Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ thuật trồng Dừa (P1) doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.24 KB, 11 trang )

Kỹ thuật trồng Dừa (P1)
I. Kỹ thuật trồng:
1. Mùa vụ:
Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
nên trồng vào tháng 6-7 dương lịch (đã vào
mùa mưa) để giảm chi phí tưới trong giai
đoạn cây con. Tuy nhiên, nếu chủ động
được nguồn nước tưới thì có thể trồng vào
bất kỳ thời gian nào trong năm.
2. Đào mương lên liếp:
Ở ĐBSCL ngoài đất giồng cát, thì tất cả các loại đất từ đất phù sa ven sông
hay đất phèn đều phải lên liếp khi trồng cây lâu năm như cây dừa. Tuy
nhiên, kiểu lên liếp tùy thuộc vào từng loại đất và mô hình canh tác. Đối với
vùng đất phù sa không phèn có thể lên liếp theo kiểu cuốn chiếu, tức là lớp
đất mặt bị đưa xuống dưới và tầng đất ở dưới sâu được đưa lên mặt, dần dần
liếp được hình thành. Đối với vùng đất có phèn, tùy thuộc vào độ sâu xuất
hiện tầng phèn mà xác định độ sâu của mương, tránh đưa tầng đất phèn tiềm
tàng lên tầng mặt, đất oxid hóa sinh ra phèn hoạt động sẽ làm chết cây dừa.
Ngoài ra, nên áp dụng biện pháp kê liếp để không làm đảo lộn tầng đất,
không đưa đất phèn lên tầng mặt.
3. Kích thước liếp:
Tùy thuộc vào loại đất và mô hình canh tác mà liếp được lên theo kiểu liếp
đơn với chiều rộng mặt từ 4-6 m hay liếp đôi với chiều rộng mặt từ 6-8 m,
thậm chí từ 10-12 m. Đối với vùng đất phù sa, không phèn, có thể lên liếp
đôi để tiện việc trồng xen hoa màu trong giai đọan kiến thiết cơ bản, đồng
thời cũng dễ áp dụng các mô hình đa canh khi cây trưởng thành. Đối với
vùng đất có phèn, mặn nên lên liếp đơn để liếp mau rửa phèn và thường áp
dụng mô hình độc canh hay xen canh với một số cây có khả năng chịu phèn
như chuối, khóm.
- Đất cát pha địa hình bằng phẳng, dễ thoát nước: Không cần lên liếp. Dọn
sạch đất, cày tơi xốp. Định hướng trồng, đóng cọc định vị hố trồng.


- Đất thịt khó thoát nước: Phải đào mương lên liếp. Kích thước và kiểu liếp
thay đổi tùy theo điều kiện thực tế, nhưng điều kiện quan trọng là phải có
tầng đất mặt dày 1m để bảo đảm cho bộ rễ dừa phát triển. Có 2 loại liếp: liếp
đơn và liếp đôi.
- Liếp đôi: (Hình 23-24): Bề rộng liếp đôi thường là 10 m. Trồng hai hàng
dừa ở 2 bên, cách bờ mương 1-1,5 m.



Hình 23



Hình 24
- Liếp đơn: (hình 25): Bề rộng mặt liếp khoảng 5 m. Trồng một hàng dừa ở
giữa liếp.


Hình 25

Đối với đất có tầng canh tác dày > 50 cm có thể lên liếp hoàn chỉnh ngay từ
đầu. Đối với đất có tầng canh tác < 50 cm có thể tiến hành lên ụ với các
bước sau:
- Năm đầu tiên: đắp ụ dạng hình nón cụt chiều cao 1m, bề mặt trên có cạnh
rộng 2,5m, cạnh đáy rộng 3,5m.
- Năm thứ 2: mở rộng ụ thêm 1m mỗi cạnh.
- Năm thứ 3: nối các ụ lại với nhau để hình thành liếp hoàn chỉnh.
Nếu trồng trên ụ, kích thước không nên quá nhỏ, cây sẽ bị hốc nước vào mùa
khô, ít nhất cạnh đáy ụ phải được 3,5m, cạnh ở mặt ụ 2,5m.
4. Khoảng cách trồng:

