Tải bản đầy đủ (.pdf) (464 trang)

Bình luận bộ luật hình sự năm 2015 bình luận chuyên sâu ph 2 các tội phạm chương xv các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân ; chương xxiii các tội phạm về chức vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.71 MB, 464 trang )

Đ IN H VĂN Q

BÍNH LUẬN
Bộ LUẬT HÌNH Sự NĂM2015
P H Á N T H Ứ HA!

CÁC T Ộ I PHẠM
Chương XV



CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN T ự DO CỦA CON NGƯỜI,

QUYỂN Tự DO,

D Â N CHỦ CỦA CÔNG DÂN
Chương XXIII

CÁC TỘI PHẠM VỂ CHỨC vụ
(BÌNH LUẬN CHUN SÂU)

'<

í



L _

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYẼN THÔNG


Tai ngay!!! Ban co the xoa dong chu nay!!!


ĐINH VĂN QUẾ
Nguyên thành viên Hội đồng Thầm phán, Chánh tịa Hình sự
Tịa án nhân dân tối cao

BÌNH LUẬN
Bộ LUẬT HÌNH Sự NÀM 2015
PHẨN THỨ HAI

CÁC TỘI PHẠM
Chương XV

CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN Tự DO CỦA CON NGƯỜI,
QUYỀN Tự DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN
Chương XXIII

CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC vụ
(BÌNH LUẬN CHUYÊN SÂU)

TRƯỜNG ĐẠI H#c QUY NH#N

THƠ VIỆN

Wf>

4484A

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC
Lời nói đầu

7

Chương XV: CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYÈN Tự DO CỦA
CON NGƯỜI, QUYỀN Tự DO, DÂN CHỦ CỦA CÔNG DÂN

9

Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

10

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

13

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

19

Điều 158. Tội xâm phạm chỗ ờ cùa người khác

39

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm


41

B. Các trường hợp phạm tội cụ thề

51

Điều 159. Tội xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện
thoại, điện tín hoặc hình thức trao đỏi thông tin riêng tư

58

khác của người khác
A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

60

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

72

Điều 160. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử,
ứng cừ hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

80

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

82


B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

89

Điều 161. Tội làm sai lệch kết quả bầu cừ, kết quả trưng
cầu ỷ dân
A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm
B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

Đieu 162. Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc
sa thải người lao động trái pháp luật

93
95
190

104

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

106

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

117

3


Điều 163. Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội của

công dân

125

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

128

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

134

Điều 164. Tội xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tơn
giáo của người khác

141

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

142

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

149

Điều 165. Tội xâm phạm quyền bình đẳng giới

158

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm


159

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

Điều 166. Tội xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo

165

171

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

173

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

179

Điều 167. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận* tự do
báo chí, tiếp cận thơng tin, quyền biểu tình của cơng dân

184

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

185

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể


191

Chương XXIII: CÁC TỘI PHẠM VỀ CHỨC vụ

194

Mục 1. Các tội phạm tham nhũng

195

I. Khái niệm

195

II. Các tội phạm tham nhũng

204

Điều 353. Tội tham ô tài sản

204

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

206

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

212


Điều 354. Tội nhận hối lộ

227

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

229

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

242

4


Điều 355. Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt

251

tài sản
A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

253

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

258

Điều 356. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi


267

hành công vụ
A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm



268

273

B. Các trường hợp phạm tội cụ thê

Điều 357. Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ
A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

D. ^ac iïU'üny nẹp pnạm LỌI cụ me

278
280

i_u‘

Điều 358. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh

292

hưởng đối với người khác đề trục lợi
A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm


294

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

313

X

Điêu 359. Tội giả mạo trong công tác
__

A. Những dâu hiệu cơ bản của tội phạm

315

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

®21

Mục 2. Các tội phạm khác về chức vụ

^27

Điều 360. Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng
A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm
B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

Điều 361. Tội cố ý làm lộ bí mật cơng tác; tội chiem đoạt,

327


330
337
350

mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật cơng tác
352

X

I. Tội cơ ý làm lộ bí mật cơng tác
A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

X

B. Các trường hợp phạm tội cụ thê

5

QCQ


II. Tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật
cơng tác

365

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

367


B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

372

Điều 362. Tội vơ ý làm lộ bí mật cơng tác; tội làm mất tài
liệu bí mật cơng tác

379

I. Tội vơ ý làm lộ bí mật cơng tác

381

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

382

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

386

II. Tội làm mất tài liệu bí mật cơng tác

390

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

390


B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

394

Điều 363. Tội đào nhiệm

398

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

399

B. Các trường hợp phạm tội cụ thề

406

Điều 364. Tội đưa hối lộ

412

A. Những dấu hiệu cơ bản cùa tội phạm

414

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

422

Điều 365. Tội môi giới hối lộ


432

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

435

B. Các trường hợp phạm tội cụ thể

439

Điều 366. Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức
VM. quyền hạn để trục lợi

449

A. Những dấu hiệu cơ bản của tội phạm

451

B. Các trường hợp phạm tội cụ thề

457

6


LỜI NĨI ĐẦU
ơ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con
người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ theo Hiến
pháp và pháp luật.

