Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Tlds2 hoc ky nhom 1 auf47

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (870.91 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
----------***----------

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
Mơn học
Giảng viên hướng dẫn
Lớp
Nhóm

:
:
:
:

Hợp đồng DS và Trách nhiệm BTTHNHĐ
ThS. Đặng Lê Phương Uyên
AUF47
1

TP. HỒ CHÍ MINH – 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
AUF47 – NHÓM 1
STT
Họ và tên
MSSV
1 Dương Duy Khang
2253801011099


2 Bùi Thị Thu Huyền
2253801011094
3 Ngô Minh Long
2253801015161
4 Nguyễn Phước Lê Vy
2253801011356
5 Trần Hoàng Quân
2253801015261
6 Vũ Thu Hà
2253801015085
7 Lữ Đức Bảo Lâm
2253801015147

1

Đánh giá


MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: THÔNG TIN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ................................... 5
1.1. Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng trong một hệ thống
pháp luật nước ngoài. ................................................................................................... 5
1.2. Theo Toà án, bên bán có nghĩa vụ cung cấp thơng tin cho bên mua về lô đất chuyển
nhượng không? ............................................................................................................. 5
1.3. Đối với hồn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có buộc bên bán phải cung cấp
thông tin về lô đất chuyển nhượng khơng? Vì sao? ..................................................... 6
1.4. Việc Tồ án đã theo hướng giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn có thuyết phục
khơng? Vì sao? ............................................................................................................. 7
1.5. Đối với hồn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có cho phép xử lý theo hướng
giao dịch chuyển nhượng vô hiệu do nhầm lẫn khơng? Vì sao? .................................. 7

VẤN ĐỀ 2: HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU MỘT PHẦN VÀ HẬU QUẢ HỢP ĐỒNG VƠ
HIỆU ............................................................................................................................... 8
2.1. Khi nào hợp đồng vơ hiệu một phần, vơ hiệu tồn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời. ................................................................................................................................. 8
2.2. Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản chung
của hộ gia đình mà khơng có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia đình? ....... 9
2.3. Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp
đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần? .......................................................... 10
2.4. Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển
nhượng trên chỉ vô hiệu một phần. ................................................................................ 10
2.5. Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015. ...... 11
2.6. Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định như thế
nào? ................................................................................................................................ 13
2.7. Quyết định số 319, Tịa dân sự cho biết ơng Vinh sẽ được bồi thường như thế nào?
........................................................................................................................................ 14
2.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự.............................. 15
2.9. Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản tiền
cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?........................................................................................... 15
VẤN ĐỀ 3: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CÓ THỜI HẠN 17
3.1. Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào? ...................................... 17
3.2. Nghĩa vụ của Cty Cửu Long đối với Cty KNV có phát sinh trong thời hạn bảo lãnh
của Ngân hàng khơng? ............................................................................................... 18
3.3. Theo Tồ án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Cty KNV) khởi kiện Ngân
hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có cịn trách nhiệm
của người bảo lãnh không? Đoạn nào của Quyết định có câu trả lời? ....................... 18
3.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tối cao. .... 19
2


VẤN ĐỀ 4: GIẢM MỨC BỒI THƯỜNG DO HOÀN CẢNH KINH TẾ KHÓ

KHĂN ............................................................................................................................ 20
4.1. Từng điều kiện được quy định trong BLDS để giảm mức bồi thường do thiệt hại
quá lớn so với khả năng kinh tế. ................................................................................. 20
4.2. Trong tình huống nêu trên, việc Tịa án áp dụng các quy định về giảm mức bồi
thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định mức bồi
thường có thuyết phục khơng? Vì sao? ...................................................................... 21
VẤN ĐỀ 5: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY
RA .................................................................................................................................. 22
5.1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra? ..................................................................... 22
5.2. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra............................................................................................. 22
5.3. Tịa dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại không?
.................................................................................................................................... 22
5.4. Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường giây hạ thế gây thiệt hại? ........................ 23
5.5. Theo Tòa dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình
nạn nhân? .................................................................................................................... 23
5.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao
liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn
nhân. ........................................................................................................................... 23
VẤN ĐỀ 6: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ GÂY
RA .................................................................................................................................. 24
6.1. Những khác biệt cơ bản về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân chết theo
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và BLDS. .............................................. 24
6.2. Hoàn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước điều chỉnh khơng? Vì sao? ................................................................................ 24
6.3. Nếu hoàn cảnh như trong vụ án trên xảy ra sau khi BLDS 2015 có hiệu lực, hướng
giải quyết có khác hướng giải quyết trong vụ án khơng? Vì sao? ............................. 25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 27


3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ Luật Dân sự

LTNBTCNN

Luật Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
của Nhà nước

4


VẤN ĐỀ 1: THÔNG TIN TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
* Tóm tắt Bản án số 18A/2016/DSST ngày 15/6/2016 của Tồ án nhân dân TP. Tuy
Hoà tỉnh Phú Yên.
- Nguyên đơn: vợ chồng ông Hà Văn Linh, bà Lê Thị Mỹ Lộc;
- Bị đơn: vợ chồng ông Đỗ Kim Thành, bà Trần Thị Ngọc Dinh;
- Nội dung vụ án:
Vợ chồng ông Linh, bà Lộc có giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất, theo đó vợ chồng nguyên đơn đã đặt cọc 50 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi đặt cọc
ơng Linh tìm hiểu thì mới biết lơ đất trên đã bị UBND Tp. Tuy Hịa thơng báo thu hồi.
Bị đơn khai rằng ông không hề biết về việc thu hồi này nên đã không trả lại số tiền,
nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả lại số tiền đã đặt cọc. Tịa án xét thấy diện tích
đất mà vợ chồng ông Thành bán là đất vườn và đã có thơng báo thu hồi nhưng khi giao
kết bị đơn không cung cấp cho bên nguyên đơn biết, cộng với việc quyền sử dụng đất
đang chuyển nhượng không thuộc quyền sở hữu của vợ chồng bị đơn, do đó hợp đồng

đương nhiên vơ hiệu. Tịa án tun bố chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, buộc
bị đơn trả lại số tiền đặt cọc là 50 triệu đồng theo Điều 127 và Điều 137 BLDS năm 2005.
1.1. Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng trong một hệ thống
pháp luật nước ngoài.
Theo hệ thống luật Anh, Scotland và Ireland, bên có thơng tin khơng có nghĩa vụ
cung cấp thơng tin này cho bên kia ngày cả khi biết rằng thông tin này là quan trọng đối
với bên kia (tức là nếu bên kia biết được thì sẽ khơng giao kết hợp đồng) trừ trường hợp
có văn bản quy định cụ thể. Tuy vậy theo đa số pháp luật các nước châu Âu, bên có thơng
tin phải cung cấp cho bên kia thơng tin này; nếu bên có thơng tin mà cố tình khơng cung
cấp thì đó là một trường hợp lừa dối trong giao kết hợp đồng, biểu hiện bằng sự im lặng.
Bộ nguyên tắc châu Âu ở Điều 4.107 cũng quy định: “một bên có thể u cầu tun bố
vơ hiệu hợp đồng khi bên kia gian dối không cung cấp một thơng tin mà ngun tắc thiện
chí buộc phải cung cấp”. Tương tự, ở Điều 3.8 Bộ nguyên tắc UNIDROIT: “một bên có
thể tun bố hợp đồng vơ hiệu khi bên kia, trái ngược với những yêu cầu về thiện chí và
trung thực trong lĩnh vực thương mại và một cách gian lận, đã khơng cho biết về những
tình huống đặc biệt mà người này đáng lẽ phải cung cấp.”
1.2. Theo Tồ án, bên bán có nghĩa vụ cung cấp thơng tin cho bên mua về lô đất
chuyển nhượng không?
Căn cứ theo bản án thì Tịa án khơng đề cập tới vấn đề là bên bán phải có nghĩa vụ
cung cấp thông tin cho bên mua về lô đất chuyển nhượng. Cụ thể, theo đoạn sau trong
bản án:
“Xét yêu cầu khởi kiện của vợ chồng ơng Hà Văn Linh thì thấy rằng: Mục đích vợ
chồng ơng Linh mua đất là để xây dựng nhà ở mà phải là đất thổ cư theo quy định của
pháp luật; Tuy nhiên diện tích đất mà vợ chồng ông Thành bán cho vợ chồng ông Linh
là đất vườn theo Nghị định 64 của Chính phủ và đã có thơng báo thu hồi đất nhưng khi
giao kết hợp đồng đặt cọc vợ chồng ông Thành không cung cấp rõ thông tin về lô đất;
5


