PHONG TỤC TẬP QUÁN VÀ LỄ HỘI VIỆT NAM
Câu 1. Đặc điểm phong tục tập quán Việt Nam. Phân biệt phong tục với hủ
tục.
Khái niệm
Theo từ điển tiếng Việt năm 2005, Hồng Phê
Phong tục là thói quen, tục lệ đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi
người cơng nhận và làm theo
Tập qn là thói quen đã thành nếp trog đời sống xã hội, trong sản xuất
và sinh hoạt thường ngày, được mọi người công nhận và làm theo
=> Phong tục tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh
hoạt tương đối ổn định thuộc về đời sống của con người được công nhận bởi
một cộng đồng, quần thể và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Ví dụ: Phong tục lễ hội, văn hoá, sinh hoạt, cưới xin, ma chay…
Đặc điểm
- Có nguồn gốc lâu đời, được hình thành từ những thói quen của nhân
dân, dần được đa số nhân dân công nhận và lưu truyền từ đời này sang đời
khác
- Là cơ chế bên trong, nó điều khiển, điều chỉnh hành vi, lối sống của
một nhóm người hay một xã hội.
- Bị ảnh hưởng bởi các lễ giáo và tục lệ địa phương
- Ln mang tính ổn định, bền vững, có tính bảo thủ, nhưng có tác
động tâm lí mạnh mẽ tới các thế hệ sau và tinh thần con người
- Khơng mang tính cố định và bắt buộc như nghi lễ, nghi thức, tuy
nhiên cũng không tuỳ tiện, nhất thời như hoạt động sống thường ngày
- Được củng cố, lựa chọn tự nhiên trở thành chuẩn mực, đại diện đặc
trưng mang tính bản sắc của quốc gia, dân tộc
- Được trao truyền thơng qua gia dình, dịng họ và cộng đồng làng bản,
nên mang tính tự nhiên, dễ được con người tiếp nhận, hiểu, chấp nhận, tuân
thủ từ tấm bé; khác với pháp luật là mang tính áp đặt
- Tính cộng đồng
- Phong tục có vai trị quan trọng trong việc hình thành truyền thống
của một cộng đồng cư dân; có ảnh hưởng, chế định thế ứng xử của cá nhân
với cộng đồng
- Phong tục bản thân mang ý nghĩa tốt đẹp đề cao giá trị nhân văn,
nhưng dần dần bị lợi dụng biến thành hủ tục, trở thành gánh nặng cho người
trong cuộc
- Phong tục tập quán của cư dân nơng nghiệp, đặc điểm văn hóa nơng
thơn bao trùm thành thị
- Mang tính đa dạng cao, mang tính tộc người, tính địa phương
Phân biệt phong tục với hủ tục
Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình
thành trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa
nhận, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phong tục khơng mang tính cố
định, bắt buộc như nghi thức, nghi lễ, nhưng cũng không tùy tiện như hoạt
động sống thường ngày. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững
và tương đối thống nhất.
VD: Phong tục gói bánh trưng ngày tết, đưa ơng táo về trời, tục ăn trầu,
tục hút thuốc lào...
Hủ tục là phong tục, tập quán đã lỗi thời, lạc hậu. Theo cách hiểu thơng
thường hiện nay thì hủ tục là những thói hư, tật xấu, tồi tàn làm cho xã hội bị
trì trệ, chậm phát triển. Những hủ tục thường mang màu sắc mê tín đã trở
thành vật cản, là gánh nặng truyền đời đối với các cộng đồng người, nhất là
các dân tộc thiểu số.
VD: Hủ tục “bắt chồng”, mẹ chết con bị chôn sống ở Tây Nguyên, sinh
đôi giết một của người J’rai ở Gia Lai …
Câu 2. Nguồn gốc và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa Việt
Nam.
Nguồn gốc
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một trong nhiều tín ngưỡng dân gian phổ biến
tại Việt Nam, có lịch sử lâu đời và giữ vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần
của người dân Việt Nam. Cho tới nay, thời gian xuất hiện của tín ngưỡng thờ
Mẫu ở nước ta vẫn cịn là một dấu hỏi lớn, chưa có câu trả lời chính xác,
nhưng nhiều ý kiến cho rằng tín ngưỡng này đã xuất hiện từ những buổi đầu
hồng hoang, có nguồn gốc sâu xa từ chế độ mẫu hệ, khi người vợ người mẹ
giữ vị trí quan trọng trong gia đình hay ít nhất là từ lúc người Việt tiến hành
khai thác trung du và đồng bằng Bắc Bộ.
Thờ Mẫu là tập tục thờ cúng các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ đại
diện cho thiên nhiên như mẹ Đất, mẹ Nước, mẹ Lúa… bởi trong quá trình
mưu sinh tìm nguồn sống, con người ln phải dựa vào thiên nhiên, đất trời vì
vậy họ đã tơn thờ các hiện tượng tự nhiên như đấng tối cao là Mẫu và thờ
Mẫu, với mong muốn Mẫu sẽ bảo trợ và che chở cho cuộc sống của họ được
bình an, no ấm. Do đó, tín ngưỡng thờ Mẫu lúc này chính là sự tin tưởng,
ngưỡng mộ, tôn vinh và thờ phụng các vị nữ thần được cho là có khả năng
siêu phàm, có thể điều khiển được các hiện tượng tự nhiên mang tính quy luật
nhằm bảo trợ và che chở cho sự sống của con người.
