Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Sỏi mật, sỏi thận nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và các bí quyết chữa trị sỏi mật, sỏi thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (721.56 KB, 53 trang )

/> Sỏi mật: nguyên nhân,
triệu chứng và cách điều
trị.
Sỏi mật là một bệnh khá phổ biến ở Việt
Nam, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phần
lớn gặp ở tuổi từ 20 đến 50 tuổi, càng nhiều
tuổi càng dễ bị sỏi mật. Bệnh gặp ở phụ nữ cao
hơn gấp 4 – 6 lần so với nam giới. Về vị trí, Sỏi
mật có thể ở trong gan, ở ống mật chủ hay ở
trong túi mật. Về loại sỏi, có thể là sỏi
Cholesterol hoặc sỏi sắc tố mật. Sỏi trong túi
mật khó chữa hơn sỏi ở trong gan hay ở ống
mật chủ. Sỏi mật có thể chữa bằng Đông y hoặc
Tây y. Tây y thường dùng phương pháp mổ lấy
sỏi, nhưng là phương pháp chữa "ngọn",
không triệt để, nhiều tác dụng phụ. Đông y
/>chữa sỏi mật đơn giản, không có tác dụng phụ
và phòng được tái phát.

Sỏi mật là một bệnh của đường tiêu hoá do có sỏi trong
đường mật, có thể phát sinh ở các ống dẫn mật trong gan, ở
ống mật chủ hoặc ở túi mật, bởi sự xuất hiện sỏi
cholesterol hoặc sỏi sắc tố mật. Sỏi mật là bệnh thường gặp
ở Việt Nam. Tùy theo vị trí của sỏi, thành phần của sỏi mà
người ta chia thành sỏi đường dẫn mật hoặc sỏi túi mật; Và
tùy theo thành phần của sỏi mà người ta chia sỏi mật ra
thành sỏi cholesterol hay sỏi sắc tố mật. Sỏi cholesterol
do cholesterol kết tinh trong dịch mật, khi nồng
độ cholesterol trong mật cao, nồng độ muối mật thấp, có sự
ứ đọng dịch mật và một số nguyên nhân khác. Sỏi
cholesterol thường đơn độc, không cản tia X và có màu nhạt.


Sỏi sắc tố mật chủ yếu là calcium bilirubinate, sỏi có màu
sậm, thường hình thành đám sỏi, cản tia X nhiều, hình thành
khi bilirubine tăng, không liên hợp hoặc do bị nhiễm vi
trùng, nhiễm ký sinh trùng đường mật. Trước đây, bệnh sỏi
mật chủ yếu là sỏi sắc tố mật, sỏi thường nằm ở trong gan và
ở ống mật chủ gây nhiễm khuẩn đường mật, còn sỏi túi mật
chỉ chiếm dưới 10%. Nhưng ngày nay, tỷ lệ sỏi cholesterol
/>lại tăng cao so với sỏi sắc tố mật và sỏi túi mật lại ngày càng
nhiều, chiếm tới trên 50% trường hợp sỏi mật, có lẽ do chế
độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của nhân dân ta đã thay
đổi nhiều so với trước.


Nguyên nhân của bệnh sỏi mật
Nguyên nhân sỏi cholesterol là do tuổi tác, ăn nhiều thức ăn
có hàm lượng cholesterol cao, nhiều chất béo động vật,
do phụ nữ sinh đẻ nhiều, biến chứng từ một số bệnh tiêu
hoá như bệnh Crohn, cắt đoạn hồi tràng, Các yếu tố thuận
lợi tạo sỏi cholesterol là: Chế độ ăn nhiều chất béo và
cholesterrol; do dùng thuốc estrogen, thuốc clofibrate; ở các
bệnh nhân: xơ gan, cắt dạ dày, dùng thuốc octretide kéo dài,
nuôi dưỡng lâu dài bằng đường tĩnh mạch, béo phì; dư thừa
/>hoocmon nữ (Ơstrogen); sử dụng thuốc giảm cholesterol
thường xuyên; bệnh tiểu đường; giảm cân quá nhanh; nhịn
đói triền miên; nhiễm ký sinh trùng đường ruột…
Nguyên nhân sỏi sắc tố mật là do tuổi tác, ăn thiếu chất
béo và protein, ứ đọng dịch mật, mật nhiễm trùng hoặc
nhiễm ký sinh trùng, xơ gan, bệnh tán huyết, thiếu máu Địa
Trung Hải, thiếu máu hồng cầu liềm… Các yếu tố thuận lợi
cho hình thành sỏi sắc tố mật là nhiễm khuẩn đường mật, xơ