Mặt khác quyền sử dụng đất mà vợ chồng ông Thành chuyển nhượng cho vợ chồng ông

Linh không thuộc quyền sử hữu của mình mà của ơng Trần Dậu nhưng vợ chồng ơng
Thành chuyển nhượng cho vợ chồng ơng Linh.Vì vậy việc chuyển nhượng quyền sử dụng
đất là không hợp pháp cho nên hợp đồng đặt cọc giữa vợ chồng ông Hà Văn Linh và vợ
chồng ông Đỗ Kim Thành đương nhiên vơ hiệu”.
Nhóm trình bày thấy rằng, Tịa án mặc dù không đề cập đến việc bên bán phải cung
cấp thông tin cho bên mua về lô đất chuyển nhượng nhưng Tòa án cũng đã chỉ ra lỗi của
các bên. Bên nguyên đơn có một phần lỗi khi tiến hành giao dịch nhưng không kiểm tra
đầy đủ thông tin, cịn bên bị đơn có lỗi khi biết tồn bộ diện tích đất mua bán với vợ
chồng nguyên đơn là thuộc đất nông nghiệp, nằm trong khu quy hoạch giải tỏa và hơn
nữa đất này không đứng tên của vợ chồng bị đơn nhưng đã cung cấp thông tin sai. Vì
vậy, Tịa án dù khơng đề cập rõ nhưng vẫn có hướng rằng khi giao kết hợp đồng, hai bên
chủ thể phải cẩn thận, bên mua phải tìm hiểu, kiểm tra rõ ràng trước khi giao kết và bên
bán cũng phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thơng tin để không dẫn đến hậu quả hợp
đồng mua bán bị vơ hiệu như trong Bản án.
1.3. Đối với hồn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có buộc bên bán phải cung cấp
thông tin về lô đất chuyển nhượng không? Vì sao?
Đối với hồn cảnh trong vụ án, BLDS năm 2015 buộc bên bán phải cung cấp đầy
đủ thông tin về lô đất chuyển nhượng. Căn cứ theo khoản 1 Điều 387 BLDS 2015 quy
định: “Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến việc chấp nhận giao kết hợp
đồng của bên kia thì phải thơng báo cho bên kia biết. Bên vi phạm quy định này mà gây
thiệt hại thì phải bồi thường.” và Điều 443 BLDS năm 2015 quy định: “Bên bán có
nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn
cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán khơng thực hiện nghĩa vụ này thì bên mua có quyền
yêu cầu bên bán phải thực hiện trong một thời hạn hợp lý; nếu bên bán vẫn không thực
hiện làm cho bên mua khơng đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì bên mua có quyền
hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Theo quy định trên, đã chỉ ra được rằng một bên phải có nghĩa vụ cung cấp thơng
tin cho bên đối tác của mình trước khi các bên giao kết hợp đồng. Đó là các thơng tin
liên quan trực tiếp như chất lượng, giá cả của đối tượng hợp đồng hay liên quan gián tiếp
như thông tin về thị trường của đối tượng hợp đồng thì BLDS năm 2015 khơng đề cập.

Tuy nhiên, có thể suy đốn rằng, loại thơng tin này là rất quan trọng, thiết yếu đối với
bên được cung cấp, để xem xét tính quan trọng và thiết yếu đó sẽ dẫn đến nhiều quan
điểm trái chiều khi áp dụng vào các vụ việc thực tế.
Một ví dụ như bên A (bên mua) và bên B (bên bán) giao kết với nhau hợp đồng
mua bán đất. Theo đó, nếu bên B biết được thông tin mà ảnh hưởng đến việc chấp nhận
giao kết hợp đồng của bên A thì phải thơng báo cho bên A biết. Do đó, nếu bên B biết là
miếng đất này bị giải tỏa nhưng khơng thơng báo cho bên A thì sẽ bị xem là vi phạm
nghĩa vụ.
Thự tiễn, trong vụ án trên, thông tin về lô đất do ông Thành rao bán là không hợp
pháp, lô đất này đã bị UBND TP. Tuy Hịa thu hồi và ơng Thành khơng phải chủ sở của
6


lô đất đã ảnh hưởng đến việc vợ chồng ông Linh, bà Lộc chấp nhận giao kết hợp đồng
chuyển nhượng lô đất. Trong trường hợp này, ông Thành (bên bán) phải có nghĩa vụ
cung cấp các thơng tin trên về lô đất chuyển nhượng cho ông Linh, bà Lộc (bên mua)
theo quy định của BLDS năm 2015.
Tóm lại, trong vụ việc, thông tin lô đất chuyển nhượng là thông tin quan trọng, cần
thiết và sẽ ảnh hưởng nhiều dến việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên mua nên bên
bán buộc phải cung cấp cho bên mua.
1.4. Việc Toà án đã theo hướng giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn có thuyết phục
khơng? Vì sao?
Theo quan điểm của nhóm, việc Tịa án giải quyết theo hướng giao dịch dân sự vô
hiệu do nhầm lẫn là chưa thuyết phục. Bởi vì, Tịa án mới chỉ quan tâm đến việc hai bên
hiểu sai về tình trạng của mảnh đất, dẫn đến khơng đạt được mục đích giao dịch, từ đó
xác định rằng giao dịch này vơ hiệu do bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, để xác định được giao
dịch bị vơ hiệu do nhầm lẫn hay lừa dối thì Tịa cần chứng minh rằng sự hiểu nhầm trên
là do vợ chồng ông Thành vô ý hay cố ý gây ra.
Cho đến khi có BLDS 2015, văn bản cịn rất dè dặt khi đề cập đến nghĩa vụ cung
cấp thông tin trong quá trình giao kết hợp đồng. Chỉ trong một số trường hợp nhất định,

văn bản pháp luật mới buộc một bên phải cung cấp cho bên kia những thông tin cần
thiết1. Theo nhận định của Tòa án, vợ chồng ông Thành có thông tin quan trọng về tài
sản mà khơng thơng báo cho vợ chồng ơng Linh là có lỗi. Tuy nhiên, hành vi không cung
cấp thông tin quan trọng về lơ đất đã có thơng báo thu hồi của vợ chồng ông Thành nên
được xem xét là hành vi lừa dối và phải chịu sự điều chỉnh của các quy định về lừa dối.
Trong trường hợp này, Tòa án cho rằng hành vi không cung cấp thông tin về lơ đất của
vợ chồng ơng Thành là có lỗi nhưng không vận dụng được chế định lừa dối.
1.5. Đối với hồn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 có cho phép xử lý theo hướng
giao dịch chuyển nhượng vô hiệu do nhầm lẫn khơng? Vì sao?
Theo quan điểm của nhóm, đối với hồn cảnh như trong vụ án, BLDS 2015 không
cho phép xử lý theo hướng giao dịch chuyển nhượng vô hiệu do nhầm lẫn. Căn cứ vào
khoản 1 Điều 387 BLDS năm 2015: “Trường hợp một bên có thông tin ảnh hưởng đến
việc chấp nhận giao kết hợp đồng của bên kia thì phải thơng báo cho bên kia biết” và
Điều 127 BLDS năm 2015: “… Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một
bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của
đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó …” thì trong
hồn cảnh của vụ án, vợ chồng ông Thành đã cung cấp thơng tin khơng chính xác về lơ
đất mà vợ chồng Linh đặt cọc mà thơng tin khơng chính xác đó có ảnh hưởng đến việc
xác lập giao kết hợp đồng. Hơn thế nữa, vợ chồng ông Thành cũng không thông báo cho
vợ chồng ông Linh biết về việc lô đất bị quy hoạch và ông Thành cũng không phải là chủ
sở hữu của lơ đất, đây có thể được xem là hành vi không trung thực hoặc lừa dối trong
1
Đỗ Văn Đại (2018), Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án (tập 1), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật
gia Việt Nam, tr. 462.

