Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kỹ thuật trồng bưởi doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.94 KB, 4 trang )

Kỹ thuật trồng bưởi
Chuẩn bị đất trồng
Đất cao đào hố ngang mặt đất và đắp vồng để dễ
tưới trong mùa nắng, mùa mưa phá vồng để cây
khỏi bị úng nước và bị chảy khi úng. Kích thước
liếp rộng 5-8m, chiều dài tuỳ theo kích thước vườn nhưng không nên dài quá 30m.
Quanh vườn nên đào mương rộng từ 1,5 - 2m, sâu 1-1,2m và đắp bờ cao; mương
nội đồng rộng từ 0,5-1m, sâu 0,8-1m. Khi đào mương nên chú ý không nên đem
lớp đất phèn (nếu có) lên mặt liếp, nếu đất chua cần bón vôi để nâng pH = 5,5 - 6.
Nên chú ý đặt cống để điều tiết nước, hàng năm cần sửa sang liếp bằng cách bồi
một lớp mỏng bùn và mở rộng mép liếp khi có thể.
Kích thước hố trồng
Hố trồng bưởi đào theo hình vuông, kích thước 0,6x0,6m. Khoảng cách trồng
5x5m. Trong 3, 4 năm đầu, có thể trồng xen những loại cây ngắn ngày.

Trồng cây

Nên trồng vào đầu mùa mưa, khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây giống khi trồng
nên đặt thẳng đối với cây tháp hoặc cây chiết có nhánh phân bố đều. Đặt nghiêng
đối với cây chiết ít nhánh, giúp các đọt bên mọc lên để tạo tán.

Bón phân

Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân
bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây:

- Cây 1 - 3 năm tuổi, bón 1 - 3kg NPK (16-16- 8), 0,5 - 1kg super lân.
- Cây 4 -6 năm tuổíi, bón 4 -7kg NPK (16 - 16 -8), 0,5 - 1kg super lân.
- Cây 7 -9 năm tuổi, bón 8 -15kg NPK (16 -16 -8), 0,5 - 1kg super lân.

Cách bón phân như sau:



- Cây từ 1-3 tuổi nên pha vào nước, tưới định kỳ 1 - 2 lần/tháng.

- Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho
mỗi gốc: lần 1, sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân
NPK. Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 3, sau khi đậu
trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK. Lần 4, trước khi thu hoạch 1 - 2 tháng, bón
1 -2kg Kali.

Chăm sóc

Làm sạch cỏ, thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. Tưới
dặm nếu nắng gắt, thoát nước khi bị úng. Tỉa bớt hoa quả vào năm chúng ra quá
nhiều, làm cho bưởi kiệt sức. Thu hoạch tập trung và tăng cường phân bón vào
những năm được mùa.

Phòng trừ sâu bệnh

- Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm
Phythopthora spp. Đừng để úng nước, phun Aliette 2,5%, Ridomil 2%.

- Bệnh loét: Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng
trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi
1%, làm 3 lần, cách nhau 10 - 15 ngày.

- Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn
ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc
sớm ngay từ giai đoạn lá còn non.

- Bọ xít xanh hại quả (phynchocoris humeralis): Bọ xít chích hút nước quả, làm

quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng
Trebon và Applau - Mip.

- Sâu đục thân cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt
cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước
lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (có thể rải ít
basudin), dùng móc sắt bắt sâu.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×