ở các vị trí: Cổ
lưng, mơng, hông,… Nhờ vậy mà sự chuyển động của cột sống rất linh
động, giúp cơ thể điều chỉnh trọng tâm một cách dễ dàng. Cho nên có
thể giữ được thăng bằng ở mọi tư thế và sự uyển chuyển khi đi, chạy
nhảy, v.v…
2.1.1.2. Cong vẹo là gì?
Cong vẹo là do vai, các cơ xương bả vai và thân hình không cân xứng.
2.1.1.3. Vẹo cột sống là gì?
Vẹo cột sống là có hình dạng bất thường về độ cong của xương
sống. Ơ người bình thường khi nhìn thấy từ phía sau, cột sống là một
đường thẳng đứng từ một đỉnh của gáy xuống xương cụt. Nếu nhìn
nghiêng xương sống sẽ là hình chữ S, phần lưng trên cong ra phía trước
và phần lưng dưới cong về phía sau. Vẹo cột sống là căn bệnh mà cột
sống bị nghiêng sang một bên do các bất thường bẩm sinh mắc phải hoặc
do thói quen sai tạo nên.
2.1.1.4. Cong vẹo cột sống là gì?
Cong vẹo cột sống là bệnh xuất hiện do bẩm sinh hoặc do còi
xương từ nhỏ, tập ngồi quá sớm hoặc sai lầm trong tư thế.
2.1.2. Phân loại
2.1.2.1. Theo cấu trúc
*Tư thế bình thường:

° Độ cong tự nhiên của cột sống .
° Hai xương bả vai nằm cân xứng nhau .
5


° Hai vai mở rộng, chân thẳng, gan bàn chân phát triển bình thường.
° Là tư thế thuận lợi nhất đối với bộ máy vận động (cột sống) cũng
như toàn bộ cơ thể thực hiện các chức năng vận động.
*Tư thế không bình thường:
+ So vai: do hệ cơ phát triển kém (nhất là cơ lưng). Đầu và cổ hơi
ngả về phía trước, lồng ngực lép, vai nhơ ra trước, bụng phình to.
+ Gù lưng: do các cơ phát triển yếu, các dây chằng kém đàn hồi. Độ
cong của cột sống ở vùng lưng tăng lên.
+ Ưỡn bụng: do cột sống ở vùng hơng cong nhiều về phía trước. Độ
co cơ bị giảm.
+ Vẹo lưng: do vai, các cơ xương bả vai và thân hình không vân
xứng.

H1: Ảnh minh hoạ
*Tình trạng cong vẹo cột sống ít hay nhiều cũng đều dẫn tới các dị
tật ở mức độ khác nhau, thông thường được phân làm 3 loại:
+ Vẹo độ 1: Khi cơ thể đứng thẳng thì có xốy vặn cột sống nhưng
hình thể vẹo khơng thấy rõ ràng khó phát hiện bằng mắt thường. Nhìn
chung chưa ảnh hưởng tới chức năng hô hấp.

6


+ Vẹo độ 2: Khi đứng thẳng, nhìn sau lưng cũng đã thấy được hình
dáng cong vẹo cột sống, thấy được u lồi sườn do cột sống bị xoáy vặn.

Bắt đầu có ảnh hưởng đến chức năng hơ hấp.
+ Vẹo độ 3: Nhìn thấy rõ tư thế lệch, cột sống bị cong ảnh hưởng tớ
q trình hơ hấp,có thể gây biến dạng khung chậu, nếu là nữ thì ảnh
hưởng đến việc sinh con.

H2: Ảnh minh hoạ
Ở các trường hợp bị nặng, bắp thịt bị kéo căng và có hiện tượng
đau, xương ngực bị biến dạng, tim phổi xê dịch vị trí, chiều dài lưng bị
ngắn lại xương chậu cũng có thể bị quay lệch, các cơ quan trong ổ bụng
cũng có thể dịch vị trí.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Hiện nay, bệnh học đường đang là mối quan tâm của rất nhiều bậc
phụ huynh. Hiện nay, các em học sinh thường mắc các tật liên quan đến
học đường rất lớn, bệnh khơng chỉ có ở các thành phố mà cịn xuất hiện
cả các vùng nơng thơn chỉ vì những thói quen khơng đúng trong tư thế
ngồi học. Đó là bệnh “Cong vẹo cột sống”.
Hiện nay giáo dục nước ta đã có nhiều thay đổi: Thay đổi phương
pháp dạy và học, thay đổi sách giáo khoa nhằm giảm tải cho học sinh.
Nhưng hằng ngày các con đến trường vẫn mang trên mình với khối
7


lượng sách vở vô cùng khủng nặng từ 3-5kg. Với lứa tuổi học sinh Tiểu
học việc mang vác chiếc cặp khổng lồ trên đôi vai bé nhỏ của các em là
vô cùng quá khổ chưa kể đến là những em học sinh có thể lực yếu.