7


giao kết giao dịch dân sự. Do đó, nếu áp dụng BLDS năm 2015 thì khơng thể xử lý theo
hướng giao dịch vô hiệu do nhầm lẫn mà xử lý theo Điều 127 BLDS năm 2015 về giao

dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
VẤN ĐỀ 2: HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU MỘT PHẦN VÀ HẬU QUẢ HỢP ĐỒNG VƠ
HIỆU
* Tóm tắt Quyết định số 22/2020/DS-GĐT ngày 23/04/2020 của Hội đồng thẩm phán
Toà án nhân dân tối cao;
- Nguyên đơn: anh Vũ Ngọc Khánh; anh Vũ Ngọc Tuấn; chị Vũ Thị Tường Vy;
- Bị đơn: ông Trần Thiết Học; bà Đào Thị Mỹ;
- Nội dung vụ án:
Ông Long mất để lại cho vợ là bà Dung và các con 252,6m đất thổ tại tỉnh Bình
Phước. Bà Dung ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất cho ông Học, bà Mỹ. Tuy nhiên, các con là anh Khánh, anh Tuấn và chị Vy không
thừa nhận đã ký vào Hợp đồng uỷ quyền cho bà Dung để chuyển nhượng Quyền sử dụng
đất. Tại thời điểm chuyển nhượng, cả bà Dung và vợ chồng ông Học, bà Mỹ đều nhận
thức được tài sản chuyển nhượng là tài sản của hộ gia đình bà Dung, việc chứng thực
Hợp đồng uỷ quyền là không đúng theo quy định của pháp luật nhưng hai bên vẫn ký kết
làm cho hợp đồng vi phạm cả hình thức và nội dung. Hội đồng thẩm phán giải quyết theo
hướng vô hiệu một phần Hợp đồng chuyển nhượng trên.
2

* Tóm tắt Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/03/2011 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.
- Nguyên đơn: Ông Trịnh Văn Vinh
- Bị đơn: Ông Đào Văn Lộc, Bà Hồng Thị Lan
- Nội dung:
Ngày 17/7/2006, ơng Vinh cùng vợ chồng ông Lộc lập hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất với giá 100.000.000 đồng sau khi vợ chồng ông Lộc thống nhất bớt
cho ông Vinh 20.000.000 đồng, ông Vinh đã trả được 45.000.000 đồng. Tranh chấp xảy
ra khi ông Vinh không tiếp tục trả tiền và không được giao giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất do vợ chồng ông Lộc sở hữu. Tòa Giám đốc thẩm xét thấy Hợp đồng chuyển
nhượng đất trồng lúa nêu trên không được chính quyền địa phương cho phép chuyển

nhượng và ơng Vinh mới trả được 45% giá trị thửa đất nên hợp đồng bị vơ hiệu. Và đồng
thời, tịa cho rằng cả hai bên cùng có lỗi nên ơng Vinh chỉ được bồi thường ½ chênh lệch
giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường chứ khơng phải ½ giá trị tồn bộ thửa đất
như quan điểm Tịa sơ thẩm và Tịa phúc thẩm.
2.1. Khi nào hợp đồng vơ hiệu một phần, vơ hiệu tồn bộ? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
Hợp đồng cũng là một loại giao dịch dân sự, vì vậy các vấn đề về hợp đồng vô hiệu
được giải quyết theo các quy định của giao dịch dân sự bị vô hiệu. Theo khoản 1 Điều
8


407 BLDS 2015: “1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133
của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vơ hiệu.”
Trước hết, để một giao dịch dân sự có hiệu lực cần tuân thủ các điều kiện được quy
định tại Điều 117 BLDS 2015:
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hồn tồn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật,
khơng trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
trong trường hợp luật có quy định.”
Có thể thấy, hợp đồng hoặc một phần nội dung trong hợp đồng vi phạm các điều
kiện được nêu trong điều luật trên sẽ bị tuyên vô hiệu. Việc vơ hiệu tồn bộ hay một phần
của hợp đồng phụ thuộc vào phạm vi nội dung bị vô hiệu.
Dựa vào phạm vi nội dung bị vơ hiệu, có thể phân loại hợp đồng vô hiệu thành: (1)
hợp đồng vô hiệu một phần; (2) hợp đồng vơ hiệu tồn bộ. Như vậy:
- Hợp đồng vô hiệu một phần khi phần nội dung bị vô hiệu không làm ảnh hưởng
đến hiệu lực của những phần khác trong hợp đồng. Theo Điều 130 BLDS 2015: “Giao

dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng
khơng ảnh hưởng đến hiệu lực của phần cịn lại của giao dịch.” Đối với một Hợp đồng
vô hiệu từng phần, ngồi phần vơ hiệu khơng được áp dụng, các phần cịn lại vẫn có giá
trị thi hành, nên các bên vẫn phải tiếp tục thi hành trong phạm vi Hợp đồng vẫn cịn hiệu
lực.
- Từ đó, hợp đồng sẽ bị vơ hiệu tồn bộ khi tồn bộ nội dung trong hợp đồng bị vô
hiệu, hoặc một phần nội dung bị vô hiệu nhưng làm ảnh hưởng đến hiệu lực của cả hợp
đồng.
2.2. Đoạn nào cho thấy trong Quyết định số 22 đã có việc chuyển nhượng tài sản
chung của hộ gia đình mà khơng có sự đồng ý của tất cả các thành viên của hộ gia
đình?
Việc chuyển nhượng tài sản chung của hộ gia đình mà khơng có sự đồng ý của tất
cả các thành viên của hộ gia đình thể hiện ở các đoạn:
“Ngày 31/12/2003, Uỷ ban nhân dân huyện Lộc Ninh cấp Giấy chứng nhận quyền
sử dụng 252,6m đất thổ cho hộ bà Dung (BL 323). Thời điểm này, hộ bà Dung có bà
Dung (chủ hộ) và các con là anh Khánh, anh Tuấn, chị Vy. Như vậy, có căn cứ xác định
diện tích 252,6m đất thổ là tài sản chung của bà Dung và các anh, chị Khánh, Tuấn,
Vy.”
2

2

“Hợp đồng uỷ quyền được Uỷ ban nhân dân thị trấn Lộc Ninh chứng thực ngày
27/7/2011 thể hiện các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy cùng uỷ quyền cho bà Dung được làm
9


thủ tục ký kết Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại
Tổ 2, khu phố Ninh Thành, nhưng các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy không thừa nhận ký vào
Hợp đồng uỷ quyền nêu trên. Bà Dung cho rằng chữ ký của bên uỷ quyền không phải do

các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy ký, ai ký bà Dung không biết.”
2.3. Đoạn nào trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp
đồng chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần?
Đoạn trong Quyết định số 22 cho thấy Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng
chuyển nhượng trên chỉ vô hiệu một phần:“Trường hợp này, do các thành viên trong gia
đình khơng có thoả thuận về quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất,
nên xác định quyền sử dụng đất và quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của các thành
viên trong hộ gia đình theo phần và áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần để giải
quyết. Theo đó, phần quyền sử dụng, quyền sở hữu của bà Dung đã chuyển nhượng cho
vợ chồng ông Học nếu đúng quy định của pháp luật thì có hiệu lực. Cịn phần quyền sử
dụng, quyền sở hữu của các anh, chị Khánh, Tuấn, Vy là vô hiệu theo quy định tại Điều
135 Bộ luật Dân sự năm 2005.”
2.4. Suy nghĩ của anh/chị về việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển
nhượng trên chỉ vô hiệu một phần.
Theo quan điểm của nhóm, việc Hội đồng thẩm phán theo hướng hợp đồng chuyển
nhượng trên chỉ vô hiệu một phần là hợp lý.
A. Xem xét từ các quy định của pháp luật tại thời điểm tranh chấp xảy ra
Thứ nhất, xác định hợp đồng chuyển nhượng vô hiệu là đúng. Theo khoản 2 Điều
109 BLDS 2005: “2. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị
lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với
các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng
ý.” Thực tế đây là trường hợp luật hóa những quy định dưới luật trước đây. Bởi lẽ, theo
quy định tại khoản 2 Điều 146 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của
Chính phủ về thi hành Luật đất đai: “Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê
lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất; hợp đồng
thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuộc quyền sử dụng chung của hộ
gia đình phải được tất cả các thành viên có đủ năng lực hành vi dân sự trong hộ gia đình
đó thống nhất và ký tên hoặc có văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật về dân
sự”. Với quy định trên, khi một thành viên đứng tên định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất,
tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình thì cần phải có sự đồng ý của các thành viên

khác cho dù người tiến hành định đoạt là chủ hộ. Trong thực tế, đối với giao dịch liên
quan đến quyền sử dụng đất, Tịa án theo hướng cần có sự đồng ý của các thành viên.2
Trong trường hợp của vụ tranh chấp, Hợp đồng chuyển nhượng chỉ được ký kết bởi
1 thành viên là bà Dung, mà khơng có sự đồng ý của các thành viên cịn lại. Hơn nữa,
phía ơng Học tại thời điểm giao kết cũng nhận thức được tài sản chuyển nhượng là tài
2
Đỗ Văn Đại (chủ biên) (2020), Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại học quốc gia Tp.
Hồ Chí Minh (xuất bản lần thứ tám), Bản án số 117-119, tr. 954, 955.

