1
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
Môn học : QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Tên đề tài : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG
ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 9001:2008
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT
PHÁP SX THỨC ĂN GIA SÚC
PROCONCO
Thực hiện : Nhóm 1 – lớp Cao học QTKD khóa IV
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
2
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
ĐỀ CƯƠNG
PHẤN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT PHÁP SẢN XUẤT
THỨC ĂN GIA SÚC PROCONCO
1.1. Tổng quan về công ty
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.2 Cơ sở vật chất
1.1.3 Sơ đồ tổ chức Công ty
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của tổ chức
1.3. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
1.4. Tình hình lao động
1.5. Giới thiệu về hoạt động của Quản lý chất lượng của Công ty
PHẦN II : TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU
CHUẨN ISO 9001 - 2008 CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THỨC ĂN
GIA SÚC PROCONCO
2.1. Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 đối
với sự phát triển của công ty CP Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc PROCONCO.
2.1.1 Tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001-2008
2.1.1.1. Các khái niệm
2.1.1.2. Cách tiếp cận quản lý chất lượng theo quá trình
2.1.1.3. Phạm vị áp dụng
2.1.1.4. Yêu cầu chung
2.1.2 Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng đối với sự phát triển của công ty
CP Việt Pháp Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc PROCONCO
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
3
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng sản
phẩm của Công ty.
2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của Công ty
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm
thức ăn gia súc của Công ty
2.3. Phân tích hiện trạng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 –
2008 công ty CP Việt Pháp Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc PROCONCO
2.3.1 Quy trình mua hàng:
2.32 Qui trình kiểm soát nguyên liệu đầu vào
2.33 Kiểm soát nguyên liệu tồn trữ
2.34 Kiểm tra quá trình sản xuất
2.3.4.1 Nhận dạng và truy tìm nguồn gốc sản phẩm
2.3.4.2 Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
2.3.5 Giải quyết phàn nàn khách hàng
2.4. Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng tại Công Ty CP Việt Pháp SX
Thức Ăn Gia Súc Proconco
2.4.1. Những ưu điểm - Thành tựu mà công ty đạt được
2.4.2. Khó khăn
2.5. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng của công ty.
2.5.1. Cơ cấu lại bộ máy quản lý chất lượng.
2.5.2 Cải tiến hoạt động mua hàng ở khâu mua hàng nhập khẩu
2.5.3. Tiếp tục đào tạo các kiến thức về quản trị chất lượng cho cán bộ công
nhân viên trong công ty.
2.5.4. Thực hiện chính sách khuyến khích vật chất, tinh thần nhân viên.
2.5.5. Đổi mới trang thiết bị, đồng bộ hoá dây chuyền sản xuất.
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
4
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
PHẦN 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT-PHÁP SẢN
XUẤT THỨC ĂN GIA SÚC PROCONCO
1.6. Tổng quan về công ty
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tiền thân của Cty cổ phần Việt Pháp SX TĂGS Proconco là Công ty liên doanh
Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc PROCONCO, được thành lập theo giấy phép đầu
tư số 178/GP ngày 2-4-1991 với tổng số vốn đầu tư ban đầu : 1.700.000 USD, vốn
pháp định : 1.000.000 USD
Với sự tham gia của các bên:
Bên Việt Nam : 46,21%
Tổng Công ty chăn nuôi Đồng Nai:18,26%
Công ty kinh doanh lương thực tỉnh Đồng Nai: 13,39%
Xí nghiệp chăn nuôi heo TP.Hồ Chí Minh: 10,00%
Liên hiệp sản xuất kinh doanh XNK Bình Tây : 1,21%
Viện Khoa học công nghệ miền Nam: 3,35%
Bên Nước ngoài (Pháp):
Societé Commerciale dé Potasses et de l’Azote (S.C.P.A): 53,79% cùng
góp vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thức ăn gia súc giàu đạm, chất lượng
tinh khiết và bột cá cao đạm cho chăn nuôi và xuất khẩu.
Trụ sở đóng tại: Khu Công nghiệp Biên Hoà I – Tỉnh Đồng Nai .
Trãi qua hơn 20 năm hoạt động, Công ty đã có nhiều thay đổi và những bước phát
triển lớn mạnh không ngừng.
Đến ngày 13 tháng 9 năm 2011 Công ty chính thức được UBND Tỉnh Đồng Nai
cấp giấy phép thay đổi hình thức hoạt động từ Công ty Liên Doanh sang Công ty Cổ
phần và tăng vốn điều lệ lên thành 1.000 tỷ đồng.
