Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Thực địa tour miền trung tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.2 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

BÁO CÁO
THỰC ĐỊA TOUR TRONG NƯỚC MIỀN
TRUNG – TÂY NGUYÊN

Giảng viên hướng dẫn : TS. Thân Trọng Thụy
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Trần Kim Ngân

Hướng dẫn viên

: Hoàng Nhật Linh

Mã số sinh viên

: 2024202056

Lớp

: 11DHQTDVLH3

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

BÁO CÁO


THỰC ĐỊA TOUR TRONG NƯỚC MIỀN
TRUNG – TÂY NGUYÊN
Giảng viên hướng dẫn : TS. Thân Trọng Thụy
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Trần Kim Ngân

Hướng dẫn viên

: Hoàng Nhật Linh

Mã số sinh viên

: 2024202056

Lớp

: 11DHQTDVLH3

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam kết đề tài: "Bài báo cáo Thực địa Tour Trong nước Miền Trung – Tây
Nguyên" là của chính cá nhân.
Em xin chịu hồn tồn mọi trách nhiệm về các nội dung của bài báo cáo của chính
mình.

i



LỜI CẢM ƠN
Người ta thường nói tuổi trẻ ta nên hết mình với những chuyến đi, cũng như câu nói “
những kỉ niệm đẹp nhất là những kỉ niệm thời sinh viên”. Và em đã có một kỉ niệm rất
đẹp khi đang là sinh viên năm 3 trường Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm TP. HCM.
Với chuyến đi thực địa tour Miền Trung – Tây Nguyên 10 ngày 9 đêm là một trong
những điều kiện để sinh viên khoa Du lịch và Ẩm thực có thêm kinh nghiệm thực tế và
cũng giúp cho chúng em có thêm những kỉ niệm bên nhau.
Quan trọng là chuyến thực địa này giúp sinh viên chúng em hiểu thêm nhiều kiến thức,
các kỹ năng nghiệp vụ tại các điểm đến cũng những các kỹ năng trên xe của một
hướng dẫn viên. Đồng thời, giúp sinh viên thử sức với công việc và cũng nhưng định
hướng cho tương lai.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến với thầy Thân Trọng Thụy đã hướng dẫn giúp
đỡ chúng em trong suốt hành trình này. Cảm ơn và cũng xin lỗi anh hướng dẫn viên
Hoàng Nhật Linh, cảm ơn anh đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt
hành trình 10 ngày, có nhiều lúc chúng em làm anh buồn lòng nhưng mà anh vẫn tận
tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm của anh cho chúng em. Cảm ơn chú Thành đã
khơng ngại gian khó mà đồng hành cùng chúng con trong suốt hành trình. Cảm ơn
cơng ty Hufi Travel đã giúp chúng em có chuyến đi thực địa đầy thành công.
Đặc biệt, chân thành cảm ơn tập thể xe 2 đã đồng hành, giúp đỡ nhau trong suốt hành
trình 10 ngày 9 đêm. Cảm ơn mọi người đã tạo cho em một kỉ niệm rất đẹp trong thời
sinh viên của mình.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất!

ii


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Trần Kim Ngân


MSSV: 2024202056

Lớp: 11DHQTDVLH3
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TPHCM, ngày … tháng 07 năm 2022
(Ký và ghi rõ họ tên)

Thân Trọng Thụy

iii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH THỰC ĐỊA ....................................... 6
1.1.

Mục đích và ý nghĩa của hoạt động thực địa .................................................6

1.1.1. Mục đích của hoạt động thực địa .................................................................6
1.1.2. Ý nghĩa của hoạt động thực địa ....................................................................6
1.2.


Nội dung chương trình thực địa .....................................................................7

1.2.1. Các địa điểm tham quan trong chương trình ...............................................7
1.2.2. Dịch vụ ăn uống trong chương trình tour ....................................................7
1.2.3. Các cơ sở lưu trú trong chương trình ...........................................................9
1.3.

Đánh giá sự phù hợp giữa mục đích và nội dung chương trình ................10

CHƯƠNG 2.

HOẠT ĐỘNG THỰC ĐỊA ................................................................... 11

2.1.

Quá trình chuẩn bị .........................................................................................11

2.2.

Các phương pháp sử dụng khi thực địa.......................................................11

2.3.

Kết quả thực địa .............................................................................................12

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC THỰC TẾ ................................................................................ 26
3.1.

Mục tiêu nghề nghiệp.....................................................................................26


3.2.

Nhận thức mới của bản thân.........................................................................26

3.3.

Những định hướng tiếp theo .........................................................................27

KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 28

iv


LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là ngành cơng nghiệp khơng khói và mang lại nguồn thu nhập khổng lồ
cho nền kinh tế quốc dân. Nó khơng chỉ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho đất
nước mà còn tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho xã hội, là đòn bẩy cho sự phát triển
chung của các thành phần kinh tế khác. Chúng ta có thể coi du lịch như một cầu nối
văn hóa giữa khu vực của đất nước và phần còn lại của thế giới. Du lịch giúp nâng
cao dân trí, thúc đẩy tiến bộ xã hội, mở rộng tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau
về truyền thống và lịch sử giữa các quốc gia trên thế giới, và kiến tạo hịa bình trên
tồn thế giới.
Với sự phát triển này, sự trợ giúp của cơ sở vật chất ở nhiều nước có nền du lịch
phát triển, thơng qua sự đầu tư đúng mức của quốc gia và đất nước, ngành du lịch
Việt Nam đang hội nhập vào nền du lịch thế giới. nhiều nơi. Hơn nữa, đất nước tơi
có tiềm năng du lịch rất lớn, vị trí địa lý thuận lợi, du lịch thuận lợi, kết nối đất nước
tôi với các nơi trên thế giới, tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và là một loạt
các điểm du lịch nổi tiếng. : Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Thánh Địa Mỹ Sơn, Động
Phong Nha... đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử khác nhau đã tạo nên những điểm

khác biệt để Việt Nam thu hút du khách trên khắp thế giới.
Đối với em mỗi chuyến đi, mỗi điểm đến, mỗi con người và mỗi nền văn hóa khác
nhau đều đem đến cho chúng em một cung bậc cảm xúc khác nhau. Để lại nhiều ấn
tượng, cũng như có cơ hội tiếp xúc với thực tế của môi trường du lịch. Đây là một dịp
tốt, một cầu nối giữa lý thuyết mà chúng em đã được học ở trường với bên ngoài thực
tiễn.
Bài báo cáo “Thực địa tour trong nước Miền Trung – Tây Nguyên” là kết quả từ
những trải nghiệm của bản thân, sau chuyến hành trình 10 ngày 9 đêm em đã ghi nhận
và học hỏi được các kiến thức thực tiễn.
Em rất mong nhận được ý kiến, góp ý của giảng viên để đề tài có được sự hồn
thiện hơn.

v


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH THỰC ĐỊA
1.1.