10


sản chung của hộ gia đình, việc chứng thực Hợp đồng uỷ quyền là không đúng pháp luật.
Hợp đồng chuyển nhượng lúc này đã vi phạm cả về hình thức lẫn nội dung nên bị vô
hiệu.
Thứ hai, vấn đề tiếp theo đặt ra là cần vô hiệu Hợp đồng chuyển nhượng này toàn
bộ hay một phần. Nhận thấy quyền sở hữu tài sản chung của hộ gia đình bà Dung là sở
hữu chung theo phần nên áp dụng Điều 216, khoản 1 Điều 223 BLDS 2005 như sau:
- Điều 216: “1. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền
sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
2. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung
tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
- Khoản 1 Điều 223: “1. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần
quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, chúng tơi đồng tình với Hội đồng thẩm phán trong việc nhận định Hợp
đồng chuyển nhượng vô hiệu một phần (đã nêu tại câu 2.3).
B. Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành
BLDS năm 2015 có bổ sung quy định được áp dụng cho tài sản của hộ gia đình là
Điều 212 liên quan đến tài sản chung của thành viên gia đình với nội dung “Trường hợp
khơng có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại

Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Việc khẳng định sở hữu chung của thành viên
gia đình là “sở hữu chung theo phần” củng cố thêm quan điểm nêu trên của Tòa án nhân
dân tối cao là vơ hiệu một phần nếu tài sản có thể phân chia theo phần.3
2.5. Thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.
Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng không hợp pháp, không có giá trị pháp lý ràng buộc
quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, nên các quy định
về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 BLDS năm 2015 cũng được áp
dụng đối với hợp đồng vô hiệu (khoản 1 Điều 407 BLDS năm 2015).4
Về hệ quả pháp lý: hợp đồng vơ hiệu thì khơng có hiệu lực, tức không làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ giữa các bên; nếu hợp đồng chưa được thực hiện thì các bên không
thể căn cứ vào hợp đồng vô hiệu để yêu cầu bên kia thực hiện hoặc khởi kiện đòi tòa án,
cơ quan hữu quan áp đặt trách nhiệm cho bên kia vì lý do bên kia khơng thực hiện đúng
hợp đồng; nếu hợp đồng đã thực hiện nhưng bị tun bố vơ hiệu thì các bên có trách
nhiệm hồn trả lại cho nhau những gì đã nhận và khơi phục tình trạng ban đầu. Nếu hợp
đồng vơ hiệu làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên thì bên có lỗi làm cho
hợp đồng vơ hiệu có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra tương ứng với lỗi
của mình.5

3

Đỗ Văn Đại (chủ biên), tlđd (2), tr. 959.
Trường Đại học Luật Tp. HCM (2023), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức, tr. 222.
5
Trường Đại học Luật Tp. HCM (2023), tlđd (4), tr. 223.
4

11



BLDS 2005 và BLDS 2015 có một số điểm thay đổi về hậu quả của hợp đồng vô
hiệu, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về khơi phục tình trạng ban đầu. BLDS 2005 (Điều 137) cũng như BLDS
2015 (Điều 131) đều theo hướng “giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay
đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.” Ở đây, chỉ
có quyền và nghĩa vụ dân sự mà giao dịch muốn làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt khơng
phát sinh, thay đổi, chấm dứt. Tuy nhiên, chính việc vô hiệu của giao dịch dân sự làm
phát sinh một số nghĩa vụ đối với các bên (nghĩa vụ phát sinh từ việc giao dịch vô hiệu,
chứ không phát sinh từ giao dịch). Theo khoản 2 Điều 137 BLDS 2005, “khi giao dịch
dân sự vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì
đã nhận.” Ngày nay, bên cạnh khoản 2 với nội dung “khi giao dịch dân sự vơ hiệu thì các
bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp
khơng thể hồn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hồn trả”, BLDS 2015 cịn
thêm khoản 5 với nội dung “Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên
quan đến quyền nhân thân của Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”. Việc bổ
sung khoản 5 này là cần thiết và chủ yếu được lý giải bởi các quy định trong Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2014.6
Thứ hai, về hoa lợi, lợi tức. Từ khi giao dịch được xác lập đến khi phải hồn trả tài
sản do giao dịch vơ hiệu, tài sản có thể làm phát sinh hoa lợi (như hoa quả) hay lại tức
(như tiền cho thuê tài sản). Khi giao dịch dân sự vơ hiệu thì cần phải giải quyết số phận
của những hoa lợi, lợi tức này. Theo khoản 2 Điều 137 BLDS 2005, “khi giao dịch dân
sự vơ hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã
nhận; nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì phải hồn trả bằng tiền, trừ trường hợp
tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu.” Quy định này có hơn nhược điểm
lớn liên quan đến hoa lợi, lợi tức.
- Điều luật trên theo hướng vấn đề hoa lợi, lợi tức là vấn đề của “khôi phục lại tình
trạng ban đầu”. Tuy nhiên, ở thời điểm trước khi giao dịch được xác lập, hoa lợi, lợi tức
chưa tồn tại nên nếu buộc bên nhận tài sản (như bên mua, bên được tặng cho) làm phát
sinh hoa lợi, lợi tức trả cho bên giao tài sản (như bên bán, bên tặng cho) hoa lợi lợi tức
thu được thì sẽ dẫn đến tình trạng bên giao tài sản được nhận những thứ khơng có ở tình

trạng ban đầu. Nói cách khác, nếu buộc bên nhận tài sản làm phát sinh hoa lợi, lợi tức trả
cho bên kia hoa lợi, lợi tức chúng ta khơng giữ khơng khơi phục tình trạng ban đầu mà
còn làm cho bên giao tài sản vào hồn cảnh hơn tình trạng ban đầu. Do vậy, khó có thể
giải quyết số phận của hoa lợi, lợi tức (phát sinh từ tài sản là đối tượng của hợp đồng vô
hiệu) cơ sở quy định về khôi phục lại tình trạng ban đầu.
- Quy định trên khơng thống nhất với quy định hoàn trả tài sản do chiếm hữu khơng
có căn cứ pháp luật được quy định tại Điều 601 và tiếp theo của BLDS 2005 (được duy
trì trong BLDS 2015). Ở đây, “tiêu chí để xác định số phận của hoa lợi, lợi tức là sự ngay
tình của người chiếm hữu tài sản khơng có căn cứ pháp luật và rất phù hợp với hoàn cảnh
6
Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học “Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015” (xuất bản lần thứ
tư), Nxb. Hồng Đức, tr. 188-189.

12


giao dịch (hợp đồng) vô hiệu” và, trên thực tế, Tịa án nhân dân tối cao “khơng xử lý hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản là đối tượng của hợp đồng vô hiệu trên cơ sở Điều 137
BLDS mà xử lý hoa lợi, lợi tức trên cơ sở Điều 601 BLDS”. Ngày nay, khoản 3 Điều
131 BLDS năm 2015 quy định “bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức khơng phải
hồn trả lại hoa lợi, lợi tức đó”. Điều đó có nghĩa là việc trả hay khơng trả hoa lợi và lợi
ích phụ thuộc vào sự ngay tình hay khơng ngay tình của người nhận tài sản như các quy
định về hoàn trả tài sản do chiếm hữu khơng có căn cứ pháp luật.7
Thứ ba, BLDS năm 2015 bổ sung quy định “việc giải quyết hậu quả của giao dịch
dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy
định” tại khoản 5 Điều 131. Đối với hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu, Điều
137 BLDS năm 2005 chỉ chú trọng xử lý các vấn đề liên quan đến tài sản mà bỏ quên
mất các vấn đề về quyền nhân thân trong khi một số các quyền nhân thân cũng là đối
tượng của các giao dịch dân sự. Do đó mà BLDS năm 2015 đã bổ sung quy định về xử
lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đêấn quyền nhân thân để tránh dẫn đến

những thiếu sót lớn trong BLDS khi mà các quyền nhân thân ngày càng được thể hiện
một cách đầy đủ trong BLDS cũng như các luật liên quan khác.8
Thứ tư, BLDS năm 2015 đã bỏ quy định về tịch thu tài sản, hoa lợi, lợi tức được
quy định tại Điều 137 BLDS năm 2005 mà theo đó, việc sửa đổi này là thuyết phục, bởi
lẽ việc tịch thu tài sản, hoa lợi, lợi tức là nội dung liên quan đến pháp luật hình sự, pháp
luật hành chính và xét thấy cần thiết phải tịch thu thì chúng ta áp dụng những quy định
liên quan để xử lý theo quy định.9
Như vậy, những hậu quả pháp lý do hợp đồng vô hiệu gây ra đã có sự thay đổi đáng
kể giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.
2.6. Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định như
thế nào?
Trong Quyết định số 319, lỗi của các bên được Tòa giám đốc thẩm xác định cả hai
bên đều có lỗi, cụ thể:
Nguyên đơn (ông Vinh): không thực hiện nghĩa vụ thanh tốn đợt 2 đúng theo thỏa
thuận.
Bị đơn (ơng Lộc): khơng giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo tác giả Đỗ Văn Đại: đối với các “bên” trong hợp đồng. Bộ luật Dân sự quy
định “bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường” nhưng không quy định rõ “bên” trong
quan hệ này là ai. “Bên” có lỗi làm hợp đồng vô hiệu là bên trong hợp đồng vô hiệu. Đây
là bên tham gia vào hợp đồng.10

7

Đỗ Văn Đại (chủ biên), tlđd (6), tr. 189-191.
Trường Đại học Luật Tp. HCM (2023), Giáo trình Những quy định chung về luật dân sự, Nxb. Hồng Đức, tr. 351.
9
Trường Đại học Luật Tp. HCM (2023), tlđd (8), tr. 351.
10
Đỗ Văn Đại (2023), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận bản án (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ
chín) (Tập 1), Nxb .Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 973.

