Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Sâu hại lúa và cách phòng trừ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.92 KB, 16 trang )

Sâu hại lúa và cách phòng trừ
1. Sâu đục thân bướm hai chấm
Scirpophaga incertulas Walker
Gây hại trong suốt tời kỳ sinh trưởng của
lúa ( kể cả giai mạ). thích hợp trong điều
kiện ấm, nóng và ẩm độ cao nên ở miền
Nam và miền Trung sâu có thể gây hại
trong tất cả các vụ lúa. Tại các tỉnh phía
Bắc, những năm mùa đông rét đậm kéo
dài, vụ mùa khô hạn thường phát sịnh nặng. Một năm có 6 -7 lứa, quan trọng
nhất là lứa 2 (tháng 5) và lứa 5 (tháng 9) gây bông bạc. Lúa xuân muộn và
mùa chính vụ bị hại nặng hơn cả.

* PHÒNG TRỪ
- Dùng giống chống chịu.
- Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp.
- Cày lật gốc rạ phơI ải hoặc làm dầm (ngâm nước) sau thu hoạch diệt
nhộng.
- Ngắt dảnh héo, ngắt ổ trứng, bẫy đèn đồng loạt bắt bướm.
- Mật độ ổ trứng từ 0,5-0,7 ổ/m2 (lúa đẻ nhánh) hoặc 0,2- 0,3 ổ trứng/m2
(lúa sắp trỗ) cần phòng trừ bằng thuốc hóa học.

Phun các loại thuốc:
Padan 95SP, Regent 800WP sau khi bướm độ 5-7 ngày.
Dùng thuốc Basudin 10G, Diaphos 10G trộn với đất bột, rắc khi có dảnh héo
hoặc lúa sắp trỗ. Khi rắc thuốc chú ý ruộng phải có nước
2. Sâu đục thân năm vạch đầu nâu
Chilo suppressalis Walker
Sâu đục thân 5 vạch Phát sinh nhiều ở vùng ôn độ thấp, ít lụt bão. Hại nặng
ở giai đoạn lúa con gái- làm đòng; vụ xuân hại nặng hơn vụ mùa.



3. Sâu đục thân năm vạch đầu đen
Chilo polychrysus Meyrich
- Thường xuyên điều tra để dự báo chính xác lứa sâu hại.
- Sau khi thu hoạch, thu dọn rơm rạ đem đốt hoặc ngâm dầm để diệt nguồn
sâu.
- Chăm sóc hợp lý.
- Sử dụng những loại thuốc phòng trừ như với sâu đục thân lúa bướm 2
chấm.


4. Sâu cuốn lá nhỏ
Medinalis Guenee
Gây hại từ khi lúa đẻ nhánh tới khi lúa ngậm sữa. Quan trọng nhất là giai
đoạn lúa đẻ nhánh làm đòng. Những năm có khí hậu mát mẻ, ẩm độ cao,
mưa nắng xen kẽ thường phát sinh nặng.
* Phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ

- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại là nơi trú ngụ qua đông.
- Cấy dày vừa phải. Chăm sóc bón phân hợp lý.
- Bẫy đèn diệt bướm. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng. Khi sâu non có
mật độ 9-12 con/m2 (giai đoạn lúa đẻ nhánh), 6-9 con/m2 (lúa làm đòng)
cần phun thuốc.
- Dùng các loại thuốc Padan 95SP, Regent 800WP, Sumithion 50EC, Karate
2.5EC phun khi sâu còn tuổi 1-2, sâu đã lớn cần phá bao lá trước khi phun
mới có hiệu quả.

5. Sâu cuốn lá lớn
Parnara guttata Bremer et Grey
Thường gây hại lúc lúa đứng cái; vùng truntg du và miền núi bị hại nặng

hơn đồng bằng. Những năm mưa nhiều, thời tiết mát mẻ, sâu phát sinh nặng.

* PHÒNG TRỪ
Gieo cấy mật độ vừa phải; chăm sóc bón phân hợp lý. Ruộng bị hại nặng có
thể dùng rào tre kéo phá vỡ tổ rồi phun thuốc Regent 800WG, Padan 95SP
hoặc Karate 25EC để diệt sâu non. Sau khi phun thuốc
chăm sóc tốt để lúa nhanh hồi phục.