Theo thời gian, khái niệm Mẫu ngày càng được mở rộng bao hàm cả
các nữ anh hùng, hồng hậu, cơng chúa, hay bà tổ cơ của dòng họ, bà tổ nghề
của một làng nghề…. Còn trong dân gian Mẫu còn là những người phụ nữ nổi
lên trong lịch sử với vai trò người bảo hộ, khi sống tài giỏi, có cơng với nước,
với dân, khi mất hiển linh phù trợ cho người an, vật thịnh. Những nhân vật
này được kính trọng, tơn thờ và cuối cùng được thần thánh hóa để trở thành
một trong các hiện thân của thánh Mẫu. Họ là những vị thần vừa có quyền
năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung bảo hộ và che chở, vừa huyền bí
lại vừa gần gũi.
Ý nghĩa
Tín ngưỡng thờ Mẫu là nét sinh hoạt có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong
đời sống tâm linh người dân Việt trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và
giữ nước, cho đến ngày nay nó vẫn cịn ngun trong mình những giá trị sâu
sắc.
Phát huy tinh thần Việt Nam
Thờ Mẫu là tín ngưỡng dan gian, đậm bản chất bản địa và chứa đựng
những giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa dân tộc, giúp phát huy tinh thần đoàn
kết dân tộc chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm. Cột mốc đánh dấu sự phát
triển của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam phải kể đến sự xuất hiện của mẹ Âu
Cơ cùng với Lạc Long Quân sinh ra bọc “trăm trứng”. Truyền thuyết này
nhằm tôn vinh người mẹ đối với vấn đề đoàn kết dân tộc, là sự kế thừa tín
ngưỡng thờ Mẫu trong lịch sử, phản ánh nhu cầu đặt ra cho cả cộng đồng
người Việt phải đồn kết gắn bó mới tồn tại và phát triển được.
Tơn vinh vai trị ủa người phụ nữ Việt
Nếu như trước kia Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều của hệ tư tưởng
“trọng nam khinh nữ” của Nho giáo thì ngày nay với sự phát triển của tín
ngưỡng thờ Mẫu đã khiến những quan niệm cổ hủ đó ngày một mất đi, đời
sống con người tiến bộ hơn rất nhiều.
Chúng ta sao có thể qn đi hình ảnh Mẹ Việt Nam - biểu tượng sáng
ngời minh chứng cho sự tôn vinh người phụ nữ anh hùng gạt nước mắt, nén
đau thương cùng chi viên cho bộ đội thời đại Hồ Chí Minh. Ngày nay hành
động tơn vinh Mẹ Việt Nam anh hùng chính là tiếp nối truyền thống phát triển
tín ngưỡng thờ Mẫu và hàm chứa bản sắc văn hóa dân tộc sâu sắc.
Thỏa mãn nhu cầu và khát vọng sống của con người
Sức mạnh và ý nghĩa của tín ngưỡng Thờ Mẫu chính là thỏa mãn đáp
ứng nhu cầu và khát vọng của con người về sức khỏe, bình an, làm ăn phát
đạt, gặp nhiều may mắn… hướng con người ta đến với lòng từ bi bác ái, là
nền tảng của đạo đức xã hội, nguyên tắc ứng xử giữa người với người.
Thông qua các nghi lễ hầu đồng và các yếu tố dân gian như trang phục,
âm nhạc, hát chầu văn, múa, diễn xướng dân gian... đặc biệt tính tương tác
cao giữa người thực hành nghi lễ - thầy đồng và những người dự hầu để gửi
gắm, biểu đạt những mong muốn, khát vọng gửi đến với thần linh những đấng
tối cao.
Câu 3. Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đối với hoạt động
du lịch.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình di sản tập quán xã hội
được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có vị trí quan trọng trong đời sống tinh
thần của người Việt; trải qua biến cố thăng trầm của lịch sử trong khi nhiều
tơn giáo tín ngưỡng dân gian khác đã có nhiều thay đổi, nhưng tín ngưỡng thờ
cúng Hùng Vương với những giá trị đặc trưng đã có sức sống lâu bền và ngày
càng lan tỏa mạnh mẽ trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Câu 4. Các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành phong tục tập quán Việt
Nam? Sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa trong lịch sử Việt Nam đã tác động như
thế nào đến phong tục, tập quán của người Việt?
a. Điều kiện tự nhiên
Việt Nam là giao điểm, gặp gỡ các nền văn hóa, văn minh, nơi giao lưu
của nhiều tộc người. Như Trần Quốc Vượng đã nói Việt Nam là “ngã tư
đường của các cư dân và các nền văn minh”. Việt Nam nằm ở trung tâm khu
vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên tương đối phong phú, đa dạng. Thời xa
xưa, người Việt sống chủ yếu dựa vào việc khai thác tự nhiên. Vì vậy, việc
thờ cúng các vị thần tự nhiên (nhiên thần) đã sớm gần gũi với họ. Địa hình
VN nhiều sơng ngịi, kênh rạch. Các yếu tố đó đã giúp VN trở thành một quốc
gia đa tơn giáo, tín ngưỡng, với phong tục tập quán đa dạng, thú vị
b. Điều kiện kinh tế (Nông nghiệp)
Trong cách ứng xử với mơi trường tư nhiên: tơn trọng, hịa hợp thiên
nhiên
Tổ chức cộng đồng: trọng tình, linh hoạt, dân chủ
c. Điều kiện lịch sử - xã hội
Xã hội Việt Nam nguyên thủy với nền sản xuất săn bắt hái lượm cùng
một nền văn hóa hái lượm. Xã hội tiến lên với sự phát triển của nền kinh tế xã
hội trải qua các thời kỳ nhà nước sơ khai với sự phân tầng giai cấp. thời kỳ
chịu ách đô hộ phương Bắc hàng nghìn năm với những điều kiện khắc nghiệt
bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Trải qua nghìn năm bị đơ hộ dân tộc phát triển
đất nước, văn hóa của mình rực rỡ với thời kỳ độc lập tự chủ. Các tơn giáo tín
ngưỡng phát triển mang đậm màu sắc dân tộc. Cái tôi dân tộc được khẳng
định và mở rộng phát triển.
