Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Thúc đẩy xuất khẩu của công ty Panasonic Industrial Devices Vietnam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.31 KB, 50 trang )

LỜI CẢM ƠN
Với sự hướng dẫn của thầy giáo TS.Trần Văn Bão, cùng với thời gian được thực
tập tại Công ty TNHH Panasonic Industrial Devices VietNam, tác giả đã chọn đề tài”
Thúc đẩy xuất khẩu của Công ty TNHH Panasonic Industrial Devices VietNam” để
nghiên cứu.
Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo TS.Trần Văn Bão. Thầy đã định
hướng, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty TNHH Panasonic Industrial Devices
VietNam nơi tác giả thực tập đã tạo điều kiện để tác giả có thể hoàn thành được chuyên
đề này.
Do kiến thức và thời gian có hạn nên đề tài không thể tránh được những thiếu sót.
Vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy giáo và giáo viên phản biện
để bài chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm2014
Sinh viên
Ngô Thị Ngọc Ánh
LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên sinh viên: Ngô Thị Ngọc Ánh
Mã sinh viên : CQ528052
Lớp : Kinh tế quốc tế 52E
Viện : Thương mại và kinh tế quốc tế
Trường : Đại học kinh tế quốc dân
Tác giả xin cam đoan chuyên đề” Thúc đẩy xuất khẩu của Công ty Panasonic
Industrial Devices Vietnam” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả dưới sự hướng
dẫn của TS.Trần Văn Bão. Chuyên đề được tham khảo từ những nguồn tài liệu rõ ràng.
Không có sự sao chép của các chuyên đề khác. Nếu có sai sót nào tác giả xin chịu hoàn
toàn trước hội đồng kỷ luật nhà trường.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên
Ngô Thị Ngọc


ÁnhDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng anh Nghĩa tiếng việt
1 ACD

Acoustic Communication
Devices
2 EMC Electromechanical Components
3 KNXK Kim ngạch xuất khẩu
4 LC Letter of Credit
5 PCB Printed Cỉrcuit Board
6 PIDVN Panasonic Industrial Devices
Vietnam
7 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
8 TT Trước thuế
9 VR Variable Resistor
10 XNK IM-EXPORT Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Ký
hiệu
Tên bảng Trang
1 2.1 XNK 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam năm 2014
2 2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh công ty PIDVN 2011-2014
3 2.3 KNXK theo từng mặt hàng của công ty PIDVN 2011-
2013
4 2.4 KNXK theo cơ cấu thị trường công ty PIDVN 2011-
2013
5 3.1 Dự kiến KNXK của công ty PIDVN giai đoạn 2014-
2018
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Ký hiệu Tên biểu đồ Trang

1 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty năm 2011-2014
2 2.2 KNXK theo từng mặt hàng của Công ty năm 2011-2014
3 2.3 KNXK theo cơ cấu TT của Công ty năm 2011-2014
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngày nay đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển của lĩnh vực ngoại thương nói riêng và sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia nói
chung.
Đối với Việt Nam được sự quan tâm và tạo điều kiện của Đảng và Nhà nước, nên
hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
kinh tế. tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hóa đất nước. Có đẩy mạnh xuất khẩu, mở
cửa ra thế giới bên ngoài thì Việt Nam mới có điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội, ổn định cuộc sống nhân dân.
Ngoài ra xuất khẩu còn góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển. Xuất khẩu không chỉ tác động làm gia tăng nguồn thu ngoại tệ mà còn
giúp cho việc tăng nhu cầu sản xuất, kinh doanh ở những ngành liên quan khác. Thêm
vào đó, xuất khẩu còn tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ giúp cho sản xuất ổn
định và kinh tế phát triển, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,
nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua cạnh tranh trong xuất khẩu buộc các
doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến sản xuất, tìm ra những cách thức kinh doanh sao
cho có hiệu quả, giảm chi phí và tăng năng suất. Hơn thế nữa, xuất khẩu tích cực giải
quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống người dân.
Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều Công ty đa quốc gia lớn đang hoạt động như
Intel, Samsung, Panasonic, Toyota… Với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất,
cách mạng khoa học công nghệ, hoạt động của các công ty đa quốc gia đang và sẽ là lực
lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống
kinh tế- xã hội trên phạm vi quốc tế. Những công ty này là lực lượng chủ chốt trong việc
truyền tải khoa học, kỹ thuật và công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế thế giới và là mẫu hình
thực hiện kiểu tổ chức sản xuất hàng hóa hiện đại. Vì vậy các công ty đa quốc gia đang
thâm nhập mạnh mẽ vào tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế
chuyển đổi như Việt Nam. Sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia ngày càng nhiều

vào nền kinh tế Việt Nam là một xu hướng tất yếu góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế.
Với mạng lưới phân phối rộng lớn, tiềm lực tài chính, khoa học công nghệ
mạnh…Các công ty đa quốc gia đã có vai trò to lớn đến sự phát triển kinh tế thế giới nói
chung và nền kinh tế các quốc gia nói riêng.
Các công ty đa quốc gia góp phần thúc đẩy thương mại thế giới phát triển, giúp
tăng cường lưu thông hàng hóa và dịch vụ quốc tế, góp phần làm tăng kim ngạch xuất
khẩu của các nước.
Tác động tích cực đến quá trình tích lũy vốn của nước chủ nhà. Thông qua nhiều
cách thức huy động vốn từ các nguồn: vốn tự có, vốn đi vay, vốn huy động từ nền kinh tế
nước chủ nhà, thị trường tài chính thế giới và thông qua các tổ chức tiền tệ quốc tế, các
công ty đa quốc gia thể hiện vai trò lực lượng nòng cốt trong quá trình tích lũy vốn phục
vụ phát triển kinh tế của các nước chủ nhà.
Các công ty đa quốc gia là chủ thể chính trong phát triển công nghệ trên thế giới,
với năng lực tài chính và khoa học mạnh, các công ty này luôn dùng vốn, công nghệ mới
để giảm thiểu chi phí, chuyển giao những công nghệ cũ với chi phí cao sang các nước
đang phát triển, những công nghệ này vẫn cần thiết trong quá trình thực hiện mục tiêu
tăng trưởng kinh tế, thực hiện CNH,HĐH.
Thêm vào đó, các công ty đa quốc gia góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển
nguồn nhân lực. Tạo khối lượng việc làm khổng lồ với hệ thống sản xuất, kinh doanh
khổng lồ nên họ có nhu cầu nhân lực rất lớn.
Từ những vai trò to lớn trên của các công ty đa quốc gia, khi đầu tư vào Việt Nam
các công ty này sẽ tạo cho Việt Nam nhiều lợi ích kinh tế cũng như về mặt xã hội. Một
trong các công ty đa quốc gia vào Việt Nam từ thời kỳ đầu mở cửa hội nhập đó là công ty
Panasonic. Nhận thấy nhiều tiềm năng và triển vọng khi đầu tư vào một quốc gia như
Việt Nam, coi Việt Nam là một quốc gia trọng điểm trong hoạt động kinh doanh toàn
cầu của Panasonic. Panasonic đã có những chiến lược cho việc đầu tư lâu dài tại Việt
Nam bằng việc thành lập mô hình công ty mẹ con đầu tiên của các doanh nghiệp đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam để thống nhất đầu tư phát triển kinh doanh các công ty con của
mình. Hoạt động chủ yếu của công ty tai Việt Nam là sản xuất các linh kiện và xuất khẩu