Mục đích và ý nghĩa của hoạt động thực địa

1.1.1. Mục đích của hoạt động thực địa
Mục đích của chuyến đi thực địa này đã hỗ trợ sinh viên thực hành các kỹ năng kết
hợp những kiến thức đã học trong tất cả các lĩnh vực. Nâng cao kiến thức thực tế,
thực hành trên chuyến đi. Làm quen với công việc của một hướng dẫn viên du lịch
thực thụ. Phát triển tính tự chủ và trách nhiệm trong công việc. Xây dựng cho mình
một nền tảng kiến thức vững chắc để ra trường làm việc. Có được sự hiểu biết tồn
diện và thực tế về nghề du lịch thông qua việc tham quan và tìm hiểu các điểm tham
quan trên tuyến Miền Trung- Tây Nguyên. Tạo phong cách làm việc tự tin, năng
động. Tham quan và nắm vững các yếu tố chuyên môn. Tìm hiểu về văn hóa, địa lý,
lịch sử của Miền Trung- Tây Nguyên. Trải nghiệm thực tế về dịch vụ du lịch, gần gũi

hướng dẫn viên để đánh giá nghiệp vụ và hiểu rõ cách thức sắp xếp dịch vụ phù hợp
cho khách đoàn. Củng cố kiến thức về các điểm tham quan từ hướng dẫn viên và bạn
bè để tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Học hỏi, rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc
hướng dẫn khách, khắc phục những điểm yếu và thấy được thế mạnh của bản thân
trong nghề để không ngừng nổ lực phát huy. Hiểu rõ hơn về cách làm việc của một
hướng dẫn viên chuyên nghiệp.
1.1.2. Ý nghĩa của hoạt động thực địa
Đối với bản thân em, chuyến đi này có một ý nghĩa rất lớn và vô cùng quan trọng
giúp em định hướng nghề nghiệp tương lai của bản thân. Trong chuyến thực địa này,
giúp em hiểu sâu hơn về nghiệp vụ hướng dẫn, về cách nói, cách thuyết minh trên xe,
cũng như cách đi đứng trên xe sao cho an toàn. Đồng thời, em cũng hiểu thêm về lịch
sử những địa danh, được tận mắt nhìn thấy và chiêm ngưỡng vẻ đẹp những danh lam
thắng cảnh mà em đã được học ở trường. Hiểu thêm về văn hóa, con người, cách
sống, cũng nhưng ăn uống của mỗi tỉnh đều có nét đặc trưng riêng biệt. Mỗi tỉnh đi
qua đều đem lại cho em nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau bởi những câu chuyện đầy
ý nghĩa ở nơi đó.
6


Mỗi chuyến đi đều có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi sinh viên, nhưng nhìn chung
chuyến đi thực tế này đã mang lại cho em rất nhiều cảm xúc, cho sinh viên thấy được
cuộc sống thực tế, kinh nghiệm của nghề. Đặc biệt, trở về sau chuyến đi thực địa, đó
là tạo thêm sự kết nối cho bản thân, cùng nhau đồng hành trên một chuyến xe đi khắp
Miền Trung - Tây Nguyên trong 10 ngày 9 đêm.
1.2.

Nội dung chương trình thực địa

1.2.1. Các địa điểm tham quan trong chương trình
Đối với các chuyến đi thực tế Tây Nguyên - miền Trung, kế hoạch tham quan lựa

chọn các điểm tham quan bắt đầu từ Tây Nguyên đến Miền Trung. Mỗi ngày, chúng
em sẽ được tham quan và khám phá những nét văn hóa đặc trưng của người dân nơi đó
mang một màu sắc riêng, để sinh viên có thể thấy và cảm nhận được sự khác biệt giữa
cuộc sống, văn hóa người dân Tây Nguyên và cuộc sống của người dân Miền Trung.
Ngày 1: Đi Draysap - Bảo Tàng Đắk Lắk - Chùa Sắc Tứ Khải Đoan
Ngày 2: Đi Buôn Đôn - Thác điện Ialy
Ngày 3: Đi Nhà Rông - Cầu Treo Kon Klor - Cửa Khẩu Quốc Tế Bờ Y - Hội An
Ngày 4: Cơ sở Đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng – Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn –
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt – Thành Cổ Quảng Trị
Ngày 5: Động Thiên Đường Quảng Bình – Thánh Địa La Vang Quảng Trị – Huế
Ngày 6: Đại Nội Huế – Chùa Thiên Mụ – Lăng Minh Mạng – Lăng Khải Định
Ngày 7: Huế – Quy Nhơn
Ngày 8: Khu Du Lịch Gành Ráng – Nhà Thờ Mằng Lăng – Ghềnh Đá Dĩa – Tháp
PoNagar
Ngày 9: Hòn Một – Bãi Tranh
Ngày 10: Nha Trang – TPHCM
1.2.2. Dịch vụ ăn uống trong chương trình tour
Ngày 1:
6h04: Đồn dùng bữa sáng tại Cơm Niêu Mỹ Phước 3 (Bình Dương).
7


11h50: Đoàn dùng cơm trưa tại Cơm Niêu Sơn Mã ở Đắk nông (Số 4 đường 3
tháng 2, Gia Nghĩa, Đắk Nơng).
18h00: Đồn dùng cơm tại nhà hàng khách sạn Tuấn Vũ (135/1 Ngô Quyền, Tân
An, Buôn Ma Thuột).
Ngày 2:
6h00: Đoàn ăn sáng bufet tại nhà hàng khách sạn Tuấn Vũ.
14h04: Đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng khách sạn Tre Xanh (18 Lê Lai, Phường
Tây Sơn, Gia Lai).

