Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Những vấn đề lưu ý khi chọn giống khoai mì đưa vào sản xuất docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.9 KB, 8 trang )

Những vấn đề lưu ý khi chọn giống khoai mì
đưa vào sản xuất
Tây Ninh nằm trong hệ thống khảo
nghiệm khoai mì quốc gia, vì vậy có điều
kiện tiếp nhận rất nhanh giống khoai mì
mới và các giải pháp kỹ thuật áp dụng
để tăng năng suất khoai mì.
Trong thời gian qua, toàn bộ diện tích khoai mì trong tỉnh đều trồng giống
mới, công tác khuyến nông trên cây mì ở Tây Ninh được coi là thành công
nhất trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, đưa năng suất tăng cao
đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả cho người sản xuất.
Do giá mua khoai mì tương đối cao, hiện khoảng 2.350đồng/kg củ tươi, mỗi
ha năng suất trên 20 tấn có doanh thu vượt trên 50 triệu đồng. Vì thế, diện
tích trồng mì của Tây Ninh cũng được mở rộng, đến nay đã đạt trên
46.000ha.
Hiện nay diện tích vùng chuyên canh trồng mì không còn nhiều, nông dân
chủ yếu trồng khoai mì xuống vùng đất thấp (mì ruộng) và trồng xen với cây
cao su trong 2- 3 năm đầu (thời kỳ kiến thiết cơ bản) để lấy ngắn nuôi dài.
Chuyển cây mì xuống vùng đất thấp (trãng, ruộng lúa do mạch nước ngầm
thấp), cây mì có thể phát triển tốt trong mùa khô; nhưng khi gặp mưa, đất
thấp thoát nước kém, dễ ngấm nước đã gây thiệt hại không ít cho chính
người sản xuất. Tại các vùng thấp của huyện Châu Thành, Tân Biên, Tân
Châu, Dương Minh Châu, chủ yếu ngập úng cục bộ vài ngày do mưa tập
trung trong thời điểm tháng 5 và tháng 6, nông dân phải nhổ bán mì non
(năng suất 16 -17tấn/ha chữ bột không quá 20%).
Tuy đưa xuống vùng trũng, nhưng người dân thường sử dụng các giống dài
ngày như giống KM94, HL101(MO) và một số “mì giống” (chưa xác định
tên chính xác). Khi bị ngập cục bộ 2 -3 ngày, rễ khoai mì ngưng hoạt động,
bị thối củ dẫn đến cây héo, nếu trồng được 4– 5 tháng bị ngập, buộc phải
nhổ bán mì non. Chính vì điều này, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh xuất
hiện một số giống khoai mì chưa rõ nguồn gốc, được người bán truyền


miệng cho là giống mới với những tên gọi khác nhau (đây cũng có thể là
những giống thuộc các bộ khảo nghiệm chưa được công nhận). Vì vậy để
tránh thiệt hại khi chọn giống canh tác người sản xuất cần lưu ý các chi tiết
sau:
- Năng suất củ tươi và hàm lượng tinh bột, đặc biệt là năng suất bột cao.
- Thời gian sinh trưởng và thời gian tạo bột để chọn chân đất trồng và xác
định thời điểm thu hoạch hợp lý.
- Thời vụ phù hợp của giống.
- Khả năng thâm canh và chịu đựng trong điều kiện khắc nghiệt.
- Đặc tính thân cành để xác định mật độ trồng.
Dưới đây là các giống khoai mì tốt, đã được trồng thành công trong tỉnh, bà
con nông dân nên tham khảo, chọn lựa chủng loại cho phù hợp để trồng:
Những giống cần bố trí trong vùng triền gò:
1. Giống khoai mì KM94
Giống khoai mì KM94 có tên gốc MKUC 28 –77 – 3 của Thái Lan, giống
được Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc nhập nội,
chọn lọc và giới thiệu từ tập đoàn giống khoai mì khảo nghiệm liên Á.
Giống được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là giống Quốc gia năm
1995 và hiện là giống khoai mì chủ lực của Việt Nam.
Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 9-12 tháng; Năng suất củ tươi đạt 30
tấn/ha; năng suất bột 8,7 tấn/ha; Hàm lượng tinh bột 29 – 30 %; Cây cao 2,2
– 2,5 m, thân cong ở phần gốc, thân nâu, lá xanh, ngọn tím, sinh trưởng
mạnh, phủ đất sớm; Củ đồng đều và thuôn láng, thịt củ màu trắng kem, sâu
bệnh gây hại ở mức độ nhẹ; thích nghi nhiều vùng sinh thái.
Nhược điểm: Do thân cong nên gặp khó khăn trong việc canh tác, thu hoạch,
bảo quản và vận chuyển giống; Giống thuộc nhóm khoai mì đắng (mì công
nghiệp), không sử dụng luộc ăn tươi; Hiện giống này đang nhiễm bệnh chồi
rồng. Ở Tây Ninh, khu vực xã Bình Minh có mức độ nhiễm thấp trong vụ
Đông xuân, riêng tỉnh Đồng Nai đang nhiễm nặng.
2. Giống khoai mì KM98- 5

