Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình ở huyện cát tiên, tỉnh lâm đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.39 MB, 168 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
-----------------------------------------------------

TRẦN THỊ NGỌC LÀI

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ PHỤ NỮ
BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở HUYỆN
CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
MÃ SỐ: 87 60 101

BÌNH DƯƠNG- 2021
Luận văn thạc sỹ Quản lý công


UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
--------------------------------

TRẦN THỊ NGỌC LÀI

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ PHỤ NỮ
BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở HUYỆN
CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI
MÃ SỐ: 87 60 101


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐỒNG VĂN TỒN

BÌNH DƯƠNG- 2021
Luận văn thạc sỹ Quản lý cơng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đồng Văn Tồn.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn thạc sĩ về “Công
tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm
Đồng” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng
lĩnh vực.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Bình Dương, tháng 9 năm 2021
Tác giả Luận văn

Trần Thị Ngọc Lài

i

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Đồng Văn Tồn người đã tận
tình hướng dẫn, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu cho tơi trong suốt
q trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tơi xin cảm ơn Q thầy cơ giảng dạy chương trình cao học Công tác xã hội

tại Trường Đại học Thủ Dầu Một đã nhiệt tình giảng dạy, truyền thụ cho tơi những
kiến thức bổ ích về ngành Cơng tác xã hội, đặc biệt là vị trí, ý nghĩa và vai trị
quan trọng của nó trong xã hội phát triển hiện đại.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ quản lý, nhân viên, người dân trên địa bàn chọn
mẫu khảo sát đã hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình cung cấp thơng tin, tài liệu trong quá
trình thực hiện nghiên cứu.
Cuối cùng, tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý chân tình của Q
thầy cơ, nhà nghiên cứu và đọc giả để Luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Bình Dương, tháng 9 năm 2021
Tác giả Luận văn

Trần Thị Ngọc Lài

ii

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


TĨM TẮT LUẬN VĂN
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù của xã hội, gia đình mang lại sự êm
ấm, hạnh phúc cho mỗi người và giúp xã hội ổn định. Mỗi chúng ta ai cũng ý thức
được giá trị của gia đình mang lại, đó là nơi giúp cân bằng tâm lý, tìm lại được
những giây phút thư giãn trong sự ấm áp, thân thương của gia đình. Dù chúng ta
có đi đâu, làm cơng việc gì thì cũng hướng về nơi có gia đình mình đang ở đó.
Với ý nghĩa như vậy, nhưng khơng phải ai cũng ý thức được giá trị của gia
đình, có những người đã xem nhẹ vai trò của tổ ấm gia đình, có những hành vi đi
ngược lại với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó có thể là hành vi chồng đánh
vợ, vợ mắng chửi chồng, hành hạ con cái và người già. Những hành vi ấy làm
băng hoại đi giá trị đạo đức, phá vỡ tính cố kết của gia đình. Bạo lực gia đình đang

là một vấn nạn đối với xã hội.
Trong những năm qua, huyện Cát Tiên luôn là một trong những địa phương
đẩy mạnh phát triển nơng nghiệp hàng hóa gắn với ứng dụng cơng nghệ cao góp
phần nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích. Kinh tế của huyện phát triển ổn định,
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Khu vực I chiếm 43%, khu vực
II chiếm 18,2%, khu vực III chiếm 38,8%. Tổng giá trị sản xuất (GO) tăng bình
qn từ 12-13%; trong đó các ngành nơng, lâm, thủy tăng từ 6-7%; Công nghiệpXây dựng tăng từ 17-18%; các ngành dịch vụ tăng 16-17%.
Trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng bạo
lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng; vận dụng kiến thức và kỹ năng
của CTXH, các phương pháp trong nghiên cứu trong khoa học xã hội, cụ thể các
phương pháp như: Phương pháp phỏng vấn sâu; phương pháp quan sát; phương
pháp điều tra bằng bảng hỏi; phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình;
phương pháp thống kê trong toán học. Đặc biệt, trong nghiên cứu này chúng tơi
sử dụng phương pháp CTXH nhóm để nghiên cứu rõ hơn về bạo lực gia đình…
để tìm hiểu về cơng tác xã hội với bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm
Đồng. Tác giả đã lựa chọn và phân tích các đề tài nghiên cứu có liên quan được
khái quát, tổng hợp ở phần tổng quan nghiên cứu cả nghiên cứu trên thế giới và
nghiên cứu ở Việt Nam. Tác giả đã lựa chọn và vận dụng các lý thuyết như thuyết
iii

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


nhu cầu, thuyết hệ thống, thuyết nữ quyền; thuyết gia đình… trong quá trình
nghiên cứu thực tiễn. Áp dụng cả phương pháp định lượng và định tính để tiếp
cận và thu thập thông tin một cách tốt nhất.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân ở huyện Cát tiên, tỉnh Lâm Đồng
vẫn cịn xảy ra bạo lực gia đình tuy nhiên chỉ ở mức độ vừa thỉnh thoảng. Khi
khảo sát hầu hết người dân đã phân biệt và đánh giá được những hành vi bạo lực
gia đình; đồng thời đánh giá được mức độ bạo lực gia đình ở địa phương, cũng