Nhằm thể chế hỏa Hiến pháp năm 2013, Quốc hội đã thơng qua
Bộ luật Hình sự 2015 và được sửa đổi, bổ sung năm 2017, trong đó
Chương XV quy định các tội xâm phạm quyền tự do của con người,
Ọĩtvêỉi tự do. dâu chủ của cóng dân có nhiều điểm mới so với Bộ luật
Hình sự 1999.
Các tội phạm vê chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động
đủng đăn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong
khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ. Chương XXIII Bộ luật Hình sự 2015
quy định các tội phạm về chức vụ cũng được sửa đổi, bổ sung theo
hướng thê chê hóa chủ trương, nghị quyết của Đảng về chổng tham
nhũng, khăc phục những bất cập trong quả trình đấu tranh phịng,
chơng tội phạm, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội,
chinh trị của đât nước, cũng như bảo đảm thực thi các nghĩa vụ mà
chủng ta đã cam kết theo Công ước về chống tham nhũng của Liên
hợp quốc.
Việc hiêu và áp dụng các quy định tại Chương XV và Chương
XXIII của Bộ luật Hình sự 2015 trong việc đấu tranh và phòng ngừa
tọi phạm là rât quan trọng
Tiêp theo cn “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015
(Phân thứ hai - Các tội phạm), Chương XIV: Các tội xâm phạm tính
7


mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người ” Nhà xuất bản
Thông tin và Truyền thông phổi hợp với tác giả Đinh Văn Quế cho ra
mắt cuốn sách: “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015
(Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XV: Các tội xâm phạm
quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân;
Chương XXIII: Các tội phạm về chức vụ”.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến tất cả bạn đọc!

Hà Nội, tháng 3 năm 2019
Đinh Văn Quế

8


Chương XV

CÁC TỘI XÂM PHẠM QUYỀN TƯ DO
CỦA CON NGƯỜI, QƯỶÈN T ự DO, DÂN CHỦ
CỦA CÔNG DÂN
Mở đầu
Bộ luật Hình sự năm 1999 chỉ quy định quyền tự do, dân chủ của
công dân, mà chưa quy định quyền tự do của con người.
r.tvH ỊV'*" p V*”’

<•’!’.

< 'ĩ'"

riv.rmv* ỴV Bộ Ịuột Hình sự

năm 2015 lại quy định thêm “quyền tự do của con người’ , bởi lẽ
Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng hòa xã hộĩ
chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân vê chinh
trị, dân sự, kinh tể, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm theo Hiển pháp và pháp luật” và “Quyên con người,
quyền công dân chi cỏ thể bị hạn chế theo quy định của luật trong
trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh qc gia, trợt tự,
an tồn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đông”.

Quyền con người là những quyền bẩm sinh, vốn có của con
người, được cộng đồng quốc tế bảo vệ, nếu không được hưởng thi
khơng thể sống như một con người; cịn quyền cơng dân là những lợi
ích pháp lý được nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho những người có
quốc tịch. Bản chất của quyền con người là quyền tự nhiên, vôn có,
khơng do ai ban phát, cịn quyền cơng dân là quyên được nhà nươc
xác định bằng các quy định của pháp luật. Q uyền con người có từ khi
con người được sinh ra, quyền cơng dân có từ khi con người đáp ưng
được đầy đủ các điều kiện mà pháp luật quy định.
9