H3: Ảnh minh hoạ
2.2.1. Cong vẹo trong học đường
2.2.1.1. Cong vẹo theo lứa tuổi
Ở trẻ xương cột sống chưa ổn định.

Lúc sơ sinh cột sống gần như thẳng.
* Tư thế thai nhi trong tử cung.
* Đường cong cột sống của trẻ sơ sinh.
* Trẻ biết đi:
Khi 2-3 tháng tuổi (biết ngẩng đầu) cột sống (vùng cổ) cong về trước.
Trẻ 6 tháng (khi biết ngồi) cột sống cong về phía sau.
Trẻ 1 năm (khi biết đi) cột sống vùng lưng cong về phía trước.
Trẻ 7 tuổi: cột sống có 2 đoạn uốn cong vĩnh viễn ở cổ và ngực.
* Ở lứa tuổi mầm non: Sự hỏng tư thế thường hay gặp ở trẻ có thể
lực phát triển yếu, ở trẻ em có bệnh cịi xương, bệnh lao và ở trẻ có mắt
và tai kém.
8


* Ở lứa tuổi tiểu học: Việc phát triển các cơ và xương dần được hoàn
thiện nhưng trong giai đoạn này đa số các trẻ em ngồi học không đúng tư thế
do thiếu hiểu biết và chưa ý thức nghiêm túc về cách ngồi học của mình.
* Ở lứa tuổi dậy thì: Trong giai đoạn này diễn biến bệnh khá nhanh
các dị tật bẩm sinh được xác định có diễn biến nhanh hơn so với vẹo cột
sống mắc phải, đặc biệt là phát triển nhanh trong giai đoạn này.
Vẹo cột sống được chia thành nhiều mức độ, góc vẹo dưới 20o được
xem là vẹo nhẹ, ở mức độ này bệnh nhân chưa cần điều trị mà chỉ cần
tập thể dục và học cách dữ tư thế cân bằng, khi góc vẹo từ 25-39 o bệnh
nhân phải mang nẹp chỉnh hình, nếu vẹo nặng từ 40 o trở lên cần phẫu
thuật chỉnh hình (thường mắc phải ở người già).
* Với người trưởng thành cột sống khơng cịn mềm dẻo đã có biến
dạng nặng.
Ở người lớn tuổi cột sống ngày càng lão hóa. Thứ đến là giới trẻ
tuổi nhân viên văn phịng, do cách ngồi làm việc không đúng tư thế,
những người lao động nặng nhọc bê vác nặng…Theo tuổi tác, cột sống

dần thối hóa, dẫn đến các bệnh cột sống rất nguy hiểm…vẹo đốt sống
do thối hóa, gãy đốt sống do loãng xương. Theo thời gian cột sống sẽ
mất đi sự chuyển động tự nhiên của cột sống. Chỗ bị gắn khơng thể cử
động linh họa được nữa. Thêm vào đó do bị gắn chắc với nhau nên nó sẽ
lại gây áp lực lên các đốt sống.
Tỉ lệ chung: Theo kết quả báo cáo của liên ngành y tế GD-DT, bảo
hiểm xã hội thì tỉ lệ học sinh bị cong vẹo cột sống năm 2015-2016 là 1.2 %.
2.2.1.2. Cong vẹo theo giới tính
Vẹo cột sống xảy ra khi xương sống bắt đầu cong không bình
thường. Đây là căn bệnh thường gặp nhiều ở bé gái hơn so với bé trai và
có khuynh hướng xảy ra nhiều ở trẻ dậy thì sớm. Theo điều tra thì cứ

