Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Báo cáo Nguyên lý kinh tế và Quản lý xây dựng ĐH Bách Khoa TP HCM Nhóm 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.6 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

NHÓM 1

BÁO CÁO
NGUYÊN LÝ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Thành phố Hồ Chí Minh – 2019

1


MỤC LỤC
I. NGÀNH XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

4

1.1 Khái niệm

4

1.2 Vai trò

4

1.3 Đặc điểm của ngành xây dựng

5

1.3.1 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng



5

1.3.2 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng

6

II. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ

7

2.1 Khái niệm về quản lý

7

2.2 Bản chất và nội dung của quản lý sản xuất

8

2.3 Các nguyên tắc quản lý

9

2.3.1 Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế

9

2.3.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ

10


2.3.3 Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh
thổ

10
2.3.4 Kết hợp hài hòa các loại lợi ích kinh tế

11

2.3.5 Tiết kiệm và hiệu quả cao nhất

11

2.4. Các phương pháp quản lý

11

III. HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NGÀNH XÂY DỰNG
3.1 Vai trò của nhà nước trong quản lý xây dựng

13
13

3.2 Phân biệt giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp
14

2



3.3 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý xây dựng của nhà nước

15

3.4 Các hình thức tổ chức thực hiện xây dựng

17

IV. QUẢN LÝ XÂY DỰNG Ở SINGAPORE

19

TÀI LIỆU THAM KHẢO

22

3


I. NGÀNH XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1 Khái niệm
Ngành xây dựng theo nghĩa rộng (hay cịn có thể gọi là lĩnh vực đầu tư ngành xây
dựng) bao gồm chủ đầu tư có cơng trình xây dựng kèm theo các bộ phận liên quan, các
doanh nghiệp xây dựng chun nhận thầu xây lắp cơng trình, các tổ chức tư vấn đầu tư
và xây dựng, các tổ chức cung ứng vật tư và thiết bị cho xây dựng, các tổ chức tài chính
và ngân hàng phục vụ xây dựng, các tổ chức nghiên cứu và đào tạo phục vụ xây dựng,
các cơ quan nhà nước trực tiếp liên quan đến xây dựng và các tổ chức dịch vụ khác phục
vụ xây dựng.
1.2 Vai trị
Ngành cơng nghiệp xây dựng giữ một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế

quốc dân bởi ba đặc thù chính là: ngành xây dựng có quy mơ lớn nhất trong đất nước,
ngành cung cấp phần lớn các hàng hố đầu tư và Chính phủ là khách hàng của phần lớn
các cơng trình của ngành.
Ở nước ta công nghiệp xây dựng là ngành sản xuất vật chất lớn nhất của nền kinh
tế quốc dân, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong xã hội. Hàng năm xây dựng cơ bản tiêu
tốn lượng vốn ngân sách và vốn đầu tư khác với tỷ lệ cao (giai đoạn 15 năm đổi mới
1985 – 2000 vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm khoảng 25% – 26% GDP hàng năm.
Trong khi đó tỷ trọng sản phẩm xây dựng trong tổng sản phẩm quốc nội của một số nước
theo thống kê năm 1989 là: các nước EU: 12,3%; CHLB Đức: 11,0%; Pháp: 11,4%;
Anh: 10,1%; Mỹ: 8,7%; Canada 14,9%; Nhật: 19,3%). Xây dựng cơ bản giữ vai trò quan
trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Bởi vì:
– Xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo và không ngừng nâng cao năng lực sản xuất,
năng lực phục vụ cho các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân. Tất cả các ngành

4


kinh tế khác chỉ có thể phát triển được nhờ có xây dựng cơ bản, thực hiện xây dựng mới,
nâng cấp các cơng trình về quy mơ, đổi mới về công nghệ và kỹ thuật để nâng cao năng
xuất và hiệu quả sản xuất.
– Xây dựng cơ bản nhằm đảm bảo mối quan hệ tỷ lệ, cân đối, hợp lý sức sản xuất
cho sự phát triển kinh tế giữa các ngành, các khu vực, các vùng kinh tế trong từng giai
đoạn xây dụng và phát triển kinh tế của đất nước. Tạo điều kiện xoá bỏ dần sự cách biệt
giữa thành thị, nông thôn, miền ngược, miền xuôi. Nâng cao trình độ mọi mặt cho đồng
bào các dân tộc.
– Xây dựng cơ bản tạo điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt
động xã hội, dân sinh, quốc phịng thơng qua việc đầu tư xây dựng các cơng trình xã hội,
dịch vụ cơ sở hạ tầng ngày càng đạt trình độ cao. Góp phần nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho mọi người dân trong xã hội.
– Xây dựng cơ bản đóng góp đáng kể lợi nhuận cho nền kinh tế quốc dân. Hàng

