Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại ngôi nhà bình yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.86 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
Lý do chọn đề tài................................................................................................1
I. Cơ sở lý luận...................................................................................................3
1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan............................................................3
2. Khái quát chung về vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc hỗ trợ
nạn nhân bạo lực gia đình..................................................................................4
2.1. Mô hình nhà tạm lánh..................................................................................4
2.2. Khái quát vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong phòng chống bạo
lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia dình...................................................5
2.3. Vai trò người tạo khả năng..........................................................................5
2.5. Vai trò người giáo dục.................................................................................7
2.6. Vai trò người biện hộ...................................................................................7
2.7. Vai trò là người tạo môi trường thuận lợi....................................................7
2.8. Vai trò người đánh giá và giám sát..............................................................8
II. Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia
đình tại Ngôi nhà bình yên.................................................................................9
1. Tổng quan về mô hình nhà tạm lánh – Ngôi nhà bình yên............................9
2. Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia
đình tại Ngôi nhà bình yên...............................................................................12
2.1. Vai trò hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại Ngôi nhà bình yên của
NVCTXH trong giai đoạn đầu tiên (Quá trình sàn lọc)...................................13
2.2. Vai trò hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại Ngôi nhà bình yên của
NVCTXH trong giai đoạn thứ 2 (Đón tiếp và 7 ngày đầu tiên tại Ngôi nhà
bình yên)...........................................................................................................14
2.3. Vai trò hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại Ngôi nhà bình yên của
NVCTXH trong giai đoạn thứ ba (Giai đoạn phục hồi)...................................16
2.4. Vai trò hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại Ngôi nhà bình yên của
NVCTXH trong giai đoạn thứ tư (Giai đoạn hồi gia)......................................19
3. Ca thực tế mô phỏng vai trò của của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ
nạn nhân bạo lực gia đình tại Ngôi nhà bình yên.............................................20


1


III. Đề xuất, kiến nghị......................................................................................26
1. Đối với nhân viên Công tác xã hội trong mô hình nhà tạm lánh – Ngôi nhà
bình yên............................................................................................................26
2. Đối với Ngôi nhà bình yên- Trung tâm phụ nữ và phát triển.......................26
3. Đối với cơ quan/ tổ chức có trách nhiệm trong việc hỗ trợ nạn nhân bị bạo
lực gia đình.......................................................................................................27
4. Đối với các trường, cơ sở đào tạo nghề Công tác xã hội.............................27
KẾT LUẬN.........................................................................................................28

2


Lý do chọn đề tài
Bạo lực gia đình đã và đang trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối gây ra
nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh
dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em.Vấn
nạn bạo lực gia đình diễn ra trên khắp thế giới và trong đó không thể không nói
tới tình trạng bạo lực gia đình diễn ra tại Việt Nam. Theo số liệu thống kê mới
nhất hiện nay, tại Việt Nam có: 58% phụ nữ đã từng kết hôn cho biết họ đã từng
là nạn nhân của ít nhất một hình thức bạo lực gia đình trong suốt cuộc đời và
34% đã chịu đựng bạo lực thể xác và/ hoặc bạo lực tình dục; trên 50% đã bị lạm
dụng tình cảm trong suốt cuộc đời họ có tới 87% phụ nữ bị bạo lực không tìm
đến sự hỗ trợ các của cơ quan chức năng, 64% phụ nữ trong độ tuổi 15-49 nghĩ
nam giới bạo lực với phụ nữ là bình thường . Theo thống kê của lực lượng Công
an Hà Nội, các vụ trọng án do xung đột, mâu thuẫn tức thời trong đời sống sinh
hoạt, nhất là sát hại người cùng gia đình chiếm hơn 60% số vụ giết người năm
2014. Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nạn nhân, trẻ em, chính

