Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cải Bắp Bệnh Đốm Vòng Và Cách Phòng Trị potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.2 KB, 3 trang )

Cải Bắp Bệnh Đốm Vòng Và Cách Phòng
Trị
Cùng với thối nhũn, bệnh sưng rễ, sâu tơ…
thì bệnh Đốm vòng (Alternaria brassicae)
cũng là một đối tượng thường xuất hiện và
gây hại trên cây cải bắp ở nước ta hiện nay,
đặc biệt là vào những tháng mùa mưa.

Bệnh thường xuất hiện nhiều ở những vùng
trồng rau tập trung chuyên canh. Bệnh có thể gây hại từ khi cây cải bắp còn
nhỏ mới có lá sò, nhưng thường hại nhiều từ khi cây chuẩn bị cuốn bắp trở
đi (kể cả trong thời gian cất trữ, vận chuyển, tiêu thụ sau thu họach). Ngoài
cải bắp, bệnh còn gây hại trên cả một số cây rau thuộc họ thập tự như súp lơ,
cải thảo
Bệnh thường xuất hiện ở những lá già phía dưới trước, sau đó lan dần lên
các lá phía trên. Ban đầu, vết bệnh chỉ là những đốm tròn nhỏ, màu nâu nhạt
đến nâu đậm. Nếu gặp thời tiết mưa nhiều, tạo ẩm ướt, trời mát mẻ (nhiệt độ
không khí khoảng 22-25 độ C) thì bệnh sẽ phát triển mạnh, vết bệnh hình
thành những vòng tròn đồng tâm nhìn giống như chiếc nhẫn, phần giữa vết
bệnh bị khô chết. Nếu bị hại nặng nhiều vết bệnh liên kết hòa lẫn với nhau
tạo thành một hình dạng bất kỳ, lá bệnh sẽ héo rũ xuống như bị dội nước sôi,
trên bề mặt vết bệnh có lớp mốc mầu đen, lá già dễ bị gẫy hoặc thối.
Nấm gây bệnh xâm nhập vào trong cây qua các vết thương cơ giới do mưa
gió hoặc do con người vô ý tạo ra trong quá trình chăm sóc hoặc do vết
cắn phá của côn trùng.

Trên những cây để giống, ngoài lá bệnh còn tấn công cả trên trái và ăn sâu
vào trong hạt, làm cho trái bị khô tóp, hạt bị lép lửng, nẩy mầm kém.

Nấm bệnh tồn tại trên tàn dư của lá cây bị bệnh, từ đây sẽ lây truyền cho vụ
sau.



Để hạn chế tác hại của bệnh có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp chính
sau đây:
- Sau khi thu họach, cần thu gom và đưa hết những tàn dư của cây cải ra
khỏi ruộng tiêu hủy để giảm bớt nguồn bệnh lây truyền cho vụ sau.
- Trước khi làm đất gieo hạt giống (đối với vườn ươm), hoặc trồng mới (đối
với ruộng sản xuất) ngoài việc phải dọn sạch sẽ tàn dư của cây cải bắp hoặc
những loại rau thuộc họ thập tự khác của vụ trước còn sót lại chưa thu gom
hết. Cần cày lật đất để chôn vùi nguồn bệnh vào sâu trong đất, để hạn chế
nguồn bệnh ở đầu vụ sau.
- Phải lên liếp cao, trong vườn phải có hệ thống thoát nước tốt để kịp thời
thoát nước khi có mưa, hạn chế ẩm ướt trong vườn cây.
- Trước khi gieo, ngâm hạt giống vào nước nóng 50 độ C trong vòng 20-25
phút.
- Không nên trồng qúa dầy, để ruộng thông thoáng, giảm bớt độ ẩm ướt
trong ruộng.
- Phải bón cân đối giữa đạm, lân và kali. Tốt nhất là tăng cường phân hữu cơ
hoai mục, giảm bớt phân hóa học, tạo cây chắc khỏe, tăng cường sức chống
đỡ bệnh cho cây.
- Phải kiểm tra ruộng cải bắp thường xuyên (nhất là từ khi cây sắp cuộn bắp
trở đi) nếu phát hiện có bệnh nên tỉa bỏ bớt những lá già đã bị bệnh ở phía
dưới để hạn chế nguồn bệnh lây lan, đồng thời làm cho vườn thông thoáng,
khô ráo hạn chế bệnh phát triển, rồi phun xịt thuốc kịp thời. Về thuốc, bà
con có thể sử dụng một số loại thuốc như: Copforce Blue 51WP, Olisan
10DD, Biogreen 4.5DD, Fusai 50SL, Zincopper 50WP, Ricide 72WP,
Daconil 500SC, Rovral 50WP, Boócđô 1% (trước khi sử dụng bà con nhớ
đọc kỹ hướng dẫn về liều lượng và cách sử dụng của nhà sản xuất có in trên
nhãn thuốc). Chú ý, phải tuyệt đối bảo đảm thời gian cách ly của thuốc để
giữ an tòan cho người ăn rau.


×