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
5
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Gồm các nhà đầu tư :
- Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai
- Công ty TNHH MTV Tín Nghĩa
- Tổng công ty Tín Nghĩa
- Doanh nghiệp tư nhân Đặng Hữu Nghĩa
- Tổng công ty Thủy sản Việt Nam
- Viện khoa học kỷ thuật Nông nghiệp Miền Nam
- Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prodential Việt Nam
Đầu tháng 09/2012, cổ đông Prudential chính thức chuyển nhượng cổ phần của
Prudential cho Công ty Hoa Mười Giờ - là một Công ty con của tập đoàn Masan.
1.1.2 Cơ sở vật chất
Hiện nay, Công ty có 4 nhà máy sản xuất gồm:
- Nhà máy Biên Hòa ở khu công nghiệp Biên Hòa I, Đồng Nai
- Nhà máy Cần Thơ ở khu công nghiệp Trà Nóc I, Cần Thơ
- Nhà máy Khuyến Lương ở Khuyến Lương Hà Nội
- Nhà máy Đình Vũ ở khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng
Ngoài ra, Công ty có các NM trực thuộc : NM bột cá Lộc Khang – BRVT, Cty
CP Bao bì Thuận Phát, Công ty CP chế biến bắp ép đùn Long Bình và các cơ sở gia
công cũng như các kho hàng trực thuộc đặt tại nhiều tỉnh thành, địa phương trên cả
nước.
Công ty cũng đang chuẩn bị triển khai các dự án :
- Xây dựng nhà máy Proconco Cảng Ông Kèo-Nhơn Trạch với công suất 1 triệu
tấn/năm và sẽ đi vào họat động dự kiến cuối năm 2013.
- Xây dụng nhà máy thức ăn cá Cần Thơ 2 với công suất 400.000 tấn năm và đi
vào hoạt động 2014.
Nâng cấp các kho chứa hiện hữu , nâng cấp và đổi mới các công nghệ và thiết bị
chế biến theo hướng tự động hóa nhằm giảm hao hụt , tăng năng suất bốc xếp , chế
biến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phát triển chuổi liên kết từ trang trại đến bàn ăn .
i. Sơ đồ tổ chức Công ty
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
6
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Hình 1.1 - Cơ cấu lãnh đạo của Công ty PROCONCO
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban tổng giám đốc
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Ban tổng giám đốc
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Giám đốc
Miền Bắc
Giám đốc
Miền Bắc
Giám đốc
Miền Nam
Giám đốc
Miền Nam
Giám
đốc
Thương
mại
Giám
đốc
Hành
chính
Giám
đốc
Tài
chính
Giám
đốc
Kỹ
Thuật
Giám
đốc
Nguyên
liệu
Giám
đốc
Sản
xuất
Giám
đốc
Bảo
trì
Công ty TNHH
MTV PROCONCO
CẦN THƠ
Công ty TNHH
MTV PROCONCO
CẦN THƠ
7
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Hình 1.2 - Sơ đồ tổ chức các phòng ban- PROCON MIỀN NAM
1.7. Chức năng, nhiệm vụ và định hướng phát triển của tổ chức
1.2.1. Chức năng
Nhập khẩu các loại nguyên liệu để sản xuất thức ăn gia súc
Sản xuất mặt hàng thức ăn gia súc giàu đạm phục vụ chăn nuôi
Cung cấp thức ăn gia súc cho thị trường toàn quốc
Đảm bảo kỹ thuật chăn nuôi thú y cho bà con nông dân sử dụng sản phẩm
Con Cò
1.2.2. Nhiệm vụ
Đảm bảo chất lượng các mặt hàng thức ăn gia súc cung cấp ra thị trường
Phổ biến cho người chăn nuôi cách sử dụng thức ăn giàu đạm đạt hiệu quả
cao
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
Ban tæng
gi¸m ®èc
Ban tæng
gi¸m ®èc
Phòng
Thuơng
Mại
Phòng
Thuơng
Mại
Phòng
hành
chính-
Nhân sự
Phòng
hành
chính-
Nhân sự
Phòng
Marketing
Phòng
Marketing
Phòng
Kho Vận
Phòng
Kho Vận
Phòng
KCS
Phòng
KCS
Phòng
Bảo Trì
Phòng
Bảo Trì
Phòng
Sản Xuất
Phòng
Sản Xuất
Phòng
Tài
Chính-Kế
Toán
Phòng
Tài
Chính-Kế
Toán
Phòng
XNK
Phòng
XNK
Phòng
Thu Mua
Phòng
Thu Mua
8
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ đối với nhà nước Việt Nam: thuế thu
nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu,những qui định về tuyển dụng lao động
và môi trường.
