Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Biện pháp nâng cao chất lượng rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.52 KB, 5 trang )

UBND HUYỆN HỒNG SU PHÌ CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỘI THI GVDG CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2023-2024
Nàng Đôn, ngày 10 tháng 10 năm 2023
BÁO CÁO
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

“RÈN KĨ NĂNG NÓI CHO HỌC SINH QUA TIẾT NĨI VÀ NGHE
CỦA MƠN NGỮ VĂN 7 Ở TRƯỜNG PTDTBT TH& THCS NÀNG ĐÔN”
Họ và tên giáo viên dự thi: CHẢO VĂN NAM
Đơn vị công tác: Trường PTDTBT TH&THCS Nàng Đôn.
Môn dự thi: NGỮ VĂN
I. Lý do chọn biện pháp:
- Về phía học sinh:
+ Phần lớn các em đều sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn, nên chưa mạnh
dạn trong giao tiếp hoặc trình bày một vấn đề trước tập thể.
+ Một bộ phận PHHS chưa có sự quan tâm đến việc học tập của con do điều kiện kinh
tế.
+ Xuất phát từ tâm lí e dè, ngại nói, xấu hổ khi trình bày một vấn đề trước đám đông.
+ Hổng kiến thức khiến các em học sinh cảm thấy khó khăn khi trình bày.
+ Nhiều HS chưa u thích học mơn Ngữ Văn, chưa hứng thú trong các tiết Nói và
nghe.
- Về phía giáo viên:
+ Giáo viên chưa có cách thức tổ chức giờ học lơi cuốn, hấp dẫn học sinh.
+ Trong giờ học, giáo viên còn dành thời gian cho việc lập dàn ý quá nhiều,
dẫn đến khơng thể thực hiện phần nói.
- Giáo viên nghiên cứu cách thức tổ chức giờ học sinh động, lôi cuốn, hấp dẫn,
tạo sự hứng thú cho học sinh trong giờ học.
- Học sinh tích cực tham gia các hoạt động học, có kĩ năng trình bày một vấn
đề trước tập thể.


II. Thực trạng
Trong việc nói và nghe, học sinh đã được rèn luyện ở lớp 7 và các lớp cấp dưới
nhưng thực tế hiện nay vẫn có nhiều em cịn ngại nói, ngại phát biểu trước tập thể, ít
mạnh dạn, tự tin mà tỏ ra xấu hổ, lúng túng, trình bày lí nhí, lắp bắp trong cổ, hoặc
nói khơng mạch lạc, rõ ràng,…. Chính vì vậy mà những giờ nói và nghe ở mơn Ngữ
văn Trường PTDTBT TH&THCS Nàng Đơn vẫn cịn diễn ra trầm lặng, ít sơi nổi,
chất lượng bộ môn chưa cao.
III. Nội dung biện pháp
1. Xác định mục tiêu của tiết nói và nghe
- Mục tiêu chung: Dựa vào mục tiêu của Bộ GD&ĐT.


2

- Mục tiêu cụ thể: Cần phải cụ thể hóa mục tiêu chung sao cho phù hợp với đối
tượng HS bởi HS ở mỗi lớp, trường, vùng, miền lại có những đặc điểm riêng biệt. Vì
thế, giáo viên cần cụ thể hóa mục tiêu chung một cách sáng tạo, phù hợp.
2. Lựa chọn nội dung trong tiết nói và nghe
Cần lựa chọn nội dung luyện tập một cách linh hoạt, đạt hiệu quả. Vì vậy, GV
có thể vừa bám sát vào các BT ở SGK vừa dựa vào tình hình, đặc điểm cụ thể để có
thể thay đổi, thêm bớt bài tập cho phù hợp.
3. Vai trò của giáo viên và HS trong tiết nói và nghe
Trong tiết nói và nghe, người hoạt động chủ yếu là HS. HS phải là những chủ
nhân thực sự, chiếm lĩnh hầu hết các hoạt động trong tiết học. Còn GV là người bao
quát, chỉ đạo linh hoạt để đảm bảo cho hoạt động của HS đúng hướng và đạt hiệu
quả.
4. Hướng dẫn việc chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh
Để có hiệu quả cao cho tiết nói và nghe, giáo viên ngồi việc chú ý chọn đề thì
cịn phải chú ý hướng dẫn các em chuẩn bị kĩ ở nhà bằng cách phân việc cụ thể cho
từng đối tượng học sinh (có thể phân theo dãy bàn, theo tổ, theo nhóm ...) để học sinh