sang các quốc gia khác. Hiện nay, ở Việt Nam có 7 công ty con của Panasonic đang hoạt
động rất tốt với các sản phẩm và mục đích kinh doanh khác nhau nhưng đều mang lại
doanh thu lớn cho công ty mẹ, đồng thời cũng đóng góp nguồn thu nhập về thuế tăng
hàng năm cho Việt Nam. Bên cạnh đó, với quy mô của một công ty là khá lớn, hơn 7000
công nhân viên đang làm việc trong một công ty, đã giải quyết công ăn việc làm cho phần
lớn lao động tai Việt Nam, mang lại thu nhập cũng như cuộc sống ổn định hơn. Việc
Panasonic đầu tư vào Việt Nam đã mang lại lợi ích không chỉ về mặt kinh tế mà còn
mang tính xã hội cao.
Bởi vậy, em chọn đề tài “Thúc đẩy xuất khẩu của công ty Panasonic Industrial
Devices Vietnam” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Đề tài sẽ khái quát về
tình hình kinh doanh và xuất khẩu của công ty. Để từ đó thấy được những điểm mạnh,
điểm yếu trong hoạt động xuất khẩu nhằm có những giải pháp thúc đẩy cho hoạt động
xuất khẩu phát triển hơn nữa tạo ra nhiều công ăn việc làm cũng như tăng thêm thu nhập
cho Việt Nam.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH PANASONIC INDUSTRIAL
DEVICES VIETNAM
1.1.Thông tin chung về công ty:
Tập đoàn Panasonic được thành lập vào tháng 3 năm 1918 tại trụ sở Osaka Nhật
Bản do Konosuke Matsushita sáng lập. Matsushita (1894-1989) sinh ra trong một gia
đình làm nông nghiệp có 7 anh chị em. Chỉ học hết bậc tiểu học bốn năm, 9 tuổi
Matsushita đã phải đi học việc để kiếm sống và nuôi gia đình. Năm 23 tuổi Matsushita
xin nghỉ việc ở công ty đèn điện Osaka để mở cửa hàng riêng. Cho đến khi thương hiệu
Matsushita đã có chỗ đứng ở Nhật Bản, năm 1951 là năm mở đầu cho sự nghiệp xây
dựng lại danh hiệu Matsushita. Konosuke tuyên bố đã đến lúc đồ điện của Matsushita cần
có vị trí trong cộng đồng kinh tế quốc tế. Ông yêu cầu các nhân viên và cộng sự của mình
hãy tôn trọng các giá trị văn hóa truyền thống bởi họ sắp bước sang giai đoạn hoạt động
với quy mô toàn cầu. Konosuke quyết định tới Mỹ để tự mình tìm hiểu cách thức vận
hành của các tập đoàn công nghiệp Hoa Kỳ, và ông nhận thấy có một khoảng cách rất lớn
giữa nước Mỹ thịnh vượng và nước Nhật nghèo khó. Để cạnh tranh với phương Tây,
công ty Matsushita cần có kiến thức tốt hơn về điện và điện dân dụng, và cần một cách

tiếp cận chuyên môn hóa cao hơn về phát triển sản phẩm. Lúc này làn sóng thù gét người
Nhật vẫn còn đang mạnh, nếu người Nhật hay hàng hóa quảng cáo là của Nhật đều có
nguy cơ bị tẩy chay. Do đó sự cạnh tranh trên thương trường quốc tế không phải là điều
đơn giản. Tuy nhiên, Matsushita quyết định sang Mỹ và châu Âu để khảo sát thị trường
và tìm đối tác nước ngoài. Ông đã mạnh dạn lien kết với hang Phillips của Hà Lan, mặt
khác tập trung nghiên cứu để cải tiến hàng hóa sao cho tốt nhất, đẹp nhất và dễ sử dụng
nhất. Năm 1952, sau cuộc đàm phán được đánh giá rất khốc liệt, Matsushita Electric và
Phillips của Hà Lan đã đi đến một thỏa thuận hợp tác kỹ thuật và thành lập liên doanh.
Trải qua 10 năm, tới năm 1960, Matsushita đã được công nhận là công ty được xếp thứ
74 trong 100 “đại gia của thế giới”.Khi các thành công của Mitsushita Electric bắt đầu lan
rộng ra nước ngoài cũng là lúc Konosuke Matsushita được nhìn nhận như là một trong
những doanh nhân vĩ đại nhất thế giới. Khởi nghiệp chỉ với hai bàn tay trắng và ý tưởng
về chiếc đui đèn, thế mà chỉ hơn nửa thế kỷ sau, tập đoàn Matsushita(nay được gọi là tập
đoàn Panasonic) do ông gây dựng đã trở thành một trong những tập đoàn điện tử đa quốc
gia lớn nhất thế giới với doanh thu mỗi năm hàng chục tỷ đô la. Thành công của tập đoàn
Panasonic không chỉ ở bộ óc thông minh và nhanh nhạy của người lãnh đạo mà nó còn
thể hiện ở những triết lý kinh doanh của Konosuke Matsushita. Thật vậy, trong sự nghiệp
kinh doanh của mình, Matsushita luôn đề cao chữ “nhân”. Ông luôn nhấn mạnh thành
công của một doanh nghiệp, một tổ chức nhất thiết cần phát huy sức mạnh nội bộ, đoàn
kết cao độ. Và ông khẳng định: trong công ty chúng tôi, mọi người đều là chỉ huy. Đó là
điều đã tạo nên một không khí làm việc bình đẳng và đoàn kết trong tập đoàn. Và cho
đến nay, qua nhiều thế hệ lãnh đạo, tập đoàn luôn khẳng định là một công ty điện tử hàng
đầu thế giới với nỗ lực đem lại cuộc sống tốt đẹp cho khách hàng, đặt yếu tố “con người ”
làm trọng tâm trong mọi hoạt động của công ty.
Là một công ty điện tử hàng đầu từ khi mới thành lập, sản xuất các sản phẩm điện
tử cho lĩnh vực kinh doanh, tiêu dung, linh kiện và các thiết bị. Các sản phẩm chính của
tập đoàn như: LCD và TV plasma, thiết bị âm thanh gia đình, đầu kỹ thuật số DVD, máy
tính, hệ thống giải trí trên máy bay, các thiết bị gia dụng(máy giặt, tủ lạnh, máy sấy,lò vi
sóng…), các thiết bị viễn thông, các thiết bị bảo vệ, các thành phần điển tử(bản mạch, tụ
điện…), các thiết bị cơ điện, bán dẫn, thiết bị quang học, đèn điện tử, đèn trang trí, các

thiết bị đa phương tiện sử dụng trong ô tô, hệ thống quang điện năng lượng mặt trời…
Sau 95 năm thành lập với đa dạng sản phẩm, tập đoàn vẫn không ngừng phấn đấu cho ra
đời nhiều sản phẩm chất lượng , phù hợp với cuộc sống ngày càng hiện đại và hơn nữa là
để cạnh tranh được với các công ty điển tử khác trên thị trường hiện nay. Với những
thành tựu đạt được trong suốt gần 100 năm qua, với doanh thu sau thuế là 7.846,2 tỷ Yên,
tương đương với 82 tỷ USD, Panasonic hoàn toàn có khả năng mở rộng kinh doanh hơn
nữa trên toàn cầu. Hiện nay, tập đoàn đã có 330.767 công nhân viên làm việc trong 578
công ty trên thế giới, tập đoàn ngày càng phát triển bền vững và lớn mạnh trên nhiều
mảng lĩnh vực kinh doanh khác nhau và đã có rất nhiều tập đoàn con, công ty lớn nhỏ
được thành lập. Và công ty Panasonic Việt Nam được thành lập là điều tất yếu. Công ty
Panasonic Việt Nam(PV) là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên giữ vai trò công ty
chủ quản tại Việt Nam. Đến thời điểm hiện nay, nhóm các công ty Panasonic tai Việt
Nam có 7 thành viên, trong số đó có 5 công ty sản xuất gồm: Panasonic Industrial
Devices Vietnam(PIDVN), Panasonic System Network VietNam(PSNV), Panasonic
Appliances Vietnam(PAPVN), Panasonic AVC Networks Vietnam và Panasonic Eco
Solutions Vietnam(PESVN) và trung tâm nghiên cứu phát triển Panasonic
Vietnam(PRDCV). Nhóm các công ty có tổng nhân lực trên 8.000 người. Tại Việt Nam,
Panasonic là một trong những doanh nghiệp đặc biệt chú trọng tới các hoạt động xã hội
giáo dục và môi trường.
Là một phần chính thức của nhóm công ty Panasonic tai Việt Nam, công ty
Panasonic Industrial Devices Vietnam(PIDVN) thành lập vào ngày 20 tháng 4 năm 2006
với cơ sở sản xuất đặt tại Lô J1-J2, khu công nghiệp Thăng Long, Đông Anh, Hà Nội.
Với vốn đầu tư ban đầu đạt 18 triệu USD và dự kiến sẽ tiếp tục đầu tư 25 triệu USD vào
năm sau. Công ty đi vào hoạt động với quy mô tương đối lớn với diện tích mặt sàn là
24,000 m
2
và 3092 công nhân viên làm việc trong nhà máy. Dự kiến số công nhân viên
này sẽ tăng lên 7000 người. Công ty đóng vai trò là nhà sản xuất phụ kiện cho các thiết bị
có độ chính xác cao. Cụ thể sản phẩm do PIDVN sản xuất có thể kể đến như dây nối cho
các thiết bị điện tử, loa cho điện thoại di động, thành phần cơ điện, phụ kiện cơ điện lạnh,