1.2.3. Định hướng phát triển
Phát triển bền vững thông qua chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ
vững và ngày càng nâng cao vị thế dẫn đầu về chất lượng trên thị trường thức ăn chăn
nuôi của Việt nam.
Tập trung đẩy mạnh công tác thị trường, củng cố và tăng cường nhân lực khâu
bán hàng , huấn luyện kỹ năng chuyên nghiệp cho các nhân viên bán hàng .
Có biện pháp và chính sách giá linh hoạt nhằm gia tăng sức cạnh tranh trên thị
trường nhưng vẫn bảo đảm hiệu quả.
Củng cố và phát triển mua bán với các khách hàng truyền thống cũng như nỗ lực
tìm khách hàng mới, thị trường mới nhằm gia tăng thị phần, sản lượng và doanh số
bán hàng.
Tổ chức sắp xếp và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực . Hoàn thiện quy chế hoạt
động và phối hợp hoạt động lại tất cả các phòng nghiệp vụ , đơn vị và tất cả các chi
nhánh trực thuộc . Áp dụng cơ chế giao chỉ tiêu khoán lợi nhuận tại tất cả các chi
nhánh trực thuộc .
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 Công ty sẽ sản xuất và tiêu thụ được 2 triệu
tấn /năm.
Đẩy mạnh các dự án mở rộng , xây mới các kho hàng , đưa vào sử dụng trong
thời gian sớm nhất như :
Hiện nay đang xây dựng Công ty Proconco An Bình sẽ đi vào hoạt động
giữa năm 2013
Hiện đang xúc tiến xây dựng nhà máy Proconco Cảng Ông Kèo-Nhơn
Trạch với công suất 1 triệu tấn/năm và sẽ đi vào họat động dự kiến cuối
năm 2013.
Xây dụng nhà máy thức ăn cá Cần Thơ 2 với công suất 400.000 tấn năm
và đi vào hoạt động 2014.
Nâng cấp các kho chứa hiện hữu , nâng cấp và đổi mới các công nghệ và thiết bị
chế biến theo hướng tự động hóa nhằm giảm hao hụt, tăng năng suất bốc xếp, chế biến
và nâng cao chất lượng sản phẩm.
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
9
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Phát triển chuổi liên kết từ trang trại đến bàn ăn .
1.8. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh.
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011 và 2012
Đơn vị tính: tỉ đồng
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
10
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
Chỉ tiêu 2011 2012 Chênh lệch
Tổng doanh thu 12400 13023 623
Các khoản giảm trừ 35.588 37.102 1.514
Giảm giá hàng bán 2.9512 3.272 0.3208
Hàng bán bị trả lại 1.767 2.13 0.363
Chiết khấu thương mại 16.76 17.46 0.7
Thuế gián thu 14.1098 14.24 0.131
Doanh thu thuần 12364.412 12985.898 621.486
Giá vốn hàng bán 11267 11710 443
Lợi nhuận gộp 1097.412 1275.898 178.486
Chi phí bán hàng 196.45 289.08 92.63
Chi phí QLDN 150 185 35
Lợi nhuận HĐKD 750.962 801.858 50.898
Thu từ hoạt động TC 106.09 117.13 11.04
Chi từ hoạt động TC 51.17 56.12 4.95
LN từ hoạt động TC 54.92 61.01 6.09
Thu từ hoạt động khc 245 256 11
Chi từ hoạt động khác 103 109 6
LN từ hoạt động khác 142 147 5
Tổng LN trước thuế 947.882 1009.868 61.986
Thuế TN phải nộp 265.407 282.763 17.356
Lợi nhuận sau thuế 682.475 727.105 44.63
11
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Hình 1.2 : biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận.
Công ty cổ phần Việt Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco là đơn vị đứng thứ
02 trên cả nước (sau Công ty CP) trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi. Qua
hơn 20 năm hình thành và phát triển, đến nay Công ty đã xây dựng được hệ thống
phân phối mạnh mẽ gồm tổng số hơn 1000 đại lý cấp I và cấp II phân bổ rộng khắp
trên cả nước. Trong các năm qua, tình hình chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi của
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
12
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Việt Nam đã trãi qua rất nhiều biến động chịu ảnh hưởng của các yếu tố như : biến
động giá nguyên liệu tại thị trường Việt nam và trên thế giới, tình hình dịch bệnh,
lợi nhuận chăn nuôi thấp nên người chăn nuôi giảm đàn…đã ảnh hưởng rất lớn đến
hoạt động SX KD của Công ty. Mặc khác, sự ra đời của các nhà máy sản xuất thức
ăn ngày càng nhiều tạo ra áp lực cạnh tranh ngày càng lớn đối với Công ty. Để có
thể giữ vững vị thế dẫn đầu trên thị trường, Ban lãnh đạo Công ty đã chủ trương
đặc biệt chú trọng hơn vào việc quản lý chất lượng sản phẩm, đảm bảo thức ăn gia
súc Con Cò luôn có chất lượng dẫn đầu trên thị trường với giá cả cạnh tranh, đây
chính là chìa khóa cho sự thành công của Công ty Proconco trên thị trường.