như đánh giá được nguyên nhân và các hình thức dẫn đến bạo lực gia đình. Đặc
biệt, khi xảy ra bạo lực gia đình cần tìm đến những hình thức can thiệp, trợ giúp
khi mình là nạn nhân của bạo lực gia đình. Mặt khác, qua khảo sát, phân tích
người nghiên cứu đã thu nhận được hiệu quả của các hình thức tun truyền về
phịng chống bạo lực gia đình tại địa phương. Đồng thời, trong nghiên cứu cũng
giúp người dân nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của bạo lực gia đình đến tất cả
các mặt của đời sống xã hội, gia đình, sự phát triển của con cái...
Qua nghiên cứu cho thấy, người dân rất cần được hỗ trợ, can thiệp về bạo
lực gia đình của chính quyền địa phương, của nhân viên công tác xã hội, đây cũng
là thơng tin bổ ích để các cấp ban ngành, các cơ sở đào tạo công tác xã hội thấy
được ý nghĩa và vai trị của nhân viên cơng tác xã hội với các vấn đề của xã hội
nói chung và hỗ trợ cho nạn nhân bị bạo hành gia đình nói riêng.
Tiến hành phỏng vấn sâu với những câu hỏi đã được người nghiên cứu chuẩn
bị từ trước. Kết quả cho thấy rất rõ ràng, những nạn nhân đã có sự thay đổi tích
cực về mặt nhận thức dẫn đến thay đổi hành động. Họ đã chủ động trong cuộc
sống và đương đầu với những thách thức, những khó khăn của cuộc sống.
Qua kết quả phỏng vấn sâu và can thiệp với phương pháp làm việc nhóm
tác giả cho rằng để giảm thiểu các vấn đề của xã hội và hỗ trợ cho nạn nhân bị
bạo lực gia đình thì cần thiết xây dựng mơ hình câu lạc bộ để các thành viên nâng
cao nhận thức, hỗ trợ nhau trong các vấn đề của cuộc sống xã hội và các nan đề
của thân chủ đang đối diện.
Tóm lại: Luận văn đã hệ thống và làm phong phú thêm khung lý luận về công
tác xã hội với bạo lực gia đình; cung cấp những thơng tin cụ thể về thực trạng bạo
iv

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


lực gia đình, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình. Những thơng tin này là
cơ sở để các nhà quản lý, chính quyền địa phương, nhân viên cơng tác xã hội

hoạch định hoàn thiện các biện pháp, cải tiến hệ thống tiếp cận luật và thể chế
nhằm đem lại bình an, hạnh phúc, trật tự cho người dân trên địa bàn.

v

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i
 
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
 
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi
 
DANH MỤC BIỂU, BẢNG .......................................................................................... ix
 
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
 
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1
 
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 3
 
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 3
 
3.1. Khách thể nghiên cứu ..................................................................................................... 3
 
3.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................... 3
 
4. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................. 3

 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 3
 
6. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 4
 
7. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 4
 
8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 4
 
8.1. Phương pháp luận ........................................................................................................... 4
 
8.3. Phương pháp xử lý thông tin.......................................................................................... 5
 
9. Ý nghĩa nghiên cứu ..................................................................................................... 5
 
9.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................................. 5
 
10. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................ 6
 
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ PHỤ NỮ BỊ
BẠO LỰC GIA ĐÌNH .................................................................................................... 7
 
1.1.TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU........................................................................... 7
 
1.1.1.Các nghiên cứu ở nước ngoài ...................................................................................... 7
 
1.1.2.Các nghiên cứu trong nước .......................................................................................... 9
 
1.2.Một số lý thuyết công tác xã hội ứng dụng trong nghiên cứu ................................ 13
 

1.2.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái.................................................................................... 133
 
1.2.2. Thuyết nữ quyền ...................................................................................................... 177
 
1.2.3. Lý thuyết nhu cầu của A. Maslow............................................................................ 25
 
vi

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


1.3.Phương pháp cơng tác xã hội nhóm ........................................................................ 29
 
1.3.1. Một số lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình........... 29
 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ............................................................................................... 36
 
Chương 2....................................................................................................................... 38
 
THỰC TRẠNG PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH
LÂM ĐỒNG ................................................................................................................. 38
 
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu............................................................................ 38
 
2.2. Kết quả trên từng lĩnh vực ..................................................................................... 39
 
2.2. Thực trạng phụ nữ bị bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng..................... 41
 
2.2.1. Nhận thức của người dân về các hành vi bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh
Lâm Đồng ............................................................................................................................. 41

 
2.2.2. Mức độ biểu hiện bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng ................ 43
 
2.3. Nguyên nhân của phụ nữ bị bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng . 47
 
2.4. Hậu quả của bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng ......................... 50
 
2.5. Lực lượng hỗ trợ can thiệp chống bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng
....................................................................................................................................... 53
 
2.6. Vai trị của nhân viên cơng tác xã hội trong tuyên truyền, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo
lực gia đình ................................................................................................................... 55
 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ............................................................................................... 57
 
Chương 3....................................................................................................................... 58
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ PHỤ NỮ BỊ BẠO LỰC GIA ÐÌNH Ở
HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG ................................................................... 58
 
3.1. Ứng dụng tiến trình cơng tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo lực gia đình ở huyện
Cát Tiên, tỉnh Lầm Đồng .............................................................................................. 58
 
3.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội nhóm với phụ nữ bị bạo lực gia đình
ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lầm Đồng ................................................................................ 63
 
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................... 71
 
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 72
 

1.Kết luận ...................................................................................................................... 72
 
2.Kiến nghị.................................................................................................................... 73
 
2.1.Đối với chính quyền địa phương .................................................................................. 73
 
vii

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


2.2. Đối với người dân ......................................................................................................... 74
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 75
 

viii

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ đánh giá cán bộ về hành vi bạo lực ở huyện Cát Tiên, ................... 42
 
tỉnh Lâm Đồng .............................................................................................................. 42
 