8

13


Đất vợ chồng ông Lộc chuyển nhượng là đất trồng lúa, hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất nêu trên khơng được chính quyền địa phương cho phép chuyển
nhượng. Ơng Vinh không giao tiền tiếp cho ông Lộc và ông Lộc cũng không giao giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất cho ơng Vinh. Ơng Vinh thừa nhận, ngày đến hạn trả tiền
đợt 2 ơng có đến gặp vợ chồng ơng Lộc nhưng cũng khơng mang theo tiền. Cịn vợ chồng
ơng Lộc xác định do vợ chồng ông Vinh không trả tiền đúng hạn nên không đồng ý tiếp
tục thực hiện hợp đồng. Cả hai hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đều chưa
được công chứng, chứng thực. Do ông Vinh không chứng minh được đã thực hiện nghĩa
vụ thanh tốn tiền đợt 2 đúng thoả thuận nên Tồ tun huỷ hợp đồng.
Như vậy, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vơ hiệu
ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là 1⁄2 chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo
giá thị trường chứ không được bồi thường thiệt hại 1⁄2 giá trị của toàn bộ thửa đất theo
giá thị trường.
Tại phần Xét thấy của Quyết định số 319 có nêu:“Trong trường hợp này ông Vinh
mới trả được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả
45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô
hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là 1⁄2 chênh lệch giá của 45% giá trị thửa
đất theo giá trị thị trường...”
2.7. Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như thế nào?
Trong Quyết định số 319, Toà dân sự cho biết ông Vinh sẽ chỉ được bồi thường
thiệt hại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường, cụ thể trong
phần Xét thấy của Quyết định có đoạn: “Trong trường hợp này ơng Vinh mới trả được
45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa đất là 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá
trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông
Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá

thị trường, …”.
Tuy nhiên, đối với hợp đồng mua bán nhà, Nghị quyết số 01/2003 của Hội đồng
Thẩm phán nêu trên đã xác định: “thiệt hại còn bao gồm khoản tiền chênh lệch giữa giá
nhà gắn liền với giá trị quyền sử dụng đất do các bên thỏa thuận với giá nhà gắn liền với
giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm hoặc các thiệt hại khác, nếu có”.
Thực ra, có thể xảy ra một trong ba trường hợp sau khi giá tài sản tăng:
Thứ nhất, bên mua đã thanh tốn tồn bộ giá đã thỏa thuận như trong vụ việc thứ
nhất và thứ năm được bình luận, thứ hai là bên mua chưa thanh toán bất kỳ khoản tiền
nào như đã thoả thuận và thứ ba là bên mua mới thanh toán được một phần giá đã thỏa
thuận như trong vụ việc thứ tư được bình luận. Để giải quyết các tình huống này, Nghị
quyết số 01/2003 đã theo hướng “khoản tiền chênh lệch được tính theo tỷ lệ số tiền bên
mua nhà đã trả”. Điều đó có nghĩa là khi tỷ lệ thanh tốn là 100% như trường hợp thứ
nhất vừa nêu, chênh lệch chính là thiệt hại cịn khi tỷ lệ thanh tốn là 0% thì chênh lệch
giữa giá thoả thuận và giá hiện tại khơng là thiệt hại. Cịn trong trường hợp chỉ thanh
tốn được một phần như tình huống thứ ba thì tỷ lệ thanh toán của khoản tiền chênh lệch
là thiệt hại và vụ việc thứ tư được bình luận đã thể hiện rõ điều vừa nêu. Ở đây, giá theo
14


thỏa thuận là 100.000.000 đồng nhưng bên mua mới trả được 45.000.000 đồng thời có ½
lỗi và Tồ án đã theo hướng “ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá
của 45% giá trị của thửa đất theo giá thị trường”.11
2.8. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa dân sự.
Theo quan điểm của nhóm, hướng giải quyết trên của Tịa dân sự chưa thực sự hợp
lý. Trong trường hợp này dù cho có cơng chứng, chứng thực thì hợp đồng vẫn vơ hiệu,
vô hiệu do vi phạm về nội dung về hợp đồng. Vì đất chuyển nhượng ở đây là đất ruộng
lúa nhưng hợp đồng chuyển nhượng lại ghi là đất màu, và việc chuyển nhượng đất ruộng
lúa cũng bị hạn chế theo quy định tại khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013: “Hộ gia
đình, cá nhân khơng trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng,
nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa”. Ở vụ việc trên, Tồ án chưa làm rõ, chưa

có căn cứ xác minh đầy đủ về việc liệu rằng vợ chồng ông Vinh có phải là những người
trực tiếp sản nơng nghiệp hay khơng và có khả năng mục đích, nội dung của hợp đồng sẽ
vi phạm điều cấm của luật, dẫn tới có thể hợp đồng chuyển nhượng sẽ vơ hiệu tồn bộ.
Đối với giá hiện tại theo thị trường. Giá trị của một tài sản biến động theo thời gian
và rất khác nhau ở các địa điểm khác nhau. “Ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là
½ chênh lệch giá của 45% giá trị của thửa đất theo giá trị trường” và “phải xác định diện
tích đất đang tranh chấp theo giá trị trường”.12
Đối với lỗi hai bên. Về trường hợp cả hai cùng có lỗi, theo Tài liệu phục vụ thảo
luận tại tổ trong Hội nghị tổng kết ngành Tịa án nhân dân năm 2006: “có trường hợp các
bên giao kết hợp đồng có vi phạm về nội dung (như bán nhà, đất là tài sản chung hoặc là
di sản thừa kế chưa chia, nhà chưa được công nhận quyền sở hữu…) mà việc vi phạm
này cả hai bên đều biết nhưng vẫn giao kết hợp đồng, từ đó làm cho hợp đồng vô hiệu;
nhưng khi giải quyết hậu quả hợp đồng vơ hiệu, Tịa án lại xác định bên bán (hoặc bên
mua) có lỗi 100% là khơng đúng”.13
Đối với trách nhiệm của công chứng, trong một tranh chấp năm 2011, Tịa dân sự
Tồ án nhân dân tối cao đã xét rằng “đối với khoản tiền phía ngân hàng được hưởng từ
dịch vụ trung gian cho các bên giao dịch mua bán nhà, nay giao dịch khơng thành cơng
vì bị Tồ án tun bố vơ hiệu, nên ngân hàng khơng được hưởng khoản phí dịch vụ này.
Tồ án cấp phúc thẩm công nhận ngân hàng được sở hữu 4.082.500 đồng mà ơng Gin đã
chi trả là khơng có căn cứ”. Áp dụng tương tự hướng giải quyết này cho quan hệ giữa
người yêu cầu công chứng và công chứng viên khi hợp đồng vơ hiệu, chúng ta có thể cho
rằng tiền chi phí dịch vụ cơng chứng cũng cần được trả cho người yêu cầu công chứng.14
2.9. Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản
tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?