1.9. Tình hình lao động
ST
Trình độ Số người Giới tính
Na
m
Nữ
1 Thạc Sĩ 14 8 6 0.83
2 Đại Học 455 379 76 26.94
3 Cao Đẳng 46 42 4 2.72
4
Trung Cấp
320 288 32 18.95
5
Lao Động PhổThông
854 778 76 50.56
Tổng
1689 149
5
194 100
1.10. Giới thiệu về hoạt động của Quản lý chất lượng.
Hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty từ khâu nguyên liệu đầu vào
đến khâu ra thành phẩm :
- Hệ thống nhà cung cấp được chọn lựa từ các nhà cung cấp có uy tín trên thị
trường trong nước và quốc tế. Việc đánh giá nhà cung cấp được thực hiện hàng năm để
sàng lọc loại trừ các NCC không uy tín và tuyển chọn thêm các NCC mới.
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
13
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
- Tất cả các loại nguyên liệu thua mua trong nước và nguyên liệu nhập đều được
phân tích và kiểm tra chất lượng trước khi nhập vào kho.
- Kiểm tra hoạt động sản xuất theo đúng qui trình.
- Phân tích các mẫu nguyên liệu, mẫu thành phẩm, bán thành phẩm trong quá
trình sản xuất, so sánh kết quả phân tích với những chỉ tiêu chất lượng theo đúng yêu
cầu kỹ thuật quy định trong công thức.
- KCS Thành phẩm: kiểm tra tất cả các lô hàng vừa được sản xuất, lấy mẫu phân
tích, có quyền giữ lại những lô hàng không đạt chất lượng.
- Giải quyết phàn nàn khách hàng.
PHẦN 2
TÌM HIỂU QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
14
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001 - 2008 CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN SẢN XUẤT THỨC ĂN GIA SÚC PROCONCO
2.1 Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 đối
với sự phát triển của công ty CP Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc PROCONCO.
2.1.1. Tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001-
2008:
2.1.1.1 Các khái niệm :
• Chất lượng :
Là sự phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng
• Quản lý chất lượng :
Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích
đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như
hoạch định chất lượng , kiểm soát chất lượng , đảm bảo chất lượng , cải tiến chất
lượng trong khuôn khổ của một hệ thống quản lý chất lượng ( ISO 9001 – 2008 ).
Quản lý chất lượng toàn diện là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất
lượng , dựa vào sự tham gia của tất cả các thành viên nhằm đạt được thành công lâu
dài bằng việc thỏa mãn khách hàng và đem lại các lợi ích cho thành viên tổ chức đó và
cho xã hội .
• Hệ thống quản lý chất lượng :
Chấp nhận một hệ thống quản lý chất lượng nên là một quyết định chiến lược của
tổ chức. Việc thiết kế và áp dụng hệ thống quản lý chất .lượng của tổ chức phụ thuộc
vào:
Môi trường của tổ chức, các thay đổi và những rủi ro trong môi trường đó.
Các nhu cầu khác nhau,
Các mục tiêu riêng biệt,
Các sản phẩm cung cấp,
Các quá trình được sử dụng,
Quy mô và cơ cấu của tổ chức
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
15
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Mục đích của tiêu chuẩn này không nhằm dẫn đến sự đồng nhất về cấu trúc của
các hệ thống quản lý chất lượng hoặc sự đồng nhất của hệ thống tài liệu.
Các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng quy định trong tiêu chuẩn này bổ
sung cho các yêu cầu đối với sản phẩm. Thông tin ở "Chú thích" là để hướng dẫn
hiểu đúng hoặc làm rõ các yêu cầu cần chú thích.
Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng cho nội bộ và tổ chức bên ngoài, kể cả các
tổ chức chứng nhận,để đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, các
yêu cầu luật định và chế định áp dụng cho sản phẩm cũng như các yêu cầu riêng của tổ
chức.
Các nguyên tắc quản lý chất lượng nêu trong TCVN ISO 9000 và TCVN ISO
9004 đã được xem xét khi xây dựng tiêu chuẩn này.