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ đánh giá người dân về hành vi bạo lực ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng
....................................................................................................................................... 43
 
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ đánh giá mức độ không bạo lực của cán bộ và người dân ở huyện

Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng (Nguồn: Kết quả Phân tích SPSS) ....................................... 47
 
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ đánh giá cán bộ về nguyên nhân bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên,
....................................................................................................................................... 49
 
tỉnh Lâm Đồng .............................................................................................................. 49
 
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ đánh giá người dân về nguyên nhân bạo lực gia đình ở huyện Cát
Tiên, tỉnh Lâm Đồng ..................................................................................................... 49
 
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ đánh giá cán bộ về ảnh hưởng của bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên,
 
tỉnh Lâm Đồng (%) ....................................................................................................... 51
 
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ đánh giá người dân về ảnh hưởng của bạo lực gia đình ở huyện Cát
Tiên,tỉnh Lâm Đồng ...................................................................................................... 52
 
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ đánh giá cán bộ về hỗ trợ can thiệp hỗ trợ chống bạo lực gia đình ở
huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng (%) ............................................................................ 54
 
Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ đánh giá người dân về hỗ trợ can thiệp hỗ trợ chống bạo lực gia đình
ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng (%) ......................................................................... 54
 
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ đánh giá cán bộ về tầm quan trọng của nhân viên công tác xã hội
trong tuyên truyền, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm
Đồng (%) ....................................................................................................................... 55
 
Biểu đồ 2.11: Tỷ lệ đánh giá người dân về tầm quan trọng của nhân viên công tác xã
hội trong tuyên truyền, hỗ trợ các nạn nhân bị bạo lực gia đình (%) ........................... 56
 


ix

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Ý kiến đánh giá của cán bộ và người dân về hành vi bạo lực ...................... 41
 
Bảng 2.2. Ý kiến đánh giá của cán bộ về mức độ bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh
Lâm Đồng ..................................................................................................................... 44
 
Bảng 2.3: Ý kiến đánh giá của người dân về mức độ bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên,
tỉnh Lâm Đồng .............................................................................................................. 45
 
Bảng 2.4. Ý kiến đánh giá của cán bộ và người dân về nguyên nhân hành vi bạo lực ở
huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng ................................................................................... 48
 
Bảng 2.5: Ý kiến đánh giá của cán bộ và người dân về ảnh hưởng của bạo lực gia đình
ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng ................................................................................ 50
 
Bảng 2.6: Ý kiến đánh giá của cán bộ và người dân về hỗ trợ về can thiệp hỗ trợ chống
bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng ..................................................... 53
 

x

Luận văn thạc sỹ Quản lý công



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù của xã hội, gia đình mang lại sự êm
ấm, hạnh phúc cho mỗi người và giúp xã hội ổn định. Mỗi chúng ta ai cũng ý thức
được giá trị của gia đình mang lại, đó là nơi giúp cân bằng tâm lý, tìm lại được
những giây phút thư giãn trong sự ấm áp, thân thương của gia đình. Dù chúng ta
có đi đâu, làm cơng việc gì thì cũng hướng về nơi có gia đình mình đang ở đó.
Bạo lực gia đình (BLGĐ) là một tệ nạn xã hội khá phổ biến xảy ra ở mọi quốc gia
trên thế giới kể cả những quốc gia phát triển. Ở Canada, có đến 51% phụ nữ phải
chịu bạo lực ít nhất một lần trong đời. Tại Australia, cứ 3 phụ nữ, trẻ em gái từ 15
tuổi trở lên thì có một người từng bị bạo lực thể xác. Tại Hàn Quốc, theo thống
kê của Văn phịng Cơng tố tối cao Hàn Quốc, 60% các vụ BLGĐ đã được loại bỏ
khỏi cáo buộc truy tố trong năm 2015, chỉ 15,6% các vụ trải qua các thủ tục tố
tụng. Hơn 118.000 trường hợp được báo cáo nhưng chỉ có 8.762 vụ bắt giữ được
thực hiện [11].
Tại Việt Nam BLGĐ đang diễn biến phức tạp ở cả nông thôn và thành thị với
mức độ ngày càng nghiêm trọng, nạn nhân của BLGĐ chủ yếu là phụ nữ. Theo
kết quả thống kê của Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2011
tới 2015, cả nước xảy ra 157.859 vụ BLGĐ, trung bình mỗi năm xảy ra hơn 31.500
vụ, mỗi ngày có 64 phụ nữ, 10 trẻ em là nạn nhân của hành vi bạo lực. Trong tổng
157.859 vụ BLGĐ, nạn nhân là phụ nữ (từ 16 đến 59 tuổi) chiếm 74,24%.
Gần đây, theo Báo cáo Điều tra quốc gia về Bạo lực đối với phụ nữ ở Việt
Nam năm 2019 cho thấy: “cứ 03 phụ nữ thì có gần 02 phụ nữ (gần 63%) bị một
hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế
cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời và gần 32% phụ nữ
bị bạo lực hiện thời (trong 12 tháng qua), đó là: bạo lực thể xác, bạo lực tình dục,
bạo lực tâm lý (gồm bạo lực tinh thần và kiểm soát hành vi) và bạo lực kinh tế”
[13].
BLGĐ không chỉ gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần, kinh tế của các thành
viên trong gia đình mà cịn ảnh hưởng đến trật tự, an tồn xã hội cũng như cản trở