thủ phạm và thành viên khác trong gia đình, cũng như tổn hại về kinh tế và an
ninh xã hội. Các hậu quả có thể diễn ra ngắn hạn hoặc dài hạn, và ảnh hưởng lên
thể chất, tâm lý, xã hội. Sức khỏe và năng lực sống của nạn nhân có thể chịu tác
động trước mắt hoặc lâu dài, nghiêm trọng, bao gồm cả tổn hại tới các trẻ em
phải chứng kiến bạo lực hoặc bị bạo lực cùng mẹ. Bạo lực gia đình làm xói mòn
các giá trị truyền thống tốt đẹp, tác động xấu đến môi trường giáo dục thế hệ trẻ,
ảnh hưởng đến sự an toàn lành mạnh của cộng đồng và trật tự xã hội. Những con
số trên đây đã khẳng định với chúng ta rằng Bạo lực gia đình không còn là
chuyện của cá nhân hay gia đình, mà nó đã trở thành vấn đề nhức nhối của toàn
xã hội, cần sự quan tâm và chung tay góp sức của toàn xã hội.
Trước thực trạng bạo lực gia đình diễn ra trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng, vai trò của nghề Công tác xã hội trở nên cần thiết hơn bao giờ
hết trong việc hỗ trợ/can thiệp với các thành viên trong gia đình xảy ra bạo lực,
đặc biệt với nhóm đối tượng bị bạo lực, trong đó có nhóm đối tượng dễ bị tổn
thương là phụ nữ và trẻ em. Vai trò của những người làm Công tác xã hội được
quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết trước thực trạng bạo lực gia đình và hậu
quả của bạo lực gia đình gây nên. Những năm vừa qua, cùng sự hỗ trợ của các tổ
chức quốc tế, sự nỗ lực của chính phủ, Việt Nam đã thành lập và vận hành một
số loại hình cơ sở tham vấn, cơ sở hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực giới, một trong
3


những mô hình hiệu quả đang thu hút được sự quan tâm, ủng hộ từ xã hội trong
phòng chống bạo lực gia đình, hỗ trợ những nạn nhân hứng chịu những bạo lực
đó là mô hình nhà tạm lánh - “ Ngôi nhà bình yên” của Trung tâm phụ nữ và
phát triển thuộc Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, trong đó có sự đóng góp quan
trọng của nghề Công tác xã hội và vai trò những người làm công tác xã hội như
cung cấp dịch vụ xã hội, tư vấn pháp luật, trị liệu tâm lý, tuyên truyền, nâng cao
nhận thức, trách nhiệm cho mỗi người dân,..
Trong khuôn khổ tiểu luận chuyên đề Công tác xã hội trong phòng chống

bạo lực gia đình, em xin được tìm hiểu và trình bày về “Vai trò của nhân viên
Công tác xã hội trong hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại Ngôi nhà bình yên”
của Trung tâm hỗ trợ và phát triển của phụ nữ Hà Nội.
Trong quá trình học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng với chuyên đề Công
tác xã hội trong phòng chống bạo lực gia đình và hoàn thành tốt cuốn tiểu luận
này, em xin gửi lời cảm ơn trân thành tới cô Nguyễn Lê Trang - Giảng viên bộ
môn đã luôn nhiệt huyết giảng dạy và hướng dẫn chúng em, trang bị kỹ năng,
kiến thức thật tốt của người làm Công tác xã hội nói chung và Công tác xã hội
trong phòng chống bạo lực gia đình nói riêng, luôn truyền sự hứng thú trong học
tập và nghiên cứu cho sinh viên!

4


I. Cơ sở lý luận
1. Các khái niệm và thuật ngữ liên quan
- Khái niệm Gia đình: Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam ăm 2000 định
nghĩa: “ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ
huyết thống, hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền
lợi giữa họ với nhau theo quy định của Luật này” (Theo Chương I, Điều 8,
Khoản 10 – Những quy định chung).
- Khái niệm Bạo lực giới: “Bất kỳ một hành động bạo lực dựa trên cơ sở
nào dẫn đến , hoặc có khả năng dẫn đến, những tổn hại về thân thể, tình dục, tâm
lý hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động
như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xả ra nơi
công cộng hay trong cuộc sống riêng tư” (United Nations, 1995)
- Khái niệm Bạo lực gia đình: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành
viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần,
kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình (theo Điều 1, Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình 2007)

Ở Việt Nam, một số hành vi bạo lực gia đình thường thấy là hành vi bạo
lực của người chồng đối vói người vợ, của bố dượng/ dì ghẻ với con riêng của
vợ/ chồng, của cha mẹ đối với con cái, của mẹ chồng đối với nàng dâu hoặc của
con cái đối với cha mẹ… Những người sống chung với nhau như vợ chồng,
những cặp đã li hôn, li thân có hành vi bạo lực cũng là đối tượng nằm trong
khung xử lí của Luật này.
- Khái niệm Bất bình đẳng giới: Bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử
với nam/nữ về vị thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực
hiện quyền con người; đóng góp và hưởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của
đất nước
- Khái niệm Bình đẳng giới: là việc nam – nữ có vị trí, vai trò ngang
nhau, được tạo điều kiện và cơ hội để phát huy năng lực của mình cho sự phát
triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự
phát triển đó ( Điều 5 – Luật Bình đẳng giới 2006).
- Khái niệm Nhà tạm lánh: Nhà tạm lánh là địa chỉ bí mật, nơi tạm lánh
của phụ nữ, trẻ em trong trường hợp khẩn cấp, giúp họ hồi phục tâm lý, thay đổi
cuộc sống, chấm dứt tình trạng bạo lực và hồi gia bền vững.
5