9


1000 trẻ em thì có từ 3 – 5 em bị vẹo cột sống và trẻ gái bị vẹo cột sống
nhiều hơn trai.
Cịn theo giới tính thì tỉ lệ học sinh nữ mắc bệnh cong vẹo cao hơn
là nam giới. Cứ khoảng 1000 trẻ em thì có từ 3-5 trẻ bị cong vẹo và chỉ
có một nguyên nhân chủ yếu là do chương trình học nặng, sự thiếu hiểu
biết của cha mẹ, thầy cô và các em về căn bệnh này rồi lại mang vác ba
lô quá nặng, ngồi học không đúng tư thế, chất lượng bàn ghế chưa phù
hợp. Hệ cơ xương của các bé gái thường yếu hơn các bé trai ,chức năng
của hệ xương chưa ổn định. Vì thế muốn giảm tỉ lệ học sinh bị cong vẹo
cũng như là góp phần phát triển đất nước thì chúng ta phải khắc phục
được những nguyên nhân trên .
2.2.2. Dấu hiệu
Khi bị vẹo cột sống, nhìn từ phía sau sẽ thấy cột sống có một độ
cong khơng bình thường và có các dấu hiệu sau:
+ Hai vai cao, thấp không đều nhau.

+ Một xương bả vai nhô cao hơn bên đối diện.
+ Eo bên cao bên thấp.
+ Khi đứng hoặc đi lại, người nghiêng về một phía.

H4: Ảnh minh hoạ

10


2.2.3. Ảnh hưởng của cong cột sống đến sức khỏe, học tập sinh hoạt
* Sức khỏe: Cong vẹo cột sống ảnh hưởng đến hoạt động của tim,
phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của khung chậu. Do đó cản trở việc
sinh nở sau này của học sinh nữ. Nếu bệnh không được phát hiện sớm
như nhiều trường hợp học sinh ở một số địa phương đã để lại những di
chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe phát triển thể chất và tinh thần.
Khi cột sống vẹo nhiều sẽ gây tổn thương cho tim, phổi, đau lưng,
…gây khó khăn cho sự hô hấp và bơm máu từ tim. Khi cột sống vẹo
nhiều, xương sườn lồng ngực nhơ về phía trước gây khó khăn cho việc
hơ hấp và gây đau lưng. Khi vẹo cột sống đến mức độ nặng xương sườn
cứng và lệch mạch máu rất nguy hiểm. Vẹo cột sống ngoài việc gây mất
thẩm mĩ, giảm chiều cao, lệch vai, suy tim, suy hơ hấp, người bệnh cịn
cảm thấy khơng tự tin sinh hoạt khó khăn và giảm tuổi thọ…
* Học tập: Cong vẹo cột sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe vì vậy kéo theo ảnh hưởng không tốt đến học tập. Vậy nên sức
khỏe đóng vai trị rất quan trọng trong quá trình học tập. Khi cột sống
vẹo nhiều gây tổn thương tim, cơ quan hô hấp và nhiều cơ quan khác,
đau lưng làm cho học sinh không thể học tập tốt trong tình trạng sức
khỏe kém như vậy khiến học sinh không thể tập trung tốt vào việc học
tập thường khó thở. Nếu cong vẹo cột sống gây biến dạng khung ngực,
khung chậu. Rối loạn chức năng của hệ cơ quan trong cơ thể thể trạng

yếu dẫn Đến học tập sa sút kém hiệu quả.
* Hoạt động: Khi cơ thể có tư thế khơng bình thường do cong vẹo
cột sống sẽ ảnh hưởng không tốt đến các hoạt động của các cơ quan, gây
trở ngại cho quá trình trao đổi chất hay thấy nhức đầu, chóng mặt, mệt
mỏi, biếng ăn… cơ thể uể oải khơng thích vận động. Đến giai đoạn nặng
gây biến dạng cột sống khó khăn cho quá trình vận động, khiến đi lại
khó khăn. Do cong vẹo cột sống ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
11