1

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


sự phát triển chung của cộng đồng, địa phương, đất nước. Do vậy phòng, chống
BLGĐ là trách nhiệm của mỗi một quốc gia trên thế giới. Việt Nam đã có rất
nhiều nổ lực trong phòng, chống BLGĐ. Cụ thể, Việt Nam đã ban hành nhiều
chính sách, pháp luật liên quan phịng, chống BLGĐ như: Luật Bình đẳng giới,
Luật Phịng, chống BLGĐ, Luật hơn nhân và gia đình, Chương trình hành động
quốc gia về phòng, chống BLGĐ đến năm 2020 và rất nhiều các nghị định, thông
tư hướng dẫn thi hành luật... Tuy nhiên, trên thực tế BLGĐ vẫn diễn ra nghiêm
trọng, việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật và các chương trình về
phịng, chống BLGĐ chưa đạt hiệu quả như mong muốn, dẫn đến tình trạng
BLGĐ chưa được kéo giảm đáng kể mà Báo cáo Điều tra quốc gia về Bạo lực đối
với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 đã chỉ ra. Bên cạnh đó kiến thức pháp luật, nhận
thức về BLGĐ của một bộ phận người dân còn hạn chế. Người phụ nữ còn chịu
ảnh hưởng nặng nề bởi những định kiến, khuôn mẫu giới dẫn đến thái độ cam
chịu, chấp nhận bị bạo lực.
Ngày 14/5/2014, Ngân hàng Thế giới công bố báo cáo với nhan đề “Tiếng nói
và Năng lực” cho biết, hơn 700 triệu phụ nữ trên toàn thế giới là nạn nhân của bạo
lực gia đình và phần lớn trong số họ hầu như khơng có khả năng bảo vệ chính bản
thân mình. Báo cáo cũng cho biết tình hình bạo lực gia đình nghiêm trọng nhất
xảy ra tại khu vực Nam Á và châu Phi, nơi có hơn 40% phụ nữ từng là nạn nhân
bạo lực gia đình. Tình trạng bị bạo hành cùng với những thua thiệt mang tính hệ
thống mà phụ nữ phải chịu đựng đang là những nhân tố quan trọng cản trở sự tiến
bộ và khiến hàng trăm triệu phụ nữ rơi vào cảnh đói nghèo. [46]
Theo Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam được
chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc công bố ngày 25/10/2010, cứ 03 phụ nữ có
gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (chiếm 34%) họ đã từng bị

chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình
hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9%. Nếu xem
xét đến cả ba hình thức bạo hành chính trong đời sống vợ chồng là thể xác, tình
dục và tinh thần thì có 58% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng là nạn nhân của ít
nhất một hình thức bạo lực gia đình kể trên. Các kết quả nghiên cứu cho thấy khả
2

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


năng phụ nữ bị chồng lạm dụng nhiều hơn gấp ba lần so với khả năng họ bị người
khác lạm dụng. Tại một số vùng cứ 10 người phụ nữ thì có 4 người nhận thấy gia
đình khơng phải là nơi an tồn đối với họ. Ở vùng Đơng Nam Bộ, 42% phụ nữ
cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. [46]
Huyện Cát Tiên, tỉnh Lầm đồng theo thống kê trong những năm qua, số vụ phụ
nữ bị bạo lực gia đình tăng. Trước thực trạng đó tơi chọn đề tài “Cơng tác xã hội
trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng” để
nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phụ nữ bị bạo lực gia đình, đánh giá thực trạng
bạo lực gia đình và cơng tác xã hội trong hỗ trợ với nạn nhân bị bạo lực gia đình,
trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác xã hội
trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Phụ nữ bị bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng bạo lực gia đình và vai trị của cơng tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ
bị bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
4. Giả thuyết nghiên cứu

Trong xã hội hiện đại bạo lực gia đình ngày càng gia tăng về mức độ, biểu hiện
ở nhiều hình thức khác nhau và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nếu làm tốt
công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình như đánh giá thực trạng,
nguyên nhân, hậu quả để có biện pháp can thiệp kịp thời ở huyện Cát Tiên, tỉnh
Lâm Đồng thì sẽ có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn đem lại quyền bình
đẳng cho tất cả mọi người.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
của luận văn bao gồm:
3

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


- Khái quát hóa một số lý luận về CTXH, ứng dụng lý thuyết và các khái niệm
cơng cụ có liên quan đến bạo lực gia đình.
- Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình và sự trợ giúp của nhân viên công tác
xã hội trong giúp đỡ nạn nhân bị bạo lực gia đình.
- Đề xuất một số biện pháp, kiến nghị nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình ở
huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng đang ở mức độ nào?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực gia đình?
- Bạo lực gia đình để lại hậu quả, tác hại như thế nào đối với gia đình và xã
hội?
- Có những biện pháp, mơ hình hỗ trợ nào của nhân viên cơng tác xã hội trong
hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình?
7. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung sau: vai trò
của công tác xã hội với phụ nữ bị bạo lực gia đình; nguyên nhân, hậu quả của bạo

lực gia đình; các biện pháp hay mơ hình can thiệp, trợ giúp của công tác xã hội
đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình.
- Về khơng gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu ở huyện Cát
Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
- Về khách thể nghiên cứu: Khảo sát Cán bộ xã, thị trấn và người dân về công
tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cách tiếp cận duy vật biện chứng. Nghiên
cứu vấn đề trong hệ thống, trong mối quan hệ tổng thể và được xem xét từ nhiều
khía cạnh, góc độ khác nhau.
8.2. Các phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp phân tích tài liệu: Tổng hợp, phân tích thơng tin có sẵn từ các
tài liệu nghiên cứu, bài viết, báo cáo liên quan tới đề tài.
4