VN cũng là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc với nhiều tập quán khác
nhau đã tạo nên nét đa dạng trong phong tục tập quán VN
Sự tiếp xúc, giao lưu văn hóa trong lịch sử Việt Nam đã tác động đến
những phong tục, tập quán của người Việt như sau:
- Đặc trưng nông nghiệp lúa nước
Do vị trí địa lý nằm ở góc tận cùng phía Đơng - Nam Châu Á nên Việt
Nam thuộc loại hình văn hóa gốc nơng nghiệp trồng trọt điển hình. Tất cả
những đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt đều được
thể hiện rất rõ nét trong đặc trưng văn hóa Việt Nam.
Cư dân Việt Nam chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, trong cách ứng xử
với tự nhiên, do nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây
cối lớn lên, đơm hoa, kết trái và thu hoạch, từ đó ưa thích lối sống ổn định,
cho rằng” An cư lạc nghiệp”. Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân
nông nghiệp có ý thức tơn trọng và ước vọng sống hịa hợp với thiên nhiên.
Về mặt tổ chức cộng đồng, người Việt có lỗi sống cố định lâu dài nên
tạo ra những mối quan hệ tình cảm thân thiết, gắn bó, hình thành nên lối sống
Trọng tình.
Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, luôn đắn đo cân nhắc của người làm
nơng nghiệp cộng với ngun tắc trọng tình đã dẫn đên lối sống linh hoạt,
ln thay đổi để thích hợp với từng hồn cảnh: Ở bầu thì trịn, ở ống thì dài;
Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy; … Mặt trái của tính linh hoạt
là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc, sự thiếu tôn trọng pháp luật, tệ
đi “cửa sau” để giải quyết cơng việc (Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế).
Vì sống theo tình cảm nên mọi người phải biết tơn trọng và cư xử bình
đẳng, dân chủ với nhau. Lối sống trọng tình và cách cư xử dân chủ dẫn đến
tâm lý coi trọng cộng đồng, coi trọng tập thể. Người nơng nghiệp làm gì cũng
phải tính đến tập thể, ln có tập thể sau lưng.
Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách
linh hoạt còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận
- Đặc trưng giao thoa, hồ hợp
Các tín ngưỡng, tơn giáo có sự dung hợp, đan xen và hịa đồng, khơng
kỳ thị, tranh chấp và xung đột. Các tín ngưỡng truyền thống phản ánh đời
sống tâm linh phong phú, đa dạng, sự khoan dung, độ lượng, nhân ái của
người Việt Nam và tinh thần đoàn kết toàn dân tộc. Bản tính của người Việt
Nam là cởi mở, bao dung chứ khơng hẹp hịi, kỳ thị, khép kín.. Tính đan xen,
hịa đồng của của tín ngưỡng tơn giáo ở Việt Nam được thể hiện ở những
điểm sau:
(1) Trên điện thờ của một số tơn giáo có sự hiện diện của một số vị thần,
thánh, tiên, Phật,… của nhiều tôn giáo. Hiện tượng này thấy rõ ở Phật giáo
Đại Thừa và điển hình là đạo Cao Đài;
(2) Đối với người Việt Nam, rất khó xác định tiêu chuẩn tơn giáo cụ thể
của họ. Khơng ít người sẵn sàng chấp nhận thờ cúng cả thần, thánh, tiên, Phật,
lẫn thổ công, hà bá…Họ có thể đều đặn đến chùa mà vẫn say sưa hầu bóng;
có thể vừa chịu đủ những phép bí tích mà vẫn ham bói tốn, tử vi; vừa tham
gia các nghi lễ tôn giáo lớn mà vẫn chăm chỉ thờ cúng tổ tiên, tổ chức hội
làng;
(3) Ở Việt Nam có nhiều tăng ni, Phật tử thơng thạo giáo lý Phật giáo,
đồng thời cũng am hiểu triết thuyết Khổng Mạnh và nghiên cứu cả Đạo giáo.
Thực tế có nhiều nhà Ngo nương thân trong chốn cửa thiền và cũng không ít
tăng ni có tư tưởng yếm thế, tu tiên.