6. Sâu năn hại lúa
Pachydiplosis oryzae Wood- Mason
Sâu năn thường phát sinh thành dịch Khi trời âm u, mưa
nhiều, nhiệt độ từ 22-250C, ẩm độ từ 80-90%. Muỗi năn
phá hại chủ yếu thời kỳ mạ đã lớn và lúa cấy mới bén chân.
Lúa mùa bị hại nặng hơn lúa xuân;mùa sớm bị hại nặng
hơn mùa chính vụ
* PHÒNG TRỪ
- Sử dụng các giống kháng sâu năn.
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại.
- Điều chỉnh thời vụ lệch pha với thời gian phát sinh gây hại của sâu năn.
- Bón phân cân đối, đặc biệt tăng lượng phân lân để hạn chế sâu năn.
- Dùng bẫy đèn diệt muỗi
- Bảo vệ ong ký sinh là thiên địch của sâu năn
-Ruộng chớm bị sâu năn cần kịp thời tháo nước phơi ruộng hạn chế sự lây
lan phát triển của sâu.
- Dùng thuốc dạng hạt như Vibasu 10H, Basudin 10H hoặc Furadan 3G trộn
với đất bột rắc theo từng ổ để diệt sâu non

7. Sâu phao
Nymphula depunctatus Guenee


Tên khác- Nymphula staynalis; Zebronia decassalis (Guenee); Hydrocaupa
depunctalis (Guenee)
- Sâu phao chỉ hại trên ruộng lúa nước, không hại trên lúa cạn.
- Nếu trong ruộng lúa cùng có sự xuất hiện gây hại của ruồi và sâu đục thân
thì tác hại của chúng gây ra sẽ làm năng suất lúa giảm đáng kể.
* PHÒNG TRỪ
- Rút nước để ruộng cạn vài giờ sâu có thể chết vì không thể bơi đi kiếm ăn
được.
- Khi sâu có mật độ cao phun các loại thuốc Regent 800WP, Padan 95SP,
Actara 25WG để diệt sâu non.
8. Sâu gai
Dicladispa armigera (Olivier)
Dicladispa armigera boutani Weise
Trưởng thành có nhiều gai trên mình, thường qua đông trên cỏ dại, thích ăn
và đẻ trứng ở những trà lúa non, bón nhiều đạm. Sâu non gặm chất xanh
giữa 2 lớp biểu bì tạo thành vết sọc màu trắng trên lá. Thời tiết nóng, ẩm độ
cao, nắng mưa xen kẽ thích hợp cho sâu gai phát triển. Ruộng cao ít bị hại
hơn ruộng nước.

* PHÒNG TRỪ
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt sạch cỏ dại. Khi mật độ trứng cao ngắt phần ngọn
lá có trứng và vợt bắt trưởng thành.
- Phun các loại thuốc Regent 800WG, Padan 95SP hoặc Actara 25WG khi
sâu phát sinh rộ.
9. Châu chấu hại lúa
Oxya chinensis Thunberg
Oxynia velox Fabricius
- Châu chấu non hại lúa ngay sau khi nở. Trưởng thành thích ánh sáng đèn,
ánh sáng lửa; ban ngày hoạt động mạnh từ 7- 10 giờ sáng và từ 3- 5 giờ
chiều.

- Châu chấu phá hại quanh năm, thường
gây hại nặng trên lúa chiêm xuân cuối vụ,
mạ mùa và lúa mùa sớm.
* PHÒNG TRỪ
- Vệ sinh đồng ruộng. làm sạch cỏ bờ, sơn
bờ ruộng hạn chế nơi trú ngu của châu
chấu.
- Thời kỳ mạ và lúa con gái dùng vợt để bắt châu chấu.
- Những vùng trung du và miền núi về đêm nên đốt các đống lửa để diệt
châu chấu.
- Khi châu chấu phát sinh rộ, mật độ cao phun các loại thuốc như Sherpa
25EC, Fastac 5EC tốt nhất phun vào giai đoạn châu chấu non mới nở.



10. Rầy nâu
Nilaparvata lugens Stal
Rầy nâu thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, ẩm độ cao, mưa nắng xen
kẽ và cấy nhiều giống nhiễm rầy thường phát sinh gây hại nặng. Rầy xâm
nhập vào ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. cao điểm rầy phát
sinh mật độ cao và gây hại năng vào giai đoạn lúa trỗ xong, ngậm sữa và bắt
đầu chín. ở miền Bắc mùa đông lạnh nên có 2 đỉnh cao và gây cháy rầy vào
các tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10 (vụ mùa) trùng với giai
đoạn lúa trỗ – ngậm sữa. Rầy nâu còn là vectơ truyền bệnh vàng lùn, lùn
xoắn lá hại lúa.