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 150
người; trong đó Cán bộ xã, thị trấn 30 người; người dân 120 người.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu 4 khách thể nghiên
cứu trong đó gồm: 2 cán bộ xã, thị trấn; 2 người dân.
- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động thực tiễn hoạt động công tác
xã hội trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình.
8.3. Phương pháp xử lý thơng tin
Mục đích chính của phương pháp này là xử lý thông tin thu được một cách
chính xác, khoa học để đưa ra những kết luận cụ thể về đối tượng nghiên cứu. Các
công thức trong thống kê tốn học để xử lý các thơng tin thu được như:
- Số trung bình cộng

Trong đó:

X=

å x

1®i

N

+ X : Số trung bình cộng
+ å x1®i : Tổng điểm đạt được của khách thể khảo sát
+ N: Số khách thể khảo sát

Trong đó:

+ rs là hệ số tương quan thứ hạng

+ d là hiệu số thứ bậc các cặp so sánh
+ n là số cặp so sánh
Các dữ liệu định lượng thu thập được từ điều tra được xử lý thống kê bằng
phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences), phiên bản 16.0 để
đánh giá thực trạng bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
9. Ý nghĩa nghiên cứu
9.1. Ý nghĩa lý luận
Những thông tin thu thập từ Luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ
thống lý luận về công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình cũng như là nguồn
tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực chuyên ngành CTXH.
9.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng bạo lực gia đình,

nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình. Những thơng tin này là cơ sở để các
5

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


nhà quản lý, chính quyền địa phương, nhân viên cơng tác xã hội hoạch định hoàn
thiện các biện pháp, cải tiến hệ thống tiếp cận luật và thể chế nhằm đem lại bình
an, hạnh phúc và quyền bình đẳng giới trên địa bàn.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia
đình.
Chương 2: Thực trạng bạo lực gia đình và cơng tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ
bị bạo lực gia đình ở huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình ở huyện Cát
Tiên, tỉnh Lâm Đồng.

6

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ PHỤ NỮ
BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1.1.   TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1.  Các nghiên cứu ở nước ngồi
Bạo lực gia đình (BLGĐ) là vấn nạn của mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là

BLGĐ đối với phụ nữ. Vấn đề này làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thể chất,
tinh thần của người phụ nữ đặc biệt nó làm sâu sắc hơn sự bất bình đẳng giới trong
xã hội. Trên thế giới, từ những năm 80 của thế kỷ XX, đã có nhiều nghiên cứu về
BLGĐ đối với phụ nữ.
Một số kết quả nghiên cứu nổi bật được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế
giới trong thời gian từ năm 1994 đến đến 2005. Cụ thể theo báo cáo của Hesei
(1994) về kết quả nghiên cứu từ 35 nước đã chứng minh rằng có khoảng từ 20 đến
50% phụ nữ các nước này bị chồng đánh đập. Tiếp đó là nghiên cứu điều tra dựa
trên số dân ở 48 nước trên thế giới về các yếu tố nguy cơ về BLGĐ đối với phụ
nữ chỉ ra từ 10 đến 69% phụ nữ cho biết họ đã trải qua một số bạo lực thân thể
bởi một người bạn tình của họ trong đời.
Năm 2005, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp với Trường Dược nhiệt đới
của Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu đa quốc gia với chủ đề “Women’s Health
and Domestic Violence against Women” (Sức khỏe phụ nữ và BLGĐ chống lại
phụ nữ). Nghiên cứu đã tiếp cận với phụ nữ trên 10 quốc gia bao gồm Bawngladet,
Brazin, Ethiopia, Nhật, Peru, Namibia, Samoa, Serbia và Montenegro, Thái Lan
và nước Cộng hòa Tanzania cho thấy có 15% đến 71% phụ nữ phải chịu đựng
một hình thức bạo lực nào đó về thể xác và tình dục ngay trong gia đình họ và đây
là vấn đề có tính chất tồn cầu hiện đang xảy ra ở cả các nước phát triển lẫn các
nước đang phát triển. Chi phí kinh tế cũng rất đáng quan tâm – một báo cáo năm
2003 của Trung tâm kiểm sốt và phịng bệnh Mỹ ước tính rằng chi phí cho những
vụ bạo lực do người quen biết gây ra chỉ tính riêng ở Mỹ cũng đã lên đến 5,8 tỷ
đô la mỗi năm; 4,1 tỷ cho các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khoẻ trực tiếp và 1,8
tỷ cho những thiệt hại về khả năng lao động [24].
7