- Khái niệm Công tác xã hội: Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động
chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân và cộng đồng nâng cao năng lực đáp
ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc môi trường xã hội
về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng
giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
- Khái niệm Nhân viên xã hội ( Nhân viên Công tác xã hội ): Nhân viên
xã hội là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong Công tác
xã hội, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối tượng nâng cáo khả năng giải quyết và
đối phó với các vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận
được nguồn lực cần thiết; thức đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa các cá

nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức
vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên
cứu và hoạtt động thực tiễn”.
- Khái niệm Tham vấn: Tham vấn là quá trình tương tác giữa nhà tham
vấn (người có chuyên môn, kĩ năng, người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp)
và thân chủ (là người có khó khăn trong cuộc sống cần được giúp đỡ) thông qua
sự trao đổi, chia sẻ thân mật, chân tình (dựa vào nguyên tắc đạo đức và mối
quan hệ mang tính nghề nghiệp) giúp thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của
mình, tự tìm thấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.
2. Khái quát chung về vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc hỗ
trợ nạn nhân bạo lực gia đình
2.1. Mô hình nhà tạm lánh
Nhà tạm lánh là địa chỉ bí mật, nơi tạm lánh của phụ nữ, trẻ em trong
trường hợp khẩn cấp, giúp họ hồi phục tâm lý, thay đổi cuộc sống, chấm dứt
tình trạng bạo lực và hồi gia bền vững.
Nhà tạm lánh cung cấp dịch vụ toàn diện, tối thiểu: nơi ăn ở an toàn; kết
nối để phụ nữ, trẻ em bị bạo lực được chăm sóc, điều trị y tế; hỗ trợ kỹ năng
sống; nâng cao kiến thức về quyền cho phụ nữ, trẻ em; hỗ trợ pháp lý; học
nghề, văn hóa; hỗ trợ theo dõi đảm bảo hồi gia bền vững. Nhà tạm lánh cung
cấp dịch vụ hỗ trợ 24/7 với thời gian kéo dài từ 3-6 tháng tuỳ theo đối tượng với
phương pháp trao quyền và quản lý ca tuân thủ theo 4 chức năng chính của công
tác xã hội (phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và phát triển).
Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đều có Nhà tạm lánh cho phụ
6


nữ, trẻ em bị bạo lực giới theo tiêu chuẩn 10.000 dân thì có 1 nhà tạm lánh. Tại
Việt Nam, nhà tạm lánh còn là khái niệm mới và chưa được xây dựng rộng rãi.
Danh sách nhà tạm lánh/ nhà xã hội hiện có tại Việt Nam:
 Ngôi nhà Bình yên - Nhà tạm lánh dành cho phụ nữ, trẻ em bị bạo lực

giới (cho phụ nữ, trẻ em bị mua bán, bị bạo lực gia đình và xâm hại tình dục) do
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển quản lý.
 Nhà tạm lánh dành cho phụ nữ, trẻ em bị bạo lực gia đình và mua bán
người Quảng Ninh ( do Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh)
 Nhà Nhân ái Lào Cai cho phụ nữ bị mua bán ( do Chi Cục phòng chống
tệ nạn xã hội tỉnh Lào Cai quản lý)
 Nhà mở An Giang cho phụ nữ bị mua bán (do Chi Cục phòng chống tệ
nạn xã hội tỉnh An Giang quản lý)
 Nhà tạm lánh của tổ chức Hagar International và Nhà tạm lánh của tổ
chức Rồng xanh là hai nhà tạm lánh của tổ chức quốc tế tại Việt Nam, tự vận
hành và quản lý.
2.2. Khái quát vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong phòng chống bạo
lực gia đình, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia dình.
Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, Công tác xã hội hướng trọng tâm
nghề đến giúp đỡ cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi, phát triển các chức năng
và đạt được những giá trị phù hợp trong xã hội. Các chức năng của Công tác xã
hội trong tiến trình làm việc với các thân chủ, Mỗi đối tượng khác nhau lại có
những vấn đề khác nhau. Vì vậy vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong tiến
trình trợ giúp mỗi đối tượng cụ thể có sự khác nhau. Công tác xã hội trong
phòng chống bạo lực gia đình, nhân viên Công tác xã hội cần thực hiện tốt các
vai trò sau:
2.3. Vai trò người tạo khả năng
Phương châm của trợ giúp thân chủ của Công tác xã hội là “Cho cần câu
chứ không cho xâu cá”, phương châm này thể hiện trọng tâm của nghề là hướng
tới việc trợ giúp thân chủ tự khai thác tiềm năng của bản thân để tự lực vươn lên,
giải quyết các vấn đề cụ thể của bản thân. Nhân viên Công tác xã hội không làm
hộ, làm thay thân chủ. Đối với thân chủ là nạn nhân bạo lực gia đình cũng vậy,
nhân viên xã hội cần giúp họ nhận thấy các khả năng của mình: chuyên môn,