2.1.1.2 Cách tiếp cận quản lý chất lượng theo quá trình :
Tiêu chuẩn này khuyến khích việc chấp nhận cách tiếp cận theo quá trình khi xây
dựng, thực hiện và cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, nâng cao sự thỏa
mãn của khách hàng thông qua việc đáp ứng yêu cầu của họ.
Để vận hành một cách có hiệu lực, tổ chức phải xác định và quản lý nhiều hoạt
động có liên hệ mật thiết với nhau. Hoạt động hoặc tổ hợp các hoạt động tiếp nhận các
đầu vào và chuyển thành các đầu ra có thể được coi như một quá trình. Thông thường
đầu ra của quá trình này sẽ là đầu vào của quá trình tiếp theo.Việc áp dụng một hệ
thống các quá trình trong tổ chức, cùng với sự nhận biết và mối tương tác giữa các quá
trình này, cũng như sự quản lý chúng để tạo thành đầu ra mong muốn, có thể được
coi như "cách tiếp cận theo quá trình".
Ưu thế của cách tiếp cận theo quá trình là việc kiểm soát liên tục sự kết nối các
quá trình riêng lẻ trong hệ thống các quá trình, cũng như sự kết hợp và tương tác giữa
các quá trình đó.
Khi được sử dụng trong hệ thống quản lý chất lượng, cách tiếp cận trên nhấn
mạnh tầm quan trọng của:
Việc hiểu và đáp ứng các yêu cầu,
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
16
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Nhu cầu xem xét quá trình về mặt giá trị gia tăng,
Có được kết quả về việc thực hiện và hiệu lực của quá trình
Cải tiến liên tục quá trình trên cơ sở đo lường khách quan.
Mô hình “hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình” nêu ở Hình 1 minh họa sự
kết nối của quá trình. Mô hình này thể hiện rằng khách hàng đóng một vai trò quan
trọng trong việc xác định các yêu cầu được xem như đầu vào. Việc theo dõi sự thoả
mãn của khách hàng đòi hỏi có sự đánh giá chung của cả quá trình.
Hình
2.1.1.3 Phạm vị áp dụng :
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi
một tổ chức
Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định sản phẩm đáp ứng các yêu
cầu của khách hàng cũng như các yêu cầu của của luật định thích hợp.
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
17
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thong qua việc áp dụng có hiệu lực
hệ thống , bao gồm cả quá trình để cải tiến liên tục hệ thống và đảm bảo sự phù hợp
với yêu cầu của khách hàng , yêu cầu của luật định được áp dụng .
2.1.1.4 Yêu cầu chung :
Tổ chức phải :
Xây dựng, lập văn bản, thực hiện, duy trì hệ thống quản lý chất lượng và cải tiến
liên tục hiệu lực của hệ thống theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Xác định các quá trình cần thiết trong hệ thống quản lý chất lượng và áp dụng
chúng trong toàn bộ tổ chức .
Xác định các chuẩn mực và phương pháp cần thiết cần thiết để đảm bảo vận hành
và kiểm soát các quá trình .
Đảm bảo sẵn có các nguồn lực và thông tin cần thiết để hỗ trợ việc vận hành và
theo dõi các quá trình này,
Theo dõi , đo lường khi thích hợp và phân tích các quá trình này
Thực hiện các hành động cần thiết để đạt được kết quả dự định và cải tiến liên
tục các quá trình này.
Tổ chức phải quản lý các quá trình theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Khi tổ chức chọn nguồn bên ngoài cho bất kỳ quá trình nào ảnh hưởng đến sự
phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu, tổ chức phải đảm bảo kiểm soát được những
quá trình đó. Cách thức và mức độ kiểm soát cần áp dụng cho những quá trình sử
dụng nguồn bên ngoài này phải đươc xác định trong hệ thống quản lý chất lượng .
2.1.2. Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng đối với sự phát
triển của công ty CP Việt Pháp Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc
PROCONCO
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
18
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã, đang và sẽ trở nên ngày càng mạnh mẽ với qui mô
và phạm vi ngày càng lớn. Sự phát triển của khoa học và công nghệ cho phép các nhà
sản xuất nhạy bén có khả năng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khách hàng, tạo ra lợi
thế cạnh tranh.
Tình hình trên đã khiến cho chất lượng trở thành yếu tố cạnh tranh, trở thành yếu
tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chất lượng đã trở thành một
“ngôn ngữ” phổ biến. Để thu hút khách hàng, các doanh nghiệp, tổ chức ( gọi chung là
tổ chức) cần đưa chất lượng vào nội dung quản lý. Sự hòa nhập của chất lượng vào
mọi yếu tố của tổ chức từ hoạt động quản lý đến tác nghiệp sẽ là điều phổ biến và tất
yếu đối với bất kỳ một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển.