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


Năm 2006, Báo cáo “Nghiên cứu sâu về bạo hành với phụ nữ” của cố Tổng

thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Kofi Annan được trình bày tại Kỳ họp lần thứ 61
của Đại hội đồng Liên hợp quốc thể hiện rõ tình hình bạo lực với phụ nữ đang
diễn ra ở 71 quốc gia thuộc phạm vi nghiên cứu. Trong báo cáo, Tổng thư ký làm
rõ các yếu tố và nguy cơ gây ra bạo lực với phụ nữ là việc sử dụng bạo lực để giải
quyết xung đột; sự thờ ơ của cá nhân, gia đình và cộng đồng. Những hoạt động
có triển vọng nhằm giải quyết vấn nạn này chú trọng vào luật pháp, cung cấp dịch
vụ và phòng ngừa. Tuy nhiên, thách thức đặt ra cho nhân loại khơng ít - thách
thức do những nỗ lực khác nhau và những nguồn lực không tương xứng; thiếu hụt
cách tiếp cận tồn diện và có lồng ghép; thiếu ngân quỹ; thiếu sự xử phạt; những
hình thức phân biệt đối xử và thiếu việc đánh giá [27].
Nghiên cứu về “BLGĐ trong cộng đồng di cư Châu Á” của nhóm tác giả Lee,
Yeon- Shim, Hadeed, Linda (2009) đã chỉ ra rằng: BLGĐ là một dịch bệnh
nghiêm trọng giữa các cộng đồng người nhập cư châu Á. Tuy nhiên, cịn ít thơng
tin về phạm vi, tính chất, các yếu tố văn hóa và xã hội liên quan đến BLGĐ. Tác
giả xem xét kỹ lưỡng một số lĩnh vực: bối cảnh gia đình; tỉ lệ BLGĐ; nguy cơ
mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS; những hậu quả sức khỏe
tâm thần và thể chất; hỗ trợ xã hội; rào cản đối với việc sử dụng dịch vụ. Nghiên
cứu đã làm rõ khá nhiều khía cạnh liên quan đến khó khăn tâm lý của phụ nữ trong
đấu tranh chống BLGĐ xét về khía cạnh cá nhân và xã hội.
Bài viết “Cách nhìn của phụ nữ về cách nhìn của nam giới” trong cuốn sách
“Sự thống trị của nam giới” của tác giả Pierre Bourdieu (2010). Ở đây, tác giả
khẳng định rằng phụ nữ có một lịng tin đơn thuần về việc cần tn thủ một cách
vơ điều kiện chồng mình. Họ thấy mình có sự lệ thuộc vào suy nghĩ của người
chồng và như vậy mang lại cho họ một cảm giác an tồn hơn. Vì thế, họ có khuynh
hướng ước lượng thành cơng của mình dựa theo thành cơng của chồng. Họ tin vào
tình u số phận - đó là tình yêu đối với kẻ thống trị và sự thống trị của kẻ đó, vì
thế mà từ bỏ ham muốn thống trị.
Theo Báo cáo của Ngân hàng thế giới (2012) về “Bình đẳng giới và phát
triển”, mức độ BLGĐ giữa các quốc gia có những khác biệt rất lớn và khơng có
8


Luận văn thạc sỹ Quản lý cơng


quan hệ rõ ràng với thu nhập, trong khi bạo lực có xu hướng gia tăng cùng suy
thối kinh tế - xã hội, bạo lực không phân biệt ranh giới. Tại một số quốc gia như
Braxin và Secbia có tới 25% phụ nữ bị bạn đời hoặc người thân bạo lực thể chất.
Tại Peru, gần 50% phụ nữ là nạn nhân của bạo lực thể chất trong suốt cuộc đời.
Theo báo cáo ở Etiopia, 54% phụ nữ bị người thân lạm dụng thân thể hoặc tình
dục trong vịng 12 tháng qua [8].
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về BLGĐ đối với phụ nữ, tuy nhiên các
cơng trình nghiên cứu này chủ yếu chỉ dừng lại ở việc nêu lên thực trạng và đưa
ra những giải pháp và chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu về các
phương pháp CTXH trong việc can thiệp, hỗ trợ phụ nữ bị BLGĐ, đặc biệt là
phương pháp CTXH nhóm.
1.1.2.  Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về thực trạng BLGĐ đối với phụ nữ:
Nghiên cứu về thực trạng bình đẳng giới của tác giả Nguyễn Hữu Minh và
Trần Thị Vân Anh - Viện khoa học xã hội Việt Nam thực hiện năm 2005-2006 ở
13 tỉnh thành với 52 xã phường, số mẫu là 4.176 cá nhân đã thu thập những thông
tin về các hành vi bạo lực giữa vợ và chồng, có khoảng 6% phụ nữ bị chồng đánh
đập, 20% từng bị chồng chửi mắng.
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại 8 tỉnh của Uỷ ban các vấn đề xã hội
của Quốc hội cho thấy số phụ nữ bị bạo lực thể chất ít hơn (chỉ vào khoảng 2%)
song tỉ lệ bạo lực tinh thần cao hơn nhiều (chiếm 25%) và đặc biệt, số phụ nữ bị
bạo lực tình dục chiếm tỉ lệ cao nhất (đạt 30%).
Theo tác giả Lê Thị Quý, việc phụ nữ đồng thời bị cả bạo lực thể chất và bạo
lực tình dục là phổ biến. Bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục có xu hướng tiếp
diễn trong nhiều năm hơn là bạo lực thể chất. So với phụ nữ thành thị thì phụ nữ
nơng thôn gánh chịu bạo lực thể chất với tỉ lệ cao hơn.

Bên cạnh việc đánh giá mức độ BLGĐ theo trả lời của phụ nữ, một số tác giả
đã tiếp cận nhóm nam giới - những người gây bạo lực để tìm hiểu thực trạng này.
Nguyễn Đăng Tuyển tiến hành phỏng vấn 315 nam giới đã kết hôn tại thành phố
9