11

Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (10), tr. 961-963.
Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (10), tr. 965-966.
13

Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (10), tr. 977-978.
14
Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (10), tr. 988.
12

15


Với các thông tin trong Quyết định số 319, giá thỏa thuận là 100.000.000 đồng, ông
Vinh sẽ được bồi thường khoản tiền cụ thể là: ½ x 45% x 233.550.000 đồng = 52.548.750
đồng vì theo Quyết định của Tồ án thì ơng Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh
lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá trị trường mà hiện nay thửa đất 953m2 có giá
là 333.550.000 đồng và do đó giá chênh lệch ở đây là 233.550.000 đồng.
Khi hợp đồng vô hiệu, các bên phải hồn trả cho nhau những gì đã nhận và bên
nhận tiền phải hoàn trả tiền đã nhận. Nếu hợp đồng vơ hiệu khơng gây thiệt hại thì chỉ có
hồn trả tiền. Trong trường hợp vừa có việc giao tiền vừa có việc gây thiệt hại thì hai
khoản tiền này cần được cộng lại: bồi thường thiệt hại không loại trừ hoàn trả tài sản đã
nhận và ngược lại. Trong vụ việc thứ nhất được bình luận, Tịa dân sự cũng nhấn mạnh
nội dung này. Cụ thể, sau khi xác định “phần hợp đồng này bị vơ hiệu lỗi hồn toàn do
anh Hạnh”, Toà dân sự đã xét rằng “lẽ ra phải buộc anh Hạnh thanh toán lại phần tiền
tương ứng với phần hợp đồng vô hiệu mà ông Hảo, anh Hạnh đã nhận và buộc anh Hạnh
thanh toán chênh lệch giá trị phần đất theo hợp đồng bị vô hiệu theo giá thị trường mới
đúng”.15

15

Đỗ Văn Đại (2023), tlđd (10), tr. 983.

16



VẤN ĐỀ 3: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ CĨ THỜI HẠN
* Tóm tắt Quyết định số 05/2020/KDTM-GĐT ngày 26/02/2020 của HĐTP Tòa án
nhân dân tối cao.
- Nguyên đơn: Công ty TNHH K.N.V;
- Bị đơn: Công ty TNHH sản xuất và thương mại phân bón Cửu Long Việt Nam; Ngân
hàng TMCP Việt Á.
- Nội dung:
Ngày 12/4/2016, Công ty K.N.V ký kết hợp đồng thương mại với Công ty TNHH
Cửu Long với nội dung: Công ty K.N.V đồng ý mua của Cong ty Cửu Long số lượng
3.000 tấn phân bón với giá 5.100.000 VNĐ/tấn. Tổng trị giá hợp đồng là 15.300.000
đồng, thời gian để Công ty Cửu Long giao hàng chậm nhất là 20 ngày làm việc kể từ
ngày Công ty Cửu Long nhận được ký quỹ/tạm ứng của Cơng ty K.N.V. Cơng ty K.N.V
thanh tốn tạm ứng cho Công ty Cửu Long 20% tổng giá trị hợp đồng ngay sau khi ký
kết hợp đồng, trường hợp Công ty Cửu Long chậm giao hàng, không giao hàng do lỗi
của Cơng ty Cửu Long thì phải chịu phạt 5% giá trị hợp đồng và trả lãi tiền ký quỹ/tạm
ứng cho Công ty K.N.V theo lãi suất Ngân hàng Nhà nước quy định cho thời gian chậm
trễ.
Ngày 15/4/2016, Công ty K.N.V chuyển số tiền 3.060.000.000 đồng vào tài khoản
của Công ty Cửu Long tại Ngân hàng TMCP Việt Á để đóng tiền tạm ứng theo nội dung
hợp đồng. Ngân hàng Việt Á đã phát hành “Thư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước" và
ngày 14/4/2016. Sau đó Ngân hàng Việt Á phát hành “Thư tu chỉnh bảo lãnh" để tu chỉnh
hiệu lực của Thư bảo lãnh chấm dứt hiệu lực vào lúc 17h00 ngày 9/5/2016. Q trình
thực hiện hợp đồng, Cơng ty Cửu Long không giao hàng theo nội dung hợp đồng; Công
ty Cửu Long đã trả 1.550.000.000 đồng cho Công ty K.N.V nên cịn 1.510.000.000 đồng.
Do đó, Cơng ty K.N.V khởi kiện u cầu Cơng ty Cửu Long thanh tốn lãi suất chậm trả
của số tiền tạm ứng còn thiếu kể từ ngày 10/5/2016 và thanh toán tiền phạt 5% tổng giá
trị hợp đồng; yêu cầu Ngân hàng Việt Á thanh tốn số tiền tạm ứng ký quỹ cịn thiếu là
1.510.000.000 đồng.
3.1. Thư bảo lãnh của Ngân hàng có thời hạn như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 20 của Thông tư 11/2022/TT-NHNN quy định về Bảo
lãnh ngân hàng, như sau:
“1. Thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh được xác định từ thời điểm phát hành
cam kết bảo lãnh hoặc sau thời điểm phát hành cam kết bảo lãnh theo thỏa thuận của các
bên liên quan cho đến thời điểm hết hiệu lực của nghĩa vụ bảo lãnh quy định tại Điều 23
Thông tư này.
2. Thời hạn hiệu lực của thỏa thuận cấp bảo lãnh do các bên thỏa thuận nhưng tối
thiểu phải bằng thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh.
3. Trường hợp ngày hết hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh
trùng vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì ngày hết hiệu lực được chuyển sang ngày làm việc
tiếp theo.
17


4. Việc gia hạn thời hạn hiệu lực của cam kết bảo lãnh, thỏa thuận cấp bảo lãnh do
các bên thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật liên quan.”
Theo đoạn [4] trong phần Nhận định của Quyết định số 05/2020/KDTM-GĐT:
“Xét thư bảo lãnh hoàn trả têần ứng trước ngày 14/4/2016 và thư tu chỉnh bảo lãnh
ngày 4/5/2016 gia hạn hiệu lực của thư bảo lãnh đến 17 giờ 00 phút ngày 09/5/20216 do
ngân hàng Việt Á phát hành là đúng quy định pháp luật. Do Công ty Cửu Long vi phạm
giao hàng nên trước 17 giờ 00 phút ngày 09/5/2016, Cồng ty K.N.V đã có cồng văn sồấ
01 đề nghị Ngân hàng Việt Á thực hiện trách nhiệm bảo lãnh…”
3.2. Nghĩa vụ của Cty Cửu Long đối với Cty KNV có phát sinh trong thời hạn bảo lãnh
của Ngân hàng không?
Theo thoả thuận của hợp đồng, sau khi ký kết hợp đồng, Cơng ty K.N.V thanh tốn
tạm ứng trước 20% tổng giá trị hợp đồng và Công ty Cửu Long có nghĩa vụ giao hàng
chậm nhất là 20 ngày sau khi nhận được khoản tiền ký quỹ từ Cơng ty K.N.V. Cịn thư
bảo lãnh của Ngân hàng là việc Ngân hàng thay Công ty Cửu Long thực hiện nghĩa vụ
thanh tốn khoản tiền tạm ứng trước cho Cơng ty K.N.V khi Công ty Cửu Long không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ theo thoả thuận với Công ty K.N.V. Như

vậy, trong thời hạn bảo lãnh của Ngân hàng, Công ty Cửu Long vẫn phát sinh nghĩa vụ
giao hàng đúng thời hạn với Công ty K.N.V.
3.3. Theo Tồ án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Cty KNV) khởi kiện Ngân
hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có cịn trách nhiệm
của người bảo lãnh khơng? Đoạn nào của Quyết định có câu trả lời?
Theo Tồ án nhân dân tối cao, khi người có quyền (Cơng ty KNV) khởi kiện Ngân
hàng trả nợ thay sau khi thời hạn bảo lãnh kết thúc thì Ngân hàng có cịn trách nhiệm của
người bảo lãnh. Đoạn của Quyết định có câu trả lời là thuộc đoạn 4 phần nhận định của
Toà án:
“Do Công ty Cửu Long vi phạm nghĩa vụ giao hàng nên trước 17 giờ 00 phút ngày
09/5/2016, Cồng ty K.N.V đã có cơng văn số 01 đề nghị Ngân hàng Việt Á thực hiện
trách nhiệm bảo lãnh. Ngân hàng Việt Á đã nhận được văn bản này, đồng thời có Thơng
báo số 54/TB/CNBD/16 ngày 09/5/2016 gửi Cơng ty Cửu Long về việc Công ty K.N.V
yêu cầu Ngân hàng Việt Á hoàn trả tiền ứng trước theo thư bảo lãnh. Trong cùng ngày
Ngân hàng Việt Á có Cơng văn số 04/TB/CNBD/16 gửi Công ty K.N.V thông báo về việc
Công ty Cửu Long đề nghị Ngân hàng Việt Á tạm thời ngưng việc hồn trả tiền tạm ứng.
Tại Cơng văn này Ngân hàng Việt Á không đề cập đến nội dung Ngân hàng từ chối trách
nhiệm bảo lãnh do Công ty K.N.V không gửi Thư bảo lãnh bản gốc cho ngân hàng và
cũng không yêu cầu Công ty K.N.V gửi Thư bảo lãnh bản gốc cho Ngân hàng ngay trong
ngày 09/5/2016. Điều đó cho thấy Ngân hàng Việt Á chấp nhận đề nghị của Cơng ty Cửu
Long trì hỗn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như đã cam kết. Đến ngày 11/5/2016, khi đã
hết thời hạn hiệu lực của Thư bảo lãnh, Ngân hàng Việt Á mới có Thơng báo số
56/TB/CNBD/16 gửi Công ty K.N.V về việc không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với lý do
chưa nhận được thư bảo lãnh bản gốc trước 17 giờ 00 phút ngày 09/5/2016. Sau khi
nhận được thông báo của Ngân hàng, ngày 12/5/2016, Công ty K.N.V đã gửi thư bảo
18


lãnh bản gốc cho Ngần hàng. Như vậy, lý do từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của
Ngân hàng Việt Á là không thể chấp nhận được.”

