Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Kỹ thuật trồng đu đủ phần 3 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.66 KB, 7 trang )

Kỹ thuật trồng đu đủ phần 3
A. ĐẶC TÍNH GIỐNG:

Stt

Tên
giống
Nguồ
n
gốc
Ghiề
u
cao
cây
TB
(m)
Dạng

TG bắ
t
đầu
thu
hoạch
trái
Chiều
dài x đ
kính
trái
(cm)
Trọng
lượng


trái TB
(kg)
Màu sắc
thịt quả

Chất
lượng
trái
1
Đu đủ
Lion
Seeds
Thái
Lan 1,6 –
1,7
Nhỏ,
thùy
sâu
8 tháng
sau
gieo
25 -35
cm x
10 -13
cm
1,5 -
2,0
kg
Màu đỏ
trung

bình
Ngon,
ngọt,
hợp thị
trường
2
Đu đủ
F1
Đài
Loan
1,5 –
1,7
Nhỏ
gọn,
8 tháng
sau
25 -30
cm x
0,8 -
1,2
kg
Cam đậm

Ngon,
ngọt, có
Tiểu
Quý
Phi
TN 18


xẻ
thùy
gieo 10 - 13
cm
vị thơm
đặc
trưng
3
Đu đủ
F1
Hồng
Cúc
TN 19

Đài
Loan
2,0 –
2,5
Nhỏ,
gọn,
xẻ
thùy
sâu
8 tháng
sau
gieo
30 -35
cm x
10 -15
cm

1,0 –
1,5 kg

Đỏ cam

Ngon,
ngọt,
thích
hợp thị
trường
B. KỸ THUẬT CANH TÁC
1. Vườn ươm
- Ngâm hạt đu đủ trong nước ấm (pha 2 phần nước sôi với 3 phần nước lạnh)
khoảng 11 giờ và dùng tay xoa đều hạt, để hạt hút nước tốt, sau đó vớt hạt ra chà
cho sạch nhớt.
- Ngâm hạt trong dung dịch Atonik nồng độ 1%
0
(1 phần ngàn) trong 20 – 30
phút, sau đó vớt ra gieo.
- Gieo hạt thẳng vào bầu đã chuẩn bị trước đó (không cần ủ hạt giống).
- Trộn bầu theo tỷ lệ sau: 35% xơ dừa (đã xả hết chát) + 35% tro trấu (đã xả
hết mặn) + 30% phân chuồng (đã ủ hoai mục).
- Gieo hạt sâu khoảng 1cm, nếu sâu quá hạt sẽ khó nảy mầm hoặc không nảy
mầm.
- Nên đặt bầu nơi có giàn che nắng và che mưa để đảm bảo hạt nẩy mầm
được tốt nhất.
- Nên tưới nước vừa phải (đừng khô quá và đừng ẩm quá), nếu quá ẩm hoặc
thiếu nước hạt bị hư, không nảy mầm.
- Khi cây có từ 5 – 6 lá, cao từ 15 – 20 cm thì đem ra trồng (khoảng 40 – 45
ngày).

2. Đất trồng
Đu đủ dễ tính, trồng được trên nhiều chân đất khác nhau, pH thích hợp từ 6 –
6,5. Nên chọn đất thoát nước nhanh không bí chặt.
Kích thước hố trồng: 40 x 40 (cm). Khoảng cách trồng: 2,5 m x 2,5 m. Mật
độ: 1.600 cây/ha đến 1.800 cây/ha. Đối với đất lên líp có thể trồng với mật độ dày
hơn, nên đặt bầu nông vừa phải, sau khi trồng cần tưới nước giữ ẩm.
3. Bón phân
Bón lót: (bón phân vào hố đã đào trước khi trồng vài ngày)
Phân chuồng hoai: 5 – 10 kg/gốc. Super lân: 250g/gốc. KCl: 100g/gốc.
Bón thúc: Đu đủ F1 Tiểu Quý Phi TN 18 và F1 Hồng Cúc TN 19 là cây đòi
hỏi thâm canh cao nên phải bón phân đầy đủ.
Lượng phân bón trung bình cho 1 cây/1 lần/ 1 tháng như sau:
* Đối với cây dưới 1 tháng tuổi: 50 – 80 g Urê, 150 – 200g Super lân, 50 –
80g KCl.
* Đối với cây trên 1 tháng tuổi: 50 – 80g Urê, 200 – 250g Super lân, 80 –
100g KCl.
Cần bón cân đối NPK, nếu bón nhiều đạm cây sinh trưởng tốt nhưng dễ bị
nhiễm bệnh, chất lượng trái bị giảm sút, khó bảo quản và tồn trữ trong quá trình
thu hoạch và vận chuyển.
Cung cấp đủ Kali trái sẽ ngọt, giòn, phẩm chất ngon. Đu đủ là cây cho trái và
thu hoạch quanh năm nên bón phân làm nhiều lần. Cần bổ sung thêm các loại phân
bón qua lá.
Phân bón SH CropMaster: Super Hume, Super NPK 10-8-8, Bloom & fruit,
Super NPK 3-18-18, Microboost, Super Cal… có thể sử dụng ở dạng bổ sung hay
thay thế cho các loại phân bón hóa học khác, giúp cây sinh trưởng tốt, tăng năng
suất và phẩm chất trái.
Khi cây Đu đủ bắt đầu ra hoa, đậu trái: bón 4kg phân chuồng hoai và Super
Fish cho 1 gốc.
Để tăng trọng lượng và tăng độ ngọt trái dùng Super NPK 3-18-18 (50-75
ml/8 lít nước) 10-15 ngày/ lần cho đến khi thu hoạch.