Ở Việt Nam, bên cạnh thuật ngữ “quyền con người” cịn có khái
niệm “nhân quyền”. Cả hai thuật ngữ này đều bắt nguồn từ thuật ngữ
tiếng Anh “human rights”, mà nếu dịch sang tiếng Việt là “quyền con
người”, nếu dịch qua Hán - Việt là “nhân quyền”1. Quyền con người
và quyền cơng dân bao giờ cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau,
tác động, bổ sung lẫn nhau. Quyền con người có thể được nhìn nhận
thơng qua quyền cơng dân và ngược lại. Thực tế cho thấy, nhiều
trường hợp quyền con người và quyền cơng dân rất khó phân biệt và
trong một số trường hợp chúng ta không nhất thiết phải phân biệt.
Chương XV Bộ luật Hình sự năm 20152 quy định các tội xâm
phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân
gồm 11 điều, tương ứng với 11 tội danh khác nhau. So với Chương
XIII (phần tội phạm) Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về các tội
xâm phạm quyền tự do, dân chủ của người khác, thì Bộ luật Hình sự
năm 2015 bổ sung thêm một tội danh: “xâm phạm quyền tự do ngơn
luận tự do báo chí, tiếp cận thơng tin, quyền biểu tình của người
khác (Điều 167), đồng thời sửa đổi, bổ sung một số khái niệm cho
phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và cuộc sống.


TỘI BÁT, GIỮ HOẶC GIAM NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT
Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
1.
Người nào bắt, giữ hoặc giam người trải pháp luật, nêu không
thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật
này, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ
06 tháng đến 03 năm.
1 Viện Ngộn ngữ học, Đại từ điền tiếng Việt, NXB Văn hóa-Thơng tin, năm 1999, tr 1239.
2 Trong cn sách này, cụm từ “Bộ luật Hình sự năm 2015” được viết tát là “Bộ luật Hình sự”.

10


2.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt

tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Cỏ tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đổi với 02 nguời trở lên;
e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người
già yểu hoặc người khơng có khả nâng tự vệ;
g) Làm cho nguời bị bắt giữ giam hoặc gia đình họ lâm vào
hồn cảnh kinh tể đặc biệt khó khăn;
h) Gây thưomg tích gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn
tâm thần và hành vỉ của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương

cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đay’, thi bl phạt
tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ
nhục nhân phâm của người bị bắt, giữ, giam;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn
tâm thần và hành vi của người bị bất, giữ, giam mà tỳ lệ tôn thương
cơ thể 61% trở lên.
4. Người phạm tội còn cỏ thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhầt
định từ 01 năm đến 05 năm.
11


Định nghĩa: Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là hành vi
bắt, giữ hoặc giam người không đúng pháp luật nhưng không
thuộc trường hợp xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự
của người khác hoặc không thuộc trường hợp lợi dụng chức vụ,
quyền hạn bắt giữ, giam người trái pháp luật
Điều 157 Bộ luật Hình sự quy định ba hành vi phạm tội khác
nhau, đó là: “bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” nhưng đều có
cùng tính chất nên nhà làm luật quy định chung trong cùng một điều
luật. Tuy nhiên, khi định tội cần chú ý:
- Nếu chỉ có hành vi bắt người trái pháp luật mà khơng có hành
vi giữ hoặc giam trái pháp luật thì chỉ định tội là “bắt người trái pháp
luật” mà không định tội như điều luật ghi: “bắt, giữ hoặc giam người
trái pháp luật”;
- Nếu chỉ có hành vi giữ người trái pháp luật mà khơng có hành
vi bắt hoặc giam người trái pháp luật thì chỉ định tội là “giữ người
trái pháp luật”;

- Nếu chỉ có hành vi giam người trái pháp luật mà khơng có hành
vi bắt hoặc giữ người trái pháp luật thì chỉ định tội là “giam người
trái pháp luật”;
- Nếu người phạm tội vừa có hành vi bắt, vừa có hành vi giữ
người trái pháp luật mà khơng có hành vi giam người trái pháp luật
thì định tội “bắt, giữ người trái pháp luật”;
- Nếu người phạm tội vừa có hành vi bắt, vừa có hành vi giam
người trái pháp luật mà khơng có hành vi giữ người trái pháp luật thì
định tội là “bắt, giam người trái pháp luật”;
- Nấu người phạm tội có cả ba hành vi bắt, giữ và giam người trái
pháp luật thì định tội là “bắt giữ và giam người trái pháp luật” (khơng
có dấu phẩy và kết từ hoặc).
12