gan, nhiễm trùng, ký sinh trùng (giun, sán…), đặc biệt hay
gặp ở bệnh nhân bị giun chui ống mật gây nhiễm khuẩn
đường gan mật

Triệu chứng của bệnh sỏi mật
Tùy theo vị trí của sỏi mà có các triệu chứng có thể khác
nhau. Thường thì nếu sỏi trong gan hay sỏi ở ống mật chủ thì
ít triệu chứng, thậm chí nếu sỏi nhỏ, không gây tắc mật thì sẽ
không có biểu hiện gì, chỉ khi tình cờ làm siêu âm hoặc chụp
điện vùng gan mật mới phát hiện ra sỏi. Nhưng nếu sỏi to thì
thường có các triệu chứng khá rầm rộ, mà điển hình là đau,
sốt, vàng da (mà y học gọi là Tam chứng Charcot).
/>Đau: Trường hợp điển hình, người bệnh có cơn đau bụng
gan, cụ thể: đau đột ngột, dữ dội vùng hạ sườn phải, lan lên
vai phải hoặc ra sau lưng, đau làm người bệnh lăn lộn, không
dám thở mạnh, kèm theo buồn nôn hoặc nôn. Có khi đau chỉ
âm ỉ hoặc tức nặng ở hạ sườn phải, đôi khi đau ở vùng
thượng vị, lan lên ngực. Các cơn đau thường xảy ra sau một
bữa ăn thịnh soạn hoặc bữa ăn nhiều mỡ.
Sốt: khi bị nhiễm trùng đường mật, có thể sốt cao đột ngột
kèm rét run, nhưng cũng có khi chỉ sốt nhẹ 37,5 độ – 38 độ
C, có khi sốt kéo dài. Nếu không có nhiễm trùng thì không
sốt.
Vàng da: Da và niêm mạc mắt vàng do tắc mật, xuất hiện khi
sỏi ở ống mật chủ, ống gan hoặc trong gan, tùy theo mức độ
tắc mật mà vàng nhẹ hay vàng đậm. Nếu chỉ có sỏi túi mật
đơn thuần thì không gây vàng da.
Rối loạn tiêu hóa: Chậm tiêu, bụng đầy trướng, sợ mỡ, táo
bón hoặc tiêu chảy.
/>Thăm khám lâm sàng: Nếu tắc mật sẽ thấy gan to, túi mật to,

mật càng tắc nhiều, gan càng to. Sỏi túi mật không gây gan
to. Chẩn đoán xác định cần dựa vào Tam chứng Charcot. Xét
nghiệm có thể thấy tăng bạch cầu trong máu, bilirubin máu
tăng khi có tắc mật. Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính và chụp
cộng hưởng từ rất có giá trị giúp chẩn đoán sỏi mật. Đối với
sỏi túi mật, siêu âm là phương pháp ít tốn kém mà có giá trị
cao trong chẩn đoán.


Điều trị bệnh sỏi mật

Điều trị bằng Tây y
Trong điều trị sỏi mật, Tây y thường cho thuốc giảm đau,
kháng sinh và phẫu thuật khi có biến chứng.
/>Với sỏi túi mật: người ta dùng thuốc làm tan sỏi, áp dụng đối
với sỏi cholesterol dưới 1,5cm, tốt nhất với sỏi dưới 5 mm,
thời gian dùng kéo dài 6 – 24 tháng. Ngày nay các bệnh viện
hay tán sỏi bằng bằng sóng hoặc làm tan sỏi trực tiếp bằng
hóa chất. Cũng có thể cắt túi mật qua đường nội soi, là
phương pháp được dùng phổ biến hiện nay vì hồi phục sức
khỏe nhanh và rút ngắn thời gian nằm viện. Cũng có thể cắt
túi mật bằng "mổ phanh".
Với sỏi trong gan và ống mật chủ: có thể lấy sỏi qua nội soi
ngược dòng cắt cơ oddi, phương pháp này giúp tránh được
phẫu thuật. Cũng có thể tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng hoặc
phẫu thuật để lấy sỏi.
Tuy nhiên, các phương pháp điều trị nêu trên chỉ là chữa
“phần ngọn”, không giải quyết được tận gốc nên tỉ lệ sỏi tái
phát rất cao và chi phí cho điều trị khá tốn kém, nhất là đối
với những bệnh nhân nghèo.