chuẩn bị kĩ lưỡng, tránh đối phó qua loa, đại khái.
5. Tổ chức hoạt động nói và nghe trên lớp
- Bước 1: Kiểm tra khâu chuẩn bị ở nhà của học sinh.
Bước này giáo viên phải đặc biệt chú ý, không thể bỏ qua hay lơ là được vì đây là
cơ sở cho tiết nói và nghe. Mặt khác, kiểm tra chặt chẽ khâu chuẩn bị ở nhà sẽ tạo thói
quen học tập, tự giác cho học sinh và có biện pháp kịp thời đối với những học sinh yếu
hoặc lười học.
- Bước 2: Thống nhất lại dàn bài chung.
Phần này giáo viên không đi lại từng bước nhỏ như phần chuẩn bị bài vì sẽ mất
thời gian. Giáo viên chỉ đưa ra những câu hỏi, những vấn đề có tính chất giải đáp vướng
mắc mà các em gặp phải trong phần chuẩn bị bài. Trên cơ sở đó, xây dựng dàn bài
chung làm yêu cầu về kiến thức để đánh giá nội dung bài nói của học sinh.
- Bước 3: Yêu cầu cho bài nói của học sinh.
+ Nội dung: Nói phải đúng trọng tâm, đúng yêu cầu đề bài bằng cách dựa vào dàn
bài thống nhất để trình bày.
+ Kỹ thuật nói: Trình bày rõ ràng, mạch lạc, nói thành câu trọn vẹn, khơng nói
q to hoặc q nhỏ khi khơng cần thiết. Lời nói có ngữ điệu, diễn tả thái độ, tình cảm tự
nhiên, phù hợp.
+ Tác phong: bình tĩnh, tự tin. Trước khi nói phải có lời thưa gửi, kết thúc phải có
lời cảm ơn.
- Bước 4: Chuẩn bị của học sinh: Giáo viên dành một khoảng thời gian để học
sinh chuẩn bị trình bày bài nói.
- Bước 5: Học sinh trình bày
Giáo viên phải làm thế nào để thu hút được tinh thần xung phong, thái độ tích
cực của các em học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém. Vì vậy, giáo viên cần nghiên
cứu, tổ chức với các hình thức đa dạng, hấp dẫn.
Một số cách thức tổ chức:
+ Tổ chức thi: Giáo viên yêu cầu mỗi tổ cử ra số thành viên theo yêu cầu để
thi, các thành viên khác trong tổ mình tham gia ý kiến nếu thấy đội mình trả lời cịn
thiếu ý. Lưu ý: Giáo viên quy định thời gian cụ thể cho mỗi đội khi trình bày vấn đề.



3

+ Nói và nghe tiếp sức: Các tổ chuẩn bị những nội dung cần trình bày, yêu cầu
mỗi thành viên trong tổ trình bày một phần đến khi nội dung được trình bày hồn
chỉnh.
+ Hái hoa tìm ý: GV phân lớp học thành một số nhóm. Lần lượt mời từng đối
tượng HS trong các nhóm lên hái hoa (câu hỏi tương ứng một ý trong dàn bài) và
trình bày trước lớp theo hình thức tiếp sức.
- Bước 6: Học sinh trao đổi nhận xét, để học sinh nhận xét bài của bạn chính là
tạo điều kiện để nhiều học sinh có cơ hội được tham gia luyện nói, trao đổi ý kiến. Giáo
viên phải hướng cho học sinh biết nhận xét thế nào cho đúng. Giáo viên hướng dẫn học
sinh theo dõi, nhận xét, từng phần, từng nội dung cụ thể theo cách: chỉ ra ưu điểm, tồn
tại của bạn cả về hình thức và nội dung, để kịp thời phát huy và sửa chữa.
IV. Kết quả
Minh chứng về sự tiến bộ của học sinh thông qua bảng khảo sát cụ thể như sau:
(Biện pháp này được áp dụng năm học 2022-2023, số liệu đối chiếu là giữa
học kì I và cuối học kì II)
* So sánh chất lượng bộ mơn giữa kì I và cuối kì II
Học Lớp Sĩ Chưa đạt
Đạt
Khá
Tốt
Đạt trở

số
lên
SL
%

SL
%
SL
%
SL % SL
%
Giữa
7
41
5
12, 25 60,9 11 26,83 0
0 36 86,1
HKI
2
8
1
Cuối
2
4,8 23 56,1 16 39,02 0
0 39 95,1
HKI
8
2
I
* Kết quả về sự tác động sau khi thực hiện biện pháp.
- Có 87,8 % (36/41) học sinh hứng thú với giờ Nói và nghe.
- Có 73,2% (30/41) học sinh cảm thấy tự tin khi nói trước tập thể.
- Có 80,5% (33/41) học sinh thích tham gia vào các hoạt động trong giờ Nói và
nghe.
* Minh chứng

a. Phiếu khảo sát


4

b. Hình ảnh tiết học.
c) Nhận xét, đánh giá của đơn vị
V. Kết luận (Đánh giá chung)
Khi thực hiện những biện pháp trên ở khối 7 Trường PTDTBT TH&THCS
Nàng Đôn, tiết học Ngữ văn trở nên sinh động, sôi nổi, có chất lượng. Học sinh phát
huy được kĩ năng, phẩm chất, năng lực của bản thân. Các em khơng cịn rụt rè, e ngại,


5

thiếu tự tin khi đứng trước đám đơng để nói và nghe mà thêm vào đó là sự tự tin, thái
độ cởi mở hơn.
- Kĩ năng nói của các em đã có sự tiến bộ, các em biết chào khi mở đầu và cảm
ơn khi kết thúc, biết giới thiệu đề tài, cách nói cũng trơi chảy, gãy gọn, đúng ngữ âm,
chính tả, kết hợp được cử chỉ, nét mặt, thái độ với nội dung của bài nói và nghe,…
VI. Phương hướng nhiệm vụ trong các năm học tiếp theo
Nếu đề tài này được quan tâm và có sự phối hợp thêm từ các đồng nghiệp để
cùng góp ý, tìm hiểu thêm cách thức tổ chức các hoạt động trong giờ Nói và nghe
thêm hiệu quả thì chắc rằng đây sẽ là tài liệu rất cần thiết cho các thầy, cơ sử dụng,
góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn, đáp ứng được xu hướng đổi mới về kiểm tra,
đánh giá trong dạy học hiện nay.
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG


NGƯỜI BÁO CÁO

Chảo Văn Nam



×