Chất lượng không tự sinh ra, không phải là một kết quả ngẫu nhiên mà là kết quả
của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Đó là kết quả của
một quá trình. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng
đắn các yếu tố này.
Theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008, “ Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối
hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng”. Việc định hướng và kiểm
soát về chất lượng bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch
định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
Quản lý chất lượng ngày nay không chỉ được áp dụng trong ngành công nghiệp,
mà còn trong các ngành dịch vụ, kế cả dịch vụ hành chính công, trong mọi loại hình
công ty, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay
không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và để
đạt được mục tiêu chất lượng.
Quản lý chất lượng trong một tổ chức như đã phân tích ở trên giúp cho công ty
CP Việt Pháp Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc PROCONCO :
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
19
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Đạt được sự gia tăng về sản lượng, khách hàng, doanh thu, thị phần, lợi
nhuận, gia tăng đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh dịch
vụ.
Đạt được sự thoả mãn khách hàng và các bên liên quan trong đó có yếu tố
bảo vệ môi trường. Sự thoả mãn của khách hàng chính là sự hài lòng và
niềm tin của khách hàng đối với những sản phẩm, dịch vụ mà công ty
PROCONCO cung cấp.
Tạo dựng và phát triển được văn hoá chất lượng của công ty. Đảm bảo chất
lượng trở thành ý thức tự giác của mỗi người trong hoạt động vì mục tiêu
phát triển chung.
Phát huy được vai trò của lãnh đạo và huy động được sự tham gia của mọi
thành viên trong công ty . Thông qua hoạt động quản lý chất lượng tốt sẽ
cho ra những sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thoả mãn khách hàng và các bên
quan tâm. Điều đó chính là trách nhiệm với xã hội, cộng đồng của công ty
CP Việt Pháp Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc PROCONCO . Đó cũng là cơ sở
nền tảng, cốt lõi cho sự trường tồn của công ty sau này .
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng
sản phẩm của Công ty.
2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của Công ty :
Với ý nghĩa và vai trò to lớn của chất lượng như đã nêu trên, khi nghiên cứu về
chất lượng, người ta tập trung vào nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng để
từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết nâng cao chất lượng của hàng hoá và dịch vụ đó.
Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng hàng hoá và dịch vụ gồm 5 yếu tố mà người
ta gọi là "5M":
Nguyên vật liệu (material): chất lượng nguyên vật liệu, bán thành phẩm tốt thì
mới có thể tạo ra hàng hoá có chất lượng tốt. Tuy nhiên để hàng hoá có chất lượng tốt
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
20
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
chỉ cần có nguyên vật liệu tốt là chưa đủ vì nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
khác.
Máy móc thiết bị (machine).
Bảo quản (maintain): với điều kiện tự nhiên, khí hậu sẽ ảnh hưởng tới chất
lượng hàng hoá, giảm tuổi thọ của máy, hỏng, ôi thiu đối với hàng thực phẩm Do đó
bảo quản sẽ góp phần vào việc duy trì chất lượng của hàng hoá.
Công nghệ (method): gồm hai phần
Phần cứng: kết cấu.
Phần mềm: kỹ năng, phương pháp, kiến thức.
Đối với hàng sản xuất hàng loạt, công nghệ, thiết bị là yếu tố quyết định chất
lượng.
Con người (man): gồm hai mặt
Chất: trình độ kỹ thuật, văn hoá, tư tưởng, sự lành nghề.
Lượng: công nghệ sử dụng bao nhiêu nhân lực
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm thức
ăn gia súc của Công ty :
Các văn bản pháp lý :
Nghị định 86/CP ban hành ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ : “ Phân
công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá “
Quyết định 7/1998/QĐ-BNN-KHCN ban hành ngày 15 tháng 5 năm 1998 của
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về “ Quy chế quản lý chất lượng sản phẩm và
hàng hoá “.
Thông tư liên bộ 1537/KCM-BNN&PTNT ban hành ngày 15 tháng 7 năm 1996
của Bộ khoa học cộng nghệ môi trường và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về
“ Hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/CP vào ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ
Thông tư 02 NN-KNKL/TT ban hành ngày 01 tháng 3 năm 1997 của Bộ nông
nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn thi hành Nghị định 07/CP vào ngày 5
tháng 2 năm 1996 của Chính phủ .