nãm Ngành xây dựng đóng góp cho ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng. Giải quyết
cơng ăn việc làm cho một lực lượng lớn lao động. Đội ngũ cán bộ cồng nhân viên Ngành
xây đựng đơng đảo có khoảng hai triệu người, chiếm khoảng 6% lao động trong xã hội.
Công nghiệp xây dựng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó
quyết định quy mơ và trình độ kỹ thuật của xã hội của đất nước nói chung và sự nghiêp
cơng nghiệp hố hiện đại hố trong giai đoạn hiện nay nói riêng. Và cũng có thể kết luận
rằng ngành công nghiệp xây dựng là một công cụ điều chỉnh của nền kinh tế.
1.3 Đặc điểm của ngành xây dựng
1.3.1 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng
– Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về cơng dụng, cấu tạo và cả về
phương pháp chế tạo. Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng và
giá cả của chủ đầu tư (người mua), điều kiện địa lý, địa chất cơng trình nơi xây dựng.

5


– Sản phẩm là những cơng trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ. Vốn đầu tư
xây dựng lớn, thời gian kiến tạo và thời gian sử dụng lâu dài. Do đó. khi tiến hành xây
dựng phải chú ý ngay từ khi lập dự án để chọn địa điếm xây dựng, khảo sát thiết kế và
tổ chức thi công xây lắp cơng trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại, hoặc sửa chữa
gây thiệt hại vốn đầu tư và giảm tuối thọ cơng trình.
– Sản phẩm thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn. Số lượng, chủng loại vật
tư, thiết bị xe máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi cơng trình cũng rất khác nhau,
lại luôn thay đổi theo tiến độ thi công. Bởi vậy giá thành sản phẩm rất phức tạp thường
xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời kỳ.
– Sản phẩm có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố
đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng công trình.
– Sản phẩm xây dựng liên quan nhiều đến cảnh quan và mơi trường tự nhiên, do
đó liên quan nhiều đến lợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi đặt
cơng trình.

– Sản phẩm mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hố – nghệ thuật
và quốc phịng, sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang
bản sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt… Có thể nói sản phẩm xây
dựng phản ánh trình độ kinh tế khoa học – kỹ thuật và văn hoá trong từng giai đoạn phát
triển của một đất nước.
1.3.2 Đặc điểm của sản phẩm xây dựng
- Thời gian xây dựng cơng trình dài, chi phí sản xuất lớn nên phải hết sức chú
trọng đến yếu tố thời gian thi cơng cơng trình.
- Cơ cấu phức tạp các cơng việc xen kẽ lẫn nhau.
- Xây dựng nói chung thực hiện ở ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của yếu
tố tự nhiên.

6


- Sản phẩm của ngành xây dựng thường sản xuất theo phương pháp đơn chiếc, thi
công theo đơn hàng của chủ đầu tư.
II. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ KINH TẾ
2.1 Khái niệm về quản lý
Quản lý là một yếu tố không thể thiếu được trong đời sống và trong sự phát triển
của xã hội loài người, cũng như sự tồn tại và phát triển nền sản xuất của xã hội.
Nền sản xuất của xã hội phát triển theo những quy luật từ đơn giản đến phức tạp.
Số quá trình và các bộ phận riêng lẻ tham gia trong quá trình sản xuất chung của xã hội
ngày càng lớn, chúng liên hệ và kết hợp chặt chẻ với nhau, dưới sự điều khiển chung
thống nhất.
Quản lý xây dựng là một khái niệm rất đa dạng và phực tạp. Cần xác định phạm
vi quản lý để thấy rõ chúng ta cần nghiên cứu dạng quản lý nào.
Có thể phân chi quản lý thành ba dạng lớn:
- Quản lý các q trình của thế giới vơ sinh
- Quản lý các quá trình diễn ra trong cơ thể sống

- Quản lý các q trình diễn ra trong xã hội lồi người
Dạng quản lý xã hội chia thành ba nhóm nhỏ:
- Quản lý nhà nước
- Quản lý các tổ chức xã hội
- Quản lý sản xuất
Trong các dạng quản lý đều có dấu hiệu chung, đồng thời mỗi dạng quản lý đều
có những đặc thù riêng của mình. Các dấu hiệu chung đó là:
- Các dạng quản lý đều phân ra hệ thống quản lý và hệ thống bị quản lý.