A. NHỮNG DẤU HIỆU c ơ BẢN CỦA TỘI PHẠM
1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm
Cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội bắt, giữ
hoặc giam người trái pháp luật cũng phải bảo đảm các yếu tố (điều
kiện) càn và đủ như: độ tuổi, năng lực trách nhiệm hình sự quy định
tại các Điều 12 và Điều 21 Bộ luật Hình sự.
Nếu trước đây Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định:
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọn", thì nav Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 chỉ
quy định một số tội phạm mà người từ đủ 14 tuôi trở lên, nhưng chưa
đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó khơng có Điều
1573. Như vậy, đối với tội phạm này, chủ thể không phải là người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. So với Bộ luật Hình sự năm 1999, đây là
quy định mới có lợi cho người phạm tội, nên được áp dụng đối với

hành vi xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01-01-2018, mà sau thời
điểm này mới phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử thì tùy giai đoạn tố
tụng, cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tịa án phải ra qut định
đình chỉ đối với người phạm tội.
Đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, chỉ những
người sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này:
Nói chung, chủ thể của tội phạm này là bất kỳ, nhưng trong một
sơ trường họp, người phạm tội là người có chức vụ, quyên hạn nhât
3 Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hlnh sự năm 2015 qụy định: “Người từ đủ 14 ti đên dưới 16
tuồi phái chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng quy định tại một trong các Điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169,
170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và
304 Bộ luật Hình sự”.

13


định như bộ đội biên phòng; cán bộ kiểm lâm; cán bộ, chiến sĩ trong
các lực lượng vũ trang; cán bộ, nhân viên công an nhân dân... Đối
với những người này, thông thường phạm tội trong khi thi hành công
vụ, cá biệt có trường hợp vì động cơ cá nhân hoặc vụ lợi mà bắt, giữ
hoặc giam người trái pháp luật.
Chỉ là chủ thể của tội phạm này, nếu nhu hành vi của họ không
thuộc trường hợp xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của
người khác hoặc không thuộc trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền
hạn bắt giữ, giam người trái pháp luật quy định tại Điều 153 và Điều
377 Bộ luật Hình sự.
2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm
Khách thể của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là
quyền tự do thân thể của người khác, là một trong các quyền con

người, quyền công dân được ghi nhận tại Hiến pháp năm 2013:
“Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của tòa án nhân dân, quyết
định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp
phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định”4.
Quyền tự do thân thể của con người cịn được cụ thể hóa bởi
những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như: “Khơng
ai bị bắt nếu khơng có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê
chuẩn của viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc giữ
người trong trường hợp khẩn cấp, việc bắt, tạm giữ, tạm giam người
phải theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự”5.
Đối tượng tác động của tội phạm này là con người, mà cụ thể là
con người bị bắt, bao gồm người Việt Nam và người nước ngoài
hoặc người khơng có quốc tịch cư trú tại Việt Nam.
4 Khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013.
5 Điều 10 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

14


Theo Hiến pháp năm 2013 thì cơng dân là người có quốc tịch
Việt Nam6. Người nước ngồi được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam bảo hộ7. Người Việt Nam địrứi cư ở nước ngồi là
bộ phận khơng tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam mà tuân theo Hiến pháp và
pháp luật Việt Nam thì được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền,
lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam. Người nước ngồi đấu
tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hịa
bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú8.
k ; VC;

/¿iì; 2 ::! 5 khơ::í- phH Hột
Y:ệ:
Nam hay người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, đều là đối tượng tác
động của hành vi “bắt, giữ, giam người trái pháp luật.
3. Các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm
a) Hành vi khách quan
Người phạm tội có thể thực hiện cả ba hành vi: bắt, giữ hoặc
giam người, nhưng có thể chỉ thực hiện một trong ba hành vi đó.
Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào hành vi mà
người phạm tội thực hiện để định tội danh cho sát thực.
Bắt người trái pháp luật là hành vi bắt người ngoài các trường
hợp pháp luật cho phép như bắt người mà khơng có lệnh của những
người có thấm quyền theo quy định của pháp luật; bắt người không
thuộc trường hợp phạm tội quả tang, không thuộc trường hợp bắt
6 Điệu 17 Hiến pháp năm 2013.
7 Điêu 18 Hiến pháp năm 2013.
8 Điều 48 và Điều 49 Hiến pháp năm 2013.

15


người có lệnh truy nã hoặc tuy có lệnh của những người có thẩm
quyền nhưng việc tiến hành bắt khơng đúng thủ tục, như bắt người
vào ban đêm (sau 22 giờ) mà không thuộc trường hợp khẩn cấp hoặc
phạm tội quả tang.
Hành vi bắt người trái pháp luật có thể được thực hiện bằng các
hình thức như: dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực buộc người bị
bắt phải đến nơi mà người phạm tội đã chọn. Nếu trong q trình bắt
mà gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại thì tùy
trường hợp cụ thể, người phạm tội cịn bị truy cứu trách nhiệm hình