Điều trị bằng Đông y
/>Sỏi mật Y học cổ truyền gọi là chứng Thạch đởm. Đông y
cho rằng Thạch đởm là do can uất khí trệ, ăn uống không
điều độ hoặc do ngoại cảm thấp nhiệt mà thành bệnh. Theo
chúng tôi, có thể lý giải nguyên nhân sinh bệnh, cơ chế phát
sinh và cách gọi của Đông y khác Tây y, nhưng để chẩn
đoán xác định cần dựa vào các phương tiện của y học hiện
đại như đã trình bày ở phần trên. Tuy nhiên, về điều trị, dùng
Đông y sẽ có kết quả rất tốt vì vừa không phải phẫu thuật,
thuốc đơn giản, dễ uống, vừa có hiệu quả cao, đặc biệt chữa
được tận gốc nên không sợ tái phát.
Bài thuốc gồm có 12 vị như sau:
- Quả sung tươi 50g (nếu khô 30g)
- Nhân trần 10g
- Hoa Actisô 10g
- Lá Vọng cách 10g
- Diệp hạ châu 8g
- Râu ngô 8g
- Kê nội kim (màng mề gà) 10g
- Nghệ vàng 12g
- Bạch truật 12g
/>- Đảng sâm 20g
- Thổ phục linh 10g
- Cam thảo 8g
Tất cả làm thành 1 thang. Sắc 1 thang với 5 bát nước, thêm
vào 5 lát gừng tươi, đun còn 2 bát, chắt ra. Đun thêm 2 lần,
mỗi lần lấy 1 bát. Trộn chung cả 3 lần, cô lại còn 2 bát, chia
đều uống trong ngày. Uống liên tục 25 – 30 thang, sau đó
kiểm tra lại sỏi mật bằng siêu âm. Nếu đã hết sỏi, nghỉ một

tháng lại uống thêm 5 thang để củng cố kết quả.
Bài thuốc trên có 3 tác dụng chính là làm tan sỏi (chủ yếu là
Quả sung, Kê nội kim và Nghệ vàng), lợi mật, tống sỏi ra
ngoài (chủ yếu là Râu ngô, Nhân trần, Diệp hạ châu, Vọng
cách và Ý dĩ), bổ can, kiện tỳ để nâng chức năng gan giúp
không hình thành sỏi mới (chủ yếu là Nhân trần, Actisô,
Bạch truật ).

Ăn uống đối với người bị sỏi mật
/>Ăn giảm mỡ: ăn ít thực phẩm chứa nhiều cholesterol như
phủ tạng động vật, trứng ; ăn tăng đạm như thịt, cá, sữa, hạt
đậu các loại… để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương,
chống thoái hóa mỡ tế bào gan; ăn thức ăn giàu đường bột:
Thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật, có nhiều
chất xơ giúp tiêu hóa tốt, tránh táo bón; ăn các thức ăn có
giàu vitamin C và nhóm B như rau, hoa quả tươi. Tỷ lệ giữa
các chất dinh dưỡng đạm, đường, mỡ ở người bị sỏi mật tốt
nhất nên là 1/5/0,5 (ở người trưởng thành bình thường là
1/5/0,75). Ăn các loại hạt ngũ cốc còn cả vỏ là rất tốt (như
đậu hạt các loại, ngô, gạo lứt ) vì các nhà dinh dưỡng cho
rằng hạt ngũ cốc cả vỏ là "khắc tinh" của bệnh tật.
/>Thức ăn nên dùng: Nước quả, hoa quả tươi các loại, rau
tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như thịt lợn
thăn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương,
đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra nên dùng một số thức ăn lợi mật
như Nghệ, Lá chanh, lá Vọng cách, lá Đinh lăng và các thức
kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng như bơ, dầu ô liu, dầu
vừng, mỡ gà vịt.
Hạn chế dùng: Trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá có
nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn

lòng đỏ trứng. Ngoài ra cần phải kiêng rượu, bia, thuốc lá.
Hạn chế ăn gia vị đậm đặc, mỡ động vật. Tránh ăn quá no và
tránh để quá đói. Lao động và vận động vừa sức. Tránh lo
lắng, suy nghĩ, mất ngủ. Tránh cáu giận.

Phòng bệnh sỏi mật
Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt có ảnh hưởng rất
nhiều đến bệnh sỏi mật. Muốn không bị sỏi mật cần hạn chế
ăn thức ăn có hàm lượng cholesterol cao, các chất béo động
vật, hạn chế đẻ nhiều, năng vận động để không bị béo phì,
chữa các bệnh có nguy cơ sỏi mật, tránh giảm cân quá
/>nhanh, tránh nhịn đói triền miên, chữa kịp thời các bệnh
nhiễm trùng và nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hóa… Ăn
nhiều rau, hoa quả, ăn cân đối khẩu phần, không nên ăn một
loại thức ăn nhiều quá, cũng không nên quá kiêng khem. Khi
bị bệnh sỏi mật cần điều trị kịp
Sỏi thận Biểu hiện và
chẩn đoán sỏi thận.
Sỏi thận là tình trạng một hoặc vài viên sỏi kết
tụ nơi thận hoặc đường tiểu ngăn trở việc
bài tiết nước tiểu. Sỏi thận hình thành qua
thời gian dài, người bệnh thường chỉ biết
/>được từ những cơn đau quặn dữ dội ở vùng
bụng dưới và được xác định qua chụp hình
Xquang hoặc siêu âm.
Sỏi được tạo thành trong thận với nhiều kích cỡ khác nhau,
từ cỡ nhỏ như những hạt cát tới sỏi lớn bằng quả trứng. Có
những sỏi nhỏ tự ra ngoài qua đường tiểu, nhưng cũng có sỏi
thận lớn gây đau đớn và không thể tự ra được nếu không có
sự can thiệp của thầy thuốc.

Nguyên nhân tạo sỏi là gì?
Vì có những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, sỏi thận hình
thành do lượng nước tiểu quá ít (mất nước do uống ít nước
hoặc lao động quá sức), hay nồng độ các chất khoáng tăng
/>cao trong nước tiểu. Các chất khoáng như canxi, oxalat,
muối urat, natri, cystine hay phốt-pho lắng đọng trong đài,
bể thận kết thành sỏi. Nếu sỏi nhỏ (nhỏ hơn hay như hạt cát)
có thể tự ra ngoài trong quá trình bài tiết nước tiểu mà không
gây triệu chứng gì. Nhưng với sỏi lớn, tùy theo kích thước
nhỏ to mà xảy ra các trường hợp: di chuyển theo dòng nước
tiểu ra ngoài được nhưng có thể gây đau đớn và chảy máu
đường tiết niệu; mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản gây
viêm tắc niệu quản; sỏi nằm lại trong đài bể thận, hoặc trong
bể thận rồi phát triển to dần choán hết đài bể thận, gây ra
những tai biến nghiêm trọng làm huỷ hoại thận và các chức
năng của thận. Do sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc
nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận tạo nên những vết sẹo
trong thận, dẫn đến suy thận.
Có 4 loại sỏi thận chính:
- Sỏi canxi là loại phổ biến nhất, khoảng 80-90% sỏi thận là
canxi oxalat và canxi phosphat. Lượng canxi dư thừa trong
cơ thể được đào thải qua thận, do nồng độ quá nhiều khó có
thể hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp với các khoáng
chất khác tạo thành sỏi. Những người có lượng vitamin D
cao, bị cường tuyến giáp, hay những người bị suy thận dễ bị
/>sỏi canxi.
- Sỏi phosphat ammonium magnesium do vi khuẩn lên men
ure gây nên. Sỏi thường được hình thành sau khi bị viêm
đường tiết niệu mạn tính do tạo ra enzym làm tăng lượng
amoniac trong nước tiểu. Lượng amoniac nồng độ cao làm vi