7


- Các dạng quản lý có liên quan đến việc trao đổi thơng tin.
- Các dạng quản lý đều có mối quan hệ ngược.
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản lý kinh tế. Mỗi định nghĩa được nêu ra
thường chỉ nhấn mạnh một khía cạnh một hướng cụ thể như: lãnh đạo, tổ chức, kế
hoạc,…nhưng chưa phản ánh được một cách toàn diện việc quản lý kinh tế. Để thể hiện
tính tổng hợp và chung nhất của quản lý kinh tế, mọi người tương đối thống nhất định
nghĩa quản lý kinh tế như sau:
Trên lý luận và trong thực tế, khái niệm quản lý kinh tế là sự tác động liên tục có
tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được những
kết quả nhất định với mục tiêu đã định trước.
2.2 Bản chất và nội dung của quản lý sản xuất
Quản lý sản xuất là một bộ phận của quan hệ sản xuất luôn luôn là công cụ thống
trị của giai cấp nắm chính quyền. Trong xã hội có giai cấp, quản lý kinh tế là một phạm
trù về giai cấp, thuộc về kiến trúc thượng tầng của xã hội. Cơ sở kinh tế và quan hệ chiếm
hữa tư liệu sản xuất quyết định mục đích và nội dung của quản lý kinh tế. Trong xã hội
có giai cấp, bản chất quản lý kinh tế mang tính chất giai cấp phục vụ cho giai cấp, khơng
có loại quản lý kinh tế chung chung.
“Cơng tác quản lý ln ln có hai mặt, một mặt quản lý là một chức năng vô

cùng quan trọng đã sinh ra từ nhu cầu tất yếu của q trình sản xuất ngày càng xã hội
hóa. Mặt khác, quản lý còn là đặc quyền của người sở hữu tư liệu sản xuất và là phương
tiện để người nắm tư liệu sản xuất đạt tới quyền lợi của mình” – theo Mác.
Bản chất của quản lý kinh tế Tư bản chủ nghĩa là bóc lột nhiều giá trị thặng dư.
Đặc điểm lớn nhất của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là dựa trên chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất, tồn tại dưới hình thức chủ yếu toàn dân và tập thể.

8


Chức năng của quản lý kinh tế và sản xuất xã hội chủ nghĩa được thực hiện trên
cơ sở của chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa thể hiện một cách tập trung ở sự làm
chủ tập thể của nhân dân, chủ yếu bằng nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của
đảng cộng sản – đảng tiên phong của giai cấp công nhân.
Trong ngành xây dựng cơ bản sản xuất được tiến hành trong phạm vi rộng và tiêu
thụ một lượng rất lớn vật tư, lao động và tiền vốn, do đó cơng tác quản lý vô cùng quan
trọng. Công tác quản lý kinh tế được tăng cường thì mới đẩy mạnh tốc độ thi cơng, tăng
nhanh chất lượng cơng trình và hạ giá thành sản phẩm.
Công tác quản lý xây dựng cơ bản phải biết tổ chức sản xuất một cách khéo léo
kết hợp giữa các khâu với nhau, liên hệ chặt giữa các ngành có liên quan để sử dụng hết
năng lực sản xuất của ngành đảm bảo tốt nhất vấn đề chất lượng và tuổi thọ cơng trình;
thực hiện một cách nghiêm túc các thể lệ, chế độ, quy trình, quy phạm do Nhà nước ban
hành; phải sử dụng vốn một cách hợp lý và kinh tế nhất.
Công tác quản lý có nội dung và chức năng chủ yếu sau:
- Đề xuất và thông qua các quyết định quản lý.
- Tổ chức, chỉ đạo, điều tiết.
- Kiểm tra, tính tốn, đánh giá hiệu quả đã đạt
2.3 Các nguyên tắc quản lý
2.3.1 Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế
Mối liên hệ biện chứng giữa chính trị và kinh tế rất phức tạp. Chính trị có vai trị

quan trọng đối với nền kinh tế. Nó có thể kìm hãm hay thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Còn kinh tế vẫn là cơ sở, có vai trị quyết định đối với chính trị.
Trong quản lý kinh tế phải chống khuynh hướng kinh doanh đơn thuần bất chấp
các mục tiêu chính trị, các lợi ích của quần chúng và các hiệu quả tiêu cực của xã hội,