17h29: Đoàn dùng cơm tại nhà hàng khách sạn Hoàng Vân (152 Hoàng Văn Thụ,
KonTum).
Ngày 3:
6h00: Đoàn ăn sáng tại nhà hàng khách sạn Indochine.
Buổi trưa: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng Ngọc Linh ( Đắk Man-Đắk Glei, Kon Tum).
Buổi tối: Đoàn ăn tối tại nhà hàng Làng Lụa (28 Nguyễn Tất Thành, Phường Cẩm
Phổ, Hội An, Quảng Nam).
Ngày 4:
6h00: Đoàn ăn sáng buffet tại nhà hàng Quốc Cường.
12h09: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng Sao Biển Bé Đen (Lăng Cô, Thừa Thiên Huế).
20h00: Đoàn ăn tối tại khách sạn CKC Thiên Đường.
Ngày 5:
6h00: Đoàn ăn sáng buffet tại tầng 2 khách sạn CKC Thiên Đường.
11h06: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng khách sạn Hương Giang (Phong Nha, Bố Trạch,
Quảng Bình).
18h20: Đồn ăn tối tại khách sạn Đoàn An Điều Dưỡng Huế.
Ngày 6:
6h30: Đoàn ăn sáng buffet tại khách sạn Đoàn An Điều Dưỡng Huế.
8


11h48: Đồn ăn trưa tại nhà hàng Khơng Gian Xưa (98 Minh Mạng, Thủy Xuân,
Thừa Thiên Huế).
Buổi tối: Đoàn ăn tối tại nhà hàng Như Hiền.
Ngày 7:
6h00: Ăn sáng buffet tại khách sạn AD 41.
11h07: Đoàn ăn trưa khách sạn Sông Trà (2 Quang Trung, Lê Hồng Phong, Quảng
Ngãi). 19h02: Đoàn ăn tối tại Hoàng Yến Hotel(4 Phan Chu Trinh, Hải Cảng, Thành
phố Quy Nhơn, Bình Định).
Ngày 8:

6h30: Đồn ăn sáng buffet tại Hoàng Yến Hotel.
12h23: Đoàn ăn trưa tại khách sạn Hùng Vương (241 ĐL Hùng Vương, Phường 9,
Tuy Hịa, Phú n).
19h13: Đồn ăn tối tại Qn Nem Nhã Trang (39 Nguyễn Thị Minh Khai, Lộc Thọ,
Nha Trang, Khánh Hịa).
Ngày 9:
6h30: Đồn ăn sáng buffet tại khách sạn Navada Beach.
12h48: Đoàn ăn trưa tại Con Sẻ Tre Nha Trang.
19h25: Đoàn ăn tối tại nhà hàng Âu Lạc Thịnh (99 Nguyễn Thị Minh Khai, Phước
Hòa, Nha Trang, Khánh Hòa).
Ngày 10:
6h00: Đoàn ăn sáng buffet tại khách sạn Navada Beach.
11h30: Đoàn ăn trưa tại nhà hàng Đất Nước Việt - Phan Thiết (Nguyễn Thơng, Tp.
Phan Thiết, Bình Thuận).
1.2.3. Các cơ sở lưu trú trong chương trình
Đối với cơ sở lưu trú trong chương trình tour thì được lựa chọn các cở sở đủ tiêu
chuẩn từ 3-4 sao. Với các vị trí phù hợp, gần với các khu dịch vụ về đêm giúp sinh
viên tiếp cận được các dịch vụ đêm tại mỗi tỉnh khác nhau.
9


Ngày 1: Đắk Lắk: Khách sạn Tuấn Vũ (3 sao).
Ngày 2: Kon Tum: Khách sạn Đông Dương (Indochine) (3 sao).
Ngày 3: Đà Nẵng: Khách sạn Quốc Cường (4 sao).
Ngày 4: Quảng Bình: Khách sạn CKC Thiên Đường (4 sao).
Ngày 5+6: Huế: Khách sạn AD-41 (3 sao).
Ngày 7: Quy Nhơn: Khách sạn Hoàng Yến 2 (3 sao).
Ngày 8+9: Nha Trang: Khách sạn Navada Beach (4 sao).
1.3.


Đánh giá sự phù hợp giữa mục đích và nội dung chương trình

Đối với cá nhân em thấy mục đích và nội dung chương trình cũng phù hợp nhưng
một số điểm tham quan cần xem xét lại vì lộ trình và thời gian có thể gây khó khăn
cho sinh viên và khơng đảm bảo mục đích ban đầu. Trong hành trình có những ngày di
chuyển rất xa và khi đến các địa điểm tham quan thì cho tham quan q ngắn sinh viên
khơng thể tìm hiểu hết được địa điểm tham quan đó. Ngồi ra, vì di chuyển nhiều và
ngồi trên xe liên tục nên nhiều bạn sinh viên không đủ sức khỏe nên đã bệnh rất nhiều.
Vì thế, nên nhiều bạn sinh viên khơng cịn sức để nghe thuyết minh, cũng như không
hứng thú với việc tham quan, trải nghiệm các danh lam thắng cảnh theo chương trình
đã sắp xếp.

10


CHƯƠNG 2. HOẠT ĐỘNG THỰC ĐỊA
2.1.
-

Quá trình chuẩn bị

Chuẩn bị tài liệu, kiến thức thuyết minh, tìm hiểu sơ lược các điểm tham quan
trong chuyến đi.

-

Chuẩn bị tốt chuyên đề thuyết minh với nội dung đầy đủ những kiến thức về
nghiệp vụ, tuyến điểm theo đề tài đã chọn.

-


Thực hiện đúng quy định khi tham gia chương trình thực địa tour: trang phục,
tư trang, tài sản, về di chuyển, về lưu trú, ăn uống,…

-

Có sự chuẩn bị tốt cho chuyến đi: thuốc, áo ấm, vật dụng cá nhân,…

-

Thực hành thuyết minh trên xe, chào đoàn để tăng sự tự tin, cũng cố kiến thức
đã học trên lớp, cảm nhận thực tế sự khó khăn mà một hướng dẫn viên phải trải
qua.

-

Áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế.

2.2.

