Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Một số biện pháp bước đầu cho trẻ 3 – 4 tuổi làm quen với chữ viết. docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.08 KB, 3 trang )

Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Sở GD và ĐT Tp Hồ Chí Minh
Trường MNBC TH 19/5
BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
(Năm học 2006 – 2007)
Đề tài: Một số biện pháp bước đầu cho trẻ 3 – 4 tuổi
làm quen với chữ viết.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Lệ Phú
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Lớp Mầm 5
Cá nhân liên quan: Ban giám Hiệu và Phòng chuyên môn
A.Đặt vấn đề:
- Để dạy và chăm sóc trẻ ở một lứa tuổi nào đó, chắc chắn người giáo
viên phải luôn hiểu rõ về khả năng tâm sinh lý về trẻ ở lứa tuổi đó. Năm
2006 -2007 vừa qua, được sự phân công xuống lớp Mầm công tác tôi đã phải
học hỏi và tìm hiểu về lứa tuổi này rất nhiều từ mọi vấn đề ở các bạn đồng
nghiệp, Ban Giám Hiệu…tôi nhận thấy ở trẻ 3-4 tuổi có:
- Khả năng quan sát và ghi nhớ hình ảnh rất tốt.
- Khả năng khái quát bằng biểu tượng và ký hiệu, trong đó có dạng hiệu
bằng chữ viết , bắt đầu hình thành và có thể phát triển.
- Từ đó tôi luôn suy nghĩ về vấn đề này và muốn thử nghiệm ngay trên
trên trẻ lớp mình.
B. giải quyết vấn đề:
Giai đoạn 1: Nhận biết tên đệm, tên gọi bằng chữ viết.
Đối với trẻ 3 – 4 tuổi thường thì các Giáo viên hay sử dụng các ký hiệu
hình ảnh như động vật, thực vật,… hay hình chụp của trẻ để giúp để giúp trẻ
nhận ra đồ dùng vật dụng của mình. Qua hai tháng hè ở lớp Mầm, tôi nhận
thấy trẻ lớp tôi có thể nhận biết rõ các tín hiệu hình ảnh nên tôi đã kết hợp cả
ký hiệu chữ viết. ( Tên của trẻ) trên đồ dùng vật dụng để giúp trẻ nhận biết.
Vì tôi nghĩ “Con chữ cũng chính là ký hiệu nhưng đó là một dạng ký hiệu


đặc biệt “. Nhưng để giúp trẻ lớp Mầm có thể chú ý và nhận biết ký hiệu con
chữ, phải bắt đầu như thế nào?
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trước hết tôi viết tên trẻ (tên đệm, tên gọi) ngay cạnh ký hiệu hình ảnh,
đặc biệt tôi sử dụng loại chữ viết in hoa và không đánh máy. Sử dụng biện
pháp nhắc nhở, hướng dẫn trẻ mọi lúc mọi nơi để giúp trẻ ghi nhớ ký hiệu
tên mình. Thường xuyên chỉ vào tên trẻ trên đồ dùng vận dụng và hỏi: “Tên
của ai vật nè? ”, “ Tên của ai trên dép này mà dễ thương quá vậy? ”
Giai đoạn 2: Phân biệt tên đệm, tên gọi
Để trẻ nhận biết tên mình rõ ràng hơn, tôi sử dụng biện pháp cho trẻ đọc
các thẻ từ có viết âm đệm, tên gọi của trẻ trên đó:
Ví dụ: BẢO HÂN, đọc theo cách từ trái sang phải. Sau đó cho trẻ tự sắp
xếp và dạy cho trẻ tự đọc đi đọc lại, trẻ có thể xếp ngược tên gọi và tên đệm
rồi đọc chúng, ví dụ hai chữ HÂN BẢO. Từ đó , trẻ phát hiện ra cách sắp
xếp như trên sẽ không đúng với tên gọi của mình. Cứ như thế trẻ sẽ dần dần
xác định rõ tên của mình thông qua việc trẻ nhận biết tên đệm, tên gọi.
Ở hai giai đoạn trên, tôi luôn kết hợp và trao đổi với phụ huynh về việc
tạo cơ hội để giúp trẻ nhận biết tên mình. Khi đưa đón trẻ, phụ huynh
thường chỉ vào tên của trẻ và hỏi (hoặc bạn khác).
Ví dụ: Tên của con ở ngăn tủ nào? Chỉ mẹ xem với!
Tên của bạn nào giống tên của con?
Trên mỗi đồ dùng, vật dụng của trẻ, phụ hynh thường ghi hoặc thêu tên
của trẻ vào, chỉ cho trẻ xem và dạy cho trẻ đọc. Tất cả các cơ hội trên tạo
cho trẻ những cảm xúc khám phá, phấn khởi và ham thích. Tạo cho trẻ cảm
giác là thấy mình đã lớn: Mình biết đọc chữ như người lớn.
Sau một thời gian ngắn tôi tháo bỏ dần các ký hiệu hình ảnh, chỉ để lại tên
trẻ trên đồ dùng vật dụng.
Giai đoạn 3: Phân biệt tên mình và tên bạn