Khoai mì KM98-5 được phát triển từ tổ hợp lai KM98-1 x Rayong 90 do
Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp Hưng Lộc chọn tạo và
giới thiệu. Trong sáu năm (1998-2003), giống khoai mì KM98-5 đã được
khảo nghiệm, trình diễn rộng tại nhiều tỉnh trên toàn quốc và được nông dân
ưa chuộng, sản xuất nhân giống từ năm 2004.
Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 8-10 tháng (có thể thu hoạch 7-8
tháng sau trồng), bổ sung tốt cho cơ cấu giống bên cạnh giống chủ lực
KM94 để hạn chế dịch bệnh; Năng suất củ tươi đạt 36 tấn/ha; năng suất bột
9,7 tấn/ ha, cao hơn so với giống KM94 (đạt 8,7 tấn/ ha); Hàm lượng tinh
bột 27%; Cây cao vừa phải, ít đổ ngã, thân xanh, lá xanh, nhặt mắt, sinh
trưởng mạnh, phủ đất sớm; Củ đồng đều và thuôn láng, thịt củ màu trắng
kem, được thị trường ưa chuộng; Sâu bệnh gây hại ở mức độ nhẹ; thích nghi
nhiều vùng sinh thái.
Giống khoai mì KM98-5 có nhược điểm: dạng cây không gọn, phân nhánh
nhẹ, thời gian giữ bột ngắn hơn so với giống KM94 (khi thu hoạch muộn
hơn 10 tháng sau trồng thì hàm lượng tinh bột giảm).
3. Giống khoai mì KM140
Giống khoai mì KM140 do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông
nghiệp Hưng Lộc lai tạo, chọn lọc và giới thiệu. Trong thời gian qua (1999-
2003), giống khoai mì KM140 đã được khảo nghiệm, trình diễn rộng tại các
tỉnh: Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu và được nông dân
ưa chuộng.
Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 8-10 tháng (có thể thu hoạch 7-8
tháng sau trồng); Năng suất củ tươi bình quân đạt 39 tấn/ha; năng suất bột
10tấn/ ha. Hàm lượng tinh bột 27%; Cây cao 1,8 – 2,5m, thân thẳng, không
phân nhánh, ít đổ ngã, thân xanh, lá xanh, nhặt mắt, sinh trưởng mạnh, phủ
đất sớm; Củ đồng đều và thuôn láng, thịt củ màu trắng kem, được thị trường
ưa chuộng; Sâu bệnh gây hại ở mức độ nhẹ.
Lưu ý trong sản xuất: Giống khoai mì KM140 thuộc nhóm giống cao sản,
vì vậy giống chỉ phát triển tốt và cho năng suất bột cao trong điều kiện thâm