bản mạch in PCB, máy thu, máy phát song, thiết bị mã hóa và biến trở điện cho ô tô,
Tuner cho TV, VCR, DVD…
1.2. Qúa trình thành lập và phát triển công ty
Công ty Panasonic Industrial Devices Vietnam(PIDVN) là một bộ phận của công
ty Panasonic Vietnam(PV), được xây dựng và nhận giấy phép đầu tư vào tháng 4 năm
2006. Tháng 11 năm 2006, hoàn thành nhà máy tại khu công nghiệp Thăng long với vốn
đầu tư khoảng 43 triệu USD và 463 công nhân viên vào làm việc trong nhà máy. Trong
thời gian này, công ty cử các nhân viên đi đào tạo ở nước ngoài, để học hỏi những kinh
nghiệm từ các nước khác trên thế giới. Ngày 30 tháng 11 năm 2006, công ty vừa mới đi
vào hoạt động đã xuất chuyến hàng Tuner AV đầu tiên. Tháng 11,tháng 12 năm 2006 lắp
đặt các máy móc thiết bị cần thiết cho quá trình sản xuất các linh kiện phục vụ cho các
chuyến hàng tiếp theo. Vào tháng 3 năm 2007, công ty nhận được hợp đồng xuất chuyến
hàng sản phẩm thiết bị mã hóa(ENC) và biến trở điện(VR) dùng cho công nghiệp điển tử
ô tô cho công ty Panasonic, BOSCH, TRW. Ngày 5 tháng 4 năm 2007, lễ khánh thành
nhà máy diễn ra ở khu công nghiệp Thăng long, Hà Nội với hàng trăm công nhân viên
nhà máy, các lãnh đạo của công ty Panasonic Việt Nam và các lãnh đạo của tập đoàn
Panasonic. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động cùng với sự cố gắng của lãnh đạo cũng như
các công nhân viên, ngày 20 tháng 11 năm 2007, công ty đã vinh dự nhận được chứng chỉ
ISO 9001:2000. Đến tháng 2 năm 2008, công ty đã đạt được doanh số bán hàng hàng
tháng là 5 triệu USD. Tháng 4 năm 2008 công ty thành lập trung tâm đào tạo Hà Nội
Juku nhằm đào tạo nhân lực chất lượng cao cho công ty. Tháng 5 năm 2008 công ty nhận
được chứng chỉ ISO14001. Tháng 2 năm 2009 công ty xuất chuyến hàng về các thiết bị
thu phát sóng và thiết bị truyền thông dùng cho điện thoại thông minh cho các khách
hàng HTC, Panasonic, Ericson. Nhờ vậy doanh số bán hàng hàng tháng đến tháng 3 năm
2009 đạt được là 10 triệu USD. Tháng 5 năm 2009 nhận được chứng chỉ ISO/TS16949 là
tiêu chuẩn liên quan đến quản lý chất lượng cho các doanh nghiệp được công nhận trên
toàn thế giới. Sau 3 tháng thì đến tháng 6 năm 2009 công ty đã thu về doanh số bán hàng







 !"#
$%
&$%
&'"(
 !
)$*
+,-
 .*
-/0
&12
 34+
&56"
 34+
+,-

 !
)$*
 !"#
1*78,-
 !
+%
&"
 !"#
)$*

 34+
gấp đôi là 20 triệu USD. Tháng 11 năm 2009 xuất chuyến hàng về các thiết bị truyền

động ống kính. Tháng 4 năm 2012 thay đổi tên công ty và bắt đầu với cơ cấu tổ chức mới
với 2 nhà máy sản xuất được xây dựng là nhà máy ACD và PCB. Sau khi hoàn thành
xong nhà máy PCB đi vào hoạt động và xuất chuyến hàng về bản mạch in tháng 4 năm
2013 để sử dụng trong các điện thoại thông minh ngày nay cho các công ty hàng đầu về
điện tử như SONY, Lenovo…
1.3. Cơ cấu tổ chức công ty
Được thành lập vào tháng 4 năm 2006 với 463 nhân viên, đến nay PIDVN đã có
hơn 3500 cán bộ công nhân viên đang làm việc. Với phương châm đặt yếu tố “con
người” làm trọng tâm trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, những năm qua công ty
luôn làm hài lòng khách hàng không chỉ ở chất lượng sản phẩm tốt mà còn ở thái độ phục
vụ tận tình của đội ngũ nhân viên trong công ty. Thật vậy, công ty luôn tìm kiếm và đào
tạo đội ngũ nhân viên có năng lực và đạo đức tốt trong nghề nghiệp, cùng với đó là niềm
đam mê công việc, hết lòng vì khách hàng và đồng nghiệp. Vì vậy, dưới sự quản lý chặt
chẽ, công ty được phân ra nhiều bộ phận với nhiều phòng ban khác nhau nhưng luôn hoạt
động có hệ thống và phối hợp lẫn nhau. Trong đó có hai khối chính là khối hành chính
chung và khối nhà máy. Khối hành chính chung bao gồm các phòng nhân sự, phòng kế
toán, phòng hệ thống thông tin chủ yếu giải quyết các vấn đề liên quan đến hành chính,
nhân sự, thủ tục hành chính, kế toán. Khối nhà máy chủ yếu dùng để sản xuất với ba nhà
máy : nhà máy ACD là nhà máy sản xuất thiết bị truyền thông âm thanh, nhà máy EMC
sản xuất các thành phần cơ điện cho công nghiệp ô tô, nhà máy PCB sản xuất các bản
mạch in. Trong ba nhà máy đều phân ra các phòng : phòng kiểm tra, phòng thu mua
nguyên vật liệu, phòng sản xuất, phòng kỹ thuật, phòng đảm bảo chất lượng luôn phối
hợp lẫn nhau để cho ra các sản phẩm chất lượng nhất.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty:


1.4.Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Bộ phận quản lý: Được chia thành nhiều phòng ban nhỏ: phòng nhân sự, phòng
kế toán, phòng hệ thống thông tin và phòng xuất nhập khẩu.
Phòng nhân sự: Lập bảng báo cáo hàng tháng về tình hình biến động nhân