7



sức khỏe, tay nghề,.. Cần động viên, cổ vũ để nạn nhân của bạo lực gia đình tin
tưởng vào bản thân mình, tin mình xứng đáng có một cuộc sống tốt hơn, tin
tưởng rằng mình vẫn còn hữu ích với gia đình và xã hội. Qua những hoạt động
đó những nạn nhân bị bạo lực gia đình không những giải quyết được các vấn đề
của bản thân mà còn có thể góp sức vào sự phát triển của gia đình, xã hội. Nạn
nhân của bạo lực gia đình phần đông là phụ nữ, trẻ em, hầu hết nạn nhân không
dám nói ra vấn đề của mình. Các trường hợp phát hiện được đều do hàn xóm,
các tổ chức đoàn thể xã hội phát giác, khi đó hậu quả của bạo lực gia đình đã rất
nghiêm trọng. Chính vì vậy NVCTXH cần xây dựng, phát động các chương
trình để nâng cao nhận thức phòng về phòng, chống bạo lực gia đình, để những
người phụ nữ nói chung và nạn nhân nói riêng có thể nói lên tiếng nói của mình,
góp phần vào việc phát hiện và nawgn chặn bạo lực gia đình. Khi đã tạo cho phụ
nữ nói chung và nạn nhân bạo hành nói riêng khả năng dám nỏi thẳng, nói thật
những suy nghĩ của mình, công tác, phòng chống bạo lực gia đình sẽ có hiệu quả
tốt hơn.
Trong quá trình hỗ trợ nạn nhân của bạo lực gia đình, NVCTXH cần
trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để họ có thể phục hồi, hòa nhập cũng
như phát triển, giúp họ có khả năng dặt được những giá trị xã hội mong đợi, một
cuộc sống tốt đẹp hơn.
2.4. Vai trò là người kết nối
NVCTXH thông qua đánh giá, chuẩn đoán các vấn đề và nguồn lực của
thân chủ để điều phối, kết nối, cung cấp các dịch vụ phù hợp tùy từng vào điều
kiện cụ thể mà NVCTXH kết nối các dịch vụ một cách linh hoạt và phù hợp.
Với những nạn nhân chịu bạo hành ở mức độ nhẹ NVCTXH giới thiệu họ tới
những dịch vụ phù hợp, nếu nạn nhân chịu bạo hành ở mức độ nghêm trọng,
NVCTXH cần báo các cơ quan chức năng địa phương nhằm tách nạn nhân ra
khỏ môi trường bạo hành, giúp đỡ nạn nhân trong việc chữa trị các tổn thương
về thể xác và tâm thần,.. NVCTXH cần có cả những kết nối thân chủ với trung

tâm giới thiệu việc làm, các cơ quan đoàn thể để nạn nhân có nhu cầu vào làm
việc… Ngoài ra NVCTXH cũng có thể giới thiệu cá cặp vợ chồng đến các lớp
đòa tạo kỹ năng làm vợ, làm chồng,… để trang bị cho mình những kiến thức phù
hợp nhằm ngăn ngừa, hạn chế tiến tới giải quyết vấn đề bạo lực gia đình.

8


2.5. Vai trò người giáo dục
Trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, phòng ngừa là công tác
được đặt lên hang đầu. Trên thực tế nhiều vụ bạo hành gia đình xuất phát từ
nguyên nhân thiếu kiến thức và có nhận thức sai lệch, bởi vậy vai trò của
NVTCXH cần khắc phục những hạn chế ấy, việc khắc phục những hạn chế ấy có
thể thông qua các hoạt động như tạp huấn , trang bị cho nạn nhân những nhận
thức đúng đắn về phòng chống bạo lực gia đình, cũng như việc trang bị những
kỹ năng hạn chế bạo lực gia đình, đồng tời NVCTXH cũng cần thực hiện vai trò
này với cả người có nguy cơ, hành vi gây bạo lực trong gia đình. Từ việc thay
đổi nhận thức với người gây bạo lực và người bị bạo lực sẽ giúp giảm hoặc triệt
để vấn đề bạo lực trong gia đình.
2.6. Vai trò người biện hộ
NVCTXH khi làm việc trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình,
nhân viên CTXH cần đánh giá, phân tích những nhu cầu, mong muốn cũng như
những nguồn lực của thân chủ. Người làm CTXH cần bảo vệ những nhu cầu
chính đáng của thân chủ. Trong không ít trường hợp nguyên nhân dẫn đến bạo
lực gia đìn là lỗi của nạn nhân gây ra nhưng vớ vai trò biện hộ của mình
NVCTXH cần đấu tranh đến cùng, cần đứng về phía nạn nhận bị bạo lực, giải
thích cho gia đình, đặc biệt là người gây nên bạo lực hiểu và thông cảm được
cho nạn nhân, để từ đó tránh accs hành vi bạo lực lặp lại.
Với vai trò là người biện hộ, NVCTXH cần bảo vệ quyền lợi chính đáng
của thân chủ khi có các phân xử của tòa án.