khuẩn có thể phát triển nhanh hơn tạo điều kiện cho sỏi
khuẩn hình thành. Sỏi khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, với
kích thước lớn làm tổn thương đến thận.
- Sỏi acid uric hình thành do quá nhiều axit uric trong nước
tiểu. Khi lượng axit tăng cao, khoáng chất hình thành kết
hợp với canxi và oxalat tạo nên sỏi. Chế độ ăn giàu chất
đạm động vật, người bị bệnh gút có nguy cơ bị sỏi urat cao.
- Sỏi cystine hiếm gặp hơn. Cystine là một loại amino acid.
Ở người bị bệnh xistine niệu làm cho thận không hấp thu lại
xistine. Xistine không được hòa tan tốt trong nước tiểu, khi
nồng độ cao sẽ tạo thành sỏi.
Biểu hiện bệnh ra sao?
Quá trình hình thành sỏi không có triệu chứng nên bệnh
nhân thường không biết mình bị sỏi thận. Chỉ đến khi sỏi gây
/>đau đớn, hay đi tiểu ra sỏi mới biết. Khi phát bệnh có các
triệu chứng sau: cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu
quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm
nôn hay trướng bụng. Có khi chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng do
sỏi không gây tắc; Đái ra máu do sỏi gây tổn thương đường
tiết niệu hay do nhiễm khuẩn gây tổn thương thận chảy máu.
Bệnh nhân có thể có sốt cao 38 – 39o, và/hoặc ớn lạnh, thận
to đau, cảm giác bỏng rát, đau khi tiểu, nước tiểu đục do
nhiễm khuẩn.
Chữa trị sỏi thận như thế nào?
Để điều trị sỏi thận hiệu quả thì việc xác định loại sỏi là rất
quan trọng. Có nhiều cách để loại trừ sỏi thận mà không phải
phẫu thuật. Uống nhiều nước, trên 2 lít một ngày có thể làm
cho sỏi tự ra khi đi tiểu. Hạn chế các thức ăn chứa nhiều
canxi, oxalat như sữa, pho mát, nước chè đặc; ăn ít đạm
động vật nếu bị sỏi acid uric. Một số phương pháp điều trị

sỏi thận có thể áp dụng:
- Tán sỏi ngoài cơ thể: Các sỏi đài bể thận nhỏ, đường kính
dưới 20 mm có thể dùng năng lượng tạo nên từ sóng siêu âm
chiếu qua da vào viên sỏi và phá vỡ sỏi. Sóng siêu âm cao
hay thấp sẽ tán viên sỏi ra thành nhiều mảnh nhỏ đường kính
/>dưới 4mm để nó tự ra ngoài qua đường tiểu.
- Tán sỏi thận qua da là phương pháp đưa một máy tán sỏi
vào cơ thể qua da vùng thắt lưng vào thận, viên sỏi sẽ bị tán
vỡ ra nhờ sóng siêu âm và sau đó được hút ra ngoài qua ống.
Phương pháp này có thể tán được những sỏi lớn, rắn ngay
trong bể thận đã giãn rộng, có thể rửa sạch, lấy hết cặn sỏi và
dẫn lưu bể thận qua da.
- Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp: sỏi lớn
đường kính trên 40mm, sỏi san hô nhiều gai cạnh găm vào
đài bể thận, đài bể thận giãn hay ứ nước…
Làm gì để phòng sỏi tái phát?
Khoảng hơn 50% số người đã từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát
nên cách tốt nhất là thực hiện biện pháp phòng ngừa như
sau : thay đổi thói quen sinh hoạt, nên uống đủ nước (khoảng
2 đến 3 lít nước mỗi ngày); giảm lượng thức ăn chứa nhiều
oxalat, canxi như các loại quả hạnh nhân, sô cô la, nước chè,
rau chân vịt, dâu tây, ăn ít chất đạm động vật nếu bị sỏi acid
uric; uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng
chất phát triển trong nước tiểu; người bị sỏi thận do tuyến
/>giáp tiết ra nhiều hormon cần điều trị triệt để bằng phẫu
thuật tuyến giáp.
Trị bệnh, sỏi mật, sỏi
thận bằng đu đủ xanh.
Trị bệnh sỏi thận bằng đu đủ xanh - Phương
thuốc đơn giản mà hiệu quả tuyệt vời.