4. Chăm sóc
Sau khi trồng cần tủ gốc, che bớt nắng và gió. Kỹ thuật này nên áp dụng trong
mùa khô để giữ ẩm cho cả cây trưởng thành.
Làm cỏ, tủ gốc, xới nông: nhổ cỏ bằng tay, do bộ rễ đu đủ ăn nông nên cẩn
thận trong quá trình xới xáo. Có thể lấy bùn phơi khô để tủ gốc cho cây đu đủ.
Trồng cây chắn gió.
Tưới nước: đu đủ là cây chịu hạn kém, đồng thời không chịu úng. Mùa khô
cần tưới đủ nước cho cây, thiếu nước cây dễ rụng hoa và trái non, năng suất và
phẩm chất trái kém. Mùa mưa cần phải thoát nước tốt, cần lên luống mô cao, xẻ
rãnh hoặc làm bờ bao để cây không bị ngập úng.
Để trái: nên tỉa một cuống để một trái, tỉa lúc trái còn nhỏ, tỉa cẩn thận tránh
làm tổn thương các trái khác. Khi tỉa phải tưới nước rửa sạch mủ nếu không các
trái còn lại dính mủ sẽ bị sẹo.
5. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu hại: Các loại côn trùng môi giới truyền bệnh virus như: bọ trĩ, rầy mềm,
rệp sáp, nhện đỏ, bọ phấn trắng, rầy xanh,… hại thân, lá, quả non, làm cho lá vàng
rụng sớm, quả nhạt, phẩm chất kém. Sử dụng Thianmectin 0.5 ME, confidor,
Trebon… để phòng trừ.
- Bệnh hại
* Virus: bệnh này rất khó chữa trị, giống đu đủ F1 Trang Nông có khả năng
kháng bệnh này mạnh, tuy nhiên cũng cần vệ sinh đồng ruộng và xử lý trái thật kỹ
trước khi trồng. Khi thấy bệnh xuất hiện cần nhổ bỏ ngay cây bệnh, phun thuốc
phòng trừ các loại môi giới truyền bệnh.
* Bệnh thối rễ: thường xuất hiện ở cây con, nơi có ẩm độ đất cao. Nên phun
phòng, sử dụng No Mildew 25 WP, Kasuran phun kỹ ở phần gốc, nên phun thuốc
cho cây con trong vườn ươm trước khi mang ra trồng.
* Lưu ý:
- Đu đủ là cây rất mẫn cảm với các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, nên phải cẩn
thận khi phun thuốc.
- Sử dụng đúng thuốc, đúng nồng độ, sử dụng thuốc quá liều ảnh hưởng rất lớn

đến khả năng sinh trưởng và năng suất của cây.
- Một trong những biện pháp hạn chế sâu bệnh và tiết kiệm nước là rút ngắn
thời gian sinh trưởng ngoài đồng của cây đu đủ bằng cách trồng cây trong bầu
nylon lớn cho đến khi cây cao 40 – 60 cm (từ 2,5 – 3 tháng) mới đem ra trồng. Sau
khi trồng cần áp dụng chế độ thâm canh cao để cây phát triển nhanh, ra hoa kết trái
sớm.
6. Thu hoạch
- Cây đu đủ trồng được khoảng 8 tháng sau khi gieo thì có thể bắt đầu thu
hoạch.
- Khi trái chín vàng (màu vàng trái đạt 10%) có thể thu hoạch để xuất khẩu
hoặc vận chuyển đi xa.
- Đu đủ có thể thu trái xanh để làm gỏi, muối dưa,…
Để trái chín đỏ đẹp đều, khi thu hoạch gói bằng giấy báo và để vào giữa thùng một
cục khí đá trước khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

×