- Đặc trưng linh hoạt, thích nghi
Nước ta là nơi thuận lợi cho việc giao lưu của nhiều luồng tư tưởng, văn
hóa khu vực và thế giới, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền văn minh lớn
Trung Hoa và Ấn Độ, đồng thời là một nước có nhiều dân tộc cư trú ở nhiều
khu vực với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối sống, phong tục, tín ngưỡng, tơn
giáo khác nhau. Hơn nữa, người Việt bản tính vốn cởi mở, khoan dung, chứ
khơng kỳ thị, khép kín. Vì thế, cùng một lúc họ có thể tiếp nhận nhiều hình
thức tín ngưỡng, tơn giáo khác nhau. Bên cạnh các tín ngưỡng dân gian, bản
địa, có những tơn giáo du nhập vào vào Việt Nam từ những thế kỷ đầu công
nguyên, lại có những tơn giáo xuất hiện ở nước ta vào những thập niên đầu
thế kỷ này. Lịch sử đã chứng minh một số tơn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời
sống, nếp nghĩ và văn hóa của cả cộng đồng, góp phần nâng cao ý thức dân
tộc. Nhưng cũng có tơn giáo trong q trình du nhập, hình thành và tồn tại đã
bị các thế lực chính trị lợi dụng vì mục đích ngồi tơn giáo. Lịch sử hình
thành và du nhập, số lượng tín đồ, vai trị xã hội cũng như tác động chính
trị…của các tơn giáo ở nước ta cũng rất khác nhau.
Sự biến đổi của các phong tục tập quán qua thời gian thích nghi với từng
điều kiện và hoàn cảnh cuả dân tộc. Học hỏi và phát huy những điểm mạnh
của mình, đồng thời tiếp thu những nét mới của các yếu tố bên ngoài. Cập
nhật những biến đổi của xã hội xung quanh
Câu 5. Nguồn gốc và ý nghĩa của tục thờ Thành hoàng làng.
Ở các làng xã nơng thơn Việt Nam, Thành Hồng là một niềm tin
thiêng liêng, một chỗ dựa tinh thần cho cộng đồng từ bao đời nay. Thờ cúng
Thành hoàng cũng giống như thờ cúng tổ tiên, nó mang đậm dấu ấn tâm linh
và thể hiện quan niệm “uống nước nhớ nguồn" của người dân Việt Nam.
Nguồn gốc
Thành hoàng là một biểu tượng cổ xưa có gốc từ Trung Hoa để chỉ vị
thần đại diện cho một toà thành lớn có hào bao quanh, vị thần này được thờ
nhằm để bảo vệ cho tồ thành đó. Tín ngưỡng thờ Thành hoàng bắt đầu du
nhập vào Việt Nam từ thời nhà Đường (vào khoảng thế kỷ IX) rồi phát triển
qua các triều đại phong kiến độc lập của nước ta. Các Thành hoàng được
phong các mỹ tự, các tước vị do có cơng âm phù giúp vua đánh giặc hay trong
việc chống thiên tai. Tuy nhiên, việc thờ vị thần cai quản thành trì này khơng
sâu đậm và khơng dài lâu ở các thành đơ ở nước ta. Tín ngưỡng thờ Thành
hồng bắt đầu lan truyền đến các vùng nơng thơn nơi tín ngưỡng thờ thần in
đậm dấu ấn trong nét văn hố của người dân làm nơng nghiệp lúa nước.
Chẳng bao lâu, nhân dân đồng lịng suy tơn làm Thành hoàng làng, những vị
thần bảo vệ cho cuộc sống của người dân trong làng, nhất là những nhân vật
lịch sử từng có cơng tạo lập hay phát triển đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội
cho làng, nước. Trước hết, đó là những người anh hùng có cơng đức lớn với
dân, với nước như Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, hay những vị thần linh
truyền thuyết đã giúp dân chống thiên tai như Thần núi Tản Viên, hay những
người có cơng khai ấp, lập làng, dạy dân các nghề thủ cơng... Ngoại lệ, cũng
có làng cịn thờ cả các vị Thành hoàng vốn làm những nghề không mấy vinh
quang như ăn xin, ăn trộm, gắp phân…
Ý nghĩa
Thứ nhất, ý thức về lòng biết ơn những người có cơng với làng xã
Thành hồng là người có công với dân làng như: lập làng, lập nghề, dạy
học, đánh giặc, cứu người... Cũng giống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành
hồng của người Việt vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối
với bậc tiền bối có cơng với làng xóm, đất nước. Nếu thờ cúng tổ tiên là đạo
lý thể hiện ý thức hướng về nguồn cội của gia đình, dịng họ, thì thờ cúng
Thành hồng làng cũng là sự tơn vinh các bậc tiền bối ở cấp độ làng xã. Làng
nào cũng thờ Thành hồng, mỗi Thành hồng có nguồn gốc, công trạng khác
nhau “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Vì thế, làng
khơng thể thiếu một biểu tượng thiêng liêng, vị thần hộ mệnh để phát tín hiệu
tập hợp, củng cố, bảo vệ phát triển cộng đồng. Việc thờ cúng đó được xuất
phát từ sự biết ơn, sự ghi nhớ công ơn của dân làng với người có cơng với
làng.
Tuy nhiên, có lẽ nét khác biệt giữa các làng chính là thờ các vị thần
riêng của làng mình, những vị thần đó vừa gần gũi lại vừa thiêng liêng với
từng làng, “người dân trong làng cùng nhau tự phong, tự thờ vị Thành hoàng
riêng của mình như vị thần bản mệnh, chủ yếu đảm bảo mưa thuận gió hịa,
đem lại sự bình n cho cộng đồng”.
Thứ hai, ý thức giữ gìn luật lệ, lề lối gia phong của làng xã
Mỗi làng xã cổ truyền Việt Nam đều có phong tục tập quán riêng biệt,
định hình thành tục lệ làng xã. Trong tâm thức người Việt ở đồng bằng Bắc
bộ, Thành hồng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời
sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khỏe mạnh.
Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi, nhưng Thành hồng thì cịn mãi, trở thành
một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm
nổi. Thành hồng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xã không chỉ về mặt
tinh thần, mà còn một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất của dân làng.