9


chính trị, tư tưởng tách rời với các nhiệm vụ kinh tế, tách rời với năng suất, chất lượng,
hiệu quả.
2.3.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ
Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng. Nó thể hiện bản chất của chế độ xã hội
chủ nghĩa. Cho phép kết hợp quản lý một cách khoa học nên kinh tế nói chung với việc
quản lý từng khâu, từng cấp của một nền kinh tế quốc dân.
Đòi hỏi một kỷ luật chặt chẻ và tính tổ chức cao. Kỷ luật xã hội chủ nghĩa là kỷ
luật tự giác và bắt buộc đối với tất cả mọi người, đặc biệt là kỷ luât lao động, kỷ luật tài
chính. Củng cố kỷ luật là một yêu cầu tất yếu khách quan trong công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
2.3.3 Kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh
thổ
Quản lý theo ngành là đi chuyên sâu vài đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành để
quản lý nhằm khai thác cao nhất các tiềm năng của ngành, đạt mục tiêu với chi phí nhỏ
nhất.
Mỗi ngành có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng. Công nghiệp khác nông
nghiệp, khác thương nghiệp. Ngành cơ khí chế tạo khác ngành điện, khác với ngành thực
phẩm,..
Không thể quản lý các ngành giống nhau. Sản phẩm khác nhau thì vấn đề quản lý
kỹ thuật, chất lượng và thiết bị phải khác nhau.
Quản lý theo địa phương và vũng lãnh thổ là quản lý toàn diện tất cả các đơn vị
kinh tế trong phạm vi một vùng lãnh thổ nhằm khai thác tốt nhất mọi tiềm năng của địa

phương và vùng lãnh thổ. Cần có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa trung ương và địa
phương về quyền hạn, trách nhiệm tỏng quản lý, tránh tình trạng đùn đẩy, chồng chéo,
vướng mắc, dẫm đạp lên nhau, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

10


2.3.4 Kết hợp hài hịa các loại lợi ích kinh tế
Những biện pháp chủ yếu nhằm kết hợp hài hòa các loại lợi ích trong q trình
quản lý là:
- Thực hiện một đường lối chiến lược kinh tế đúng đắn dựa trên cơ sở vận dụng
các quy luật kinh tế khách quan và xem xét đầy đủ các loại lợi ích.
- Thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.
- Xây dựng và sử dụng đúng đắn các đòn bẩy kinh tế.
Phải biết kết hợp khéo léo lợi ích vật chất và tinh thần. Đối lập hai cái đó là khơng
đúng và gây tai hại cho sự phát triển kinh tế. Chỉ có sự kết hợp một cách hợp lý hai loại
lợi ích đó mới nâng cao được thường xuyên tính tích cực của người lao động và đạt hiệu
quả cao trong sản xuất kinh doanh
2.3.5 Tiết kiệm và hiệu quả cao nhất
Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảo cho đơn vị có lợi thế trong cạnh tranh trên
thị trường, do lựa chọn phương án, công nghệ hợp lý và tiết kiệm các chi phí trong kinh
doanh.
Khả năng tiết kiệm được bao hàm trong những việc sau:
- Giảm hao phí vật tư
- Tiết kiệm lao động sống
- Tiết kiệm chi phí đầu tư
- Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
2.4. Các phương pháp quản lý

11



Phương pháp quản lý kinh tế là tổng thể những cách thức tác động hướng đích
của chủ thể quản lý đến người lao động và tập thể sản xuất nhằm đảm bảo phối hợp hoạt
động chung trong quá trình thực hiện những mục tiêu đã đề ra.
Sự đa dạng của đối tượng quản lý đòi hỏi sự đa dạng của phương pháp quản lý.
Cần phải phân loại các phương pháp quản lý để sử dụng chúng hiệu quả hơn.
Phương pháp hành chính:
- Có tính chất pháp lệnh, trực tiếp và bắt buộc thể hiện sự tác động của chủ thể
quản lý đối với đối tượng quản lý bằng những quyết định dứt khoát.
- Đây là phương pháp rất cần thiết trong quản lý. Nếu khơng có phương pháp
hành chính khó có thể chỉ huy, điều khiển được cấp dưới, thực hiện các nhiệm vụ và
chức năng quản lý.
Phương pháp kinh tế:
- Là phương pháp tác động gián tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
thông qua các lợi ích kinh tế, tạo ra một cơ chế sao cho đối tượng quản lý tự chọn phương
án hoạt động có hiệu quả nhất, sáng tạo nhất, khơng cần sự tác động trực tiếp và thường
xuyên về mặt hành chính của cấp trên.
- Phương pháp kinh tế mở rộng quyền hành cho các cơ sở và cấp dưới, đồng thời
cũng nâng cao trách nhiệm kinh tế của họ. Điều đó giúp cho cấp trên giảm được việc
điều hành, kiểm tra đơn đốc chi li vụn vặt, có nhiều thời gian suy nghĩ cho những vấn đề
chiến lược tương lai.
Phương pháp giáo dục:
- Là phương pháp tác động về mặt tinh thần, tác động vào ý thức và tình cảm của
người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình lao động sản xuất.