nên cũng ảnh hưởng đáng kể đến việc vận động vì cơ thể sẽ hoạt động
không tốt nếu tình trạng sức khoẻ kém. Nếu bị nặng không những người
bị cong vẹo cột sống không thể tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự
vận động như thể dục thể thao mà cả ngay việc đi lại cũng gặp nhiều khó
khăn.
2.2.4. Nguyên nhân cong vẹo: Do bẩm
sinh và do hoạt động
* Bẩm sinh: Vẹo cột sống là tật có
thể xảy ra ở học sinh có tư thế ngồi
khơng đúng cách, nhưng cũng dễ dàng
phịng ngừa. Riêng vẹo cột sống có cấu
trúc là dạng dị tật bẩm sinh thì khơng thể phịng ngừa và việc điều trị
cũng rất phức tạp. Bác sĩ Võ Văn Sĩ cho biết: Vẹo cột sống bẩm sinh
được xác định là do rối loạn của sự hình thành và phát triển của cột sống
từ trong phôi thai. Gần đây, những nghiên cứu cho thấy dị tật bẩm sinh
có liên quan đến gen và do yếu tố di truyền.
* Do hoạt động: Học sinh bị cong vẹo
cột sống ngày càng phổ biến. Nguyên
nhân thường là do tư thế ngồi học không
đúng, ngồi học nghiêng một bên hoặc do

cặp quá nặng lúc đi học. Một nguyên nhân
nữa là do bàn ghế ngồi học khơng đúng
kích thước, độ chênh lệch giữa bàn ghế quá nhiều, khiến trẻ phải cúi lom
khom, nhưng khi ngồi một thời gian dài dẫn đến gù vẹo cột sống.
Ngồi ngun nhân do bàn ghế khơng phù hợp thì ngồi sai tư thế
cũng dẫn đến cong vẹo cột sống: “Mới đi lao động nước ngoài về tối nay
chị Huyền mới có thời gian chăm con học, chị thấy con mình ngồi không
ngay ngắn, nghe con chị kể được trên lớp học phải ngồi học nhiều giờ
12


được giáo viên nhắc nhở thì cậu chỉnh lại tư thế, nhưng chỉ được một
lúc, cu cậu lại quay trở lại với kiểu ngồi vẹo lưng do quen thuộc. Nghe
con kể chị mới biết nó đã quen với kiểu ngồi như vậy trong suốt 2 năm”
Cặp quá nặng, đeo cặp một quai hoặc đeo không đúng tư thế gây
đau lưng, vẹo cột sống… ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống của trẻ.
Năm 2016, tôi đã làm một điều tra đối với học sinh tiểu học về vấn đề
này. Có những trường hợp tới 20% trẻ lệch, vẹo cột sống. Các em đeo ba
lô sau lưng thì vẹo trước. Khi trẻ đã bị cong vẹo cột sống, việc chữa trị
bằng phẫu thuật, luyện tập, chỉnh hình sẽ rất khó khăn, tốn kém và mất
nhiều thời gian.

H5: Ảnh minh hoạ
2.2.3. Điều trị và phương pháp phòng ngừa
2.2.3.1. Điều trị:
*Can thiệp sớm: Việc điều trị sớm có tầm quan trọng đặc biệt nhằm
ngăn chặn sự biến dạng cột sống dẫn tới biến dạng tư thế, khung chậu,
thậm chí ảnh hưởng tới khả năng hơ hấp và tuần hồn.
*Một số kỹ tḥt phục hời chức năng: Các bài tập phục hồi chức năng có
tác dụng kéo giãn các cơ, dây chằng ở cột sống để điều chỉnh lại tư thế