Cho nên, “sự thờ phụng Thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ
làng xã, lề thói gia phong của làng”.
Thờ phụng Thành hồng là sợi dây liên lạc vơ hình, giúp dân làng đồn
kết, nếp sống cộng cảm hồ đồng, đất lề q thói được bảo tồn. Vì lẽ đó, mỗi
làng khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc gì đều phải có lễ cúng Thành hoàng
để xin phép trước. “Dường như sự ngưỡng mộ Thành hồng của người dân
khơng kém gì sự ngưỡng mộ đối với tổ tiên của họ, ở cấp độ cao hơn Tổ nhà,
Tổ họ vì đây là Tổ làng”8. Tín ngưỡng thờ Thành hồng qua đó nhắc nhở con
người phải yêu quý cộng đồng dân tộc, đặc biệt là cộng đồng làng xã, kéo
người dân quay lại mối quan hệ hàng xóm láng giềng theo kiểu “bán anh em
xa, mua láng giềng gần”. Thờ Thành hoàng làng thực chất là nét văn hoá đặc
trưng trong sinh hoạt văn hoá làng, sự giao lưu văn hố giữa các làng xóm với
nhau; là nơi để lưu giữ những phong tục, luật lệ của mỗi làng... đó là sự kết
tinh ý thức hệ tơn giáo quanh một hình thái thờ phụng tập thể.
Thứ ba, ý thức đoàn kết, cố kết cộng đồng làng xã
Tín ngưỡng Thành hồng đóng vai trị liên kết cộng đồng làng xã, là
nơi quy tụ tâm linh cho cư dân. Thành hoàng chứng kiến đời sống của dân
làng, ban phúc độ trì cho những người trung hiếu, hiền lành, giáng họa trừng
phạt những kẻ độc ác vô luân. Có tai biến, người ta thường đến lễ bái cầu xin
thần che trở. Có việc oan ức, người ta thường lễ bái cầu xin thần chứng giám
chuyển giữ hóa lành, giải oan cho người đó. Mọi người trong cộng đồng luôn
tuân thủ theo luật lệ, đạo đức vì họ ln tâm niệm rằng thần ln giám sát
những hoạt động của từng thành viên trong cộng đồng. Nhà nước phong kiến
Việt Nam chọn lọc và phong sắc cho Thành hồng làng, nhằm mục đích đồn
kết và động viên toàn bộ sức mạnh của cộng đồng làng, xã và dân tộc thành
một khối, đồng thời thực hiện việc quản lý xã hội đến cơ sở xã hội. Tín
ngưỡng thờ Thành hồng chính là nơi “nương náu” của văn hóa dân tộc. Từ
đây, mỗi người cảm thấy rõ nhu cầu ngưỡng vọng tâm linh, nhu cầu không
thể sống một mình mà cần có thêm những người khác nữa. Phải sống giữa
cộng đồng, gắn kết với cộng đồng làng, hay theo như lời người xưa, đó chính
là cái lẽ “nhân quần”. Nếu như sự thờ cúng tổ tiên là nền tảng gắn kết mọi
thành viên trong gia đình thì sự thờ cúng thần Thành hoàng là nền tảng gắn
kết mọi thành viên trong cộng đồng làng, xã.
Người dân Việt Nam trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước,
suốt chiều dài lịch sử ấy, người dân phải đoàn kết nhau lại, ý thức cố kết cộng
đồng được hình thành và phát triển để chống lại thiên tai và giặc giã. Tín
ngưỡng thờ Thành hồng làng của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ biểu hiện
đạo Hiếu, sự biết ơn và mong muốn được đền đáp công ơn của thế hệ sau với
thế hệ trước, sự đền đáp đó được lưu truyền từ đời này sang đời khác, củng cố
và duy trì bền vững. Đạo Hiếu có vai trị trung gian, điều chỉnh sự tồn tại,
hoạt động trong sinh hoạt tín ngưỡng thờ Thành hồng làng. Đạo Hiếu được
kết tinh từ văn hóa, trở thành triết lý sống của người Việt, dạy con người sống
hướng thiện, có cái tâm trong sáng, biết đối nhân xử thế, thờ phụng ông bà tổ
tiên và những người có cơng với quốc gia dân tộc. Đạo Hiếu trong tín ngưỡng
thờ Thành hồng làng đang tồn tại và phát triển cùng với lịch sử dân tộc, thấm
dần vào các thế hệ người Việt Nam. Trải qua thời gian, triết lý về lòng biết ơn
và đền ơn của đạo Hiếu không thay đổi, sẽ mãi là giá trị vĩnh hằng, khẳng
định sự trường tồn của dân tộc, tạo ra sức mạnh văn hóa trong hội nhập và
phát triển.
Câu 6. Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng Tứ bất tử của người Việt đối với
hoạt động du lịch.
Trong các vị thần được dân chúng Việt nam thờ phụng và đã được tơn
lên hàng Thượng đẳng thần; có bốn vị được coi là Tứ bất tử. Các vị này theo
lời tục truyền và thần tích; đã khơng chết và đã về trời
Tứ bất tử của Việt Nam gồm: Thánh Tản Viên (Thánh Tản), Thánh
Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), Thánh Chử Đồng Tử và Thánh Mẫu Liễu
Hạnh (Bà Chúa Liễu).
Tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử” là một trong những giá trị văn hóa tinh thần
của dân tộc Việt Nam. Nó là biểu tượng cho sức mạnh đoàn kết cộng đồng
trong sự nghiệp đấu tranh “dựng nước và giữ nước”, cho khát vọng xây dựng
một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc.
- Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch phong phú, đa
dạng như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch cộng đồng, du
lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du khảo đồng quê…
- Đây cũng là quê hương của nhiều lễ hội truyền thống điển hình như lễ
hội đền Trần, hội Gióng, hội Lim, lễ hội chùa Hương... cùng nhiều loại hình
nghệ thuật đặc sắc như chèo, quan họ, hát văn, tuồng, múa rối nước...
- Kết hợp với các loại hình du lịch như: Tham quan nghiên cứu nền văn
hóa Việt Nam: Các di tích lịch sử, Các di sản văn hóa, nghệ thuật truyền
thống cội nguồn của cộng đồng người Việt, Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh,
Các làng nghề truyền thống.
Câu 7. Nguồn gốc và các lễ tục chính trong Tết Nguyên Đán, nhận xét một số
xu hướng biến đổi trong Tết cổ truyền hiện nay.
Nguồn gốc
Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền,
năm mới hay chỉ đơn giản Tết) là lễ hội mở đầu cho một năm mới, Tết do chữ
tiết (là thời tiết); Nguyên là chỗ khởi đầu, là đầu tiên; Đán là buổi sớm mai, lúc
mặt trời mới mọc.
Tết nguyên đán là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam và
một số các dân tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc khác. Vì Trung Quốc
và một số nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc dùng lịch pháp theo chu
kỳ vận hành của mặt trăng nên Tết Nguyên Đán muộn hơn Tết Dương lịch
(cịn gọi nơm na là Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch
nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng
1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng
cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng
năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm
mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Tết Nguyên Đán là ngày đầu tiên của năm mới tính theo Âm lịch, vào ngày
mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác
có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum
họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên...
Tết Nguyên Đán là điểm dừng của năm cũ, là điểm khởi đầu năm mới, từ mùa
đông giá rét chuyển sang mùa xuân ấm áp. Tết Nguyên Đán là dịp nghỉ ngơi,
mọi người hoan hỉ đón mừng năm mới, dân gian gọi là ăn Tết, chơi xuân.
- Nguồn gốc:
Tết Nguyên Đán có nguồn gốc như thế nào đến nay vẫn cịn là vấn đề
đang được tranh cãi. Có thơng tin cho rằng ngày Tết Ngun Đán có nguồn
gốc từ Trung Quốc và được du nhập về Việt Nam trong 1000 năm Bắc thuộc.
Nhưng theo sự tích "Bánh chưng bánh dày" thì người Việt đã ăn Tết từ thời
vua Hùng, tức là trước cả khoảng thời gian 1000 năm Bắc thuộc.
Nhìn chung, Tết Âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc có sự ảnh hưởng
lẫn nhau, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng của từng quốc gia.
Các lễ chính
- Cúng ông công, ông táo ngày tết
Phong tục cúng ông Công, ông Táo từ lâu đã ăn sâu vào nét văn hóa
của người Việt và trở thành thói quen khó bỏ, lưu truyền đến đời đời sau.
Theo đó, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi người thường dọn dẹp
nhà cửa sạch sẽ, không gian bếp gọn gàng, nấu mâm cỗ thịnh soạn để các ngài
thụ hưởng. Đặc biệt không thể thiếu là các chú cá vàng để làm phương tiện
cho ơng Cơng, ơng Táo bay về trời.
- Gói bánh chưng
Bánh chưng là một trong những thứ không thể thiếu trong dịp tết cổ
truyền của người Việt. Bởi nó mang nhiều ý nghĩa đặc biệt thể hiện lòng biết
ơn của con cháu với ông cha và với đất trời.
Nguyên liệu để làm bánh chưng rất dễ tìm kiếm gồm: gạo nếp, thịt lợn,
đậu xanh, lá dong. Dưới bàn tay đầy nghệ thuật của con cháu được hướng dẫn
qua nhiều thế hệ, những chiếc bánh chưng trở nên đẹp đẽ và đầy ý nghĩa.
Bánh chưng cịn là món q người ta dùng để dành tặng cho người thân, bạn
bè của mình trong dịp đặc biệt này.
- Lau dọn nhà cửa sạch sẽ
Để đón một cái tết trọn vẹn, tươm tất, người dân Việt Nam thường có
tục lệ dọn dẹp nhà cửa, đồ vật sạch sẽ. Việc làm này không chỉ đem lại khơng
khí trang hồng cho ngơi nhà mà cịn có ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa
ổn của năm cũ để chào đón năm mới thịnh vượng hơn.
Từ phòng khách cho đến phòng bếp, khắp mọi nơi của ngôi nhà đều
được làm sạch, sắp xếp gọn gàng. Điểm thêm là những cành hoa đang đâm
chồi nảy lộc báo hiệu mùa xn về trong khơng khí rộn ràng, háo hức.
- Bày mâm ngũ quả
Ngồi bánh chưng thì mâm ngũ quả được đặt trên bàn thờ tổ tiên là một
nét đẹp văn hóa khơng thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Mỗi nơi sẽ có một
cách bày mâm ngũ quả khác nhau. Tuy nhiên, theo quy ước phải có ít nhất 5
loại trái cây với các màu sắc khác nhau được bày trên bàn thờ tổ tiên và bàn
tiếp khách. Mâm ngũ quả tượng trưng cho nguyện ước của gia chủ về một
năm mới tươi vui, may mắn, phát tài, phát lộc.