3.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà án nhân dân tối cao.
Theo quan điểm của nhóm, hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao là
thuyết phục và hợp lý.
Theo đó Tồ án nhận định việc Ngân hàng Việt Á phát hành Thư bảo lãnh hoàn trả
tiền ứng trước ngày 14/6/2023 và Thư tu chỉnh bảo lãnh ngày 4/5/2016 gia hạn hiệu lực
của Thư bảo lãnh đến 17 giờ 00 ngày 9/5/2016 là đúng quy định pháp luật. Nhưng phía
Ngân hàng từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình với lý Cơng ty K.N.V không
cung cấp Thư bảo lãnh bản gốc cho Ngân hàng là khơng chấp nhận được. Vì đây là lỗi
thuộc về Ngân hàng.
Theo đó, Ngân hàng có dấu hiệu chấp nhận u cầu tạm thời ngưng hồn trả tạm
ứng của Cơng ty Cửu Long. Cụ thể, Công ty Cửu Long vi phạm nghĩa vụ giao hàng,
Cơng ty K.N.V đã có cơng văn đề nghị Ngân hàng thực hiện trách nhiệm bảo lãnh. Sau
khi Ngân hàng nhận được văn bản này đã đồng thời gửi thông báo cho Công ty Cửu Long
về yêu cầu này của Công ty K.N.V. Trong ngày 9/5/2016, Ngân hàng cũng gửi cho Công
ty K.N.V công văn thông báo về việc Công ty Cửu Long đề nghị Ngân hàng tạm thời
ngưng việc hồn trả tạm ứng. Trong cơng văn này, Ngân hàng không đề cập đề đến việc
Ngân hàng từ chối bảo lãnh vì Cơng ty K.N.V chưa gửi bản gốc của thư bảo lãnh cho
Ngân hàng. Tiếp đến, sau khi hết thời hạn hiệu lực của bảo lãnh, Ngân hàng mới thông
báo cho Công ty K.N.V về việc khơng thực hiện bảo lãnh vì chưa nhận được thư bảo
lãnh gốc Công ty này gửi cho Ngân hàng.

19


VẤN ĐỀ 4: GIẢM MỨC BỒI THƯỜNG DO HOÀN CẢNH KINH TẾ KHĨ
KHĂN
* Tình huống: Anh Nam là người thuộc quản lý của UBND xã, đã vô ý gây thiệt hại cho
bà Chính khi thực hiện cơng việc được UBND xã giao. Thực tế, thiệt hại quá lớn so với
khả năng kinh tế của anh Nam và Tòa án đã áp dụng các quy định về giảm mức bồi
thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định mức bồi

thường.
4.1. Từng điều kiện được quy định trong BLDS để giảm mức bồi thường do thiệt hại
quá lớn so với khả năng kinh tế.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 585 BLDS năm 2015, “Người chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu khơng có lỗi hoặc có lỗi vô ý và
thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.” Như vậy, để được giảm mức bồi
thường cần có 2 điều kiện: Thứ nhất, gây thiệt hại với lỗi cố ý hoặc khơng có lỗi; thứ hai,
người chịu trách nhiệm bồi thường có khó khăn hoặc không thể thực hiện được việc bồi
thường (như không có tài sản có giá trị lớn, thu nhập thấp hoặc không ổn định, phải nuôi
cha mẹ già hoặc con nhỏ).16
Ngoài ra, thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu trách nhiệm bồi
thường có thể được hiểu là trường hợp có căn cứ chứng minh rằng nếu Tịa án tun buộc
bồi thường tồn bộ thiệt hại thì khơng cần điều kiện thi hành án theo hướng dẫn tại khoản
2 Điều 3 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP17. Trên thực tế, Tòa án đã vận dụng quy định
trên về giảm mức bồi thường cho người chịu trách nhiệm bồi thường. Ví dụ, A (chưa
thành niên) lái xe vi phạm luật giao thông va chạm với P và làm chết P. Sau khi xét rằng
“A là người chưa thành niên, bản thân A khơng có tài sản riêng hiện còn đi học, sống
phụ thuộc vào cha mẹ ruột là anh T và chị D”, Tòa án đã nhận định “việc gây thiệt hại
tính mạng anh P khơng phải do anh T chị D trực tiếp gây ra, người gây thiệt hại là cháu
A. Do cháu A chưa thành niên, khơng có tài sản riêng để bồi thường nên anh chị phải
gánh vác nghĩa vụ thay cháu A nhưng mức thiệt hại q lớn anh chị khơng thể khắc phục
hồn toàn được. Căn cứ vào khoản 2 Điều 585 và khoản 2 Điều 591 của Bộ luật Dân sự,
Tòa sơ thẩm buộc anh T, chị D bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần bằng 50 lần mức
lương cơ sở hiện nay là hồn tồn có căn cứ và phù hợp luật định”. Tiếc rằng trong bản
án này Tòa án dường như cho rằng A gây ra thiệt hại nên anh T và chị D khơng có lỗi
cũng như Tịa án đã không lý giải như thế nào là thiệt hại quá lớn mà anh T và chị D
không thể khắc phục hoàn toàn.18

16


Trường Đại học Luật Tp. HCM (2023), tlđd (4), tr. 386.
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 02/2022/NQ-HĐTP: “Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của người chịu
trách nhiệm bồi thường là trường hợp có căn cứ chứng minh rằng nếu Tịa án tun buộc bồi thường tồn bộ thiệt
hại thì khơng có điều kiện thi hành án. Ví dụ: Một người vơ ý làm cháy nhà người khác gây thiệt hại 1.000.000.000
đồng. Người gây thiệt hại có tổng tài sản là 100.000.000 đồng, thu nhập trung bình hàng tháng là 2.000.000 đồng.
Mức thiệt hại này là quá lớn so với khả năng kinh tế của người gây thiệt hại.”
18
Đỗ Văn Đại (chủ biên), tlđd (8), tr. 555.
17

20


4.2. Trong tình huống nêu trên, việc Tịa án áp dụng các quy định về giảm mức bồi
thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định mức bồi
thường có thuyết phục khơng? Vì sao?
Trong tình huống nêu trên, việc Tồ án áp dụng các quy định về giảm mức độ bồi
thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam để ấn định mức bồi
thường theo nhóm em là thuyết phục. Vì đáp ứng đủ điều kiện được quy định:
Thứ nhất, trong tình huống trên thiệt hại xuất phát do lỗi vô ý của anh Nam, đã vơ
tình gây thiệt hại cho bà Chính khi thực hiện công việc được giao. Trong phần bồi thường
thiệt hại ngồi hợp đồng của BLDS 2015 khơng có định nghĩa về “lỗi vô ý" nhưng theo
Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP: “Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không
thấy trước hành vì của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết
trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi
của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ khơng xảy ra hoặc có thể
ngăn chặn được”.
Thứ hai, theo thực tế, thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của anh Nam.
Như vậy, anh Nam đã thoả mãn đủ hai điều kiện để áp dụng các quy định về giảm
mức bồi thường do thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế.