sự về các tội phạm tương ứng với hành vi phạm tội đã gây ra như: tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
tội giết người. Nếu hành vi của người phạm tội lại thuộc trường hợp
quy định tại Điều 153 hoặc Điều 377 Bộ luật Hình sự9 thì họ sẽ chịu
trách nhiệm hình sự về các tội phạm đó.
Giữ người trái pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giữ người không
đúng với quy định của pháp luật; giữ người khơng có lệnh của người
có thẩm quyền; giữ người quá hạn; giữ người thuộc trường hợp
không được tạm giữ. Hành vi bắt và giữ bao giờ cũng đi liền với
nhau. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chỉ có hành vi bắt mà khơng có
hành vi giữ hoặc ngược lại. Ví dụ: A nợ tiền của B nên B đã cùng với

c chặn xe của A để bắt A, buộc A phải trả nợ cho B, nhưng sau khi
bắt được A thì c giao cho B giữ A, còn c bỏ về. Sau khi bắt được A,
B đã trói A lại và đưa A về nhà mình.
Khi xác định hành vi giữ người trái pháp luật cần phải phân biệt
với biện pháp giữ người theo thủ tục hành chính, là một trong những
9 Điều 153. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi; Điều 377. Tội lợi dụng chức vụ, quyền
hạn giam, giữ người trái pháp luật.

ếể

■•v0'> *
16


biện pháp ngăn chặn hành chính và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm
hành chính do người có thẩm quyền theo quy định của Luật Xử lý vi
phạm hành chính áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ
ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thưcmg tích cho

người khác hoặc cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng
làm căn cứ để quyết định xử lý vi phạm hành chính10.
Giam người trải pháp luật là hành vi ra lệnh tạm giam người
không đúng với quy định của pháp luật; giam người khơng có lệnh
của người có thẩm quyền; giam người quá hạn; giam người thuộc
trường họp không được tạm giam. Hành vi giam người trái pháp luật
neu knong ihuợc irưưng họp quy uụiíi íại Diêu ÍÕ3 va ừièu J/ / v>ọ

luật Hình sự thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điêu 157
Bộ luật Hình sự.
Tính trái pháp luật trong việc bắt, giữ hoặc giam người là việc
bắt, giữ hoặc giam người ngồi những trường hợp pháp luật cho
phép. Vì vậy, khi xác định hành vi bắt, giữ hoặc giam người có trái
pháp luật hay khơng, cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật
về việc bắt, giữ hoặc giam người. Những quy định này có thê trong
Bộ luật Tố tụng hình sự, cũng có thể trong Luật Xử lý vi phạm hành
chính, nhưng chủ yéu là Bộ luật Tố tụng hình sự.
Việc bắt, giữ hoặc giam người được quy định rât chặt che, ngoai
những trường hợp quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự và trong
Luật Xử lý vi phạm hành chính thì mọi trường hợp băt, giữ hoạc
giam người đều là trái pháp luật.
10 Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Mục 1 Chương 3 Nghị đinh
112/2013/NĐ-CP của Chính phù.
I THƯỜNG ĐẠI H # c QUY NHƠN

THƯ VIỆN_______

17
v v ọ


• /44-$4*>2-


b) Hậu quả
Hậu quả của hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật
trước hết là gây ra cho người bị bắt, bị giữ hoặc bị giam oan. Ngoài
ra, do bị bắt, bị giữ hoặc bị giam oan mà còn gây ra những hậu quả
khác cho người bị hại hoặc cho gia đình họ hoặc xã hội như: do bị
bắt oan nên người bị bắt uất ức quá mà tự sát, bị tra tấn nhục hình
gây thưcmg tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe,... Hậu quả của tội
phạm này khơng phải là dấu hiệu bắt buộc, nếu có thì là dấu hiệu
định khung hình phạt.
Nếu người phạm tội có ý định bắt, giữ hoặc giam người trái pháp
luật, đã chuẩn bị phương tiện, địa điểm, lực lượng để thực hiện tội
phạm nhưng chưa thực hiện hành vi bắt người thì khơng bị coi là
hành vi phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, vì theo quy định tại
Điều 14 Bộ luật Hình sự thì hành vi chuẩn bị bắt, giữ hoặc giam
người trái pháp luật không phải là hành vi phạm tội. Điều 14 Bộ luật
Hình sự khơng có liệt kê trường hợp chuẩn bị phạm tội theo Điều
157 Bộ luật Hình sự thì phải chịu trách nhiệm hình sự11.
4. Các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tộí phạm
Người phạm tội thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái
pháp luật là do cố ý (lồi cố ý). Nếu do thiếu trách nhiệm hoặc do
trình độ nghiệp vụ non kém mà bắt, giữ hoặc giam người trái pháp
luật thì tùy trường hợp cụ thể, hành vi của người phạm tội có thể cấu
thành tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chỉ bị xử
lý kỷ luật, xử lý hành chính.
1' Người chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong các Điều 108, 109, 110, 111, 112, 113,
114, 1 15, 116, 117, 118, i 19, 120, 121, 123, 134,168, 169, 207, 299, 300, 301, 302, 303
và 324 của Bộ luật này thì phái chịu trách nhiệm hình sự.


