Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Kỹ thuật trồng cây trôm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.68 KB, 4 trang )

Kỹ thuật trồng cây trôm

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Cây Trôm trồng thuần loại trên nương rẫy cũ hay đang canh tác
* Xử lý thực bì:
Xử lý thực bì cục bộ theo băng và được bố trí theo đường đồng mức, chiều
rộng băng 2 mét.
*. Làm đất:
Sau khi phát dọn thực bì xong tiến hành đào hố theo qui cách 40cm*
40cm*40cm. Khi đào hố phải cho lớp đất mặt qua một bên, đất phía dưới qua một
bên. Công tác đào hố phải hoàn thành trước khi trồng 10-15 ngày để có điều kiện
kiểm tra qui cách hố trồng. Nơi có điều kiện nên bón lót mỗi hố 1 kg phân chuồng
hoai và trộn đều trước khi trồng cây.
Bố trí cự ly trồng cây 4m x 6 m ( Cây cách cây 4 mét, hàng cách hàng 6
mét) hoặc 5 m x 5m ( hàng cách hàng 4 mét, cây cách cây 4 mét )
Chăm sóc.
Cuốc cỏ đường kính 1 mét , xới đất sâu 5-10 cm vun gốc cao 10 cm, tấp cỏ
vào gốc cây để giữ ẩm. Số lần chăm sóc: 2 lần. Thời gian chăm sóc: đầu mùa khô
để kết hợp phòng chống cháy và đầu mùa mưa. Bón thúc 50 gam NPK/ cây kết
hợp khi xới cỏ vun gốc khi chăm sóc lần 1.
Phải thường xuyên kiểm tra bảo vệ chống người và gia súc phá hại cây
trồng.
2. Kỹ thuật trồng chà là
- Chà là là loại cây trồng thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, nhất là đất
cát nghèo dinh dưỡng, đất có nước ngầm và có độ nóng cao. Ðặc biệt chà là có thể
chịu đựng được nơi có độ mặn cao.
- Trồng bằng cây con từ 5-6 tháng tuổi. Nên trồng vào đầu vụ mưa để giảm
công tưới và tăng tỉ lệ sống.
- Tùy theo địa hình của đất mà từng nơi mà có thể trồng tập trung hoặc
trồng theo hàng và tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu của từng vùng ta trồng
cho phù hợp để cây đến tuổi dễ thụ phấn tự nhiên.


- Ðào hố qui cách 30 x 30 x 30 cm để trồng cây con. Mật độ 500 cây/ha với
khoảng cách: hàng cách hàng 4-6 m, cây cách cây 4-6 m.
- Trước khi trồng ta nên xử lý đáy hố bằng phân bón vi sinh để cây dễ bén
rễ, trồng xong nên tưới nước ngay để cây nhanh hồi phục .
- Thời gian 5-7 năm sau chà là sẽ cho quả. Thời gian này còn tùy thuộc vào
đất, cách chăm sóc và thời tiết nơi trồng.
Chăm sóc:
+ Ðề phòng sùng cắn rễ lúc mới trồng, chuột phá hại rễ, thỏ rình ăn lá non.
+ Mỗi tháng bón 0,01 kg phân NPK cho mỗi hố .
+ Tưới nước vào 6 tháng mùa khô của năm đầu mới trồng.
+ Khi cây còn nhỏ, dọn sạch cỏ xung quanh gốc để cỏ khỏi lấn át chà là
mới trồng.
Lưu ý: Cần tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ vào mùa khô để chống sự thoát hơi nước
của đất.
+ Mỗi năm vào tháng 12 đến tháng 11 cần phải cắt lá già, khô khi lá non
mọc, cắt đến 5-10 lá già. Khi lá non mọc ra phải cắt gai để sau này khỏi bị chấn
thương.
Thụ phấn cho chà là:
Cây chà là nở hoa đón nhị đực trong 3 ngày, nếu có được thụ tinh thì kết
trái ngay sau đó. Nếu không có phấn thụ tinh thì hoa héo đi sau 3 ngày kế tiếp. Ðể
tăng khả năng đậu trái của hoa cái, ta có thể áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo
và biện pháp canh tác để tăng khả năng thụ phấn tự nhiên.
+ Thụ phấn nhân tạo:
Khi mùa hoa nở, nhà vườn thu lấy phấn hoa đực và dùng bông nhúng vào
phấn hoa đực rồi tung lên vòi nhụy cái vào mỗi sáng sớm. Nếu bảo quản tốt, phấn
hoa chà là có thể dùng trên một năm.
+ Thụ phấn tự nhiên:
Nếu để hoa đực nhờ gió côn trùng đưa phấn tới cho hoa cái thì trên một
vườn nên trồng nhiều giống khác nhau để tăng cường thụ phấn ,làm như vậy sẽ
tăng khả năng đậu quả cho chà là

VII. Chế biến:
+ Mùa chà là chín, nhà vườn nên hái từ từ những quả chín suốt, không hái
quả non.
+ Muốn cho chà là ngon, có chất lượng cao thì phải để cho trái chín cây rồi
mới thu hoạch.
+ Sau khi đem về nhà, nhà vườn cho rửa bằng nước vòi sen và sau đó dùng
quạt để thổi nước cho khô. Xong lựa kích cở , cho vào hộp và đem tiêu thụ.

×