/>Nhiều bệnh nhân khốn đốn vì sỏi thận. Yên tâm
cây thuốc hiệu quả nhất đang ở trong vườn nhà
bạn.
Tác dụng:
* Làm tan sạn thận, sạn mật
* Trị sốt rét rừng, sốt kinh niên(chỉ 1 lần là khỏi)
* Trị rắn độc cắn
* Trị bệnh trường phong hạ huyết
* Giúp nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện, lợi tiểu
* Trục giun
* Trị di,mộng,hượt, tinh
*Trị ho gà.
/>1. Làm tan sạn thận, sạn mật
Khá nhiều người bị mắc chứng sạn thận hoặc sạn túi mật, có
thứ sạn hạt tròn trơn, không làm cho đau đớn nhiều, loại sạn
này có khi lớn gần bằng quả trứng. Nhưng sạn gai, giống
như quả ké, gai nhọn đâm vào thịt, làm cho nước tiểu thấm
vào vết thương sẽ đau khốn khổ. Nhiều người bị sạn thận,
phải mổ đến 9-10 lần mà vận chưa hết sạn, vì chất canxi ở
ngay trong máu, nếu không trừ được tận gốc chất canxi trong
máu thì gốc vẫn còn, mà gốc còn tất nhiên sẽ mọc ngọn trở
lại. Nếu có mổ hay bắn tia phóng xạ thì chỉ là cắt được cái
ngọn thôi. Phương pháp trị bệnh sán theo ngoại khoa, có
nhiều cách khác nhau, nhưng cách trị bằng trái đu đủ xanh,
rất dễ dàng và có kết quả tốt.
CÁCH LÀM:
Trái đu đủ còn xanh, vừa đủ ăn cho 1 người, cắt đầu đuôi,
khoét bỏ hột đi, giữ nguyên vỏ, bỏ chút muối vô trong, nấu
cách thủy cho mềm, để nguội ăn hết cả vỏ, nếu là trái lớn có
/>thể ăn ngày hôm sau (Nên tìm trái nhỏ ăn 1 ngày thì tốt hơn);

ăn trong 1 tuần. Chỉ không đầy 10 ngày bệnh sẽ hết.
Nước - “Thuốc” tốt
phòng ngừa sỏi
thận.
Sỏi thận tiết niệu là bệnh lý rất thường gặp,
do nhiều nguyên nhân gây nên. Trong thực tế
lâm sàng thường phát hiện muộn nên nhiều
biến chứng. Nguyên nhân tạo ra sỏi có nhiều
nhưng trong đó có một lý do quan trọng là việc
không đủ lượng dung dịch hòa tan các chất cặn
/>bã hữu cơ và vô cơ đường tiết niệu. Vì vậy các
chất này tích tụ lại và hình thành nên các viên
sỏi.
Uống nhiều nước phòng tránh sỏi thận.
Khi máu đi qua thận, máu đến cầu thận và nước sẽ thấm qua
mạch máu vào khoang nhỏ gọi là khoang Bowman. Tại đây
nước được chảy vào hệ thống ống thận dày đặc. Một phần
nước sẽ được tái hấp thu lại, phần khác tiếp tục đi vào đường
ống. Cuối cùng chúng được đổ vào một bể lớn gọi là bể thận,
sau đó, từ thận nước tiểu được dẫn xuống bàng quang bằng
một ống gọi là niệu quản, và từ bàng quang nước tiểu sẽ
được thải ra ngoài qua niệu đạo. Quá trình tạo ra nước tiểu
vô cùng phức tạp và có sự tham gia của rất nhiều yếu tố lý,
hóa, thần kinh. Khi nước tiểu được tạo ra, chúng hòa tan các
chất độc và “làm trôi” các chất cặn bã trên đường đi. Vì một
lý do nào đó, số lượng nước không đủ hay có sự ứ trệ trên
đường đi, các chất cần thải loại sẽ lắng lại, tích tụ theo thời
gian và tạo thành sỏi.
/>Sỏi tiết niệu là một cấu trúc phức tạp dạng rắn được tạo ra
từ các chất vô cơ như calci, phospho và hữu cơ như