- Tất niên
Tất niên được hiểu là ngày tổng kết lại năm cũ, gia đình quây quần sum
họp, cùng ăn cơm. Tất niên có thể làm vào ngày 30 hoặc 29, tức là ngày cuối
cùng của năm. Giữa ngày 29 hoặc 30 tháng 12 và mùng 1 tháng 1, vào giờ Tý
chính là thời điểm quan trọng nhất của sự kiện này. Đây chính là dấu mốc cho
sự chuyển giao năm cũ, năm mới.
Để ghi nhận khoảnh khắc quan trọng, các gia đình sẽ làm 2 mâm cơm.
Một mâm cúng gia tiên, một mâm cúng Thiên Địa ngoài trời, ngay trước nhà.
Việc chuẩn bị mâm cúng Tất niên ra sao còn phụ thuộc vào từng vùng miền
cũng như điều kiện của mỗi gia đình. Tuy nhiên, dù khác biệt nhưng vẫn phải
có những lễ vật đúng theo phong tục người Việt.
- Giao thừa
Đây chính là khoảnh khắc mà tất cả mọi người đều háo hức chờ đợi. Vào
đúng 0h ngày mùng 1 – tháng 1 âm lịch, thời khắc chuyển giao đã tới. Đây là
thời điểm chính thức bước sang một năm mới. Đón giao thừa bao giờ cũng
cúng ngồi trời, có thể cúng mặn hoặc cúng hoa quả. Cùng với việc cúng giao
thừa này, trên bàn thờ trong nhà bao giờ cũng có ngũ quả gồm chuối (chuối
tiêu), bưởi, bòng, cam quýt. Ở miền Nam thờ trái theo ngơn ngữ nên thường
có ngũ quả gồm mãng cầu (cầu), dừa (vừa), đu đủ (đủ), xoài (xài), sung (sung
túc) hoặc dứa (thơm); đó là cầu - vừa - đủ - xài - sung hoặc cầu - vừa - đủ xài - thơm.
- Phong tục cúng ngày Tết
Vào ngày mùng 1 đầu năm, con cái sẽ chúc Tết ông bà, cha mẹ. Gia
đình sẽ bày cỗ cúng Tân niên, cùng ăn uống và chúc nhau năm mới. Mùng 2
sẽ có các hoạt động cúng lễ, chúc họ hàng, người thân. Mùng 3 cúng cơm tại
gia. Có một số gia đình sẽ làm lễ Hóa vàng sau 3 ngày. Tuy nhiên, cũng có
nhà để tới mùng 5, 6 Tết. Ngoài ra, mùng 3 cũng là ngày Tết thầy cơ nên các
trị cũ sẽ đi chúc Tết thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp.
- Đi chùa, hái lộc cầu may
Đi chùa, hái lộc cầu may là một trong những hoạt động gần như không
thể thiếu vào dịp Tết Nguyên Đán. Theo quan niệm của người Việt, việc đi lễ
chùa đầu năm là để cầu xin cho năm mới gặp nhiều may mắn, phúc lộc đầy
nhà.
Đồng thời xin cầu cho những hoạn nạn, rủi ro của năm cũ sớm qua,
không đeo bám sang năm mới để gia chủ được làm ăn thuận lợi. Ngoài ra, đây
cũng là cơ hội để mọi người tỏ lịng thành kính với Đức Phật, những vị thần.
Với nhiều người, việc đi chùa đầu năm cịn là lúc để tận hưởng khí trời sang
xuân trong niềm hạnh phúc, hân hoan.
- Xông đất
Vào ngày đầu năm mới, người đặt chân tới gia đình đầu tiên chính là
người xơng đất. Theo quan niệm, nếu người xơng đất vía tốt, hợp tuổi gia chủ
cũng như con giáp của năm sẽ mang tới những điều tốt lành, may may mắn
cho gia chủ trong năm mới. Vì vậy, vào mùng 1 của Tết Nguyên Đán, nhiều
gia đình thường chọn người xơng đất hợp với tuổi của mình để mọi việc được
sn sẻ.
- Lì xì
Ngồi những điều trên thì lì xì cũng là một phong tục ý nghĩa của dịp
Tết cổ truyền. Đầu năm mới, người lớn sẽ mừng tuổi trẻ nhỏ thơng qua một
phong bao lì xì sắc đỏ. Đi kèm với đó là lời chúc ngoan ngỗn, hay ăn chóng
lớn, học giỏi. Bên cạnh đó, con cái cũng sẽ mừng tuổi cha mẹ cùng lời chúc
sức khỏe, may mắn. Các cháu đã trưởng thành mừng tuổi ông bà, chúc ông bà
sức khỏe, trường thọ.
- Xuất hành
Xuất hành cũng là một việc quan trọng được người Việt thực hiện vào
dịp tết cổ truyền. Thông thường vào ngày mồng một, người ta sẽ chọn giờ
đẹp, hướng đẹp, hợp tuổi để xuất hành. Với mong muốn hướng đi mới của
năm sẽ mang lại khởi sắc, vận may và tài lộc cho gia chủ. Người đi xuất hành
thường sẽ là người trụ cột của gia đình, người có trách nhiệm mang may mắn
về để có thể gánh vác mọi việc to nhỏ trong nhà.