Trứng rầy nâu Rầy nâu non

Rầy nâu trưởng thành cánh dài Rầy nâu trưởng thành cánh ngắn
PHÒNG TRỪ

- Sử dụng giống kháng rầy nâu.
- Cấy dày vừa phải, bón phân cân đối, thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy. Khi
mật độ rầy cám từ 18- 27 con/khóm lúa cần phun thuốc diệt rầy.
- Dùng các loại thuốc Bassa 50EC, Regent 800WP, Trebon 20ND, Mipcin
20WP, rạch hàng lúa để phun. Nếu dùng Actara 25WG thì không cần rạch
hàng nhưng vẫn phải phun tập trung vào gốc lúa.


Ruộng lúa bị cháy rầy nâu

11. Rầy lưng trắng
Sogatella furcifera Horvath
Gây hại cùng với rầy nâu nhưng trong cùng lứa thì rầy lưng trắng phát sinh
rộ sớm hơn. Rầy non có màu trắng hoặc nền trắng cùng các vết xám đậm.
Thường hại nặng trên các giống lúa nhiễm rầy, lúa lai, thâm canh cao, bón
nhiều đạm, ruộng lúa cấy dày, rậm rạp. Rầy lưng trắng thường có mật độ
cao, gây hại nặng vào giai đoạn giai đoạn lúa làm đòng. ở vùng lúa đồng
bằng sông Hồng một năm có 6-7 lứa. Quan trọng là lứa tháng 4 và cuối
tháng 8 đầu tháng 9 trùng với các giai đoạn trên.

* PHÒNG TRỪ
- Sử dụng giống kháng
- Cấy dày vừa phải
- Bón phân cân đối
- Thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy
- Thường xuyên điều tra đồng ruộng khi phát hiện mật độ rầy cám từ 18
- 20 con/khóm lúa phải phun thuốc.
- Dùng thuốc Bassa 50EC, Mipcin 20WP, Trebon 20ND, Regent 800WG
- Khi phun rạch hàng lúa để phun. Nếu dùng Actara 25WG thì không cần
rạch hàng lúa.


12. Bọ xít
BỌ XÍT DÀI - Leptocorisa acuta Thunberg
BỌ XÍT XANH - Nezara viridula Linnaeus
BỌ XÍT ĐEN - Scotinophara spp
Bọ xít thường gây hại nặng ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa,
quan trọng nhất là thời kỳ trỗ, bông lúa bị hại lửng lép hoặc bạc trắng, giảm
năng suất. Ruộng lúa gần bìa rừng, gần ruộng rau màu và có nhiều cỏ dại
thường bị hại nặng.

* PHÒNG TRỪ
- Vệ sinh đồng ruộng, diệt trừ cỏ dại và ký chủ phụ.
- Cấy gọn thời vụ. Phát hiện sớm thu gom ổ trứng để diệt, vợt bắt trưởng
thành.
- Dùng bả lá xoan tẩm nước giải một ngày, bó vào cọc cắm nhử bọ xít dài
đến để tiêu diệt.
- Dùng các loại thuốc Ofatox 400EC, Fastac 5EC, Dimenat 40EC hoặc
Actara 25WG. phun khi bọ xít phát sinh rộ.


13. Bệnh bọ trĩ
Stenchaetothrips biformis Bagnall
Bọ xít thường gây hại khi lúa còn non ở
giai đoạn mạ, lúa lúa hồi xanh và đang đẻ
nhánh.
Lúa xuân muộn (tháng 3,4) thường bị hại
nặng hơn cả. Lúa gieo thẳng bị hại nặng
hơn lúa cấy. Những năm khô hạn thích
hợp cho bọ trĩ phát sinh rộ. Ruộng lúa
càng khô hạn thì thiệt hại do bọ trĩ gây ra

càng lớn.

* PHÒNG TRỪ

Bọ trĩ rất dễ trừ nhưng tại những vùng thường xuyên bị bọ trĩ phải áp dụng
các biện pháp tổng hợp:
- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, nhất là cỏ môi cũng là ký chủ chính
của bọ trĩ.
- Gieo cấy mật độ vừa phải, giữ nước không để ruộng khô.
- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng phát hiện và phun tuốc kịp thời.
- Dùng các loại thuốc Regent 800WG, Hopsan 75ND, Selecron 500EC hoặc
Actara 25WP phun khi bọ trĩ phát sinh rộ.

Theo nongnghiep.dailyinfo.vn


×