Khoảng cách trồng tùy theo giống, độ màu mỡ của đất, điều kiện khí hậu và
mô hình có trồng xen hay không. Giống dừa cao do có lá dài 5-6m nên
thường trồng thưa hơn giống dừa lùn với lá dài 3-4m. Vùng đất màu mỡ,
mưa nhiều, không có các yếu tố bất lợi của môi trường cây dừa sẽ phát triển
mạnh nên trồng thưa hơn so với vùng đất đai không màu mỡ và khí hậu khô
hạn, lượng mưa thấp. Ngoài ra, mô hình có trồng xen nên trồng thưa nhằm
bảo đảm nhu cầu ánh sáng cho cây trồng xen. Trồng quá thưa sẽ lảng phí đất
canh tác nhưng nếu trồng quá dầy cây cạnh tranh ánh sáng, vươn cao, lóng
dài cho năng suất thấp. Trồng theo kiểu hình tam giác có mật độ cao hơn
15% so với trồng theo kiểu hình vuông. Tuy nhiên, trồng theo kiểu hình
vuông hay hình chữ nhật thích hợp cho mô hình trồng xen hơn trồng theo
kiểu tam giác (Bảng 1).
- Giống dừa cao: khoảng cách 9m x 9m hình tam giác đều, mật độ 143
cây/ha.
- Giống dừa lai: khoảng cách 8.5m x 8,5m hình tam giác đều, mật độ 160
cây/ha.
- Giống dừa lùn: khoảng cách 8m x 8m hình tam giác đều, mật độ 180
cây/ha.
Bảng 1. Số cây dừa/ha tương ứng theo mật độ trồng và phương pháp trồng
Khoảng
cách trồng
(m)
Phương
pháp
Hình
vuông
Phương
pháp
Tam giác
đều

7 x 7 204 236
7,5 x 7,5 178 205
8 x 8 156 180
8,5 x 8,5 138 160
9 x 9 123 143

- Nếu có trồng xen, khoảng cách trồng có thể thưa hơn (từ 9 – 10m) tùy theo
đối tượng cây trồng xen. Tùy theo loại đất: đất xấu trồng dầy, đất tốt trồng
thưa. Mật độ trung bình nên từ 160-180 cây/ha.
Bảng 2. Khoảng cách và mật độ trồng của dừa cao và dừa lùn trên đất phù sa
và đất phèn (Nguyễn Bảo Vệ và csv., 2004)
Mật độ
(cây/ha)
TT

Giống

Khoảng
cách
trồng
(m x m)

Hình
vuông

Hình
tam
giác
1 Dừa
cao


- Đất
phù sa
8,0 x
8,0
156 180
- Đất
phèn
7,5 x
7,5
178 205
2 Dừa
lùn

- Đất
phù sa
7,0 x
7,0
204 236
- Đất
phèn
6,5 x
6,5
237 273

5. Đấp mô hoặc chuẩn bị hố trồng:
Ở vùng đất thấp nên trồng cây trên mô để tránh bị đọng nước cho cây. Mô
hình chóp, có kích thước từ 60-80cm, cao từ 30-40cm. Dùng đất phù sa hay
đất mặt trộn với 5-10kg phân hữu cơ, 0,5kg phân lân đấp mô 1-2 tuần trước
khi trồng. Vùng đất cao nên trồng trong hố có kích thước 60x60x60 cm.

Trộn đều đất mặt với phân hữu cơ hoai mục, phân lân cho vô hố như đấp
mô. (hình 25a)



Hình 25a
6. Chuẩn bị cây con:
Đối với cây con được ươm trực tiếp trên đất nên dùng len xén đứt rễ xung
quanh rồi nhấc cây lên khỏi liếp ươm. Không nên dùng tay nắm lá kéo đứt rễ
dừa sẽ làm gãy gốc thân. Cắt ngắn rễ còn từ 3-5cm, nhúng cây con vô dung
dịch thuốc trừ nấm để tránh cho rễ không bị nhiễm bệnh và mau phục hồi.
Nên trồng cây con càng sớm càng tốt, tốt nhất là ngay trong ngày sau khi
được bứng ra khỏi vườn ươm. Cây con được ươm trong túi nhựa dẻo sẽ
thuận tiện và đơn giản hơn khi được chuyển đi trồng. (hình 26)


Hình 26
7. Cách trồng cây con:
Đào một lỗ có kích thước bằng trái dừa trên mô hay trong hố sau đó đặt cây
dừa con vô hố, lấp đất khoảng 2/3 trái. Nên đạp đất, nén xung quanh cây con
giúp cho cây được giữ chặt vô đất. Dùng nẹp tre cột vô gốc thân để cây
không bị lung lay và dùng lá dừa che mát cho cây con vào mùa khô.
- Trường hợp ươm dừa trên luống: Bón lót vào hố đã đào trước đây, đặt cây
con xuống và bón phân vô cơ trộn với đất mặt ở chung quanh gốc, cuối cùng
lấp đất lại cho ngang mặt đất, phủ gốc độ 3cm, giẫm nhẹ xung quanh gốc,
tưới nước (hình 27).



Hình 27

- Đối với cây con ươm trong túi nhựa dẻo: Dùng dao rạch một đường cách
đáy túi 1cm, không rạch sâu để tránh tổn thương cho rễ, nâng cây con đặt
nhẹ vô hố, cẩn thận không làm bể đất lộ bộ rễ ra. Tiếp theo rạch một đường
dọc, cho đất lấp bầu đất từ từ, sau đó kéo túi PE ra khỏi hố. Cần cẩn thận
tránh làm vở bầu đất khi trồng để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
cây con (Hình 28).


Hình 28

×