canh. Đây là giống bổ sung cho cơ cấu giống bên cạnh giống chủ lực KM94.
4. Giống khoai mì KM98 -1
Giống KM98-1 thuộc nhóm mì công nghiệp, được lai tạo, chọn lọc từ tổ hợp
Rayong 1 x Rayong 5 do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp
Hưng Lộc phối hợp cùng mạng lưới Nghiên cứu khoai mì Việt Nam tuyển
chọn. Giống khoai mì KM98–1 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công
nhận tạm thời năm 2000.
Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng: 7 – 10 tháng; Năng suất củ tươi đạt
34 tấn/ha. Năng suất tinh bột 9,1tấn/ha; Hàm lượng tinh bột 27%; Cây có tán
gọn, chiều cao cây vừa phải (1,2 – 2m) ít đỗ ngã, thân xanh, nhặt mắt, ít
phân nhánh, thích hợp trồng dày; Củ đồng đều, dạng củ thuôn láng, thịt củ
màu trắng kem; Có thể chế biến tinh bột, ăn tươi hoặc làm thức ăn gia súc;
sâu bệnh hại ở mức độ nhẹ; phù hợp đất có dinh dưỡng trung bình đến giàu.
Giống khoai mì KM98-1 bổ sung vào cơ cấu giống, bên cạnh giống chủ lực
KM94 để giúp nông dân rải vụ thu hoạch.
Lưu ý trong sản xuất: Giống thuộc nhóm trung ngày, nên thu hoạch trước 10
tháng kể từ lúc trồng. Thu hoạch sau 10 tháng sẽ giảm hàm lượng tinh bột.
Giống khoai mì chín sớm bố trí trong vùng thấp (mì ruộng):
5. Giống khoai mì KM95
Giống khoai mì ngắn ngày KM95, tên gốc OMR33-17-15, là mì công nghiệp
và có thể luộc ăn tươi, do Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Nông nghiệp
Hưng Lộc phối hợp cùng mạng lưới Nghiên cứu tuyển chọn. Giống khoai mì
KM95 đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận năm 1995.
Đặc điểm giống: Thời gian sinh trưởng 6 -7 tháng; bổ sung tốt cho cơ cấu
giống bên cạnh giống chủ lực KM94; năng suất củ tươi đạt 30 tấn/ha; năng
suất bột 8,1 tấn/ ha; hàm lượng tinh bột 27%; cây cao vừa phải, ít đổ ngã,
thân màu xám, cọng màu hồng, lá xanh nhạt, nhặt mắt, sinh trưởng mạnh,
phân nhánh mạnh cấp 2-3; củ đồng đều, thịt củ màu trắng kem; sâu bệnh gây
hại ở mức độ nhẹ; thích nghi nhiều vùng sinh thái.
Nhược điểm: Dạng cây không gọn, phân nhánh mạnh; khó chăm sóc, thời

gian giữ bột ngắn (khi thu hoạch muộn hơn 7 - 8 tháng sau trồng thì hàm
lượng tinh bột giảm). Hiện nay giống KM95 đang trồng nhiều ở huyện
Dương Minh Châu.
Nếu không có giống khoai giống ngắn ngày có thể trồng các giống trung
ngày KM98-5; KM98-1; KM140 nhưng cần phải xuống giống sớm (tháng
10-11 hàng năm). Trong canh tác cần chú ý bón Kali trong giai đoạn khoảng
4 – 5 tháng để tăng khả năng tích luỹ bột vào củ.
Trong canh tác khoai mì, giống là yếu tố tương đối quan trọng, quyết định
hiệu quả cao hay thấp cho người sản xuất. Vì thế, nông dân cần nắm kỹ đặc
điểm của từng giống để áp dụng vào điều kiện sản xuất của từng nông hộ
(loại đất, chân đất cao hay thấp…) nhằm tránh thiệt hại và đem lại hiệu quả
cao nhất.

×