Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.45 KB, 4 trang )
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Vạn niên
tùng
Vạn niên tùng là loại cây đa niên tuổi thọ có thể đến hàng trăm năm, thích
nghi rộng với nhiều vùng đất, nhưng phát triển tốt trên đất phù sa, cây ưa
sáng (cây phát triển tốt khi có đủ ánh sáng).
Nhân giống bằng phương pháp vô tính: Chiết cành hoặc giâm cành. Cành
giâm trong giai đoạn vườn ươm cao từ 15 - 20 cm, nên giữ cây trong bóng
râm từ 30 - 45 ngày, sau đó có thể đưa ra nắng trong giai đoạn này nên
dưỡng cây con trong bầu để tiện việc chăm sóc, khi cây cao từ 80 cm trở lên
có thể trồng xuống đất. Cây phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng nên
trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rả bầu.
Giá thể sử dụng ươm cây con: Mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70% mụn dừa, 30%
trấu; Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã oai mục,
với tỉ lệ 20 - 30% phân hữu cơ, 30% trấu, 40 - 50% mụn dừa.
Vạn Niên Tùng Dáng Cận Trực
- Phân bón:
+ Khi cây trong giai đoạn vườn ươm (khoảng 2 tháng) phun phân bón lá 10
ngày/lần, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, che mát khoảng 40 - 50%.
+ Khi cây còn nhỏ (có chiều cao từ 20 - 50cm) pha phân NPK 16-16-8 hoặc
20-20-15 để tưới, nên tưới vào lúc chiều mát, không nên tưới khi cây đang ra
đọt non, cách 15 - 20 ngày tưới 1 lần, liều lượng 1kg tưới 1.000 cây, có thể
phun bổ sung phân bón lá; Lượng phân tăng dần theo tuổi cây.
+ Khi cây từ 3 năm tuổi trở lên bón từ 40 - 50 gram/gốc, không nên
bón phân khi cây ra đọt non.
- Phòng trừ sâu bệnh:
+ Sâu hại: Phổ biến có 2 đối tượng sâu hại là rầy mềm và sâu vẽ bùa tấn
công khi cây vừa nhú đọt non cần chú ý phun thuốc để phòng trừ trong giai
đoạn này, có thể sử dụng dầu khoáng DC - Tronlec hoặc các loại thuốc trừ
sâu thông thường khác.