Các phương pháp sử dụng khi thực địa

Chuyến đi thực địa này rất thú vị và bổ ích. Em được nghe anh hướng dẫn viên
thuyết minh khi đi qua mỗi cung đường, đặt biệt là những danh lam thắng cảnh.
Những lời thuyết minh của anh hướng dẫn và các bạn trên xe đã phần nào giúp cho em
có cái nhìn rất khác về những điểm đến cũng như có thêm kiến thức về nơi đó. Trên
chuyến đi thì em có sử dụng các phương pháp áp dụng trong tour này là: quan sát, ghi
chép, khảo sát thực địa, phân tích, đánh giá, thuyết minh,…từng hạn mục như sau.
Quy trình tổ chức tại các điểm tham quan vui chơi giải trí trước khi đến điểm tham
quan khoảng tầm 15 phút, hướng dẫn viên thông báo trên xe cho mọi người trên xe

biết sắp chuẩn bị lấy đồ tư trang cá nhân xuống xe đến điểm tham quan. Tại điểm tham
quan hướng dẫn viên lựa chọn vị trí phù hợp, có thể nhìn bao quát được điểm tham
quan và tập hợp các thành viên trong đồn bắt đầu thuyết minh và sau đó cho đi tham
quan tự do và chụp hình đồn tại điểm. Trên tuyến đi thì các bạn cùng với hướng dẫn
có tổ chức trị chơi, ca hát,… Các chủ đề được phân thuyết minh trên tuyến đucojw các
bạn thực hiện rất tốt. Hướng dẫn viên tập trung thuyết minh các chun đề quan trọng
như: Nhà Rơng, Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, Lăng Khải Định,… các cung
11


đường trên tuyến như QL13, 14, đèo Lò Xo, hầm Hải Vân,…. Cách triển khai chủ đề
dựa vào các điểm trên các đường, sự hiểu biết rộng và cuối cùng đưa ra điểm tương
đồng của chủ đề cần thuyết minh, các điểm về chuyên đề sẽ được nói rộng hơn, bao
quát hơn.
2.3.

Kết quả thực địa
Ngày 1: TP.HCM – BUÔN MA THUỘT

Khởi hành đi Buôn Ma Thuột theo đường Quốc lộ 13 và 14. Quốc lộ 13 có tổng
chiều dài 140,5km, QL 13 bắt đầu từ ngã 5 Đài Liệt sĩ (TP. Hồ Chí Minh) qua quận
Bình Thạnh, thành phố Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh), thành phố Thuận An, thành phố
Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng (tỉnh Bình Dương), các huyện Chơn
Thành, Hớn Quản, thị xã Bình Long và huyện Lộc Ninh, đến cửa khẩu Hoa Lư (tỉnh
Bình Phước). QL 13 giao nhau với QL 14 tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. QL
13 khi vào vùng đơ thị của tỉnh Bình Dương cịn có tên gọi khác là Đại lộ Bình
Dương. QL 14 có chiều dài 980km, còn được gọi là quốc lộ 14A. Đây là con đường
giao thông huyết mạch giúp kết nối các tỉnh Tây Nguyên đồng thời nối Tây Nguyên
với Bắc Trung Bộ và cả Đông Nam Bộ. Quốc lộ 14 đi qua 8 tỉnh Đắk Lắk, Kon Tum,
Đắk Nông, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Phước, Thừa Thiên Huế, Gia Lai và Bình

Phước. Đây cũng là con đường quốc lộ xuyên qua nhiều địa hình nhất Việt Nam.
Đến Đắk Nơng, tham quan quần thể thác Draysap - một trong những thác nước đẹp
nhất Tây Nguyên. Cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột 39km, thác Dray Sáp
nằm tại thôn Đức Lập, Đắk Sơr, Krơng N, tỉnh Đắk Nơng. Vị trí của ngọn thác này
cũng rất dễ được tìm thấy vì ở đây là điểm giao của hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nơng.
Theo tiếng của người Ê Đê, Dray Sáp có nghĩa là “khói”. Khi hiểu được nghĩa của tên
ngọn thác Dray Sáp, chúng ta có thể phần nào tưởng tượng ra sự hùng vĩ của nó.

12


Đến với khu du lịch Dray Sap du khách sẽ phải men theo một con đường rừng
khoảng 50m mới đến được thác. Thác cao khoảng 30m và rộng khoảng 100m, nước từ
độ cao 30m đổ xuống tạo cho chúng ta một cảm giác hồi hộp, thôi thúc từ bên trong,
một chút gì đó vội vã,.. Khiến chúng ta chợt bừng tỉnh giữa những căng thẳng mệt
mỏi, và có thêm động lực làm việc và học tập.
Tạm biệt Đắk Nông, khởi hành đến với Tp. Buôn Ma Thuột và ghé tham quan Bảo
Tàng Đắk Lắk - Chùa Sắc Tứ Khải Đoan.
Bảo tàng Đắk Lắk, tọa lạc tại số 12 đường Lê Duẩn, phường Tân Tiến, thành phố
Buôn Ma Thuột, bảo tàng tàng văn hóa các dân tộc với nhiều giá trị văn hóa độc đáo
đã và đang là một di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Đắk Lắk.
Bảo tàng Đắk Lắk được thiết kế theo kiến trúc nhà dài truyền thống của đồng bào
dân tộc Ê-đê tại Tây Nguyên, lại được sử dụng các chất liệu hiện đại như bê tơng, kính
và hợp kim, cùng các màu sắc tương phản như trắng, đen, nâu...làm cho không gian
vừa sang trọng vừa cổ điển, cuốn hút lòng người ngay cả khi đứng từ xa.

13


Bên cạnh đó, cơng trình được xây dựng với chiều dài 130m, rộng 65m trên một

mảnh đất 9.200 m2 và thuộc kiểu khơng gian mở, vì thế sẽ cho bạn một cảm giác thoải
mái, dễ chịu nhất trong quá trình đi dạo hay di chuyển quanh bảo tàng. Hơn nữa, bảo
tàng được ôm ấp bởi những thảm cỏ và rất nhiều cây cối xanh mướt, nên khơng hề có
cảm giác "lạc tơng" mà rất hịa hợp với khơng gian núi rừng bạt ngàn ở Tây Nguyên.
Chùa Sắc Tứ Khải Đoan, tọa lạc tại số 117 đường Phan Bội Châu, phường Thống
Nhất, chùa sắc tứ Khải Đoan Đắk Lắk là một ngôi chùa cổ lớn nhất tại thành phố Buôn
Ma Thuột và tồn tỉnh Đắk Lắk. Đây khơng chỉ là ngơi chùa đầu tiên của tổ chức Phật
giáo tại Đắk Lắk mà cịn là ngơi chùa cuối cùng ở Việt Nam được phong sắc tứ của
chế độ phong kiến.