cột sống.
+ Các bài tập ở tư thế nằm ngửa:
13


- Bài tập 1: Để bệnh nhi nằm ngửa, hai tay đan các ngón vào nhau
và đặt sau gáy. Gập gối phải của bệnh nhi, đưa gối và khuỷu tay bên đối
diện chạm vào nhau rồi đổi bên. Gối phải chạm khuỷu tay trái, gối trái
chạm khuỷu tay phải. Mỗi động tác lặp lại 10 lần.
- Bài tập 2: Để bệnh nhi nằm ngửa, co hai chân, tỳ gót và vai
xuống giường nâng mơng lên đưa mơng sang phía cột sống cong rồi đặt
xuống giường, rồi nâng mông đưa về vị trí ban đầu. Cứ đưa mơng về
phía cột sống cong lồi hai lần thì đưa mơng về phía cột sống cong lõm
một lần. Làm động tác này 10 lần
- Bài tập 3: Để bệnh nhi nằm ngửa, gập gối, nâng mông lên cao
hình cầu vồng giữ trong 5-10 giây rồi đặt mông xuống giường. Làm
động tác này 10 lần.
- Bài tập 4: Để bệnh nhi nằm ngửa, gập gối, nâng mông lên cao rồi
đưa mông sang phải đặt xuống giường sau đó nâng mơng đưa mơng về
phía bên trái. Làm động tác này 10 lần.
- Bài tập 5: Để bệnh nhi nằm ngửa, gập gối, đan các ngón tay của
hai bàn tay vào nhau, duỗi thẳng tay, gập người về phía trước, đưa hai
tay sang trái rồi nằm xuống, làm lại và đưa hai tay sang phải. Làm động
tác này 10 lần.
+ Các bài tập ở tư thế nằm nghiêng:
- Bài tập 1: Để bệnh nhi nằm nghiêng góc lõm cột sống ở phía
dưới, góc lồi cột sống phía trên. Chống tay phía dưới đõ bàn tay vào đầu
trong khi người vẫn giữ ở tư thế thẳng, chân dưới duỗi, chân trên co, giữ
5-10 giây rồi nằm thẳng lại. Làm động tác này 10 lần.
- Bài tập 2: Để bệnh nhi nằm nghiêng như trên trong tư thế thân

người thẳng. Kỹ thuật viên đứng trước mặt bệnh nhi dùng tay phía chân
bệnh nhi luồn xuống trước dưới đỡ chân bệnh nhi bàn tay đặt vào đùi
phía dưới của bệnh nhi, tay kia của kỹ thuật viên cố định bờ sườn phía
14


trên của bệnh nhi rồi nâng chân bệnh nhi lên để kéo giãn cột sống phía
lõm, giữ 5 giây rồi đặt về tư thế ban đầu. Làm động tác này 10 lần.
- Bài tập 3: Để bệnh nhi nằm nghiêng như trên, chân dưới duỗi,
chân trên co, các ngón tay của hai bàn tay đan vào nhau và duỗi thẳng
tay nâng đầu và nửa người trên lên khỏi giường rồi đặt xuống. Làm động
tác này 10 lần. Kỹ thuật viên có thể hỗ trợ bệnh nhi bằng đỡ vai bệnh nhi
nâng lên.
- Bài tập 4: Để bệnh nhi nằm nghiêng nhưng phía cột sống cong
lồi ở dưới, đệm một gối vào chỗ cột sống lồi, chân dưới của bệnh nhi
duỗi, chân trên co, giữ tư thế này 15 giây.
+ Các bài tập ở tư thế nằm sấp:
- Bài tập 1: Để bệnh nhi nằm sấp, tay phía cột sống lõm giơ thẳng
lên phía đầu, tay phía cột sống lồi duỗi thẳng với xuống gối cùng bên,
đầu nghiêng nhìn theo tay, giữ 5 giây rồi nằm thẳng lại. Làm động tác
này 10 lần.
- Bài tập 2: Để bệnh nhi nằm sấp, hai tay duỗi thẳng đặt hình chữ
V lên phía đầu. Kỹ thuật viên dùng một tay đỡ hai chân bệnh nhi, bàn
tay đặt mặt dưới đùi nâng khung chậu lên khỏi mặt giường, tay kia cố
định bờ sườn phía cột sống lồi rồi đưa chân bệnh nhi về phía lồi để kéo
dài bên lõm, giữ 5 giây rồi đưa về vị trí ban đầu. Làm động tác này 10
lần.
- Bài tập 3: Để bệnh nhi nằm sấp, kỹ thuật viên đứng phía đầu
bệnh nhi nắm lấy hai tay bệnh nhi. Hai tay bệnh nhi duỗi thẳng nắm lấy
tay kỹ thuật viên. Kỹ thuật viên nâng nhẹ nửa người tên của bệnh nhi lên

đưa sang bên lồi 2 lần, đưa sang bên lõm 1 lần. Làm động tác này 10 lần.