sự. Chịu trách nhiệm theo dõi quản lý nhân sự, tổ chức tuyển dụng, bố trí lao động đảm
bảo nhân lực cho các phòng ban khác. Ngoài ra còn chịu trách nhiệm trong việc soạn thảo
và lưu trữ các loại giấy tờ, hồ sơ, văn bản, hợp đồng của Công ty và những thông tin có
lien quan đến công ty. Mặt khác, phòng nhân sự còn có trách nhiệm tiếp nhận và theo dõi
các chỉ thi, quyết định… từ công ty mẹ.Tổ chức, triển khai, thực hiện nội quy lao động
của Công ty, theo dõi quản lý lao động, dề xuất khen thưởng. Thực hiện các quy định
nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động như lương, thưởng, trợ cấp,
phúc lợi…
Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty
nhằm đảm bảo đầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, nguyên
vật liệu…Lưu trữ đầy đủ và chính xác các số liệu về xuất, nhập theo quy định của Công
ty. Ngoài ra, chịu trách nhiệm ghi chép, phản ánh chính xác kịp thời, đầy đủ thình hình
hiện có, lập chứng từ về sự vận động của các loại tài sản trong Công ty, thực hiện các chế
độ cho người lao động theo quy định luật pháp Việt Nam và tập đoàn Panasonic. Đồng
thời phối hợp với phòng hành chính nhân sự thực hiện trả lương, thưởng cho cán bộ công
nhân viên theo đúng chế độ, đúng thời hạn.
Phòng hệ thống thông tin: chịu trách nhiệm về toàn bộ hệ thống thông tin
nội bộ của toàn công ty. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định sử dụng máy
tính, mạng internet của cán bộ công nhân viên trong công ty. Ngoài ra phòng hệ thống
thông tin còn chịu trách nhiệm về hệ thống thiết bị ngoại vi, hệ thống an ninh bao gồm
camera, cổng từ, thẻ lệnh. Đồng thời chịu trách nhiệm liên quan đến chương trình quản lý
bán hàng, đảm bảo thông tin luôn được kịp thời đến nhà cungcấp cũng như khách hàng.
Phòng xuất nhập khẩu: Lập và triển khai các kế hoạch nhận hàng, xuất hàng
nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất và yêu cầu của khách hàng. Thực hiện và giám sát việc
mở tờ khai để nhận hàng, xuất hàng đúng thời hạn yêu cầu. Đồng thời lập và triển khai
các báo cáo cho hải quan theo yêu cầu của luật hải quan.
Bộ phận quản lý chất lượng: Để đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm
khi đến tay khách hàng thì bộ phận quản lý chất lượng là không thể thiếu của công ty.
Chịu trách nhiệm quản lý các nguyên vật liệu đầu vào của các nhà cung cấp từ chất lượng
cho đến hình thức, báo lỗi cho nhà cung cấp nếu có lỗi về sản phẩm. Kiểm tra, cải tiến và

phê duyệt các công đoạn sản xuất, kiểm tra các dụng cụ, thao tác, tài liệu và hồ sơ trên
dây chuyền sản xuất. Sau đó kiểm tra các thành phẩm như loa, máy thu phát sóng, tai
nghe, các linh kiện truyền thông khác…về hoạt động và chất lượng. Phân tích và cải
thiện các khiếm khuyết trong quá trình sản xuất sản phẩm, tính toán và tìm ra biện pháp
đối phó để cải thiện hệ thống chất lượng trong các nhà máy. Thường xuyên liên lạc, trao
đổi với công ty mẹ và cập nhật các tiêu chuẩn an toàn cho sản phẩm, phối hợp với các
phòng ban khác nhằm đảm bảo việc tuân thủ nội dung các tiêu chuẩn trong quá trình sản
xuất một cách triệt để. Đồng thời lập báo cáo hàng tháng về quá trình thanh tra, kiểm tra.
Ngoài ra, việc đào tạo, huấn luyện, giám sát nhân viên bảo đảm chất lượng diễn ra
thường xuyên.
Bộ phận bán hàng: Nhận đơn đặt hàng của khách hàng. Xem xét thời gian yêu
cầu giao hàng, báo cho bộ phận sản xuất để kịp thời hoàn thành các đơn hàng. Sau khi
thành phẩm hoàn thành, cho vào đóng gói, bộ phận bán hàng tùy theo đơn đặt hàng và
ngày giao hàng chuyển đến cho khách hàng theo hình thức giao hàng đã được ghi trong
hợp đồng.
Bộ phận sản xuất EMC: Là nhà máy sản xuất các thành phần cơ điện sản xuất
các bộ mã hóa, biến trở điện dùng trong công nghiệp điện tử ô tô. Cũng như các bộ phận
khác, bộ phận sản xuất EMC hay còn gọi là nhà máy EMC hoạt động như một nhà máy
riêng lẻ với nhiều phòng ban: phòng kiểm tra, phòng thu mua vật liệu, phòng sản xuất,
phòng kỹ thuật, phòng đảm bảo chất lượng,phòng kỹ thuật công nghệ và kho nguyên vật
liệu. Phòng kiểm tra chịu trách nhiệm định hướng tổng thể và kiểm soát các hoạt động
sản xuất của nhà máy, kiểm soát về chất lượng sản xuất, tiến độ sản xuất, kiểm soát về
khâu thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Phòng thu mua nguyên vật liệu chịu
trách nhiệm lien hệ với nhà cung cấp để kiểm tra mẫu mã, bảng giá. Và quản lý các nhà
cung cấp theo quy trình cua công ty như: năng lực, sản phẩm, thời gian giao hàng, dịch
vụ hậu mãi, phương pháp thanh toán và đặc biệt là chất lượng sản phẩm và giá cả phù
hợp. Sau khi đã kiểm tra mẫu mã và đảm bảo giá tốt, các nhân viên sẽ đi đến quyết định
lựa chọn nhà cung cấp và sản phẩm của họ. Các phòng sản xuất chịu trách nhiệm quản lý
ca sản xuất, chỉ thị cho công nhân thực hiện nhiệm vụ sản xuất theo kế hoạch, quản lý
hoạt động của các máy móc, thiết bị. Đồng thời đào tạo về an toàn, các quy định và các

quy trình sản xuất cho công nhân. Phòng kỹ thuật quản lý, thiết lập thông số làm việc cho
các máy móc thiết bị, quan lý các loại dụng cụ, thiết bị, đồ gá phục vụ sản xuất.
Bộ phận sản xuất PCB: Nhà máy sản xuất các bản mạch in nhằm cung cấp các
bản mạch ALIVH, ISB sử dụng cho điện thoại thông minh. Nhà máy được chia thành
nhiều phòng ban: phòng kiểm tra, phòng sản xuất, phòng đảm bảo chất lượng, phòng kỹ
thuật và phòng kỹ thuật công nghệ hoạt động hỗ trợ nhau cho ra đời những sản phẩm tốt
nhất. Phòng kiểm tra nhằm đảm bảo về chất lượng từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến
thành phẩm, đảm bảo tiến độ hoàn thành cũng như chất lượng sản phẩm đến tay khách
hàng. Bên cạnh đó phòng đảm bảo chất lượng luôn phối hợp với các phòng kỹ thuật,
phòng sản xuất để kiểm tra, cải tiến và phê duyệt các công đoạn sản xuất. Phòng kỹ thuật
quản lý hoạt động của các máy móc thiết bị, kiểm tra thông số làm việc của máy
móc(máy cấp bản mạch, máy gắn linh kiện )
Bộ phận sản xuất ACD: Nhà máy thiết bị truyền thông âm thanh ACD sản xuất
các thiết bị thu phát sóng, tai nghe, các linh kiện truyền thông Các thiết bị này thường
được dùng trong điện thoại thông minh hiện nay với nhiều chức năng. Ngoài ra còn được
dùng trong sản xuất ti vi, các máy dùng cho giải trí, máy ghi âm Blue-Ray Cũng như
nhà máy EMC và PCB, nhà máy ACD cũng được phân ra nhiều phòng ban khác nhau
như: phòng kiểm tra, phòng thu mua nguyên vật liệu, phòng đảm bảo chất lượng, phòng
kỹ thuật, phòng kỹ thuật công nghệ, phòng sản xuất
Có thể thấy việc phân chia công ty thành nhiều bộ phận và nhiều phòng ban sẽ giúp cho
việc quản lý có hệ thống và chặt chẽ hơn. Mỗi bộ phận đều có những chức năng nhiệm
vụ riêng nhưng luôn hỗ trợ nhau trong mọi hoạt động của công ty. Thật vậy phòng hành
chính nhân sự đáp ứng về nhân lực có chuyên môn để làm việc cho công ty. Trong khi đó
bộ phận quản lý linh kiện có nhiệm vụ kiểm tra các linh kiện và nguyên vật liệu mua từ
các công ty trong nước và nước ngoài trước khi các linh kiện và nguyên vật liệu này được
đưa vào dây chuyền sản xuất. Tất cả những bộ phận này đều hoạt động để phục vụ cho
quá trình sản xuất được nhanh chóng hơn đáp ứng thời gian giao hàng kịp thời cho khách
hàng. Vì vậy mỗi thành viên trong công ty đều có trách nhiệm góp phần tạo ra lợi ích cho
công ty để công ty ngày càng giữ được lòng tin của khách hàng và được phục vụ cho lợi
ích cho nhiều con người hơn nữa trên toàn cầu.