12


- Đây là phương pháp quản lý có ý nghĩa quan trọng và nhiều khi mang lại hiệu

quả to lớn.
Đối tượng quản lý là con người, một thực thể năng động, tổng hòa của nhiều mối
quan hệ. Tác động vào con người khơng chỉ bằng phương pháp hành chính hay kinh tế
mà còn bằng phương pháp giáo dục, tâm lý xã hội,… mới đạt được kết quả mong muốn.
III. HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NGÀNH XÂY DỰNG
3.1 Vai trò của nhà nước trong quản lý xây dựng:
Đối với ngành xây dựng, một ngành có liên quan nhiều đến môi trường sống của
xã hội, đến việc sử dụng tài nguyên và đất đai của quốc gia và tiêu tốn một nguồn vốn
lớn của nhà nước và xã hội, nên sự can thiệp của Nhà nước vào lĩnh vực xây dựng thường
mạnh hơn so với các lĩnh vực khác.
Như vậy, nhiệm vụ quản lí kinh tế của nhà nước trong lĩnh vực xây dựng bao gồm
các điểm sau:
- Xây dựng các chiến lược phát triển, kế hoạch định hướng, thông tin, dự báo
trong ngành xây dựng. Đặc biệt là phải chủ động quy hoạch xây dựng định hướng cho
các địa phương và vùng lãnh thổ để làm căn cứ hướng dẫn hoạt động cho các chủ đầu tư
và chủ thầu xây dựng.
- Xây dựng các luật pháp, quy chế và các chính sách quản lí kinh tế cho các ngành
xây dựng, nhất là các luật xây dựng và các luật có liên quan như lt cơng ty, luật thuế,
luật đầu tư, luật bảo vệ môi trường, luật đất đai, luật đấu thầu…
- Tạo ra môi trường thuận lợi và khuôn khổ pháp lý cho kinh doanh xây dựng
thông qua kế hoạch định hướng dự báo, thông tin, các luật pháp và chính sách kinh tế
trong xây dựng.

13


- Điều hòa thu nhập giữa chủ đầu tư, chủ thầu xây dựng, người lao động xây dựng
và các dịch vụ, tư vấn, thiết kế,... phục vụ xây dựng, có các chính sách đãi ngộ thích
đáng đối với người lao động trong xây dựng vì điều kiện lao động nặng nhọc.
- Bảo vệ đất đai, tài nguyên và môi trường từ khâu quy hoạch địa điểm xây dựng,

đến giai đoạn thi công xây lắp mặt bằng và vận hành công tình.
- Đề ra các biện pháp chống thất thốt vốn của Nhà nước cấp pháp cho xây dựng.
Quản lý vốn đầu tư không những thuộc ngân sách Nhà nước mà cịn cả các nguồn vốn
đầu tư khác để có biện pháp thích hợp đảm bảo cân đối tổng thể cho nền kinh tế quốc
dân.
- Đề ra các biện pháp đảm bảo chất lượng cơng trình để đảm bảo quyền lợi của
người tiêu dùng và an toàn cho xã hội.
- Tổ chức các doanh nghiệp xây dựng quốc doanh, để thực hiện xây dựng các
cơng trình mà các thành phần kinh tế khác không đủ năng lực thực hiện hay không muốn
làm do lợi nhuận thấp và độ rủi ro cao, hoặc để thực hiện các cơng trình có tầm quan
trọng sống cịn đối với đất nước.
- Có chủ trương hợp tác quốc tế đúng đắn trong lĩnh vực xây dựng, chuẩn bị lực
lượng xây dựng để đủ sức hợp tác xây dựng các cơng trình đầu tư nước ngồi với đòi hỏi
chất lượng cao.
3.2 Phân biệt giữa quản lý nhà nước về kinh tế và quản lý sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp
Những điểm khác nhau căn bản là:
Chủ thể quản lý:
- Nhà nước là chủ thể quản lý duy nhất đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

14


- Chủ doanh nghiệp là chủ thể quản lý ở từng khu vực sản xuất kinh doanh thuộc
các thành phần kinh tế khác nhau.
Phạm vi và quy mô quản lý
- Nhà nước thuộc tầm vĩ mơ bao qt tồn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Còn quản lý sản xuất kinh doanh chỉ bó hẹp trong phạm vi từng doanh nghiệp
riêng rẽ.
Mục tiêu quản lý