Tên gọi của chùa được ghép từ tên của vua Khải Định và hồng thái hậu Đoan Huy.
Ngồi ra, chùa cịn có tên là Sắc tứ Khải Đoan tự, chùa Lớn hay chùa Tỉnh Hội. Ngôi
chùa được xây từ năm 1951 với hai phần hậu tổ và nhà giảng, cho đến năm 1953 chùa
bắt đầu xây dựng phần chánh điện.
14


Kiến trúc của chùa sắc tứ Khải Đoan Đắk Lắk được thiết kế theo lối kiến trúc nhà
rường Huế kết hợp hài hòa với phong cách nhà sàn Tây Nguyên, xen lẫn chút nét kiến
trúc hiện đại. Chùa có tơng màu nâu vàng chủ đạo tạo nên sự cổ kính, nền nã mà vô
cùng ấn tượng.
Buổi tối ở khách sạn Tuấn Vũ (3 sao) tại Đắk Lắk, có cơ cấu phịng phù hợp đáp
ứng được u cầu của chương trình, cung đường di chuyển thuận lợi đến điểm tham
quan sáng hôm sau.
NGÀY THỨ 02: BAN MÊ THUỘT - PLEIKU - KONTUM
Đồn khởi hành đi khu du lịch Bn Đơn - Buôn Đôn vùng đất nổi tiếng với tục lệ
săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, Buôn Đôn dịch theo tiếng của người địa phương có
nghĩa là Làng Đảo, bởi những vùng đất của Buôn Đôn được liên kết qua những cây
cầu treo nối liền qua dịng sơng Serepok.
Bn Đơn ngày xưa cũng là một trung tâm với nền kinh tế, giao thương hàng hóa

khá phát triển, nhờ dịng Serepok chảy ngược, các lái buôn của 3 nước Việt Nam, Lào,
Campuchia thường xun đi dọc theo dịng sơng này để giao thương, trao đổi hàng hóa
cho nhau. Nhưng đặc trưng hơn hết của nơi này là tục lệ săn bắt và thuần dưỡng voi
được cả những nước lân cận tới xin học phương pháp.
Bn Đơn ngày nay có đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển về du lịch sinh
thái. Đến với khu du lịch này, du khách sẽ được hịa mình vào thiên nhiên với những
trải nghiệm rất thú vị. Từ trung tâm huyện đi vào bạn sẽ bắt gặp những chiếc cầu treo
vắt ngang dịng sơng Sêrêpơk, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của thác nước 7 nhánh và
những ngôi nhà dài hàng trăm mét của đồng bào vùng Tây Nguyên.
Tiếp tục hành trình theo QL 14 khởi hành đi Pleiku – Kom Tum. Khi đến Kom Tum
đoàn đước ghé tham quan Thủy Điện Ialy Yaly - chính là cơng trình thủy điện lớn thứ
4 của nước ta. Đập thủy điện Yaly được chính thức khởi cơng xây dựng ngày
4/11/1993, khánh thành ngày 27/4/2003. Tổ máy đầu tiên phát điện ngày 12/5/2000 và
tổ máy cuối cùng hoà vào lưới điện quốc gia ngày 12/12/2001.

15


Thuỷ điện Yaly có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp cho đất nước trung bình mỗi năm
3,650 tỷ kWh, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên.
Nhà máy thủy điện Yaly được coi là niềm tự hào to lớn của người dân Tây Ngun.
Nó là cơng trình đầu tiên được thiết kế và thi công bởi một kỹ sư người Việt Nam.
Buổi tối, nhận phịng tại khách sạn 3 sao Hồng Vân, Kon Tum. Sức chứa của
khách sạn đáp ứng tốt được nhu cầu phịng của đồn, thái độ của nhân viên lễ tân tốt.
Nhưng vậy những dịch vụ như ăn uống khá tệ, việc chậm trễ xảy ra ngay trong tối
đoàn tới nhận phòng, sảnh khách sạn cũng tương đối nhỏ và chật chội.
NGÀY THỨ 03: KON TUM - HỘI AN - ĐÀ NẴNG
Đoàn khởi hành đi Nhà thờ Gỗ Kom Tum, Nhà Rông Tây Nguyên và Cầu treo Kon
Klor.
Nhà thờ gỗ Chính tịa Kon Tum là một cơng trình kiến trúc tôn giáo rất độc đáo với

tuổi đời lên đến hàng thế kỷ, là niềm tự hào bao đời nay của người dân Kon Tum.
Được người dân gọi với cái tên thường ngày là Nhà Thờ Gỗ, sở dĩ gọi với cái tên này
là bởi vì tồn bộ nhà thờ này được làm bằng 1 loại gỗ, có tên là gỗ cà chít, là do một vị
linh mục người Pháp thiết kế và khởi xướng, ở đây chúng ta lại được thấy một sự hỗn
giao văn hóa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn gỗ của người Ba Na thể hiện trên cơng
trình này. Một sự kết hợp đặc sắc giữa văn hóa Tây phương và văn hóa mạng đậm bản
sắc dân tộc của vùng Tây Nguyên.

Nhà rông là một nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đặc biệt
là dân tộc . Là nơi tụ họp của dân làng trong những buôn làng Tây Nguyên. Đây là một
trong những nhà rông lớn nhất ở Kon Tum nói riêng và Tây Ngun nói chung. Nhà
Rơng ở Kon Tum cũng mang nét thiết kế theo đúng kiểu truyền thống khá giống với
các kiểu nhà Rông khác trên địa bàn Tây Nguyên bởi chất liệu làm nhà hoàn toàn được
làm từ những nguyên liệu gắn liền đời sống của người dân như: gỗ, tre, nứa, lá và
được trang trí bằng các hoa văn họa tiết, trạm trổ cầu kỳ. Nhà được xây dựng trên
những cây cột có kích thước lớn từ những cây đại thụ, thẳng đều và chắc chắn.
16