1.5. Thị trường khách hàng
Từ khi thành lập vào năm 1918, tập đoàn Panasonic đã sản xuất nhiều mặt hàng
cho đến khi quyết định chọn công nghệ điện tử làm mục tiêu để phát triển sau này. Khởi
đầu công ty chỉ sản xuất đui đèn, bóng đèn xe đạp. Sau đó sản xuất radio, các thiết bị điện
và xe đạp. Năm 1945, Matsushita tiến hành sản xuất xe đạp chất lượng cao và phụ tùng.
Xe đạp của Panasonic được bán ở Nhật Bản và nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt là
Mỹ. Hãng xe đạp nổi tiếng Schwinn(Mỹ) đã chọn Panasonic để gia công xe ở nước ngoài
nhằm cắt giảm chi phí, vì lúc này chỉ có Panasonic mới đáp ứng được những tiêu chuẩn
gắt gao của Schwinn. Trong thời gian này Mỹ là thị trường ngoài Nhật Bản đã sử dụng
thường xuyên các sản phẩm của Panasonic.
Từ những năm 1961, Matsushita đi đến Mỹ và gặp gỡ các đại lý ở Mỹ. Lúc này
Panasonic bắt đầu sản xuất tivi cho thị trường Mỹ dưới thương hiệu Panasonic và mở
rộng sang châu Âu vào năm 1979. Công ty bán tivi, máy thu stereo hi-fi, đa băng tần
radio song ngắn và thường xuất khẩu sang Bắc Mỹ. Ngoài ra công ty cũng phát triển một
dòng thiết bị gia dụng như nồi cơm điện cho các thị trường Nhật Bản và châu Á. Tiếp đó
là các sản phẩm máy chơi nhạc SL-1200, nổi tiếng với độ chính xác cao và độ bền. Trong
suốt những năm 1970-1980, Panasonic tiếp tục sản xuất các thiết bị điện tử chất lượng
cao như radio song ngắn, máy nghe đĩa CD và nhiều sản phẩm khác cho các thi trường
châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và một số nước châu Á. Năm 2004, Toyota đã sử dụng pin
của Panasonic cho Toyota Prius, mộ chiếc xe than thiện với môi trường sản xuất tại Nhật
Bản, mở ra cho Panasonic thêm những cơ hội lớn sau này.
Tiếp nối những thành công vang dội trước đó của tập đoàn, ngày càng có nhiều khách
hàng tin tưởng và tìm đến với nhiều sản phẩm của công ty. Ngoài việc sản xuất để phục
vụ cho tập đoàn Panasonic, công ty có nhiều khách hàng là những ông chủ lớn trên thị
trường công nghệ trong và ngoài nước. Ba nhà máy ACD, EMC, PCB luôn nỗ lực không
ngừng cho ra đời nhiều sản phẩm chất lượng. Khách hàng đến với Panasonic không chỉ
hài lòng về chất lượng mà còn về thời gian giao hàng luôn đảm bảo tiến độ.Mỗi nhà máy
có một thế mạnh riêng phù hợp với xu thế phát triển công nghệ hiện nay. Nhà máy ACD
sản xuất thiết bị truyền thông về âm thanh như các thiết bị thu phát sóng, tai nghe, máy
ghi âm, micro…Các thiết bị này dung trong công nghiệp sản xuất điện thoại smartphone

hiện nay, đây là nhu cầu và cũng là đam mê cho những người sành công nghệ và muốn
khám phá công nghệ với các chức năng nổi bật như xem ti vi, các thiết bị giải trí, máy ghi
am Blue-Ray…Các khách hàng chính của công ty là HTC, Nintendo, Panasonic,
Ericson…
Nhà máy sản xuất các thành phần cơ điện EMC sản xuất các bộ mã hóa, các biến
trở điện dùng cho công nghiệp điện tử ô tô. Ngày nay, ngoài việc sử dụng ô tô cho việc đi
lại thì nhiều người vẫn muốn sử dụng ô tô vì thích những công nghệ mới có thể làm thỏa
mãn niềm đam mê tốc độ của họ. Việc lựa chọn ô tô trước hết phải xem xét về độ an toàn
khi di chuyển và có nhiều chức năng mới. Vì vậy việc lựa chọn nhà sản xuất cho các
thành phần cơ điện để tạo nên độ an toàn cho xe cũng là điều hết sức quan trọng. Những
khách hàng thường sử dụng sản phẩm của công ty như: Toyota, công ty ở lục địa châu
Âu, BOSCH, Technisat, Visteon, TRW, Delphi, Panasonic…
Nhà máy PCB sản xuất các bản mạch in nhằm cung cấp các bản mạch ALIVH, ISB sử
dụng cho phần lớn các điện thoại đa chức năng hiện nay. Các khách hàng chính là những
nhà sản xuất điện thoại hàng đầu như: SONY, Lenovo, HTC, TDK, Murata…
1.6. Tình hình kết quả kinh doanh những năm gần đây của công ty
Mặc dù mới được thành lập nhưng từ những ngày đầu đi vào sản xuất công ty đã
đạt được những thành tích khá cao. Đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng của các cán bộ
công nhân viên trong công ty để công ty ngày càng tạo được uy tín trên thị trường. Doanh
số bán hàng hàng tháng tăng cao trong những ngày đầu thành lập. Chỉ sau một năm thành
lập doanh số bán hàng hàng tháng công ty đạt được là 5 triệu USD cho đến tháng 2 năm
2008. Đến tháng 3 năm 2009 doanh số bán hàng tăng lên 10 triệu USD một tháng. Và chỉ
3 tháng sau doanh số bán hàng đã tăng gấp đôi là 20 triệu USD. Ngày càng có nhiều công
ty lớn tìm đến đặt hàng và trở thành khách hàng quen thuộc của công ty như: Canon, LG,
Fujitsu, MURATA, TDK… mang lại cho công ty nguồn doanh thu lớn hàng năm. Doanh
thu chính của công ty đến từ ba nhà máy sản xuất ACD, EMC, PCB. Mặc dù ba nhà máy
đều sản xuất các sản phẩm với công nghệ khác biệt nhau nhưng đều mang lại kết quả
kinh doanh cao mỗi năm. Năm 2011, doanh thu công ty đạt 190,150 triệu USD.Năm
2012 là năm khá thành công của công ty khi doanh thu thu về là 200,027 triệu USD trong
đó doanh thu từ nhà máy PCB thu được là 52,282 triệu USD, nhà máy ACD là 80,243

triệu USD, nhà máy EMC là 67,502 triệu USD. Năm 2013 do ảnh hưởng của thị trường
biến động, thêm vào đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp cạnh tranh, vì vậy doanh thu
công ty năm này có phần giảm sút so với các năm trước đây. Tổng kết doanh thu từ ba
nhà máy sản xuất của công ty năm 2013 là 196,45 triệu USD, trong đó doanh thu từ nhà
máy PCB chỉ còn đạt 55,708 triệu USD, nhà máy ACD là 70,340 triệu USD, nhà máy
EMC đạt 70,402 triệu USD. Doanh thu ba tháng đầu năm năm 2014 đạt 50,4 triệu USD
có chiều hướng tăng so với ba năm trước.



CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH PANASONIC
INDUSTRIAL DEVICES VIETNAM
2.1. Tình hình xuất khẩu chung của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng thu hút được sự quan tâm của các
nhà đầu tư nước ngoài. Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài, năm 2013, Việt Nam
thu hút gần 22 tỷ USD vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn này đạt
mức cao nhất kể từ năm 2008, chất lượng vốn đầu tư từng bước cải thiện góp phần giảm
bớt khó khăn cho nền kinh tế.
Điển hình là một số dự án đầu tư có quy mô lớn như : Lọc hóa dầu Nghi Sơn tại
Thanh Hóa của nhà đầu tư Nhật Bản; Samsung Electronics Việt Nam tai Thái Nguyên;
LG Electronics Việt Nam của nhà đầu tư Hàn Quốc tại Hải Phòng… Những lĩnh vực mà
các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm là công nghiệp chế biến, chế tạo với hơn 600 dự án,
tiếp đó là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa, bất động sản…
Tình hình đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh, đã tạo ra sức lan tỏa và thúc đẩy
nhịp độ phát triển ở các lĩnh vực khác ở nhiều địa phương mang lại sự tăng trưởng nhất
định cho Việt Nam trong thời gian tới.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
hàng hóa của các doanh nghiệp nước ngoài tai Việt Nam năm 2013 đạt 155,34 tỷ USD;
trong đó xuất khẩu đạt hơn 80,91 tỷ USD, tăng 26,3% so với năm 2012. Các mặt hàng
xuất khẩu chính như: điện thoại các loại và các linh kiện; máy vi tính, các sản phẩm điện

tử và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng… Chủ yếu là các mặt hàng điện tử
được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Điển hình như các Công ty Samsung, LG là
hai Công lớn ở Hàn Quốc sản xuất mặt hàng chính là điện thoại và các linh kiện cho điện
thoại; các linh kiện và các mặt hàng điện tử gia dụng như Panasonic, Samsung, Honda,
Yamaha…
Đầu năm 2014, tiếp theo đà tăng trưởng của năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các
doanh nghiệp nước ngoài tăng so với năm 2013. Tính đến hết ngày 15/4/2014 khối doanh
nghiệp nước ngoài tai Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu gần 24,31 tỷ USD, tăng 20,5%
(tương ứng 4,13 tỷ USD) và chiếm gần 61,9% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước từ đầu
năm đến 15/4/2014. Dưới đây là bảng kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất của
Việt Nam từ 1/1/2014 đến 15/4/2014 và so sánh với cùng kỳ năm 2013.
Bảng 2.1: KNXK 10 nhóm hàng lớn nhất của Việt Nam từ 1/1/2014 đến 15/4/2014
Tên mặt hàng hóa chủ yếu KNXK So với cùng kỳ năm 2013
Kim ngạch(+/-) Tốc độ(+/-)%
Điện thoại và các loại linh kiện 6.673 1.746 35,5
Hàng dệt, may 5.132 770 17,7
Máy vi tính, SP điện tử, linh kiện 2.535 -235 -8,5
Giày dép các loại 2.468 466 23,3
Hàng thủy sản 1.907 457 31,5
Phương tiện vận tải và phụ tùng 1.874 412 28,2
Máy móc thiết bị, dụng cụ 1.811 187 11,5
Dầu thô 1.808 -256 -12,4
Gỗ và SP gỗ 1.687 304 22
Cà phê 1.415 254 21,8
Tổng giá trị 39.272 5.435 16,1
Trong đó: DN nước ngoài 24.308 4.132 20,5
Nguồn : Tổng cục Hải quan
Không thể phủ nhận Việt Nam là môi trường đầu tư tốt thu hút các nhà đầu tư
Nhật Bản ngày càng nhiều. Tính đến hết tháng 4/2014, Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam
2.266 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 35,514 tỷ USD chiếm 13,88% số dự án và 14,9%

vốn của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Trong số đó tập đoàn Panasonic đã đầu tư xây dựng rất nhiều nhà máy ở Việt
Nam, sản xuất các linh kiện, các hàng hóa điện tử gia dụng đến các thiết bị công nghiệp,
xây dựng thu được lợi nhuận lớn hàng năm.
2.2. Bộ máy thực hiện hoạt động xuất khẩu của công ty
Dưới sự quản lý chặt chẽ, công ty hoạt động với nhiều phòng ban, mỗi phòng ban
có nhiệm vụ riêng và không thể thiếu được trong mọi hoạt động sản xuất của công ty.
Nếu như phòng nhân sự thực hiện công tác về nhân sự, hợp đồng lao động, thực hiện nội
quy, quy định của công ty, lên kế hoạch và triển khai các công tác về tuyển dụng, đào tạo
nhân viên, điều chuyển nhân viên. Phòng kế toán thực hiện nhiệm vụ hạch toán, quản lý
và tổ chức thực hiện công tác kế toán trong toàn công ty, tổng hợp báo cáo và lên kế
hoạch về tình hình tài chính của công ty. Thì phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ thực
hiện các hoạt động về xuất khẩu và nhập khẩu chung của công ty. Mỗi nhân viên của
phòng được phân công thực hiện các hợp đồng giao nhận(hàng lẻ, hàng nguyên
container) chuyên lo thủ tục hải quan, kiểm hóa, giao nhận hàng cho khách hàng. Các
khách hàng lớn thì giao cho các nhân viên làm việc lâu năm có kinh nghiệm theo dõi
nhưng nhìn chung các nhân viên trong bộ phận luôn hỗ trợ lẫn nhau. Là công ty chế
xuất(công ty sản xuất, xuất khẩu) nên công ty trực tiếp tiến hành sản xuất và xuất khẩu
các sản phẩm của mình. Để tập trung hàng xuất khẩu, căn cứ vào yêu cầu về hàng xuất
khẩu được quy định trong hợp đồng xuất khẩu, phòng xuất nhập khẩu nhận đơn đặt hàng
và phải tự liên hệ với các phòng ban khác về thời gian giao hàng để phòng sản xuất lập kế
hoạch sản xuất: chuẩn bị nguyên vật liệu, nguồn nhân lực, thiết bị máy móc để tiến hành
sản xuất đảm bảo đủ số lượng, đúng chất lượng chủng loại và thời gian giao hàng để tiến
hành các thủ tục giao hàng cho khách hàng. Ngoài ra thủ tục hải quan là một khâu không
thể thiếu trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong nước cũng như ra nước ngoài. Đây là
khâu quan trọng đảm bảo tính quản lý chặt chẽ, phải trải qua nhiều quy định và theo
trình tự của cơ quan hải quan.
Khi làm thủ tục hải quan, công ty trực tiếp tiến hành với quy trình làm thủ tục hải
quan cho hàng hóa xuất khẩu như sau:
-Khai và nộp tờ khai hải quan: người khai và nộp tờ khai hải quan đối với hàng

hóa trong thời gian quy định.
-Có hai hình thức khai hải quan là khai thủ công và khai điện tử:
+Hình thức khai thủ công: Đối với hàng hóa của khi xuất khẩu ra nước ngoài làm
thủ tục xuất khẩu theo quy định đối với hàng xuất khẩu thương mại,trừ việc kê khai tính
thuế. Đối với hàng hóa khi bán vào thị trường nội địa, công ty và doanh nghiệp nội địa
làm thủ tục hải quan và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ.
+Hình thức khai điện tử: Hàng hóa khi đưa ra xuất khẩu phải khai rõ nguồn gốc
sản phẩm, bán thành phẩm, phế liệu, phế phẩm từ quá trình sản xuất. Đối với hàng hóa
xuất khẩu ra nước ngoài thực hiện như thủ tục hải quan đối với hợp đồng mua bán hàng
hóa trừ việc kê khai tính thuế. Đối với hàng hóa khi bán vào thị trường nội địa, công ty
phải làm thủ tục khai chứng từ theo mẫu “chứng từ đưa hàng vào nội địa” hoặc tờ khai
xuất khẩu(nếu chưa thực hiện thủ tục hải quan điện tử và thực hiện như thủ tục đối với
hợp đồng mua bán hàng hóa). Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan kiểm tra, tiếp nhận
đăng ký và cấp số tham chiếu cho chứng từ đưa hàng hóa vào nội địa.
-Khi khai hải quan và nộp hồ sơ hải quan cần:
+ Khai chính xác số lượng hàng hóa, khai đúng chủng loại và áp đúng mã để tính
thuế xuất nhập khẩu.
+ Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ theo quy định của hồ sơ hải quan.
+ Nộp thuế xuất nhập khẩu đúng hạn.
-Xuất trình hàng hóa:
+ Đối với hồ sơ thuộc luồng đỏ doanh nghiệp phải xuất trình hàng hóa để cơ quan
kiểm tra thực tế hàng hóa.
+ Kiểm ta đại diện không quá 10% lô hàng xuất khẩu là nguyên vật liệu sản xuất
hàng hóa xuất khẩu, hàng cùng chủng loại, hàng đóng gói đồng nhất…
+ Kiểm tra toàn bộ lô hàng xuất khẩu của chủ hàng đã nhiều lần vi phạm thủ tục
hải quan, lô hàng mà có dấu hiệu vi phạm luật hải quan.
-Nộp thuế và thực hiện các quyết định của hải quan: Sau khi kiểm tra hồ sơ hải
quan đối với luồng xanh và luồng vàng và kiểm tra thực tế hàng hóa, hải quan sẽ có các
quyết định sau:
+Cho hàng qua biên giới.