- Nhà nước có nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ quyền lợi quốc gia trên trường quốc
tế, bảo vệ lợi ích có tính chất chung nhất cho mọi thành viên trong cộng đồng, chú ý các
lợi ích dài hạn.
- Quản lý sản xuất kinh doanh xuất phát chủ yếu từ lợi ích trực tiếp của doanh
nghiệp trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước.
Phương hướng và nội dung phát triển kinh tế
- Nhà nước chủ yếu chỉ đề ra các chiến lược và kế hoạch định hướng, các dự báo
và thơng tin về tình hình thị trường, điều tiết cho toàn xã hội.
- Quản lý sản xuất kinh doanh phải tự chủ, đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ
thể, tự chịu trách nhiệm về tài chính, lỗ lãi và rủi ro.
Tài chính
- Cơ quan quản lý nhà nước hoạt động bằng vốn cấp phát từ ngân sách Nhà nước.
- Các doanh ngiệp hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tài chính, bằng vốn tự có hay
vốn tín dụng, tự hoạch tốn kinh doanh.
3.3 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý xây dựng của nhà nước
Gồm có các bộ phận chính sau:

15


Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất có nhiệm vụ thông qua các bộ luật, chủ
trương lớn và ngân sách nhà nước trong đó có các luật, chủ trương và ngân sách thuộc
về lĩnh vực đầu tư và xây dựng, định hướng và phân bố vốn đầu tư.
Chính phủ là cơ quan điều hành có quyền lực cao nhất của đất nước, có một Phó
Thủ tướng đặc trách lĩnh vực xây dựng. Giúp việ chính phủ có các văn phòng đặc trách,
các chuyên viên trợ lý, các ủy ban và các viện nghiên cứu có trách nhiệm tham mưu và
theo dõi giúp đỡ chính phủ quản lý lĩnh vực đầu tư và xây dựng.
Cấp bộ, ngành trung ương, các cơ quan quản lý xây dựng hoặc có liên quan đến
xây dựng được tổ chức như sau:
- Ở tất cả các bộ và ngành trung ương đều có một số tổ chức chuyên lo việc đầu

tư xây dựng cho bộ hoặc ngành mình, chủ yếu là các dự án đầu tư được thực hiện bằng
ngân sách nhà nước. Hiện ở một số bộ và ngành có khối lượng xây dựng lớn còn tự tổ
chức ra các doanh nghiệp xây dựng quốc doanh để tiến hành xây dựng các công trình
của bộ, ngành mình.
Bộ xây dựng, hiện nay được nhà nước giao cho nhiệm vụ chính về quản lý xây
dựng của Nhà nước.
Đồng thời bộ xây dựng cũng là bộ có tổ chức xây dựng quốc doanh lớn nhất chịu
trách nhiệm thực hiện các cơng trình trọng điểm của đất nước.
Ở các doanh nghiệp xây dựng cơ sở, cũng có một bộ phận chuyên lo công việc
xây dựng cho doanh nghiệp của mình.
Tuy nhiên theo hướng chung các bộ và ngành sẽ dần dần từng bước chỉ làm nhiệm
vụ quản lý nhà nước về kinh tế và không làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Do đó trong
thành phần cấu tạo của các bộ và ngành sẽ khơng cịn các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh.

16


Bộ kế hoạch đầu tư là cơ quan chịu trách nhiệm phân phối vốn đầu tư của ngân
sách nhà nước và lập kế hoạch định hướng phát triển ngành xây dựng ngân hàng đầu tư
và phát triển; các viện nghiên cứu về xây dựng; Bộ Khoa học công nghệ và mơi trường;
Bộ Tài chính…có liên quan trực tiếp đến cơng tác xây dựng.
Ở cấp tỉnh, thành
- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành là cơ quan cao nhất phê duyệt vấn đề về đầu tư
xây dựng. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành chịu trách nhiệm thi hành các quyết định của Hội
đồng nhân dân.
- Sở xây dựng, Sở Giao thông Công chính, Sở Thủy lợi chịu trách nhiệm quản lý
và thực hiện.
Cấp huyện, quận cũng có một cơ cấu tổ chức quản lý tương tự như ở cấp tỉnh,
thành nhưng ở mức thấp hơn một cấp.

3.4 Các hình thức tổ chức thực hiện xây dựng
Các hình thức tổ chức hợp tác thực hiện xây dựng
Theo điều lệ “quản lý đầu tư xây dựng” ban hành kèm theo Nghị định 177/CP
ngày 20/10/1994 có mấy hình thức tổ chức hợp tác xây dựng như sau:
Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng. Theo
hình thức này:
- Chủ đầu tư tự tổ chức chọn thầu và ký hợp đồng trực tiếp với một hay một số tổ
chức tư vấn để thực hiện công tác khảo sát, thiết kế, lập hồ sơ mời thầu và tổ chức đấu
thầu.
- Sau khi thắng thầu xây lắp, chủ đầu tư trực tiếp ký hợp đồng với tổ chức xây
dựng trúng thầu để tiến hành xây dựng, nhiệm vụ giám sát, theo dõi q trình thi cơng
do tổ chức tư vấn đã chọn đảm nhiệm.