18


Động cơ và mục đích của người phạm tội có thê khác nhau,
nhưng nếu bắt, giữ hoặc giam người ừái pháp luật vì mục đích xâm
phạm an ninh quốc gia thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phản bội Tổ quốc, tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội bạo loạn, tội hoạt động
phỉ, tội khủng bố... quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự - Các
tội xâm phạm an ninh quốc gia; nếu nhằm mục đích chiêm đoạt tai
sản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự vê tội băt coc
nhằm chiếm đoạt quy định tại Điều 153 Bộ luật Hình sự; nêu băt
người rồi tra tấn đến chết thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự; nêu
1-1
.„•% m.Ạ
1.\
-.."O plv^.-ỊỊ
(t)VH 1-ù^n d?rv* rtv
người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự vê tội hiêp dâm hoặc
hiếp dâm trẻ em quy định tại Điều 141 hoặc Điều 142 Bộ luật Hình
sự; nếu bắt người nhằm mục đích đem bán thì người phạm tội bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người quy định tại Điêu 150
Bộ luật Hình sự; nếu bắt trẻ em nhằm mục đích đem bán, đê đưa ra
nước ngồi, để sử dụng vào mục đích vơ nhân đạo, đê sử dụng vao
mục đích mại dâm hoặc vì động cơ đê hèn thì người phạm tội b| truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm đoạt trẻ em quy định tại Điêu
151 Bộ luật Hình sự.
Như vậy, mục đích phạm tội cũng không phải là dâu hiệu băt

buộc của tội phạm này.
B. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI c ụ THẺ
1.
Phạm tội thuộc triròng họp quy định tại khoản 1 Đieu 157
Bộ luật Hình sự
Trường họp bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thong thương
không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 cùa điêu
19


luật, là cấu thành 'Cơ bản của tội phạm, có khung hình phạt tù từ 06
tháng đến 03 năm, là tội phạm ít nghiêm trọng.

So với Điều 123 Bộ luật Hình sự 1999 thì khoản 1 của Điều 157
Bộ luật Hình sự 2015 nặng hơn, vì khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự
1999 có hình phạt từ cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ, cịn hình phạt
tù cũng chỉ từ 03 tháng đến 02 năm. Do đó, chỉ áp dụng đối với hành
vi phạm tội được thực hiện từ 0 giờ 00 phút ngày 01-01-2018 trở đi.
Nếu hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 phút ngày 01-01-2018,
mà sau thời điểm này mới bị phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử thì áp dụng khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 1999 đối với người
phạm tội.
Khi áp dụng mức hình phạt cụ thể đối với người phạm tội theo
khoản 1 Điều 157, tòa án cần căn cứ vào Điều 50 Bộ luật Hình sự12.
Nếu người phạm tội chỉ thực hiện một hành vi trong ba hành vi quy
định tại điều luật, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, khơng có tình tiết tăng
nặng, thì tịa án có thể áp dụng hình phạt dưới 06 tháng tù.
Hiện nay tình trạng bắt, giữ, giam người trái pháp luật xảy ra
càng nghiêm trọng nên việc cho người phạm tội được áp dụng dưới
06 tháng tù hoặc cho hưởng án treo cần phải cân nhắc rất kỹ. Tuy

nhiên, nếu người phạm tội có đủ các điều kiện quy định tại Điều 65
Bộ luật Hình sự thì vẫn có thê cho họ được hưởng án treo.

12 Khoản 1 Điều 50 Bộ luật Hình sự quy định cãn cứ quyết định hình phạt như sau: “Khi
quyết định hình phạt, tịa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và
mức độ nguy hiêm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình
tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”.

20


2.