2.7. Vai trò là người tạo môi trường thuận lợi
Mỗi cá nhân là một hệ thống chịu ảnh hưởng và sự tác động từ hệ thống
xung quanh. Công tác xã hội chú ý đến mối quan hệ gữa con người với các hệ
thống xung quanh. Những nạn nhân của bạo lực gia đình cũng tương tác và chịu
ảnh hưởng mạnh mẽ từ gia đình, các tổ chức xã hội. Vì thế, trong tiến trình
Công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình cần chú ý đến các hệ thống,
nguồn lực xung quanh: gia đình, hội phụ nữ, các câu lạc bộ,…Nhân viên xã hội
cần vận động, tác động và làm thay đổi các hệ thống đó để tạo ra môi trường
thuận lợi nhất có thể phục vụ những nạn nhân của bạo lực gia đình, giải quyết
các vấn đề của bản thân cũng như những hoạt động phù hợp với nhu cầu của bản
thân và sự mong đợi của xã hội. Sự vào cuộc của các hệ thống sẽ tạo điều kiện

9


thuận lợi và là nguồn lực quan trọng giúp nạn nhân nhanh chóng thoát khỏi
những nỗ đau thể xác và tinh thần, phục hồi các chức năng xã hội bị suy giảm để
hòa nhập và sự phát triển của xã hội.
Gia đình là một thiết chế quan trọng đối với mọi cá nhân. Với nững nạn
nhân của bảo lực gia đình, gia đình với họ có ý nghĩa rất quan trọng. Trong quá
trình trợ giúp nạn nhân của bạo lực gia đình, NVCTXH cần huy động nguồn lực
từ gia đình để hỗ trợ nạn nhân. Sự thay đổi của gia đình tạo điều kiện thuận lợi
và quyết dịnh sự thay đổi ở nạn nhân. Nạn nhân của bạo lực gia đình vì cảm
thấy mặc cảm , tự tư, xấu hổ nên có thể dẫn đến những hành động tiêu cực như
tự tử. trong trường hợp này, NVCTXH càn khơi dậy tình yêu gi đình trong họ,
tác dộng để con cái họ gần gũi và động viên họ nhiều hơn để họ có thêm động
lực, tự vươn lên giải quyết triệt để vấn đề của bản thân.
2.8. Vai trò người đánh giá và giám sát
NVCTXH là người trực tiếp đánh giá, chuẩn đoán những vấn đề của nạn
nhân trong cuộc sống hằng ngày của họ. Không chỉ là vấn đề bạo lực gia đình,

những vấn đề của những nạn nhân này rất đa dạng: Có thể là về sinh lý, tâm lý
lao động – thu nhập hay các vấn đề về quan hệ xã hội… NVCTXH cần đánh giá
nghiêm túc, chính xác các vấn đề của họ để đưa ra những giải pháp phù hợp hiệu
quả. Việc trợ giúp thân chủ không chỉ dừng lại ở việc chấm dứt bạo lực gia đình
mà còn hướng tới trợ giúp các nạn nhân có cơ hội phát triển, đạt được những giá
trị phù hợp với mong muốn của nguồn lực của bản thân. Chính vì thế, NVCTXH
cần đánh giá đầy đủ nhu cầu, nguồn lực,… của nạn nhân. Sự đánh giá chính xác,
nghiêm túc là yếu tố quyết định để quá trình trợ giúp đạt hiệu quả cao và bền
vững.
Trong tiến trình trợ giúp những nạn nhân, NVCTXH thực hiện việc đánh
giá, giám sát các hoạt động của họ, kết quả của tiến trình. Sự đánh giá và giám
sát của NVCTXH một cách thường xuyên, liên tục sẽ góp phần vào việc phát
triển sớm, nâng cao hiệu quả can thiệp… trong Công tác xã hội với những nạn
nhận của bạo lực gia đình.
NVCTXH cũng là người trực tiếp đánh giá thực trạng về bạo lực gia đình
ở cộng đồng để trực tiếp đưa ra hoặc tham vấn để đưa ra các chương trình hoành
động khoa học, phù hợp với thực tiến, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng
chống bạo lực gia đình. Đồng thời NVCTXH cũng đẩm nhận vai trò giám sát