+Cho hàng qua biên giới với điều kiện như phải sửa chữa, khắc phục lại, phải nộp
hồ sơ bổ sung thuế xuất nhập khẩu.
+Không được phép xuất khẩu.
Với vai trò là doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, tùy theo những quy định của cơ
quan hải quan, phòng xuất nhập khẩu phải thực hiện những thủ tục theo trình tự như trên
để đảm bảo đúng luật hải quan và đảm bảo an toàn nhất cho lô hàng cần chuyển đi. Ngoài
ra, khi đã ký kết hợp đồng ngoại thương giữa các doanh nghiệp, hai bên xuất nhập khẩu
phải thực hiện các điều khoản trong hợp đồng đó, trong đó có vấn đề quan tọng là làm
thủ tục giao hàng lên tàu nếu là doanh nghiệp xuất khẩu và làm thủ tục nhận hàng nếu là
doanh nghiệp nhập khẩu. Các thủ tục lien quan đến vấn đề trên như thuê phương tiện vận
tải, đưa hàng vào cảng, chất hàng lên tàu, hoặc làm thủ tục nhận hàng từ tàu, làm thủ tục
hải quan, lưu kho hàng đợi nộp thuế…Đây là những thủ tục phức tạp đòi hỏi người phải
có chuyên môn, kinh nghiệm.
Có thể tổ chức giao hàng với các loại phương tiện vận tải mà bên nhập khẩu yêu
cầu trong bản hợp đồng như:
-Giao hàng với tàu biển: Nếu hàng được giao bằng tàu biển thì doanh nghiệp xuất
khẩu phải thực hiện các bước sau:
+ Căn cứ vào chi tiết hàng hóa xuất khẩu, lập bảng kê hàng hóa chuyên chở cho
người vận tải để đổi lấy hồ sơ xếp hàng.
+ Trao đổi với cơ quan điều phối cảng để nắm vững kế hoạch giao hàng.
+ Lập kế hoạch và vận chuyển hàng vào cảng.
+ Bốc hàng lên tàu.
+ Sau khi giao nhận hàng xong lấy biên lai thuyền phó.
+ Trên cơ sở hóa đơn thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển, điều quan trọng là
phải lấy được vận đơn đường biển hoàn hảo.
-Giao nhận hàng khi hàng chuyên chở bằng container:
Giao hàng đủ 1 container: Khi hàng đủ 1 container người xuất khẩu tiến hành theo
các bước sau đây:
+ Đăng ký mượn hoặc theo container tương thích với số hàng được giao.
+ Làm thủ tục hải quan, mời hải quan đến kiểm tra hàng hóa, kẹp chì niêm phong

container.
+ Giao hàng cho bãi container để nhận biên lai xếp hàng.
+ Đổi biên lai xếp hàng lấy vận đơn.
Giao hàng không đủ 1 container: Khi giao hàng không đủ 1 container người xuất
khẩu vận chuyển hàng đến bãi hoặc trạm container do người vận chuyển chỉ định để giao
cho người chuyên chở. Việc giao hàng được gọi là hoàn thành khi hàng được giao cho
người chuyên chở hoặc người đại diện cho người chuyên chở.
Hiện nay hầu hết các hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồng có giá trị lớn được thanh
toán bằng phương thức tín dụng chứng từ. Đây là phương thức thanh toán yêu cầu người
xuất khẩu và nhập khẩu phải tuân thủ nghiêm ngặt nội dung và lịch trình thanh toán.
Trong xuất khẩu thanh toán bằng LC được thực hiện qua các bước sau:
-Nhắc nhở doanh nghiệp nhập khẩu mở LC.
-Kiểm tra tính chân thực và kiểm tra nội dung LC.
-Sửa LC: LC có thể được chỉnh sửa trong các trường hợp sau:
+ Khi phát hiện thấy nội dung LC không phù hợp với hợp đồng đưa ra.
+ Khi LC đã có hiệu lực nhưng vì một lý do nào đó, một trong hai bên có thể thực
hiện được hợp đồng theo các quy định của LC mà cần phải thỏa thuận lại để có thể thực
hiện tiếp hợp đồng nếu được đề nghị và hai bên thống nhất thay đổi nội dung của hợp
đồng thì phải sửa lại LC cho phù hợp với nội dung thỏa thuận mới.
Bộ chứng từ thanh toán bao gồm:
-Hóa đơn thương mại: có thể chia thành:
+ Hóa đơn tạm tính.
+ Hóa đơn chính thức.
+ Hóa đơn chi tiết.
+ Hóa đơn chiếu lệ.
+ Hóa đơn trung lập.
+ Hóa đơn xác nhận.
-Vận đơn đường biển.
-Vận đơn đường sắt.
-Vận đơn đường không.

- Chứng từ bảo hiểm.
- Đơn bảo hiểm.
- Giấy chứng bảo hiểm.
- Bảng kê chi tiết.
- Phiếu đóng gói.
….
2.3. Tổ chức các hoạt động xuất khẩu của phòng xuất nhập khẩu
2.3.1. Nghiên cứu thị trường
Người sáng lập tập đoàn Panasonic, ông Matsushita Konosuke là một doanh nhân
được ghi vào lịch sử như một nhân vật tượng trưng cho sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã
hội của đất nước Mặt trời mọc. Tên tuổi của ông vượt qua phạm vi của quốc gia để vươn
ra thế giới. Ở tuổi 64 ông đã nhận được huân chương do chính Nữ hoàng Hà Lan trao
tặng. Đây là phần thưởng được trao bởi những đóng góp lớn lao phục vụ hợp tác kinh tế
cũng như phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai quốc gia. Konosuke là người đầu
tiên được nhận vinh dự này từ Nữ hoàng. Ngoài ra Konosuke còn nhận được nhiều huân
chương từ các quốc gia khác như Brazil, Bỉ, Mỹ hay Malaysia vì những đóng góp của
ông trong việc hợp tác phát triển quan hệ hợp tác với Nhật Bản. Đây cũng là những thị
trường mà ông đã hợp tác từ những ngày đầu thành lập công ty, Matsushita đã nhanh
chóng thích nghi với môi trường sở tại và luôn nỗ lực đưa ra các sản phẩm được người
tiêu dùng đánh giá cao. Từ những chiếc xe đạp là sản phẩm đầu tiên từ khi ông bắt tay
vào việc kinh doanh cho đến những chiếc đui đèn và hiện nay là các mặt hàng điện tử, đồ
gia dụng đều là những sản phẩm được đánh giá cao và có mặt trên nhiều quốc gia trên thế
giới. Trải qua gần 100 năm khẳng định trên thương trường giờ đây Panasonic đã trở
thành tập đoàn khổng lồ thống trị các mặt hàng điện tử và lĩnh vực trang thiết bị sản xuất
ra khoảng 14.000 loại sản phẩm khác nhau, từ chiếc đèn xe đạp tới chiếc tivi, những con
chip điện tử dùng cho máy tính hay những linh kiện dùng cho sản xuất điện thoại di động
và ô tô. Tập đoàn hiện có hơn 300.000 công nhân viên làm việc khắp các nước trên thế
giới. Những khách hàng quen thuộc của Panasonic là thị trường ở các quốc gia như Hà
Lan, Mỹ, Brazil là những quốc gia đã hợp tác với Panasonic từ những ngày đầu thành
lập. Vì thế, những sản phẩm của Panasonic đã dần quen thuộc với người tiêu dùng ở