Phạm tội thuộc trường họp quy định tại khoản 2 Điều 157

Bộ luật Hình sự
a) Phạm tội có tổ chức
Cũng như các trường hợp phạm tội có tổ chức khác, bắt, giữ hoặc
giam người trái pháp luật có tổ chức là trường hợp có nhiều người cổ
ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch kế hoạch để thực
hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, dưới sự điều
khiển thống nhất của người cầm đầu.
Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có tổ chức là một hình
thức đồng phạm, có sự phân cơng, sắp đặt vai trò của những người
....... , .......... d ụ m

m ội h o ậ e . " - ổ

lù m .h Y : YỲ


phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu. Ví dụ: Cháu Chu Thị T
17 tuổi con của Chu Hữu K bỏ nhà đi vì bị hành hạ, ngược đãi. Do
nghi ngờ cháu Đinh Thu Tr là bạn của cháu T biết nơi ở của cháu T,
nên Chu Hữu K cùng vợ là Phạm Thị Th đã mua chuộc hai cán bộ
Công an phường N.K là Bùi Văn L và Nguyễn Văn H bàn bạc việc
bắt cháu Tr về trụ sở Công an phường để tra khảo, nhằm buộc cháu
Tr phải khai chồ ở của cháu T. Theo kế hoạch, Phạm Thị Th và con
trai là Chu Hữu D theo dõi quy luật đi về của cháu Tr, Chu Hữu K
được phân công viết đơn vu khống cháu Tr bắt cóc cháu T, D được
phân cơng đánh cháu Tr; sau khi đánh cháu Tr, Th là người gọi điện
cho L và H để phối hợp bắt cháu Tr về trụ sở Công an phường.
Khoảng 12 giờ 15 phút ngày 2 2 -9 -2 0 1 8 , cháu Tr trên đường đi học
bằng xe máy. Khi đến gần trụ sở Cơng an phường N.K thì bât ngờ bị
tên D đấm vào mắt làm cháu Tr bị thương và bị ngã xe; cùng lúc đó
L và H dùng xe jeep từ trụ sở Công an phường ra bắt cháu Tr vê trụ
sở tra khảo, buộc cháu Tr phải khai ra chỗ ở của cháu T. Vì cháu Tr
không biết chỗ ở của cháu T nên không khai ra được. Đến 15 giờ
21


cùng ngày, hành vi tổ chức đánh, bắt, giữ người trái pháp luật của vợ
chồng Chu Hữu K bị phát hiện.
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng
hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng
lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn
nhất định trong khi thực hiện công vụ.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bắt, giữ hoặc giam người trái
pháp luật là do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi
phạm tội đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ;

nếu họ khơng có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện
việc bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật; chức vụ, quyền hạn là
điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện tội phạm một cách
dễ dàng.
Tuy nhiên, người phạm tội có việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để phạm tội thì mới bị coi là tình tiết quy định tại điểm b khoản 2 của
điều luật. Nếu tội phạm do họ thực hiện khơng liên quan gì đến chức
vụ, quyền hạn của họ thì dù họ có chức vụ, quyền hạn thì cũng khơng
thuộc trường hợp phạm tội này. Ví dụ: Đặng Quang Ph là đại biểu
hội đồng nhân dân phường, vì nghi ngờ cháu Bùi Quốc H trộm cắp
hai chiếc điều khiển ti vi của nhà mình nên Ph đã bắt cháu H tra khảo
nhằm buộc cháu H phải nhận đã trộm cắp tài sản của Ph. Mặc dù Ph
có chức vụ nhưng khi bắt cháu H, Ph không lợi dụng chức vụ của
mình để phạm tội nên khơng thuộc trường hợp bắt, giữ người do lợi
dụng chức vụ, quyền hạn.

22


c) Đối với người thi hành công vụ
Đây là trường hợp người bị bắt, bị giữ hoặc bị giam (bị hại) là
người thi hành công vụ, tức là người bị hại thực hiện một nhiệm vụ
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó. Nhiệm vụ được
giao có thể là đương nhiên do nghề nghiệp quy định như: cán bộ,
chiến sĩ công an nhân dân làm nhiệm vụ bảo vệ; thầy thuốc điều trị
tại bệnh viện; thầy giáo giảng bài hoặc hướng dẫn học sinh tham
quan, nghỉ mát; thẩm phán xét xử tại phiên tòa; cán bộ thuế thu thuế;
thanh niên cờ đỏ, dân quân tự vệ làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự ở nơi
công cộng...
10'Y