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


Hồ Chí Minh cho biết, có 47% nam giới có hành vi bạo lực vợ trong hiện tại và
68% có hành vi bạo lực vợ trước đây.
Nghiên cứu về nguyên nhân của BLGĐ:
Có rất nhiều lý do có thể giải thích cho sự tồn tại và mức độ của BLGĐ. Nancy Luke
và Nguyễn Đăng Vựng đồng quan điểm khi cho rằng: Có thể xem xét dựa trên hành vi
cá nhân của người chồng hoặc do tác động bởi hành vi của chính phụ nữ là những yếu
tố liên quan đến sự xuất hiện hành vi bạo lực. Phẩm chất và thái độ của người vợ và
người chồng có ảnh hưởng đến BLGĐ. Nếu người chồng có tài và địa vị thua kém vợ
thì anh ta dễ có hành vi bạo lực. Đồng thời, mối liên quan giữa quan điểm giới của người
chồng với hành vi bạo lực phụ thuộc vào quan điểm giới của người vợ. BLGĐ sẽ giảm
thiểu nếu người chồng và người vợ đều có quan điểm bình đẳng giới. Ngồi ra cịn kể
đến trình độ học vấn của người vợ cao hơn chồng cũng là yếu tố nguy cơ cho hành vi
bạo lực.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận yếu tố tâm lý xã hội, chẳng hạn như những
chuẩn mực văn hóa truyền thống đã ủng hộ sự thống trị của người chồng đối với
vợ, cho phép người chồng bạo lực vợ. Quan niệm này được đông đảo tác giả nêu
ra trong nghiên cứu của mình như: Vũ Mạnh Lợi, Lê Thị Phương Mai, Lê Thị
Quý, nhóm nghiên cứu thuộc tổ chức UNFPA. Ngày nay, sự thay đổi của nền kinh
tế - xã hội đã dần làm địa vị của người phụ nữ trong gia đình có ưu thế hơn. Quyền
của người phụ nữ đã được pháp luật bảo vệ và phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia
vào lực lượng lao động hơn so với trước đây. Tuy nhiên, ảnh hưởng của gia đình
truyền thống vẫn cịn tồn tại. Nam giới về cơ bản vẫn là người có quyền quyết

định các việc lớn trong nhà. Phụ nữ vẫn chưa hẳn có nhiều cơ hội như nam giới,
đặc biệt là phụ nữ nơng thơn. Họ ít có cơ hội tiếp cận đến trình độ giáo dục như
nam giới để tìm kiếm một nghề nghiệp tốt hơn. Do vậy, phụ nữ phải chấp nhận
một vị thế thấp hơn nam giới.
Trong nghiên cứu năm 1999 ở 6 xã tại Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh
với mẫu gồm 600 phụ nữ đã lập gia đình, tác giả Vũ Mạnh Lợi đã khẳng định:
bạo lực thể chất xảy ra trong 16% các gia đình trong đó 10% là các gia đình có
điều kiện kinh tế khá giả và 25% các gia đình có kinh tế túng thiếu; bạo lực tình
10

Luận văn thạc sỹ Quản lý cơng


dục xảy ra ở 18% các gia đình có kinh tế khá giả và 25% gia đình túng thiếu về
kinh tế.
Nghiên cứu về đấu tranh chống BLGĐ:
Lê Thị Phương Mai và cộng sự trong Báo cáo “Ngăn chặn bạo hành trong gia
đình” đã đánh giá nhận thức về bạo hành của người dân, cán bộ Hội Phụ nữ và tổ
hòa giải. Trên cơ sở đó đã nêu ra một số giải pháp phịng chống bạo hành gia đình,
chủ yếu hướng vào việc tuyên truyền, tập huấn, tư vấn cho người dân trong phịng
chống bạo hành gia đình.
Tác giả Lê Thị Quý trong cuốn sách “BLGĐ- một sự sai lệch giá trị” đã nhận
xét rằng: Ở Việt Nam trong những năm gần đây, bên cạnh việc triển khai một số
cơng trình nghiên cứu khoa học, còn xuất hiện nhiều ý tưởng và mơ hình thực tiễn
hướng vào việc ngăn chặn và xóa bỏ BLGĐ. Có nhiều xu hướng can thiệp cứu
giúp nạn nhân; mơ hình tư vấn và hỗ trợ về tâm lý và giáo dục; mơ hình can thiệp
tại cộng đồng. Trong đó mơ hình can thiệp tại cộng đồng mang tính tổng hợp, đưa
ra nhiều phương thức hoạt động tùy theo hoàn cảnh cụ thể ở từng địa phương.
Phương thức hoạt động cũng đa dạng. Bên cạnh hoạt động truyền thông là các
hoạt động hỗ trợ về kinh tế, hỗ trợ nạn nhân khi xảy ra bạo lực, góp phần giảm

thiểu số vụ BLGĐ tại địa phương.
Báo cáo do Nhóm điều phối chương trình về giới của Liên hợp quốc thực hiện
nhằm đánh giá tóm tắt các vấn đề liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới hiện nay
ở Việt Nam cho thấy cơng tác phịng chống BLGĐ ở Việt Nam còn tồn tại một số
vấn đề cơ bản sau: Các hoạt động can thiệp phòng chống bạo lực giới có đặc thù
quy mơ nhỏ; sự phối hợp liên ngành cịn hạn chế, thiếu khn khổ pháp lý để có
thể định hướng rõ ràng và hiệu quả hơn, nguồn lực tài chính khơng đủ, thiếu nhạy
cảm giới và truyền thống hòa giải thường đề cao sự hòa thuận trong gia đình hơn
là bảo vệ các quyền của phụ nữ, thiếu tư vấn viên hoặc nhân viên CTXH có phẩm
chất phù hợp, kiến thức hạn chế về luật pháp và trợ giúp pháp lý, sự kỳ thị với bạo
lực giới, sự e ngại trước nạn tham nhũng và quyền lực của nam giới trước tòa án,
những thách thức trong việc thu hút nam giới với tư cách là đối tác…Báo cáo đã
11