21


VẤN ĐỀ 5: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ
GÂY RA
* Tóm tắt Quyết định số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/01/2010 của Tòa dân sự Tòa án
nhân dân tối cao.
- Nguyên đơn: anh Nguyễn Hữu Công;
- Bị đơn: Chi nhánh điện Cái Bè;
- Nội dung:
Khoảng 16 giờ 30 phút ngày 10-5-2003, cháu Nguyễn Hữu Lợi bị điện giật chết tại
nhà ơng Huỳnh Chí Dũng do đường dây hạ thế chạy ngang qua nhà ông Dũng bị hở mạch
điện dẫn điện qua mái nhà tole nhà ông Dũng đến dây chằng bằng sắt chạm xuống đất,
khi cháu Lợi đi ngang qua chạm vào dây chằng thì bị điện giật chết tại chỗ. Tại Bản án
sơ thẩm, nguyên đơn yêu cầu bị đớn phải bồi thường chi phí mai táng, tổn thất về tinh
thần cho gia đình nhưng bị Tồ bác bỏ. Nguyên đơn kháng cáo và tiếp tục bị Toà phúc
thẩm bác bỏ yêu cầu. Toà Giám đốc thẩm cho rằng nguyên đơn khởi kiện là không đúng
đối tượng là khơng có căn cứ nhưng Tồ sơ thẩm và Tồ phúc thẩm không hướng dẫn
khởi kiến đúng đối tượng dẫn tới thiệt hại cho nguyên đơn. Toà xác định đây là thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và huỷ Bản án sơ thẩm, phúc thẩm giao hồ sơ vụ án
cho Toà án Nhân dân huyênh Cái Bè, tỉnh Tiền Giang xét xử lại.
5.1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
Trong quyết định số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/01/2010 của Tòa dân sự Tịa án
nhân dân tối cao thì Tịa án đã vận dụng chế định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ tại đoạn: “Khi giải quyết vụ án, Tòa án các cấp cần xác định rõ đường dây
điện đó do ai quản lý, sử dụng; từ đó căn cứ vào Điều 623 Bộ luật dân sự và Nghị định
số 45/2001/NĐCP ngày 02-08-2001 của Chính phủ quy định về hoạt động điện lực và sử
dụng điện để giải quyết.”

5.2. Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra.
Theo quan điểm của nhóm, Việc Tịa án xác định đây là bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là phù hợp với quy định của pháp luật. Tại khoản 1 Điều
623 BLDS năm 2005 quy định nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm hệ thống tải điện. Trong
trường hợp trên, nguyên nhân dẫn đến cái chết của cháu Lợi là do đường dây điện hạ thế
(sau công tơ tổng) bị hở mạch điện. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ trên là Công ty
điện lực 2 và bên chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng đường dây điện nêu trên là Tổ điện
4. Như vậy, việc Tòa án áp dụng quy định tại Điều 623 BLDS năm 2005 (nay là Điêồu
601 BLDS năm 2015) để xác định đây là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao
độ gây ra là hợp lý và bảo vệ quyồn lợi cho bên bị thiệt hại.
5.3. Tịa dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại khơng?
Tịa dân sự có nhắc đến chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại là Công ty
điện lực 2: “Lẽ ra phải làm rõ trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ là
22


Công ty điện lực 2 và trách nhiệm của bên quản lý, sử dụng đường dây điện trên là Tổ
điện 4 thuộc ấp 3, xã Tân Hưng, huyện Cái Bè”.
5.4. Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường giây hạ thế gây thiệt hại?
Theo quan điểm của nhóm, chủ sở hữu đường dây hạ thế gây thiệt hại là Công ty
điện lực 2 thuộc Chi nhánh điện Cái Bè, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Vì cơng ty điện
lực là chủ thể chịu trách nhiệm xây dựng, lắp đặt điện trong khu vực. Cịn hợp đồng mà
Cơng ty điện lực đã ký kết với tổ chỉ là hợp đồng đại diện cho phép tổ điện có thể bán
điện cho nhân dân chứ khơng phải chuyển giao tồn bộ quyền và nghĩa vụ của Công ty
điện lực cho tổ điện. Như vậy, trong hồn cảnh của bản án, nhóm cho rằng Công ty điện
lực là chủ sở hữu của đường dây hạ thế gây thiệt hại.
5.5. Theo Tòa dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia
đình nạn nhân?
Theo Tịa dân sự, chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn

nhân là Tổ điện 4 do anh Trần Văn Ri và anh Nguyễn Văn Sua quản lý, bởi 2 anh đã có
ký kết hợp đồng mua điện với bên Cơng ty điện lực 2 do ông Nguyễn Văn Bạch đại diện.
Trong hợp đồng mua bán trên có quy định rõ bên mua điện có nghĩa vụ phải sử dụng
điện an toàn, chịu trách nhiệm quản lý từ đầu dây ra của cơng tơ vào nhà. Ngồi ra, Tịa
án cịn đề cập đến Điều 623 BLDS năm 2005 về việc Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra tại khoản 2 có quy định: “Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho
người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có
thoả thuận khác”.
5.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối
cao liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình
nạn nhân.
Theo quan điểm của nhóm, hướng xử lý của Tịa dân sự Tịa án nhân dân tối cao
liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn
nhân là hồn tồn hợp lý.
Tịa án đã nhận định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại
khoản 2 Điều 623 BLDS năm 2005 (khoản 2 Điều 601 BLDS năm 2015): “Chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải
bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác” trừ các trường hợp xảy ra tại điểm a, b
khoản 3 Điều 623 BLDS năm 2005 (Điêồu 601 BLDS năm 2015). Trong vụ án này, bên
bị thiệt hại là cháu Nguyễn Hữu Lợi bị giật điện chết do đường dây hạ thế chạy ngang
qua nhà ông Dũng bị hở mạch điện dẫn điện qua mái tole nhà ông Dũng đến dây chằng
bằng sắt xuống đất. Trong trường hợp này, bên bị thiệt hại khơng có lỗi nên phải được
bồi thường. Tòa án cũng cho thấy cần phải làm rõ trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn
nguy hiểm cao độ là Công ty điện lực 2 và trách nhiệm của bên quản lý, sử dụng đường
dây điện nêu trên là Tổ điện 4 do ông Trần Văn Ri làm Tổ trưởng Tổ điện trong việc để
23



rị rỉ nguồn điện làm chết cháu Lợi. Ngồi ra, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao còn
chỉ ra rằng, nếu anh Công khởi kiện không đúng đối tượng thì Tịa án các cấp cần phải
hướng dẫn cho anh Công khởi kiện đúng đối tượng, tránh gây thiệt hại đến quyền lợi và
nghĩa vụ của gia đình anh Cơng.
Như vậy, hướng xử lý của Tịa án đã bảo vệ toàn vẹn quyền lợi của bên bị thiệt hại,
chỉ ra được những điểm bất cập trong quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm
đồng thời làm rõ trách nhiệm của chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu
nguồn nguy hiểm cao độ.
VẤN ĐỀ 6: BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
GÂY RA
* Tóm tắt Bản án số 02/2015/HSST ngày 15/4/2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú
Yên.
6.1. Những khác biệt cơ bản về thiệt hại được bồi thường khi một cá nhân chết theo
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và BLDS.
Tiêu chí

Luật trách nhiệm bồi thường
BLDS 2015
thiệt hại của nhà nước
CSPL
Điều 25, 27 BLDS 2015
Điều 591, 593 BLDS 2015
Tiền cấp
01 tháng lương tối thiểu vùng tại khơng nói rõ số tiền cụ thể
dưỡng cho
nơi người được cấp dưỡng đang cư
những người trú cho mỗi tháng thực hiện nghĩa
mà người bị
vụ cấp dưỡng, trừ trường hợp pháp
thiệt hại đang luật có quy định khác hoặc đã được

thực hiện nghĩa xác định theo bản án, quyết định đã
vụ cấp dưỡng có hiệu lực pháp luật của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền.
Chi phí cho
được xác định theo mức trợ cấp chi phí hợp lý cho việc mai
việc mai táng mai táng theo quy định của pháp táng
người bị thiệt luật về bảo hiểm xã hội.
hại chết
Mức bồi
Được xác định là 360 tháng lương do các bên thỏa thuận; nếu
thường thiệt
cơ sở. Trường hợp người bị thiệt không thỏa thuận được thì
hại về tinh
hại chết thì khơng áp dụng bồi mức tối đa cho một người có
thần cho gia
thường thiệt hại về tinh thần quy tính mạng bị xâm phạm
đình người bị định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều không quá một trăm lần mức
thiệt hại về
27.
lương cơ sở do Nhà nước
tính mạng
quy định.
6.2. Hồn cảnh như trong vụ việc trên có được Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước điều chỉnh khơng? Vì sao?
Hồn cảnh như trong vụ việc trên được LTNBTCNN điều chỉnh. Vì theo quy định
tại Điều 1 LTNBTCNN năm 2009 về phạm vi điều chỉnh: “Luật này quy định trách nhiệm
bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ
gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án; thủ tục giải quyết bồi
24



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×