Tiếp tục cuộc hành trình đồn đi theo cung đường Hồ Chí Minh đến với Đà Nẵng.
Đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua 30 tỉnh, thành phố trong cả nước Việt Nam, với tổng
chiều dài toàn tuyến 3.167 km (trong đó tuyến chính dài 2.667 km, tuyến nhánh phía
Tây dài 500 km). Đường sẽ có quy mơ từ 2 đến 8 làn xe tùy thuộc địa hình.
Trên đường đi đồn có ghé tham quan Cửa Khẩu Quốc Tế Bờ Y và phố cổ Hội An.
Phố cổ Hội An là một đơ thị cổ bên cạnh dịng sơng Hội An( sơng Cái) hạ lưu sông
Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam. Trong các tài liệu cổ của
phương Tây, Hội An được gọi Faifo. Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản thế
giới UNESCO từ năm 1999. Những nét đẹp phồn thịnh của phố cổ Hội An chính là
điều đã hấp dẫn du khách tới nơi này tham quan, khám phá. Đường Trần Phú là con
đường chính, nơi tập trung nhiều nhất những cơng trình kiến trúc quan trọng, cũng như

những ngôi nhà cổ điển hình cho kiến trúc Hội An. Một biểu tượng của phố cổ Hội An
là chùa Cầu. Chùa Cầu, hay còn được gọi là Chùa Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường
Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú, là công trình kiến trúc độc đáo, tiêu biểu ở
Hội An. Sau đi tham quan đoàn tiến hành đến Đà Nẵng nhận phịng tại khách sạn
Quốc Cường (4 sao). Có cơ cấu phòng phù hợp đáp ứng được nhu cầu cũng như yêu
cầu của chương trình, cung đường di chuyển thuận lợi, tuy có chút khơng thuận lợi cho
đồn đơng khách vì phải đậu xe ở ngoài đường, gây 1 chút hiện tượng ùn tắc giao
thông, khung cảnh của khách sạn khá đẹp có cảnh quan biển.
NGÀY THỨ 04: ĐÀ NẴNG – QUẢNG BÌNH
Sau khi dùng bữa sáng tại khách sạn đồn tiến hành đi tham quan các địa điểm nổi
tính tại Đà Nẵng.
Cơ sở Đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng - Tới với làng chế tác đá quý Non Nước tơi
được ngắm nhìn những tác phẩm tinh xảo từ đa dạng, đầy đủ các loại đá quý khác
nhau với đầy đủ màu sắc, những sản phẩm nhỏ từ vòng đeo tay, nhẫn, bông tai,… cho
tới những sản phẩm vừa và lớn như bình hoa, tượng phật, ngay cả những bộ bàn ghế
bằng đá từ những viên đá, tảng đá để chế tác ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ
tinh xảo đòi hỏi sự tỉ mỉ và tinh xảo từ người nghệ nhân, thế nên giá trị sản phẩm cũng
17


khá cao hoặc khơng muốn nói có những sản phẩm tôi không dám nghĩ tới việc mua
chúng. Tuy giá trị cao là vậy những nơi này cũng có rất nhiều những sản phẩm đẹp với
giá thành phù hợp, sản phẩm của nơi này chắc chắn sẽ là một món đồ lưu niệm ý nghĩa
mang tính thẩm mỹ cao.
Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn – Ngũ hành sơn nằm ở giữa sông Hàn và biển Đông
cách trung tâm Đà Nẵng 8km về phía đơng nam, với cái tên Ngũ Hành Sơn nhưng nơi
đây có tận 6 ngọn núi nằm kề nhau:Thủy Sơn, Mộc Sơn, Kim Sơn, Thổ Sơn, Dương
Hỏa sơn và Âm Hỏa Sơn. Ngũ Hành Sơn đại diện cho 5 quả núi, 5 nguyên tố là Kim,
Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Trong đó ngọn Thủy Sơn ngọn núi lớn nhất trong 6 ngọn núi, có tên gọi khác là núi

Tam Thai bởi có 3 đỉnh nằm ở 3 tầng riêng biệt tựa như ba ngôi sao Tam Thai. Mặc dù
không quá cao như những ngọn núi bình thường nhưng sự rộng lớn của ngọn núi này
cũng khiến tôi thấm mệt khi tham quan xong, trên những lối đi sẽ đều có những quầy
bán nước để du khách có thể nghỉ ngơi, Ngọn núi này mang đậm nét tâm linh với ngôi
chùa Tam Thai là điểm đầu tiên tôi bắt gặp khi đi thang bộ để tham quan. Ngọn Thủy
Sơn còn là ngọn núi có hệ thống hang động nhiều nhất khu danh thắng Ngũ Hành Sơn,
Đỉnh Trung Thai là nơi tập trung nhiều hang động nhất như: động Vân Thông, hang
Chiêm Thành…
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt - hay cịn có tên gọi là Chùa Linh Ứng Sơn Trà với điện
tích khoảng 20ha, điểm ấn tượng của nơi này là tượng Phật Quan Thế Âm cao nhất
Đông Nam Á với chiều cao là 67m, đường kính tịa sen là 35m, bên trong tượng có 12
tầng mỗi tầng đều có các bệ thờ các bức tượng phật(do UNESCO cơng nhận). Ngồi ra
ngơi chùa cịn có 3 pho tượng là Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni ở giữa, Quan Thế Âm
Bồ Tát ở bên phải và Địa Tạng Vương Bồ Tát bên trái và Bốn vị Thần Long Hộ Pháp,
18 vị La Hán được chạm khắc vô cùng tinh tế, sống động.
Tạm biệt Đà Nẵng, khởi hành đi qua đường hầm ngầm Hải Vân - Hầm đường bộ
qua đèo Hải Vân là một công trình giao thơng tổng hợp gồm: đường, hầm, cầu và
trang thiết bị vận hành đi qua địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế ở phía Bắc và thành phố
Đà Nẵng ở phía Nam hầm. Đây là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á và là một
trong 30 hầm đường bộ lớn và dài trên thế giới tại thời điểm thông xe (ngày 5/6/2005).
Tồn tuyến cơng trình hầm đường bộ Hải Vân có chiều dài 12,047 km, được thiết kế
18


vĩnh cửu, tốc độ thiết kế 80km/h. Trong đó, hầm chính dài 6.280m có chiều rộng 10 m
cho 2 làn xe, độ cao cho phép xe đi qua là 7,5m; hầm cứu nạn chạy song song với hầm
chính và có chiều dài tương tự, chiều rộng 4,7m, được nối với nhau bằng các hầm
ngang, là đường thoát hiểm cho người và phương tiện khi có sự cố xảy ra. Đường hầm
được xây dựng theo phương pháp NATM của Áo – đây là phương pháp thi công hiện
đại, phù hợp với điều kiện kết cấu địa chất của Việt Nam, đã được nhiều nước trên thế