15


H6: Ảnh minh hoạ
+ Các bài tập bổ trợ:
- Bơi thường xuyên
- Đu xà đơn thường xuyên.
2.2.3.3. Quy trình nắn chỉnh côt sống :

H7: Ảnh minh hoạ
Bước 1: Làm mềm các cơ ở lưng, mông bằng các phương pháp như
xoa bóp ,nhiêt nóng, điện xung… thời gian khoảng 15-20 phút.
Thủ thuật “phát” (vỗ) trên da và cơ cho vùng lưng cho đỏ da đều có
tác dụng làm giảm cơ và rung động cột sống để gỡ dính tại các vị trí
chèn ép thần kinh.
Thủ thuật xoa bóp các khối cơ cạnh cột sống từ vùng lành đến vùng
đau, từ nông vào sâu và ngược lại. Thủ thuật đó có thể tiến hành trên các
16


huyệt vùng thắt lưng (day bấm huyệt) trong 4-6 phút, giúp giảm đau và
làm giãn cơ.
Bước 2: Làm giải phóng đoạn cột sống bi tắc nghẽn với các thao tác
sau:
Bệnh nhân nằm sấp, kỹ thuật viên dùng lực gốc bàn tay khoảng 2030kg ấn vào giữa khoanh liên mỏm gai L2-L1, đồng thời đẩy vào mỏm
gai L1 thì bệnh nhân thở ra. Vừa ấn vừa đẩy nhịp nhàng 5-6 lần theo
nhịp thở, sau đó theo thứ tự chuyển xuống các khoảng liên mỏm gai L1L2, L2-L3, L3-L4, L4-L5, L5-S1, thực hiện trong 4-5 phút.
Bệnh nhân nằm nghiêng cho chùng cơ, một chân co , một chân duỗi.

Kỹ thuật viên dùng một tay (cánh và cẳng tay) đè lên vai bệnh nhân từ từ
ép bệnh nhân xuống giường, tạo một cử động xoay cột sống, đồng thời
tay kia dùng ngón cái đẩy nhẹ mỏm gai đốt sống phía trên theo cùng
chiều. Để bệnh nhân nằm nghỉ 2-3 phút, sau đó tiến hành như lúc trước
nhưng ngược lại.
Bệnh nhân nằm sấp, chân đau gập cẳng chân vào trong và hơi xoay
trong. Thầy thuốc cố định chân bệnh nhân, dùng ngón tay cái thuận ấn
sát vào cạnh mỏm gai nằm trên trục thẳng lưng .
Bước 3: Điều chỉnh lại cột sống trên khu vực bị tắc nghẽn
Nguyên tắc: Cho bệnh nhân chủ động dần các thao tác, mỗi ngày
tăng lên một mức có sự hướng dẫn và hỗ trợ của thầy thuốc .Các thao
tác:
Nghiêng cột sống: Bệnh nhân đứng hai chân mở rộng bằng vai, tư
thế mềm mại, hai tay chống vào mông. Thầy thuốc cố định chậu hông
hai bên bằng cố định xương chậu. Sau đó để bệnh nhân từ từ nghiêng
từng bên, góc độ nghiêng tăng dần .

17


Xoay ngang cột sống: Bệnh nhân vẫn ở tư thế trên, làm động tác
xoay trịn mơng theo hai chiều phải trái và trái phải. Trong khi vận động
sẽ thấy khối eo lưng chuyển động nhịp nhàng như lắc vòng.
Bước 4: Tác động mạnh đến các cơ giữ cột sống (cơ lưng to, cơ
bụng) và làm chuyển động các khớp cột sống, khớp chậu làm rộng lỗ
liên kết và khôi phục sự cân bằng của khung chậu bằng bảy động tác
sau:
- Ngồi cúi: Ngồi bệt mông, hai chân duỗi thẳng, 2 tay vươn ra trước
tới ngón chân cái. Thầy thuốc vỗ, ấn vào khối cơ lưng vùng thận .
- Đứng cúi: Đứng 2 chân mở rộng bằng vai, từ từ cúi xuống cho các