Khi đã qua giai đoạn 2, trẻ đã có thể nhận biết vị trí tên đệm, tên gọi và
ngay cả tên của mình thì tôi dạy trẻ phân biệt tên mình và tên bạn có trùng
tên đệm hay tên gọi. Tôi tạo cho trẻ tình huống phân biệt tên bằng cách quan
sát và nhận xét sự giống nhau hay khác nhau ở tên đệm hay tên gọi.
Ví dụ: Thảo Hân - Bảo Hân
Hai bạn này giống nhau ở tên gọi nhưng khác nhau ở tên đệm
Ví dụ: Quang Thắng Quang Ngọc
Hai bạn này có tên đệm giống nhau nhưng lại khác nhau ở tên gọi
Giai đoạn 4: Áp dụng vào các giai đoạn chơi và học
Từ việc nhận biết các ký hiệu như trên, tôi đã áp dụng một số hoạt động
chơi và học dựa trên những sự việc mà trẻ đang nhận biết.
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Ví dụ: Khi dạy về chủ đề nước, dạy trẻ phân biệt nước sạch, nước bẩn. Tôi
để hai lọ nước sạch và nước bẩn cạnh nhau, mỗi lọ có hai thẻ từ để giúp trẻ
phân biệt rõ hơn.
**** Một số tác động đến trẻ chậm hơn:
_ Sử dụng trò chơi “loại trừ” : Cho trẻ lựa chọn các loại thẻ từ có tên gọi
giống nhau, ví dụ: Dương Minh, Hải Minh , Cao Minh…. Và sau đó dạy trẻ
loại trừ bằng tên đệm.
_ Luôn kết hợp nhiều tình huống để nhắc nhở, để lập lại….nhằm tạo giúp trẻ
ghi nhớ.
_ Không tháo quá sớm các ký hiệu hình ảnh.
**** Qua thử nghiệm trên, tôi nhận có một số hiệu quả nhất định:
- Đối với trẻ: Khả năng tư duy logic và tính trật tự của trẻ phát triển đáng
kể. Nó sẽ là nền tảng vững chắc cho các hoạt động nhận thức sau này.
_ Việc này cho trẻ 3-4 tuổi nhận biết ký hiệu chữ viết như
một loại ký hiệu đặc biệt nhằm giúp trẻ bước đầu hiểu được ý nghĩa chữ
viết.

- Đối với Giáo viên: Việc trang bị các loại ký hiệu trên đồ dùng đồ vật
suốt năm sẽ đơn giản hơn, hiệu quả hơn và tạo được nhiều cơ hội để trẻ suy
luận, ghi nhớ tốt hơn.
C. Kết thúc vấn đề:
Đây là một thử nghiệm mà tôi rất tâm đắc khi thực hiện trên trẻ 3-4 tuổi
trong năm học vừa qua, rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng
góp ý kiến để vấn đề này được áp dụng tốt hơn trong việc chăm sóc và giáo
dục trẻ.
Thành phố năm 2007
Nguyễn Thị Lệ Phú
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai

×