Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Bệnh lúa von và cách phòng trừ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.01 KB, 4 trang )

Bệnh lúa von và cách phòng trừ

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Bệnh lúa von, tên tiếng Anh và Nhật gọi là Bakanae do nấm Gibberella gây
ra đã xuất hiện nhiều trong vụ Đông Xuân 2006-2007 trên nhiều nơi ở ĐBSCL,
đặc biệt là thành phố Cần Thơ, trong đó nặng nhất là các quận, huyện Ô Môn, Cờ
Đỏ và Thốt Nốt với tỷ lệ ruộng bị nhiễm khỏang 20%. Sự xâm nhiễm của bệnh
thường xẩy ra trong các giai đoạn đâm chồi và hình thành hạt. Theo tài liệu của
IRRI, sự thất thoát do bệnh có thể lên đến 20% trong trường hợp bùng phát dịch.
Ví dụ ở Nhật đã quan sát sự thất thoát từ 20 – 50% . Ở Ấn Độ là 15% và Thailand
là 3,7% đã được ghi nhận từ lâu.

Bài này nhằm giúp cho bà con nông dân và cán bộ khuyến nông hiểu rõ về triệu
chứng, tác nhân gây bệnh, điều kiện gây bệnh và cách phòng trị bệnh lúa von.

Triệu chứng
- Cây lúa bị bệnh phát triển không bình thường. Biểu hiện qua việc vươn
lóng của cây lúa trong nương mạ hoặc đồng ruộng. Cây bị ốm yếu với các lá có
màu vàng hơi xanh.
- Cây bị bệnh giảm số chồi và lá bị khô nếu bị nhiễm muộn, còn nếu nhiễm vào
giai đoạn trước khi đâm chồi cây mạ bị chết khô.
- Trong trường hợp sống sót, cây lúa cho bông với toàn hạt lép, hoặc lững thời kỳ
chín. Do đó gây thất thoát cho người nông dân.
- Trường hợp trong giai đoạn mạ, cây bị bệnh làm tổn thương trên rễ sẽ chết trước
hoặc sau khi cấy.

Xác định triệu chứng
Những vấn đề sau đây giúp xác dịnh bệnh lúa von nhằm phân biệt với các triệu
chứng bệnh khác.
- Cuống bào tử đỉnh có dạng bột trắng có thể nhìn thấy ở gốc hoặc phần dưới của
các cây bệnh.


- Không phải tất cả cây mạ bị nhiễm biểu thị cùng triệu chứng nói trên, thỉnh
thoảng chúng biểu hiện còi cọc hoặc khó phát hiện.
- Trong điều kiện kính hiển vi nhìn nổi (hoặc dưới dạng ống nhòm) các hạt bị
nhiễm bệnh từ mức độ vừa phải cho đến nặng trên một giấy thấm sẽ cho chỉ thị
những thể sợi nấm phủ long tơ mịn, trắng, thường bao phủ toàn bộ hạt. Về sau
phát triền thành dạng bột do bởi sự hình thành bào tử đính.
- Thường các bệnh khác không có các triệu chứng tương tự như bệnh lúa von hay
bệnh bakanae trên lúa.

Yếu tố ảnh hưởng sự phát triển của bệnh
Bệnh lúa von chủ yếu là bệnh từ hạt giống và nấm bệnh tồn tại trong điều
kiện bất thuận trên hạt bị nhiễm và trên các phần của cây lúa bị bệnh. Các hạt
giống không nẩy mầm trong đất bị nhiễm mầm bệnh tạo điều kiện nhiễm trên cây
mạ khỏe. Nhiệt độ đất khoảng 35 độ C thích hợp nhất cho sự nhiễm bệnh.
Chú ý các điều kiện thích hợp cho bệnh lúa von phát triển sau đây:
- Có sự hiện diện của hạt giống bị nhiễm bệnh từ vụ trước (xem vòng đời của
bệnh).
- Có thể do nguồn nấm bệnh trong đất.
- Bón phân đạm quá cao tạo điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển.
- Nhiệt độ thích hợp cho bệnh từ 30 đến 35 độ C.
- Do gió hoặc nước mang các bào tử nấm bệnh từ cây bị bệnh sang các cây khác.
- Bệnh lúa von thường xuất hiện tại các giai đoạn đâm chồi và hình thành hạt của
cây lúa.

Tác nhân gây bệnh
- Mầm bệnh sản sinh nang bào tử được hình thành trong một túi gọi là túi nang.
Nang chứa trong các thể quả gọi là thể quả túi hay thể quả bào tử mà được xem
như là các thể quả dạng chai. Các thể quả dạng chai này có màu xanh tối và đo
được từ 250-330 x 220-280 µm. Chúng có hình cầu hay bầu dục và hơi xù xì ờ bên
ngoài. Nang có hình trụ, dạng pít-tông, phía trên dẹp và kích thước từ 90-102 x 7-

9 µm. Nang chứa từ 4 – 6 bào tử, có khi 8. Các bào từ thường có một vách ngăn và
kích thước khoảng 15 x 5,2 µm, thỉnh thoảng lớn hơn từ 27 - 45 x 6 - 7 µm.
- Sự biến thái dần dần hình thành kích thích tố gibberelin và acid fusaric. Các
nghiên cứu sinh vật học về hai chất này cho thấy rằng acid fusaric gây nên sự còi
cọc và kích thích tố gibberrelin gây nên sự vươn lóng.
- Sợi nấm phân cành và chia thành ngăn. Nấm bệnh có cả hai loại cuống bào tử
đính nhỏ và lớn.
- Ở Nhật, các nhà khoa học đã phát hiện bệnh lúa von trong nhiều loại cỏ họ hòa
bản (chẳng hạn Panicum miliaceum L.), trên lúa mạch, bắp, lúa miến và mía
đường. Các loài ký chủ phụ của nấm bệnh bao gồm cà chua, chuối, đậu đũa.v.v
Vòng đời của bệnh lúa von (xem hình)



Nguyên lý phòng ngừa bệnh
- Sử dụng giống sạch mầm bệnh để giảm thiểu lây lan,
- Dùng nước muối nồng độ 15% vừa có tác dụng xử lý nấm bệnh, vừa để phân
tách những hạt nhẹ, hạt bị nhiễm bệnh từ hạt giống, từ đó giảm nguồn bệnh từ hạt.
- Sử dụng các loại thuốc trừ nấm như thiram, thiophanate-methyl, hoặc benomyl
rất hiệu quả để xử lý hạt trước khi ngâm ủ theo liều lượng khuyến cáo.
- Benomyl hoặc benomyl-t từ 1 – 2% so với trọng lượng hạt cho việc trộn xử lý
hạt giống khô phòng ngừa bệnh lúa von. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho rằng sự
phát triển tính kháng nhanh chóng của nấm bệnh đối với benomyl và carbendazim
có thể do áp dụng xử lý liên tục.
- Để ứng phó có hiệu quả, dùng các loại thuốc triflumizole, propiconazole và
prochloraz đã được khuyến cáo cho việc phòng trừ các nòi nấm bệnh lúa von mà
đã phát triển tính kháng đối với thuốc benomyl và sự kết hợp hai loại thuốc thiram
and benomyl.


×