Xu hướng biến đổi trong tết cổ truyền hiện nay
Trong thời kỳ tồn cầu hố như hiện nay cách ăn Tết của người Việt
Nam phần nào đã thay đổi. Một số tập tục trong ngày Tết xưa khơng cịn phù
hợp với xã hội hiện đại đã dần bị loại bỏ. Người dân ăn Tết đã có phần đổi
khác hơn so với trước kia, dường như dân ta ăn Tết “tây hóa” dần đi.
Đời sống kinh tế được nâng cao đi kèm với những giá trị hưởng thụ về
văn hóa tinh thần và vật chất, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp là tự nhiên và có thể
đáp ứng nagy khi cần chứ không phải đợi đến Tết như ngày xưa. Hơn nữa,
ngày nay trong một năm có rất nhiều ngày lễ khác đang chi phối tầm quan
trọng của ngày Tết cổ truyền. Vì vậy dường như Tết bây giờ có phần nào nhạt
hơn so với Tết xưa.
- Gói bánh trưng, bánh tét.
Ngày xưa, mỗi khi tết đến là cả gia đình qy quần gói bánh trưng. Người lớn
tuổi thì gói người trẻ thì giúp đỡ, thanh niên thì thức đêm để nấu. Điều đó
giúp tất cả thành viên gắn kết với nhau.
Ngày nay, khi mà mọi người đều bận rộn, kinh tế đã khá hơn trước, cùng với
các dịch vụ gói bánh mở ra, phần lớn mọi người chọn mua chứ khơng gói nữa
- Đi chợ sắm tết
Người người, nhà nhà ra chợ sắm tết. Do sự phát triển của siêu thị, cửa hàng,
các hình thức khuyến mãi, lôi kéo khách hàng nên 1 số lượng lớn giờ đây đi
siêu thị lựa đồ. Bên cạnh đó mua hang online cũng phát triển mạnh trong thời
gian gần đây.
- Dựng cây nêu
Dân gian quan niệm, khi Táo quân về chầu trời, ma quỷ thường nhân cơ hội
lẻn vào quấy nhiễu, do đó dựng cây nêu trước nhà để xua đuổi tà ma, cho gia
chủ ăn Tết thuận lợi.
Ngày nay phong tục dựng cây nêu gần như phai nhòa đi, chỉ một số ít nơi cịn
giữ được phong tục dựng này.
- Pháo
Theo phong tục, việc đốt pháo đêm giao thừa có ý nghĩa xua đuổi tà mà, xua
đuổi những điều xui xẻo, đưa tiễn những cái cũ để đón những điều mới, may
mắn, tốt tươi, tiễn đưa một năm cũ với những nỗi vui buồn để đón năm mới
với nhiều hy vọng.
Ngày nay pháo bị cấm vì nhiều lý do thay vào đó là hầu hết các tỉnh đều tổ
chức bắn pháo hoa phục vụ người dân
- Giao thừa
Đây là thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới. Là thời khắc cả gia đình
đều ở nhà để cúng tổ tiên, mời ơng bà về ăn tết.
Thay vì ở nhà, nhiều người chọn các địa điểm ngồi trời để đón giao thừa như
cách các nước phương Tây. Điều này gây nên cảnh lộn xộn, những tai nạn
khơng đáng có
- Ăn uống
Do kinh tế khó khăn, ngày tết là những ngày được ăn nhiều món ngon, được
ăn thoải mái. Mọi người rất hóa hức đến tết để thưởng thức các món ăn.
Ngày nay, với kinh tế hơn xưa nhiều, các món ăn đa dạng hơn và khơng cịn
hiếm như xưa, khơng phải đợi đến tết mới được ăn thì các món ăn ngày tết lại
là ác mộng với nhiều người. Chúng ta có thể ăn tất cả các món vào ngày
thường và khi tết đến thì nỗi lo tăng cân đối với người nữ và nỗi sợ nhậu nhẹt
rượu bia với các bạn nam
- Bao lì xì
Phong bao lì xì thường là màu đỏ, là màu của may mắn, kèm theo tiền lì xì ở
bên trong và những lời chúc. Tất cả đều thể hiện sự may mắn, mang lộc tới
nhà và sức khỏe dồi dào. Với trẻ con thì ngoan ngỗn, hay ăn chóng lớn. Với
người già thì khỏe mạnh, sống lâu trăm
tuổi. Với ngày xưa, niềm vui là nhận được nhiều bao lì xì
Ngày nay phong tục mừng tuổi vẫn được duy trì nhưng có phần biến tướng,
lệnh so với ý nghĩa ban đầu
- Hoạt động ngày tết
Tết là dịp để cả gia đình sum họp, quây quần cùng nhau, cùng nhau đi chúc
tết, đi chùa.
Trẻ con cùng nhau chơi các trò chơi dân gian, vui đùa nhộn nhịp
Nay thì xu hướng “chơi Tết xa” thay vì “nghỉ Tết gần”. Nếu như Tết ngày xưa
là lúc chúng ta dành thời gian cho họ hàng, lễ chùa
thì bây giờ, nhiều gia đình chọn du lịch như một kiểu nghỉ ngơi, xả stress sau
một năm làm việc chăm chỉ. Trẻ con thì cầm điện thoại, ngồi máy tính.
- Cơng nghệ
Ngày xưa, khi cơng nghệ cịn hạn chế, những lời chúc được nói trực tiếp,
những người xa quê đón tết trong quạnh hiu
Ngày nay, khi công nghệ đã tiến xa, những lời chúc qua điện thoại, mạng xã
hội, hay những người xa quê có thể nói chuyện trực tiếp với người thân một
cách dễ dàng.