những quốc gia này. Tuy nhiên, tham vọng của công ty là sẽ đầu tư nhiều nhà máy hơn
nữa ở nhiều quốc gia khác, trong đó thị trường châu Á là thị trường tiềm năng ở thế kỷ
XXI vì ông tin rằng trong thế kỷ XXI, Nhật Bản và các quốc gia châu Á khác sẽ tạo ra
phần lớn của cải cho thế giới.
Hiện nay, Panasonic đang tái cơ cấu tập đoàn theo ba ngành chính gồm: ngành
kinh doanh hàng điện tử tiêu dùng(gồm các hệ thống nghe nhìn và liên lạc, điều hòa nhiệt
độ và tủ lạnh, quạt sưởi và đồ gia dụng), ngành kinh doanh bộ phận và thiết bị, ngành
cung cấp các giải pháp trong các lĩnh vực như năng lượng, môi trường, y tế và viễn
thông. Riêng trong ngành hàng đồ điện gia dụng, Panasonic đặt mục tiêu đạt tốc độ tăng
trưởng doanh thu bán hàng ở nước ngoài hàng năm ở mức 2 con số. Để thực hiện mục
tiêu này, Panasonic hiện đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở những thị trương mới nổi như Ấn
Độ và Việt Nam, thâm nhập vào các thị trường chưa khai thác và khai thác toàn diện thị
trường châu Âu. Bên cạnh đó, Panasonic tăng cường năng lực sản xuất bằng cách xây
dựng nhà máy mới ở Ân Độ để phục vụ cho thị trường châu Phi và ở Brazil để phục vụ
cho thị trường Bắc Mỹ. Đã có mặt tại thị trường Việt Nam hơn 10 năm qua, Việt Nam là
nước có nền kinh tế đang phát triển với dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào, vì vậy
Panasonic vẫn luôn đánh giá Việt Nam là điểm đầu tư chiến lược đối với việc mở rộng
kinh doanh của tập đoàn. Panasonic đã và sẽ xây dựng nhiều nhà máy hơn nữa tại Việt
Nam trong thời gian tới để đánh dấu bước mở rộng chiến lược kinh doanh của Panasonic
tại Việt Nam.
PIDVN là một bộ phận của tập đoàn Panasonic, vì thế thị trường khách hàng của
công ty do tập đoàn tìm kiếm và phát triển. Thị trường khách hàng của PIDVN chủ yếu là
Việt Nam, Nhật Bản, châu Âu, Trung Quốc.
2.3.2. Tổ chức nguồn hàng
Đối với các tập đoàn kinh doanh toàn cầu ngày nay, việc quyết định sản xuất tất cả
các bộ phận trong sản phẩm hay mua ngoài hay lựa chọn giải pháp liên minh chiến lược
với các nhà sản xuất liên quan mật thiết đến chiến lược định vị sản xuất của công ty đó.
Chiến lược sản xuất được quyết định dựa trên chiến lược kinh doanh toàn cầu và chiến
lược tạo lợi thế cạnh tranh của công ty. Với các tập đoàn sản xuất hàng điện tử lớn như
Panasonic thì ngoài việc xem xét các yếu tố chiến lược trên, công ty còn phải phân tích

để tìm ra được lợi thế cạnh tranh cốt lõi của mình trong chuỗi giá trị nằm ở những khâu
nào, điều này ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược trong quá trình quyết định nguồn
lực.
Từ lúc bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh quốc tế, Panasonic theo đuổi chiến
lược hội nhập hàng dọc, công ty sản xuất hầu như toàn bộ các bộ phận của một sản phẩm,
tuy nhiên với một số chi tiết nhỏ nhặt, công ty vẫn sẽ thuê ngoài để giảm bớt chi phí so
với việc tự sản xuất. Hiện nay, công ty có hàng trăm nhà cung cấp nguyên vật liệu. Mối
quan hệ giữa công ty và các nhà cung cấp khá tốt, từ trước đến nay công ty chưa hề gặp
rắc rối trong việc quản lý mối quan hệ với các nhà cung cấp.
Ngày nay, xu hướng thuê ngoài sản xuất phần lớn các bộ phận trong một sản phẩm
hoặc toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm đang ngày càng gia tăng, Panasonic không nằm
ngoài xu thế đó nhưng những bộ phận mà công ty thuê ngoài sản xuất vẫn là những chi
tiết nhỏ bên ngoài, có thể sản xuất hàng loạt và đặt hàng được ở nhiều nhà cung cấp.
Những bộ phận đó nếu tự đầu tư máy móc để sản xuất sẽ dẫn đến sự gia tăng các chi phí
về quản lý cũng như sản xuất không cần thiết so với việc thuê ngoài sản xuất. Tuy nhiên
những linh kiện mang tính bí quyết công nghệ cao hoặc tạo nên giá trị quan trọng cho sản
phẩm sẽ được công ty sản xuất ngay tại chính nhà máy của mình. Nhờ vào khả năng
chuyên môn hóa cao, những bộ phận mà công ty tự sản xuất tốn chi phí ít hơn so với việc
thuê ngoài cung cấp mà vẫn đảm bảo được chất lượng và bí quyết công nghệ, tránh được
những nguy cơ không đáng có từ các nhà cung cấp.
Là công ty sản xuất chế xuất nên các sản phẩm phần lớn do công ty sản xuất rồi
xuất khẩu. Khách hàng mua hàng theo đơn đặt hàng và ký hợp đồng kinh tế trước. Để có
hàng hóa, dựa vào mối quan hệ lâu năm và các nguồn hàng sẵn có hoặc chào hàng của
người cung cấp, khách hàng đặt hàng của công ty. Đơn hàng yêu cầu cụ thể về loại hàng
hóa mà khách hàng cần mua để đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho khách hàng. Điều này
giúp cho công ty xác định được nguồn hàng để lập kế hoạch sản xuất kịp thời.
Công ty mẹ ở Nhật đóng vai trò điều phối hoạt động của tất cả các công ty con trên toàn
cầu: quyết định sản phẩm chuyển giao, quy trình và phát triển của công ty con. Vai trò
của các công ty con là hích nghi hóa chiến lược của công ty mẹ với môi trường kinh
doanh tại quốc gia sở tại và khai thác lợi thế sản xuất quy mô. Công nghệ và kỹ thuật cốt

lõi được phát triển ở trung tâm hệ thống.
2.3.3. Các hình thức xuất khẩu chung
Hình thức trực tiếp
Công ty trực tiếp xuất khẩu với người nước ngoài, người mua và người bán trực
tiếp thiết lập quan hệ mua bán với nhau. Có người đại diên bán hàng bên nước ngoài và
giao dịch mua bán trực tiếp trên mạng.
Đặc điểm cơ bản của hình thức này là quan hệ mua bán giữa các chủ thể được
thiết lập một cách trực tiếp. Các bên đều có khả năng, kinh nghiệm và chủ động trong
quan hệ giao dịch mua bán. Các chủ thể tham gia không cần phải thông qua người khác
để thiết lập quan hệ mua bán như tư vấn, dịch vụ xuất nhập khẩu, thanh toán…
Hình thức này mang về cho công ty lợi nhuận cao hơn, nhân viên liên tục được
trau dồi kinh nghiệm và trình độ giao dịch xuất khẩu được nâng cao. Quan hệ mua bán
tiền-hàng đảm bảo sự công bằng, song phẳng nên các bên chấp thuận dễ dàng, tự quyết
được các vấn đề trong nội dung mua bán. Xuất khẩu trực tiếp tiết kiệm được chi phí môi
giới. Tuy nhiên hình thức này đôi khi còn gây khó khăn cho công ty như nghiệp vụ giao
dịch, văn hóa, kinh nghiệm và tiếp cận thông tin, mỗi một nghiệp vụ đòi hỏi cán bộ nhân
viên phải khéo léo ứng xử khác nhau để mang lại hiệu quả trong giao dịch, muốn vậy
công ty cũng luôn luôn phải đào tạo, bồi dưỡng và cập nhật nghiệp vụ giao dịch thường
xuyên liên tục.

×