10


việc thực hiện các chương trình, dự án trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia
đình. Đồng thời NVCTXH cũng đảm nhận vai trò giám sát viêc thực hiện các
chương trình, dự án trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình tại cộng đồng.
Trong các hoạt động CTXH trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia
đình, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tùy vào thực tế cũng như những vấn đề,
mức độ bất bình đẳng và bạo lực gia đình cụ thể mà vai trò của NVCTXH thực
hiện có sự khác biệt. Nhân viên CTXH thông qua việc thực hiện các vai trò cụ
thể của mình để hướng dẫn đến mục tiêu phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và phát

triển cho nạn nân bị bạo lực gia đình cũng như nâng cao hiệu quả công tác
phòng, chống bạo lực gia đình.
II. Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia
đình tại Ngôi nhà bình yên
1. Tổng quan về mô hình nhà tạm lánh – Ngôi nhà bình yên
Ngôi nhà bình yên trực thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển. Trung tâm
Phụ nữ và Phát triển thuộc Hội LHPN Việt Nam có chức năng hỗ trợ sự phát
triển toàn diện của phụ nữ, đặc biệt hỗ trợ nhóm phụ nữ yếu thế thiệt thòi, trong
đó có phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình và bị buôn bán trở về.
Thực hiện chức năng này, trên cơ sở tham quan, học tập kinh nghiệm từ một số
mô hình nhà tạm lánh cho phụ nữ trên thế giới và với sự hỗ trợ của các tổ chức
quốc tế, ngày 8/3/2007, Trung tâm đã thành lập và vận hành Ngôi nhà bình yên,
cung cấp gói dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo
lực gia đình và bị mua bán trở về (Người tạm trú).
* Các giai đoạn phát triển của Ngôi nhà Bình yên
Giai đoạn 1 (2007- 2019):Xây dựng mô hình thí điểm Nhà tạm lánh hỗ
trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới.
Giai đoạn 2 (2009- 2012):Vận hành và củng cố mô hình, tăng cường hệ
thống chuyển giao cấp tỉnh, xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ, thúc đẩy các
biện pháp phòng chống BLTCSG thông qua các hoạt động truyền thông.
Giai đoạn 3 (2012 -2016) Cải tiến mô hình nhằm cung cấp các dịch vụ tốt
hơn theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời đảm bảo tính bền vững; nâng cao năng
lực và mở rộng dịch vụ.
Giai đoạn 4 (2016 -2020) Nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác
hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo lực giới. Hỗ trợ xây dựng và chuyển giao kinh
11


nghiệm vận hành cho các Nhà tạm lánh vùng miền.
* Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ

- Mục tiêu: Mục tiêu của Ngôi nhà Bình yên hỗ trợ phụ nữ, trẻ em bị bạo
lực gia đình là cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện, an toàn và tôn trọng đối với
phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình trong thời gian tạm trú tại
NBY. Đồng thời hỗ trợ gói hồi gia giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình trở về với gia
đình của họ và người thân được bền vững với sự giúp đỡ của chính quyền, các
ban ngành đoàn thể tại địa phương.
- Chức năng, nhiệm vụ: Cùng với các mô hình can thiệp đã có tại Việt
Nam, các mô hình phòng chống BLGĐ, can thiệp khẩn cấp như: hòa giải, đường
giây nóng, địa chỉ tin cậy, chính quyền địa phương…Nhà tạm lánh dành cho nạn
nhân BLGĐ có hoạt động hỗ trợ, cung cấp cho nạn nhân và con cái khả năng
tìm nơi ở khẩn cấp ngoài gia đình của họ. Phụ nữ và trẻ em bị bạo hành bất kể
thời gian nào cũng có thể đến với NBY. Ở đó, họ sẽ nhận sự hỗ trợ miễn phí và
toàn diện bao gồm: nơi ăn, ở an toàn trong 3 tháng cho NBY dành cho phụ nữ và
trẻ em bị BLGĐ, được chăm sóc và hỗ trợ về y tế, được tham vấn và trị liệu tâm
lý, tư vấn và hỗ trợ thủ tục pháp lý. Ngoài ra, NBY cũng tổ chức các hoạt động
hỗ trợ kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó với bạo lực giới; tư vấn nghề, hỗ trợ học
nghề phù hợp với nhu cầu; giới thiệu việc làm; trẻ em được hỗ trợ tâm lý, giáo
dục, vui chơi đúng độ tuổi; hỗ trợ hồi gia trong vòng 24 tháng; nâng cao nhận
thức về bình đẳng giới, quyền phụ nữ, quyền trẻ em, luật pháp, nghệ thuật làm
cha mẹ…; tham vấn kỹ năng sống, phát triển cá nhân; tham gia các hoạt động trị
liệu nhóm, vui chơi, giải trí…; hỗ trợ quá trình tái hòa nhập cộng đồng khi ở
trong NBY, tạo điều kiện cho các thành viên trong nhà gần nhau hơn, tâm sự với
nhau nhằm đẩy mạnh quá trình phục hồi và chữa lành các vết thương tâm lý.
* Tại Ngôi nhà Bình yên hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình
gồm có:
01 Quản lý nhà: quản lý điều hành và chịu trách nhiệm chung về toàn bộ
hoạt động trong nhà; 05 Nhân viên xã hội trực tiếp quản lý ca, phối hợp với
quản gia, bảo vệ, và các nhân viên tham vấn nhằm cung cấp dịch vụ toàn diện
cho Người tạm trú; 01 Quản gia trực tiếp làm việc với người tạm trú, trong các
sinh hoạt hằng ngày: các bữa ăn và chế độ dinh dưỡng, giấc ngủ, chăm sóc trẻ