ammonium, urat cấu tạo của viên sỏi là một cấu trúc theo
từng lớp đồng tâm. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi lứa tuổi,
nhưng được phát hiện nhiều nhất là khoảng từ 20 đến 50
tuổi. Sỏi tiết niệu có thể gặp ở mọi vị trí trên đường đi của hệ
thống tiết niệu. Có thể phân chia vị trí như sau: sỏi thận, sỏi
niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo. Tuy nhiên, từng
đoạn cũng lại qui định chi tiết hơn như ở thận có sỏi nhu mô
thận, sỏi bể thận; ở niệu quản là sỏi 1/3 trên, sỏi 1/3 giữa, sỏi
1/3 dưới. Có thể chỉ bị sỏi ở một vị trí nhưng cũng có thể sỏi
ở nhiều vị trí.
Các loại sỏi:
/> + sỏi calcium oxalate: hay gặp nhất, gặp nhiều ở người
trưởng thành hơn những người có sỏi calci thường có vấn đề
tăng calci niệu và có liên quan tới yếu tố di truyền, bệnh
tuyến cận giáp, mắc bệnh gút, các bệnh đường ruột, béo phì
và bệnh thận.
+ Sỏi struvite: cấu tạo bởi magne và ammoni. Thường thứ
phát do nhiễm khuẩn tiết niệu. Đặc biệt là những người dẫn
lưu ống thông đường niệu kéo dài.
+ Sỏi uric: do biến loạn chuyển hóa làm tăng acid uric trong
nước tiểu.
+ sỏi cystine: Hiếm gặp, cấu trúc sỏi là amino acid cystine,
đây là bệnh có tính di truyền.
Phòng tránh sỏi thận bằng cách uống nhiều nước.
Để phòng tránh sỏi thận vì vậy phải uống thật nhiều nước.
Nước được cung cấp đủ sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt
hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều
hòa tốt hơn đặc biệt trong mùa hè oi bức. Hơn thế nữa nó
giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật. Nếu tính
theo hoạt động bình thường của cơ thể thì lượng nước tiểu

khoảng 1.500ml, lượng nước qua đường mồ hôi và đường
/>tiêu hóa khoảng 500-1000ml, như vậy nhu cầu về nước là từ
1.500 đến 2.500 ml mỗi ngày. Nhu cầu này tăng lên hay
giảm đi tùy theo tính chất công việc và đặc biệt là theo thời
tiết. Tuy nhiên dù trong hoàn cảnh nào đi nữa, xây dựng cho
mình một thói quen uống nhiều nước là vô cùng hữu ích.
Nước uống cần đảm bảo vệ sinh. Trong thực tế có nhiều loại
nước có thể sử dụng hàng ngày có lợi cho sức khỏe như các
loại nước ép hoặc sinh tố làm từ cà rốt, cà chua, dưa leo, dưa
hấu ; nước chanh cam chứa nhiều vitamin C, rất tốt cho da,
giúp cơ thể thanh nhiệt, sát khuẩn, trị ho ; nước ngâm từ
quả dâu, mơ hay sấu pha. Sữa chua là loại đồ uống không thể
thiếu trong mùa hè, nhất là đối với chị em phụ nữ. Mùa hè
nóng nực, khi lao động thể lực nhiều có thể thêm chút muối
vào nước uống. Nước muối loãng giúp làm cơ thể bớt khát
nước hơn và cung cấp muối mất qua mồ hôi.
Không nên uống các loại nước uống nhiều đường, nhất là đối
với người béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp. Hạn chế sử
dụng nước đá vì nó có thể gây hỏng men răng.
Với một số trường hợp đặc biệt cần thận trọng khi uống
nước như người bị suy tim, suy thận chú ý phải hỏi kỹ bác
sĩ điều trị để có một chế độ nước phù hợp.

×