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
21
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Thanh tra , kiểm định , kiểm nghiệm :
Trong tình trạng như hiện nay thì công tác thanh tra là cần thiết . Nó góp phần
quan trọng giúp cho quản lý chất lượng giống đạt hiệu quả cao hơn.
2.3 Phân tích hiện trạng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 tại công ty CP Việt Pháp Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc PROCONCO
Hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 -2008 tại công ty CP Việt Pháp
Sản Xuất Thức Ăn Gia Súc PROCONCO được quản lý theo quy trình sau :
Kiểm soát hoạt động mua hàng, đánh giá tuyển lựa nhà cung cấp
Kiểm soát nguyên liệu đầu vào
Kiểm soát nguyên liệu tồn trữ
Kiểm tra quá trình sản xuất, bán hàng
Giải quyết phàn nàn khách hàng, thu hồi xử lý sản phẩm không phù hợp.
2.3 1 Quy trình mua hàng:
Công ty xây dựng quy trình mua hàng, trong đó chất lượng và quy cách nguyên liệu
phù hợp với tiêu chuẩn ban hành của Công ty. Việc đánh giá nhà cung cấp được thực hiện
hàng năm để sàng lọc các NCC không uy tín và tuyển chọn thêm các NCC mới.
Tiêu chuẩn đánh giá nhà cung cấp đối với một số nguyên liệu :
Cám gạo sấy :
STT Tiêu chuẩn Tốt Điểm Trug bình Điểm Kém Điểm
1 Sản lượng
≥ 5000
tấn/năm 50 đ
≥ 2000
tấn/năm 40 đ < 2000 tấn/năm 30 đ
2 Chất lượng
Hàng kém CL
≤ 5% 30 đ
Hàng kém CL
≤ 10% 20 đ
Hàng kém CL
> 10% 10 đ
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
22
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
3
Vi phạm HĐ : thời hạn,
số lượng
Không vi
phạm 20 đ
1 lần vi
phạm/năm 10 đ
> 1 lần vi
phạm/năm 0 đ
Khoai mì lát :
STT Tiêu chuẩn Tốt Điểm Trug bình Điểm Kém Điểm
1
Sản lượng
≥ 5000
tấn/năm 50 đ
≥ 2000
tấn/năm 40 đ
< 2000
tấn/năm 30 đ
2
Chất lượng
Hàng kém CL
≤ 20% 30 đ
Hàng kém CL
≤ 50% 20 đ
Hàng kém CL
> 50% 10 đ
3
Vi phạm HĐ : thời hạn,
số lượng
Không vi
phạm 20 đ
1 lần vi
phạm/năm 10 đ
> 1 lần vi
phạm/năm 0 đ
Bắp :
STT Tiêu chuẩn Tốt Điểm Trug bình Điểm Kém Điểm
1
Sản lượng
≥ 5000
tấn/năm 50 đ
≥ 2000
tấn/năm 40 đ
< 2000
tấn/năm 30 đ
2
Chất lượng
Hàng kém CL
≤ 20% 30 đ
Hàng kém CL
≤ 50% 20 đ
Hàng kém CL
> 50% 10 đ
3
Vi phạm HĐ : thời hạn,
số lượng
Không vi
phạm 20 đ
1 lần vi
phạm/năm 10 đ
> 1 lần vi
phạm/năm 0 đ
Các NCC xếp loại kém sẽ bị loại ra khỏi danh sách NCC của Công ty.
2.3.2 Qui trình kiểm soát nguyên liệu đầu vào
Công ty thiết lập và thực hiện các hoạt động kiểm tra cần thiết để đảm bảo
rằng nguyên liệu mua vào đáp ứng các yêu cầu mua hàng đã quy định.
2.3.2.1 Qui định khi lựa chọn nguyên liệu đầu vào:
Công ty ban hành bộ tiêu chuẩn nguyên liệu theo các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm
ngặt và phù hợp với quy định của Pháp Luật Việt Nam.
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
23
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Nếu chất lượng nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn này thì không được phép nhập và
sử dụng. Trừ trường hợp có sự phê duyệt của Ban quản lý chất lượng, ban phụ
trách công thức hoặc ban Tổng giám đốc (đối với sản phẩm không phù hợp).
Dựa trên tiêu chuẩn này và các thông lệ chung của thị trường, Phòng mua hàng
soạn thảo ra qui định về chỉ tiêu chất lượng chính phải ghi trên hợp đồng cho từng
loại nguyên liệu. Qui định này phải được sự góp ý của Bộ phận quản lý chất lượng,
ban phụ trách Công thức và được Ban Tổng Giám Đốc phê duyệt.