1-' *1' *

V]T rfẠì vó*Ị n h írn c r n ọ ir ò ’ị t r v

không được giao nhiệm vụ nhưng họ tự nguyện tham gia vào việc
giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an tồn xã hội trong một số trường
hợp nhất định, như: đuổi bắt người phạm tội bỏ trốn; can ngăn, hòa
giải những vụ đánh nhau nơi công cộng...
Người bị bắt, giữ hoặc giam trái pháp luật phải là người thi hành
nhiệm vụ đúng pháp luật, nếu thi hành nhiệm vụ trái với pháp luật
mà bị bắt, giữ hoặc giam trái pháp luật thì khơng thuộc trường họp
phạm tội này. Ví dụ: Một người tự xưng là cơng an địi khám nhà của
người khác. Chủ nhà u cầu xuất trình lệnh khám nhà, nhưng người
này khơng đưa, nên chủ nhà và những thành viên trong gia đình đã
băt, giữ và báo cho cơng an biết.
Điêu luật chỉ quy định “đối với người thi hành công vụ” mà
không quy định “đối với người đang thi hành công vụ” nên trường
hợp phạm tội này bao gồm cả người đang thi hành công vụ và người
đã hoặc sê thi hành công vụ mà bị bắt, giữ hoặc giam trái pháp luật
(vì lý do cơng vụ của nạn nhân). Lẽ ra, nhà làm luật phải quy định
23


“Đố/ với người thỉ hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn
nhân ” thì chính xác hơn.
d) Phạm tội 02 lần trở lên
Đây là trường hợp Bộ luật Hình sự 1999 quy định phạm tội nhiều
lần, nay điểm d khoản 2 Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015 quy định
“phạm tội 02 lần trở lên” nên về nội dung khơng có gì thay đổi, chỉ là

thuộc về kỹ thuật lập pháp.
02 lần trở lên bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, có thể là 02
lần bắt, 02 lần giữ hoặc 02 lần giam người trái pháp luật trở lên,
nhưng cũng có thể 01 lần bắt, 01 lần giữ hoặc giam người trái pháp
luật nhưng chỉ đối với một bị hại xảy ra nhiều thời điểm khác nhau.
Ví dụ: A bắt B để buộc B phải trả tiền cho A, B hứa sẽ trả, nên A thả
B ra; không thấy B trả tiền nên A lại bắt B lần thứ hai để khống chế
buộc B phải trả tiền cho mình.
Phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật 02 lần trở lên là
trường hợp người phạm tội có từ 02 lần trở lên thực hiện hành vi bắt,
giữ hoặc giam người trái pháp luật và mỗi lần thực hiện hành vi đều
đã cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
Nếu có 02 lần bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, trong đó
có 01 lần hành vi chưa cấu thành tội phạm hoặc đã hết thời hiệu truy
cửu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính
thì không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 157 Bộ
luật Hình sự.
đ) Đối với 02 người trở lên
Đây là trường hợp bắt, giữ hoặc giam nhiều người quy định tại
điểm đ khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự 1999. Có thể một lần hoặc
có thể nhiều lần nhưng số người bị bắt, giữ hoặc giam trái pháp luật
24


phải từ 02 người trở lên. Ví dụ: Tháng 7-2010, Vũ Khăc X băt Đào
Văn T và Đỗ Văn K, đến tháng 3-2018 X lại bắt Trần Văn H.
Trong số những người bị bắt, giữ hoặc giam trái pháp luật, co the
có người chỉ bị bắt, có người chỉ bị giữ, có người chỉ bị giam, nhưng
cũng có thể có người vừa bị bắt, vừa bị giữ lại vừa bị giam.
Nếu trong số những người bị bắt, giữ hoặc giam trái phap luạt co

người thi hành cơng vụ thì người phạm tội cịn bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tình tiết “đối với người thi hành cơng vụ ngoai
tình tiết “đối với 02 người trở lên” hoặc trong sô những nạn nhan (bl
hại) có người bị bắt, giữ hoặc bị giam 02 lân trở lên thì ngươi phạm
tội cịn bị áp dụng tình tiết “phạm tội 02 lân trở lên .
e)

Đối với người dưới 18 tuôi, phụ ttũ’ mà biêt là có thai, nguoi

già yếu hoặc người khơng có khả năng ttf v?
Điểm e khoản 2 Điều 157 thực chất quy định 5 tình tiết chứ
khơng phải 01 tình tiết, đó là:
- Đối với người dưới 18 tuổi
Trường hợp phạm tội này chỉ cần xác định bị hại (ngươi bl bat,
giữ, giam) dưới 18 tuổi là người phạm tội đã bị áp dụng điem e
khoản 2 Điều 157 Bộ luật Hình sự.
Việc xác định tuổi của bị hại được quy định tại Điêu 417 Bọ luạt
Tố tụng hình sự 2015 như đối với các trường họp xác định tuoi cua
người bị hại là người chưa thành niên, với nội dung:
Trường hợp đã áp dụng các biện pháp họp pháp mà vân khơng
xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được
xác định:
- Trường hợp xác định được tháng nhưng khơng xác định được
ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.
25


×