ngón tay chạm đất, gối thẳng .
- Bật cong người hình con tôm: Bệnh nhân nằm ngửa, gập hai chân,
hai tay ôm vào khoeo chân rồi làm động tác bật dậy với tư thế cân đối
theo trục cơ thể.
- Xoay khớp háng: Bệng nhân nằm ngửa, đùi gấp vào bụng, cẳng
chân gấp vào đùi , thầy thuốc xoay chân bệnh nhân theo hai chiêu:phảitrái,trái-phải.
- Xoay khớp cùng chậu: Làm như động tác xoay khớp háng, sau đó
dùng một tay xoay chân, tay kia cố định ngực và vai bệnh nhân.
- Xoay toàn bộ cột sống lưng: Bệnh nhân nằm nghiêng, một chân
duỗi thẳng, một chân co nhẹ, tay thu gọn và thân người. Kỹ thuật viên
làm động tác bẻ gập và xoay nhẹ cột sống cho đến khi nghe tiếng kêu lắc
rắc nhỏ của các khớp cột sống, thực hiện ngược lại thao tác trên .
- Nằm thư giãn: Bệnh nhân nằm ngửa thoải mái, thở sâu và chậm,
nằm nghỉ 15-10 phút .
2.2.3.4. Phịng ngừa
- Chúng ta có thể dùng các thức ăn giàu axit folic làm giảm nguy cơ
cong vẹo cột sống. Ăn trái cây kết hợp với sữa chua và thực phẩm giàu
18


prơtêin, bổ sung axit. Để phịng ngừa vẹo cột sống, nên hướng dẫn trẻ
ngồi học ngay ngắn, đúng tư thế (ngồi lưng thẳng, 2 chân đặt xuống sàn,
2 khuỷu tay đặt thoải mái trên mặt bàn, không tỳ ngực vào bàn, để vở
thẳng, mặt cách vở 20cm), không mang cặp quá nặng.
Bàn ghế phải phù hợp, việc tìm ra một giải pháp công nghệ sao cho
bàn ghế được sản xuất theo cơng nghệ đó vừa tn thủ những tiêu chuẩn
hiện hành về kích thước và chức năng nhưng phải có sự đổi mới về cấu
trúc, kết cấu và vật liệu nhằm đảm bảo các yêu cầu về giáo dục, sức
khỏe xã hội …Bàn ghế phải có điểm tựa, kích thước bàn ghế phải phù
hợp với tầm vóc: chiều cao bàn nên bằng 42%, chiều cao ghế bằng 26%,

chiều cao cơ thể, thành tựa ghế hơi ngả về sau một góc 5-6o so với đường
thẳng đứng; chiều rộng ghế bằng 2/3 ->3/4 chiều dài đùi; chiều ngang tối
thiểu của bàn cho một chỗ ngồi là 0,4 -> o,5m. Bàn ghế phải rời nhau
thuận tiện khi đứng lên ngồi xuống, lúc vào học, ra chơi, tan trường.
Quan tâm đến tư thế của trẻ mọi lúc, mọi nơi. Khi trẻ ngồi học,
ngồi ăn,… phải dạy trẻ ngồi đúng tư thế. Mặt khác, khi sắp xếp bàn ghế
trong lớp cần chú ý sao cho giáo viên có thể đến với trẻ một cách dễ
dàng để kịp thời uốn nắn tư thế của trẻ khi ngồi không đúng.

H8: Ảnh minh hoạ

19


Trong khi trẻ ngủ, không cho trẻ nằm trên đệm quá cứng hoặc quá
mềm, nằm lâu nghiêng sẽ ảnh hưởng đến cột sống của trẻ.
Để phòng ngừa cong vẹo cột sống cần phòng chống suy dinh
dưỡng, còi xương ở trẻ. Chế độ ăn cần có đủ protein, chất khống và
Vitamin. Bàn ghế ngồi học phù hợp kết hợp với tư thế ngồi đúng, cần
nghỉ giải lao giữa các tiết học. Phải tập luyện thể dục thể thao để nâng
cao sức khỏe, các cơ bắp, các tổ chức liên kết, dây chằng các khớp khỏe,
làm tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cơ thể cân đối.
2.3. Giải pháp và kết quả
Ngồi học đúng tư thế: Khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn,
vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc là 90 o dao
động trong khoảng 75-105o, thân thẳng, không tỳ ngực vào bàn, đầu và
cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn, mặt cách vở
20cm. Nếu ngồi học sai tư thế không chỉ gây ra cong vẹo cột sống mà có
thể dẫn đến những rối loạn cơ xương.


H9: Ảnh minh
hoạ
Nơi học tập ở trường phải đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên. Ở nhà,
ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn chiếu
sáng ở góc học tập cho con trẻ để đảm bảo ánh sáng tốt hơn; thực hiện
giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học.

20



×