giới áp dụng để thi công đường hầm giao thông, hầm thuỷ điện… Hầm được làm theo
dạng hình trịn để tăng khả năng chịu lực, tránh tập trung ứng suất tại góc. Việc thơng
xe cơng trình hầm đường bộ Hải Vân đã cải thiện cơ bản điều kiện giao thông qua lại
trên đoạn đường đèo hiểm trở, rút ngắn hành trình Bắc-Nam, giảm tiêu hao nhiên liệu,
hư hỏng phương tiện, đặc biệt là góp phần hạn chế những thiệt hại không thể lường
trước do ách tắc, tai nạn giao thông xảy ra hàng năm so với đường đèo, mang lại lợi
ích kinh tế-xã hội to lớn.
Sau đó sinh viên tiếp tục hành trình đi Quảng Bình. Trên đường ghé tham quan
Thành cổ Quảng Trị - Di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam tọa lạc ở trung tâm thị xã
Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Thành cổ Quảng Trị là cơng trình thành luỹ qn sự và là
lỵ sở của triều đình nhà Nguyễn trên địa hạt Quảng Trị. Đây cũng là trung tâm tỉnh lỵ
Quảng Trị thời thuộc Pháp và chính quyền miền Nam. Đặc biệt, trong cuộc tổng tấn
công và nổi dậy năm 1972 Thành cổ được cả thế giới biết đến qua cuộc chiến 81 ngày
đêm giữ thành đầy khốc liệt. Ngày nay, Thành Cổ trở thành điểm tham quan không thể
bỏ qua mỗi khi du lịch Quảng Trị, đây được coi là nghĩa trang không nấm mồ, là ngôi
mộ chung của những người lính Thành Cổ đã ngã xuống vì q hương vì sự hịa bình
thống nhất đất nước.
Sau đó, nhận phịng tại khách sạn 4 sao Thiên Đường CKC ở Quảng Bình, có cơ
cấu phịng phù hợp đáp ứng được u cầu của chương trình, vị trí, cung đường di
chuyển thuận lợi đến điểm tham quan sáng hôm sau, cảnh quan của khách sạn khá đẹp.
NGÀY THỨ 05: QUẢNG BÌNH - ĐỘNG PHONG NHA -NTLS TRƯỜNG SƠN HUẾ
Sau khi dùng bữa sáng tại khách sạn xe tiếp tục lăn bánh đi đến Động Thiên Đường
Quảng Bình - Động Thiên Đường, hay hang Thiên Đường thuộc hệ sinh thái của Vườn
19


Quốc gia Phong Nha, Kẻ Bàng. Động Thiên Đường có cấu trúc kỳ vĩ, tráng lệ được
tạo nên bởi sự kết hợp giữa ánh sáng tự nhiên từ giếng trời và nhũ đá ngàn năm tuổi.
Cảnh đẹp tại động Thiên Đường được các chuyên gia đánh giá, công nhận là vẻ đẹp
tựa nơi trần thế, đẹp như thiên đường giữa chốn trần gian.

Đây cũng chính là lý do vì sao, dù phải trải qua một quãng đường khá xa và nhiều
thử thách mới đến được khu vực động, nhưng động Thiên Đường vẫn hấp dẫn, thu hút
hàng ngàn du khách trong nước đến tham quan, trải nghiệm và cảm nhận vẻ đẹp nơi
đây.
Sau đó khởi hành về Huế. Trên đường đi, sinh viên ghé tham quan Thánh Địa La
Vang Quảng Trị - Thánh địa La Vang còn được gọi với tên “Vương cung thánh đường
Đức Mẹ La Vang” nằm trong khu vực xưa gọi là Dinh Cát.
Cái tên La Vang có nhiều cách để giải thích Nguồn gốc từ La Vang thì có 2 truyền
thuyết. Giả thuyết thứ nhất là “La vang” diễn tả tiếng kêu cứu khi thấy thú dữ đến.
Những người đi rừng nếu ở lại qua đêm thì thường chia nhau thức canh, nếu thấy động
thì “la vang” lên để mọi người đến tiếp cứu. Hoặc là tiếng của các giáo dân la lớn lên
khi có việc gì cần nói to vì vùng này có nhiều cây, nói nhỏ khơng nghe được và khó
nhìn thấy nhau.Nơi này đã được tòa thánh Vatican phong là tiểu vương cung thánh
đường la vang.
Đến với Huế nhận phòng tại khách sạn 4 sao Đoàn An Điều Dưỡng, được lưu trú tại
đây trong 2 ngày. Có cơ cấu phịng phù hợp đáp ứng được yêu cầu của chương trình,
sảnh khách sạn và nhà hàng rộng rãi. Vị trí, cung đường di chuyển thuận lợi đến điểm
tham quan sáng hôm sau, gần sông Hương.
NGÀY THỨ 06: NGÀY THAM QUAN HUẾ
Sau khi dùng bữa sáng tại khách sạn sinh viên được tham quan Đại Nội Huế – Chùa
Thiên Mụ – Lăng Minh Mạng – Lăng Khải Định.
Đại nội Huế - Đại Nội Huế là một phần trong quần thể di tích Cố đơ Huế, mang
đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn, tổ chức UNESCO đã
công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Đại Nội Huế chính là nơi sinh hoạt
và diễn ra các hoạt động của vua chúa Nguyễn cùng triều đình phong kiến cuối cùng
20


của nước ta. Đại nội Huế hiện vẫn còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến
triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đại nội Huế hiện tại là một cơng trình có

quy mơ đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam, Di tích Đại Nội Huế có q trình xây dựng
kéo dài tới 30 năm với hàng vạn người thi công cùng hàng loạt các công việc như lấp
sông, đào hào, đắp thành, dời mộ… cùng khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng
triệu mét khối. Ở khu vực gần Đại nội Huế có các dịch vụ như thuê đồ truyền thống,
đồ cung đình của Huế, xung quanh có các dịch vụ như đồ lưu niệm, đặc sản của Huế
và dịch vụ thuê xích lơ, du khách hồn tồn có thể xử dụng những dịch vụ này để hiểu
rõ hơn về văn hóa của vùng đất cố đô.

Chùa Thiên Mụ - Chùa Thiên Mụ một trong những kiến trúc tôn giáo cổ nhất và đẹp
nhất ở Huế, Chùa Thiên Mụ còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Linh Mụ, chùa
được xây dựng trên đồi Hà Khê, hòa quyện với phong cảnh của một miền sông Hương
núi Ngự.