Các lô hàng đã có chứng nhận chất lượng của nhà cung cấp nếu không nghi ngờ thì
được miễn kiểm tra các chỉ tiêu phải phân tích hoá, nhưng phải kiểm tra cảm quan.
Chỉ tiêu màu sắc ở trong bộ tiêu chuẩn này là màu đặc trưng của sản phẩm. Màu
sắc có thể thay đổi phụ thuộc vào dòng, giống, loài của nguyên liệu, phương pháp
chế biến, thổ nhưỡng…, nhưng sự khác màu này phải không ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm và cảm quan đối với người tiêu dùng.
Chất lượng lô hàng phải đồng đều. Nếu không đồng đều mẫu xấu nhất của lô hàng
phải đạt tiêu chuẩn này.
Nhiệt độ lô hàng không được vượt quá nhiệt độ môi trường 5 độ C và không quá
40 độ C.
Lô hàng không bị vón cục ( Trừ trường hợp vón nhẹ, dễ vỡ do bị nén).
Ngoài ra khi cần thì có thể kiểm tra các chỉ tiêu khác. Kết quả kiểm tra phải thỏa
theo hợp đồng hoặc luật pháp Việt Nam.
Hạn sử dụng: Tính từ ngày sản xuất ghi trên bao bì ( nếu có) hoặc theo chứng từ
kèm theo lô hàng như hóa đơn, chứng nhận chất lượng. Ngoài các trường hợp trên
thì hạn sử dụng được tính từ ngày nhập kho.
Kết quả của Labo Quatest 3 hoặc CASE là cơ sở để giải quyết tranh chấp.
Tiêu chuẩn nguyên liệu sẽ được hiệu chỉnh và cập nhật định kỳ cho phù hợp.
2.3.2.2 Tiêu chuẩn một số nguyên liệu của công ty
Bắp hạt
Các chỉ tiêu cảm quan:
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
24
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Màu sắc : Vàng.
Mùi vị : Đặc trưng, không chua.
Tạp chất : ≤ 2% (Vật lạ, đất,cát, mài, cùi, hạt thối đen, hạt cháy nhân đen ).
Tổng hạt không hoàn toàn : ≤ 22% ( Gồm hạt bể, hạt thối, hạt chết mầm, hạt
biến màu, hạt lép, hạt non, mốc. Không tính hạt khác màu do giống).
Trong đó hạt chết mầm+ biến màu ≤ 11% (Kể cả hạt bể bị thối, chết mầm, biến
màu, mốc).
Không lẫn kim loại.
Độ ẩm máy Kett ( Grain II, 130gram, code 22) : ≤ 14.5 %
Vi sinh vật:
Mốc ( hạt có nấm mốc xanh, trắng hay đen có thể nhìn thấy) : ≤ 2 %.
Mọt : Không ( Nếu nhiễm mọt phải có hướng xử lý thích hợp).
Phân tích hóa:
STT Tỉ Lệ
1 Độ ẩm
≤ 14 %
2 Béo
≥ 2 %
3 Tinh bột
≥ 65 %:
4 KKT
≤ 1 %
5 Xanthophyl
≥ 10 %
6 Protein
≥ 7 %
7
Xơ ≤ 5 %
8
Tro ≤ 3 %
9 Aflatoxin
100 ppb
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV
25
Đề tài tiểu luận GVHD : TS. Tạ Thị Kiều An
Bắp ép đùn
Các chỉ tiêu cảm quan
Màu sắc: vàng.
Mùi : thơm, không hôi.
Vị : không chua, không đắng, không có vị lạ.
Nhiệt độ bình thường.
Vi sinh vật:
Mốc : không.
Mọt: không ( nếu nhiễm mọt phải có hướng xử lý thích hợp).
Phân tích hóa
1 Độ ẩm
≤ 14 %
2 Béo
≥ 2 %
3 Tinh bột
≥ 65 %:
4 KKT
≤ 1 %
5 Xanthophyl
≥ 10 %
6 Protein
≥ 7,5 %
7
Xơ
≤ 5 %
8
Tro ≤ 3 %
9 Aflatoxin
100b
2.3.3 Kiểm soát nguyên liệu tồn trữ
• Mục đích :
Đưa ra cách thức trong việc điều động nguyên liệu cung cấp cho sản xuất , dự
trữ, luân chuyển nội bộ, và quản lý nhập xuất lưu trữ nguyên liệu , thành phẩm ,bao bì
nhằm đáp ứng đúng đủ và kịp thời phục vụ cho sản xuất .
TH : Nhóm 1 – Cao học QTKD khóa IV