17


Hình thức chủ nhiệm điều hành dự án
Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu, lựa chọn và ký hợp đồng với một tổ chức tư vấn
thay mặt mình làm chủ nhiệm dự án đầu tư để điều hành thực hiện dự án cho đến khi xây
dựng xong cơng trình, đưa vào sử dụng.
Chủ nhiệm dự án đứng ra giao dịch ký hợp đổng với các tổ chức khảo sát, thiết
kế, cung ứng vật tư thiết bị, và với tổ chức xây lắp để thực hiện dự án.
Chủ nhiệm dự án chịu trách nhiệm giám sát quản lý toàn bộ quá trình thực hiện
dự án.
Hình thức này áp dụng cho các dự án lớn phức tạp.
Hình thức chìa khóa trao tay
Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu dự án để chọn một tổng thầu thực hiện toàn bộ các
giai đoạn thực hiện dự án (thiết kế, khảo sát, mua sắm thiết bị vật tư, xây lắp cơng trình).
Chủ đầu tư chỉ có trách nhiệm duyệt thiết kế, tổng dự tốn, nghiệm thu và bàn
giao khi dự án hoàn thành để đưa vào sử dụng.

Tổng thầu xây dựng có thể giao lại một số hạng mục cho các thầu phụ.
Hình thức này thường được dùng cho việc xây dựng các cơng trình nhà ở, cơng
trình dân dụng và cơng nghiệp có quy mơ nhỏ; kỹ thuật đơn giản.
Hình thức tự làm
Chủ đầu tư sử dụng lực lượng hành nghề xây dựng của mình để tự thực hiện khối
lượng cơng tác đầu tư xây dựng của mỉnh.
Thường áp dụng cho các cơng trình sữa chửa, cải tạo, cơng trình chun ngành
đặc biệt, cơng trình có quy mơ nhỏ.
Các hình thức tổ chức tuyển chọn đơn vị nhận thầu xây dựng

18


Phương thức đấu thầu hiện nay được áp dụng rộng rãi trong các nước có nền kinh
tế thị trường. Ở nước ta hiện nay các cơng trình xây dựng có vốn đầu tư từ 500 triệu trở
lên phải tiến hành đấu thầu, để chọn đơn vị xây dựng. Việc tiến hành chọn đó dựa vào
“Quy chế đấu thầu” được Nhà nước ban hành theo Nghị định số: 88/1999NĐ-CP ngày
1/9/1999.
Còn việc đấu thầu quốc tế hiện nay được dùng tài liệu hướng dẫn.
IV. QUẢN LÝ XÂY DỰNG Ở SINGAPORE
Xin phê duyệt kế hoạch xây dựng: Bộ xây dựng (BCA)
- Chủ đầu tư, thầu xây dựng có ý định thực hiện các cơng trình xây dựng sẽ chỉ
định Người đủ điều kiện (QPs) để gửi kế hoạch kết cấu và kế hoạch xây dựng cho Cơ
quan Xây dựng & bộ Xây dựng (BCA) để phê duyệt. Người đủ điều kiện trước tiên sẽ
nhận được sự cho phép bằng văn bản từ URA, chuẩn bị kế hoạch xây dựng, tham khảo
ý kiến của các bộ phận kỹ thuật có liên quan và kết hợp các yêu cầu vào kế hoạch xây
dựng. Sau đó sẽ nộp kế hoạch xây dựng cho Cơ quan Xây dựng & Bộ Xây dựng với phí
kế hoạch theo quy định. BCA sẽ phê duyệt các kế hoạch xây dựng trong vịng 7 ngày
làm việc nếu đệ trình theo thứ tự.
- Các bộ phận kỹ thuật liên quan đến việc phê duyệt kế hoạch xây dựng:

+ Phịng An tồn (FSSD)
+ Đơn vị kế hoạch xây dựng, Cục môi trường (CBPU, PCD)
+ Cơ quan giao thông đường bộ, và giao thông vận tải (LTA, RT)
+ Cơ quan giao thông đường bộ, bãi đậu xe (LTA, VP)
+ Cơ quan giao thông đường bộ, đường ray (LTA, đường ray)
+ Ủy ban Công viên Quốc gia (Nparks)
+ Bộ Giáo dục (MOE)
+ Ban bảo tồn di tích.
Các loại hợp đồng xây dựng:

19


- Các hợp đồng xây dựng hợp pháp ở Singapore bao gồm các điều khoản và điều
kiện hợp đồng xây dựng của Viện kiến trúc sư Singapore ( SIA), Điều kiện hợp đồng
tiêu chuẩn của ngành về hợp đồng thiết kế và điều kiện hợp đồng xây dựng
(PSPSOCOC), và Điều kiện hợp đồng thiết kế và xây dựng của Hiệp hội các nhà phát
triển bất động sản Singapore ( REDASAS).
- Hợp đồng SIA là hình thức tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi cho các hợp đồng
chỉ có hoạt động xây dựng. Với hợp đồng REDAS, nhà thầu chịu trách nhiệm thiết kế
và thi cơng. Cịn lại, PSSCOC, được sử dụng cho tất cả các dự án công cộng ở Singapore,
với các phân mục khác nhau phục vụ cho cả hai loại cơng trình xây dựng và thiết kế.
- Ngồi ra các hợp đồng FIDIC cũng được sử dụng rộng rãi cho các dự án kỹ thuật
và xây dựng. ( hợp đồng FIDIC là những mẫu phổ biến nhất được sử dụng trong hợp
đồng xây dựng quốc tế trên thế giới hiện nay. Hợp đồng FIDIC tiêu chuẩn thường được
sử dụng trong cả hai dự án xây dựng lớn và nhỏ, rất thích hợp cho các quy định của các
dân tộc khác nhau, nói các ngơn ngữ khác nhau và đến từ khu vực pháp lý khác nhau.)
Singapore là quốc gia thành công nhất trong việc ứng dụng BIM khi có tiêu chuẩn
quốc gia và lộ trình ứng dụng BIM rõ ràng.
- Chính phủ Singapore thành lập Ban chỉ đạo BIM bao gồm bộ phận hướng dẫn

thực hiện BIM, bộ phận pháp lý và hợp đồng, Hiệp hội các nhà quản lý BIM. Ban chỉ
đạo này có nhiệm vụ phát triển những tiêu chuẩn và các nguồn lực hỗ trợ BIM để tạo
điều kiện hợp tác sử dụng BIM. Đồng thời tư vấn những lĩnh vực cần thiết có thể tiến
hành BIM hiệu quả ở cấp độ công ty, dự án hay cả nền công nghiệp.
- Tháng 5 năm 2012, cùng với Bộ Xây dựng và Công nghiệp, Ban chỉ đạo BIM
Singapore đã công bố tiêu chuẩn BIM của Singapore là căn cứ hướng dẫn ứng dụng BIM
và chỉ rõ vai trò, trách nhiệm của các bên tham gia khi ứng dụng BIM ở các giai đoạn
của dự án. Tháng 8 năm 2013, phiên bản 2 của bộ tiêu chuẩn BIM của Singapore đã
được công bố thay thế cho phiên bản 1.

20


- Ngồi ra, Singapore cịn thúc đẩy các hoạt động học thuật như tổ chức nhiều các
hội thảo về BIM, đưa các phần mềm BIM vào giảng dạy, tổ chức các cuộc thi cho sinh
viên, có các chương trình thực tập và đề cương tốt nghiệp về BIM ở các trường: Đại học
kỹ thuật Singapore, Đại học kỹ thuật Nanyang, Đại học SIM, Đại học Temasek…
Singapore cũng thúc đẩy các hoạt động đào tạo nghề như cấp chứng chỉ kỹ năng BIM,
chứng nhận BIM Manager…Đến nay có hơn 3.500 chuyên gia được đào tạo các chứng
chỉ về BIM bao gồm cả sinh viên và đối tượng khác.
Kết luận: cùng là một quốc gia trong khu vục Đông Nam Á, nhưng nền xây dựng
và kinh tế của Singapore năng động hơn ở Việt Nam, do là nơi đầu tư đa quốc gia, nên
Singapore đã ban hành một bộ khung chặt chẽ và thích hợp với mơi trường quốc tế từ
khâu xin giấy phép đến luật hợp đồng xây dựng. Và đặc biệt quốc gia này còn là một
trong những nơi đi đầu về vieejcc sử dụng hệ thống, phần mền trong hệ thống BIMs để
quản lý tối ưu các nguồn tài nguyên trong ngành xây dựng. Tạo ra một thị trường năng
động để ngành xây dựng có thể vươn tầm quốc tế, thể hiện qua các cơng trình mang tính
biểu tượng như: Marina Bay Sands, Cầu đi bộ Helix Bridge, Nhà hát Esplanade,. . .

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Công Thạnh. Kinh tế xây dựng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP
Hồ Chí Minh, 2011.
[2] Khan Ahsan. Kinh tế quản lý và phân tích kinh tế. Pakistan, 2014.
[3] “Vai trị của ngành cơng nghiệp xây dựng trong nền kinh tế quốc dân.”
Internet: />[4] “Singapore: Construction & Engineering Law 2019.” Internet:

July 9, 2019.

22



×