Từ ở dưới bạn đã có thể nhìn thấy Tháp Phước Dun nằm ngay sau khu vực cổng,
khi bước qua khỏi những bậc thang lên chùa trước mắt bạn sẽ là Tháp Phước Duyên.
Tháp cao 7 tầng, mỗi tầng cao 2m. Các tầng nhìn chung có thiết kế giống nhau và
được tơ màu hồng. Trải qua nhiều năm, nó đã mang dấu ấn của thời gian nhưng như
một điểm nhấn tô đậm thêm cho vẻ đẹp xứ Huế.
Lăng khải Định - còn gọi là Ứng Lăng là lăng tẩm của Hoàng đế Khải Định (18851925), vị Hồng đế thứ 12 Triều Nguyễn. Ơng lên ngơi năm 31 tuổi, sau khi lên ngôi
ông cho xây dựng Ứng Lăng làm lăng mộ cho mình. Để xây dựng sinh phần cho mình,
sau khi tham khảo nhiều bản tấu trình sau đó vua Khải Định đã chọn triền núi Châu
Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Lăng của vua Khải Định khởi công ngày 4/9/1920
và kéo dài trong 11 năm mới hoàn thành. Kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau
thường đặt ra ngồi dịng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi cái mới, cái lạ, cái
độc đáo, cái ngông nghênh, lạc lõng... tạo ra từ phong cách kiến trúc, ông là vị vua đầu
tiên của triều Nguyễn dám cơng khai vị trí đặt thi hài của mình, thi hài của ơng được
21


đặt ngay trong Lăng, ở bên dưới bức tượng đồng mà ông đặt đúc với tỉ lệ 1:1 so với cơ

thể của vua Khải Định. Về tổng thể, lăng là một khối hình chữ nhật vươn lên cao có
127 bậc cấp. Sự xâm nhập của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo,
Roman, Gothique... đã để lại dấu ấn trên những cơng trình. Điều này là kết quả của hai
yếu tố: sự giao thoa văn hóa Đơng - Tây trong buổi giao thời của lịch sử và cá tính của
Khải Định. Để xây dựng lăng mộ này vua Khải Định cử người sang Pháp mua sắt,
thép, xi măng, ngói ác đoa, sang Trung Quốc, Nhật Bản mua đồ sứ, thủy tinh để kiến
thiết cơng trình. So với các Lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, lăng Khải Định có
diện tích nhỏ nhưng rất cơng phu và tốn nhiều thời gian và tiền của. Nó là kết quả hội
nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt Nam cổ điển và hiện đại.

Lăng Minh Mạng - Lăng Minh Mạng (hay cịn gọi là Minh Mệnh) có tên chữ là
Hiếu lăng, do hoàng đế Thiệu Trị con trai của vua Minh Mạng thời nhà Nguyễn cho
xây dựng, nằm trên núi Cẩm Kê, ấp An Bằng, thuộc xã Hương Thọ, thành phố Huế,
tỉnh Thừa Thiên Huế. Lăng Minh Mạng được xây dựng từ năm 1840 đến năm 1843 thì
hồn thành, huy động tới mười nghìn thợ và lính, tùy chỉ mất một khoảng thời gian
xây dựng ngắn vì vua Minh Mạng đột ngột qua đợi nhưng vua Minh Mạng đã phải
dùng 14 năm để tìm ra vị trí thích hợp để xây dựng Lăng mộ cho mình. Sau đó, vua
22


Minh Mạng đã đổi tên ngọn núi thành Hiếu Sơn và đặt Hiếu Lăng là tên gọi cho lăng
tẩm của mình.. Lăng Minh Mạng có bố cục kiến trúc cân bằng đối xứng, xung quanh
một trục kiến trúc là đường thần đạo, xuyên qua một loạt các hạng mục công trình
gồm: cửa chính, sân chầu, nhà bia, sân tế, Hiển Đức mơn, điện Sùng Ân (thờ vua Minh
Mạng và Hồng hậu), hồ Trừng Minh, Minh Lâu, hồ Tân Nguyệt (trăng non), cổng
tam quan Quang Minh Chính Trực, Trung Đạo kiều và cuối cùng là Bửu thành (mộ
vua Minh Mạng). Từ ngồi vào trong, các cơng trình được phân bố trên ba trục song
song với nhau mà Thần đạo là trục trung tâm. Xen giữa những cơng trình kiến trúc là
hồ nước ngát hương sen và những quả đồi phủ mượt bóng thơng, tạo nên một phong
cảnh vừa hữu tình vừa ngoạn mục.

Buổi tối, sinh viên được thưởng thức Ca Huế trên sông Hương hay cái tên trang
trọng hơn là “Nhã nhạc cung đình Huế” là di sản được UNESCO cơng nhận là di sản
văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại vào giữa tháng 12/2003. Ngày xưa ca
Huế chỉ được phục vụ trong cung đình, ngày nay chúng ta đã có thể thưởng thực loại
hình nghệ thuật này trên những chiếc thuyền và thưởng thức ngay trên sông Hương,
kết hợp với dịch vụ thả đèn hoa đăng xuống sông Hương.

NGÀY THỨ 07: HUẾ - QUY NHƠN
Sau khi ăn sáng và trả phịng tại khách sạn đồn lăn bánh đi Quy Nhơn theo tuyến
QL 1A. Khi đến Quy Nhơn nhận phịng tại khách sạn Hồng Yến 2 (3 sao), Có cơ cấu
phịng phù hợp đáp ứng được u cầu của chương trình, tiện nghi khá ổn. Tuy nhiên,
khách sạn nằm vị trí khơng thuận lợi khá xa với trung tâm thành phố.
NGÀY THỨ 08: QUY NHƠN - PHÚ YÊN - NHA TRANG
Ăn sáng tại khách sạn, trả phòng. Sau khi trả phòng, sinh viên tham quan khu du
lịch Gành Ráng- với ghềnh ráng Tiên Sa đồn cịn có thể thăm mộ của nhà thơ Hàn
Mặc Tử được nghe HDV kể về cuộc đời của Hàn Mạc Tử và bài tắm Hồng Hậu.
Cuộc đời của Hàn Mặt Tử có dun với 4 chữ Bình: sinh ra ở Quảng Bình, làm báo tại
Tân Bình, có người u ở Bình Thuận mất tại Bình Định. Sau đó, khởi hành về Phú
n.
23


×