em , chăm sóc y tế tại NBY và bệnh viện, cùng người tạm trú đảm bảo vệ sinh

12


nhà tạm lánh, để cùng tạo ra môi trường sống tích cực, ấm áp; 02 Bảo vệ cùng
với tình nguyện viên đảm bảo an toàn 24/24 cho NBY. Ngoài ra còn có sự hỗ
trợ của các nhân viên tham vấn trên phòng tham vấn và các nhân viên trên
phòng tư vấn…Như vậy, mỗi nhân viên tại NNBY đảm nhiệm một vị trí khác
nhau nhằm đảm bảo sự duy trì và phát triển NBY. Đặc biệt, trong quá trình làm
việc các nhân viên luôn có sự phối kết hợp chặt chẽ với nhau để cung cấp gói
dịch vụ toàn diện cho phụ nữ và trẻ em là nhạn nhân của BLGĐ.
* Nhóm đối tượng hỗ trợ
Mô hình đưa ra 7 tiêu chí để đánh giá, lựa chọn, quyết định tiếp nhận nạn
nhân vào tạm trú tại NBY như sau: Phụ nữ và trẻ em là người Việt Nam; Có
năng lực hành vi theo quy định của pháp luật; Có môi trường không an toàn; Bị
tổn thương nặng nề về sức khỏe và tâm lý do bạo lực gia đình; Mong muốn
được hỗ trợ để tái hòa nhập cộng đồng; Nạn nhân tự liên hệ trực tiếp hoặc được
giới thiệu thông qua hội phụ nữ các cấp và do tổ chức khác; Thân nhân được
xác minh rõ ràng.
* Hệ thống dịch vụ hỗ trợ
NBY cung cấp dịch vụ hỗ trợ miễn phí và toàn diện cho nạn nhân, bao
gồm: Nơi ăn ở an toàn (6 tháng cho NBY MBN, 3 tháng cho NBY BLGĐ);
Chăm sóc sức khỏe thể chất; Tham vấn và trị liệu tâm lý; Hỗ trợ kỹ năng sống,
kỹ năng ứng phó bạo lực giới; kiến thức về bình đẳng giới, sức khỏe sinh sản,
quyền của phụ nữ, quyền của trẻ em, di cư an toàn, nghệ thuật làm cha mẹ; Hỗ
trợ học văn hóa;Tư vấn và hỗ trợ pháp lý; Đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu; hỗ
trợ tạo việc làm, tạo thu nhập; Trẻ em được học, vui chơi đúng độ tuổi; Hồi gia
an toàn; Theo dõi trong 24 tháng
* Quy trình hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ tạm trú tại Ngôi nhà

bình yên
Quy trình làm việc với phụ nữ bị BLGĐ được thực thực hiện qua 4 giai
đoạn từ sàng lọc tới hồi gia.
-

Giai đoạn đầu tiên: Quá trình sàng lọc

- Giai đoạn thứ hai: Quá trình đón tiếp và giai đoạn 7 ngày đầu tiên tại
Ngôi nhà Bình yên.
-