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


nêu 9 khuyến nghị nhằm xây dựng một cơ chế liên ngành gắn kết với các cơ chế
hiện có về bạo lực giới.
Nghiên cứu về quan điểm, thái độ của phụ nữ trong đấu tranh chống BLGĐ:
Tác giả Lê Thị Q trong bài viết “Hiệu quả của mơ hình ngăn chặn BLGĐ”
đã nhận xét: Do rất nhiều yếu tố về mặt tâm lý mà sự phản kháng của phụ nữ nhìn
chung rất yếu ớt, khơng có một phản kháng gì ngồi việc chịu đựng những trận
địn. Sở dĩ họ khơng dám đấu tranh với chồng lại càng không dám chủ động trong
việc ly dị vì họ sẽ mất đi của cải, danh dự và con cái. Họ có thể chịu đựng sự hành
hạ, ngược đãi đánh đập dã man nhất, kể cả cái chết. Chính điều này khiến họ vừa
trở thành người mạnh mẽ, vừa là người yếu đuối. Thái độ nhu nhược này càng
kích thích BLGĐ phát triển. Bên cạnh đó, những hạn chế về nhận thức, kinh
nghiệm ứng xử của phụ nữ trong mối quan hệ gia đình đã kích thích tính vũ phu
của một số người chồng.

Gần đây, trong Báo cáo đánh giá “Giảm nhẹ BLGĐ ở Việt Nam thông qua xây
dựng hệ thống nhà tạm lánh và tăng quyền cho nạn nhân bị bạo lực” của Trung
tâm phụ nữ và phát triển (CWD) được hỗ trợ bởi tổ chức Oxfam Hà Lan (10/2013)
cho thấy có rất nhiều yếu tố dẫn đến phụ nữ bị BLGĐ. Những yếu tố này bao
gồm: hầu hết nạn nhân đều muốn hy sinh bản thân để con cái được lớn lên trong
sự ổn định của gia đình có cả cha lẫn mẹ; hầu hết họ đều cảm thấy tội lỗi hoặc sẽ
bị buộc tội nếu họ bị bạo lực hay nếu họ chống lại bạo lực; hầu hết họ đều “làm
dâu” về nhà chồng và trở nên ngoan ngoãn, nghe lời; hầu hết họ đều chấp nhận
vai trị của mình do gia đình nhà chồng phân cơng mà khơng ý thức được quyền
cơng dân của mình; hầu hết họ khơng biết thế nào là BLGĐ và các hình thức của
bạo lực; tôn giáo và sức ép xã hội đẩy họ đến việc chấp nhận vai trị “đa năng”
mà đơi khi khả năng của họ không cáng đáng được (là vợ tốt, dâu hiền, mẹ giỏi,
cán bộ/ công nhân tài ba và cơng dân có văn hóa).
Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2019 đã
đề cập tới thái độ và nhận thức của phụ nữ về bạo lực. Bằng phương pháp nghiên
cứu định lượng và định tính trên 5.976 phụ nữ và trẻ em gái phụ nữ ở độ tuổi 1512

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


64 đại diện cho 6 vùng miền trên cả nước, phát hiện trong nghiên cứu cho thấy:
những phụ nữ bị chồng/bạn tình bạo lực có xu hướng đồng tình với việc nam giới
có thể đánh vợ/bạn tình của mình trong một số trường hợp nhất định (63,7%) so
với phụ nữ chưa từng bị bạo lực (48,7%). Phát hiện này phản ánh cách mà một số
phụ nữ bình thường hóa và lý giải việc bản thân bị bạo lực hoặc cảm thấy bất lực
để thay đổi. Đây có thể gọi là “thái độ ủng hộ bạo lực”, dù thái độ này không phải
là nguyên nhân gây bạo lực nhưng lại tạo ra môi trường chấp nhận bạo lực, cản
trở phụ nữ tìm kiếm sự giúp đỡ. Khi thái độ này lan tỏa trong cộng đồng, nó định
hình cách ứng phó của các nhà lãnh đạo và nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ, đồng thời
cũng khiến cho phụ nữ gặp khó khăn hơn trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần

[13].
Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về BLGĐ đối với phụ nữ ở một số địa
phương trên cả nước, tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu này chủ yếu nêu lên
thực trạng và đưa ra những giải pháp phịng, chống mà chưa có nhiều cơng trình
nghiên cứu chun sâu về phương pháp can thiệp, trợ giúp phụ nữ là nạn nhân
của BLGĐ. Do vậy việc nghiên cứu đề tài “Công tác xã hội trong hỗ trợ phụ nữ
bị bạo lực gia đình tại huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng” sẽ góp phần làm phong
phú thêm các nội dung nghiên cứu về BLGĐ và vận dụng kiến thức một ngành
khoa học cụ thể để can thiệp, hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ.
1.2.  Một số lý thuyết công tác xã hội ứng dụng trong nghiên cứu
Các lý thuyết trong công tác xã hội thì rất nhiều mỗi lý thuyết sẽ phù hợp và
có ý nghĩa nhất định với cách tiếp cận khác nhau ở những lĩnh vực nghiên cứu.
Trong nghiên cứu công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình chúng tơi vận
dụng các lý thuyết sau:
1.2.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái
Lý thuyết hệ thống được khởi xướng bởi nhà sinh học người Áo là Ludving
VonBertalanffy (1901-1972), ông đưa ra tư tưởng Lý thuyết hệ thống cơ thể năm
1930, chính thức viết lý thuyết hệ thống năm 1949, xuất bản lý thuyết hệ thống
tổng thể năm 1968.
13

Luận văn thạc sỹ Quản lý công


×