Giai đoạn 3: Giai đoạn hồi phục

13


-

Giai đoạn 4. Giai đoạn hồi gia

2. Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia
đình tại Ngôi nhà bình yên
Để hiểu rõ vai trò của NVCTXH trong việc hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia
đình tại Ngôi nhà bình yên, em xin trình bày vai trò của NVCTXH qua quy trình
hỗ trợ thân chủ tại mô hình nhà tạm lánh này.
Quy trình làm việc với phụ nữ bị BLGĐ được thực thực hiện qua 4 giai
đoạn từ sàng lọc tới hồi gia. Đầu tiên là quá trình sàng sàng lọc, thông qua tiêu
chí tiếp nhận của NNBY, nhân viên tham vấn tiến hành sàng lọc đối tượng, đây
chính là sự tiếp xúc đầu tiên giữa nhân viên và thân chủ. Tiếp đến là quá trình
đón tiếp và giai đoạn 7 ngày đầu tiên tại NBY, ở giai đoạn này nhân viên xã hội

phối hợp cùng với quản gia đón tiếp người tạm trú, thu xếp chỗ ăn ở, và những
vật dụng cần thiết cho người tạm trú, đồng thời nhân viên xã hội sẽ truyền đạt,
giải thích nội quy của NNBY cho người tạm trú biết và thực hiện, hướng dẫn
người tạm trú thực hiện các cam kết cần thiết, cùng với đó nhân viên xã hội sẽ
tiến hành tham vấn và xác định nhu cầu thực tế của NTT để hỗ trợ kịp thời cho
NTT, trong giai đoạn này nhân viên xã hội cần báo cáo kịp thời về việc tiếp nhận
NTT mới cho Ban quản lý dự án để có phương án hỗ trợ, lập,và đề xuất kế
hoạch hỗ trợ cho người tạm trú. Tiếp đến giai đoạn hồi phục, đây là khoảng thời
gian mà NTT có cơ hội để hồi phục bản thân, hiểu về bản thân rõ hơn và có
được các kỹ năng mới, cảm thấy có đủ quyền năng và sức mạnh để cải thiện
cuộc sống của mình bên ngoài NBY sau khi nhận được sự hỗ trợ của NBY. Và
cuối cùng là giai đoạn hồi gia, đây là khoảng thời gian thân chủ quay trở về với
quê hương của mình (hoặc lựa chọn đến một nơi khác theo kế hoạch hồi gia) để
tái hòa nhập cộng đồng, trong thời gian này NBY tiếp tục hỗ trợ thân chủ trong
vòng 2 năm đảm bảo quá trình hồi gia an toàn.
Mặc dù quy trình hỗ trợ được thực hiện qua 4 giai đoạn trên, tuy nhiên
không phải tất cả NTT đều trải qua cả 4 giai đoạn. Một số bỏ dở hoặc quay lại
quê hương của họ trước khi giai đoạn hồi phục kết thúc. Một số quyết định về
quê khi hết hoặc trong thời gian lưu trú thử, một số thì sau đó ít lâu. Nhưng dù
trong trường hợp nào, nhân viên NNBY cũng sẵn sàng hỗ trợ, bất kỳ thân chủ
nào, bất kỳ thời gian nào và hành động một cách chuyên nghiệp dù thân chủ
quyết định như thế nào đi nữa.

14


Vai trò cụ thể của NVCTXH trong quy trình hỗ trợ phụ nữ là nạn nhân của
BLGĐ như sau:
2.1. Vai trò hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại Ngôi nhà bình yên của
NVCTXH trong giai đoạn đầu tiên (Quá trình sàn lọc)

- Quá trình sáng lọc được diễn ra tại phòng tham vấn. Thông thường phụ
nữ tìm và biết đến NNBY thông qua sách báo, internet, hoặc người quen sẽ được
giới thiệu tới phòng tham vấn – Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, tầng 4 nhà A,
20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Ngôi nhà bình yên là một mô hình khá chuyên
nghiệp, vai trò thực hiện ở giai đoạn này chủ yếu là nhân viên tham vấn chuyên
nghiệp phụ trách. Tuy nhiên trong giai đoạn này, NVCTXH có thể đóng vai trò
của nhà tham vấn thực hiện quá trình sàn lọc. Lúc này, NVCXTXH sẽ đóng vai
trò của một nhà tham vấn, tư vấn cụ thể như sau:
+ Tham vấn thu thập thông tin, Xác định vấn đề của thân chủ. Xác định
nhu cầu của nạn nhân để hoàn thành các thông tin trong phiếu đánh giá.
+ Đánh giá nhu cầu lần 1: Đó là việc tìm hiểu những mong muốn của thân
chủ khi đến với Ngôi nhà Bình yên.
+ Xác minh nhân thân (từ gia đình, đối tác giao chuyển, chính quyền địa
phương). Sau khi thu thập được các thông tin về thân chủ, nhân viên tham vấn
sẽ tiến hành trao đổi xác minh thân chủ bằng việc yêu cầu thân chủ cho xem một
số giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân bản gốc, hộ khẩu, bằng lái
xe…hoặc có thể xác minh từ gia đình, đối tác giao chuyển, hoặc goi điện, gửi
công văn về chính quyền địa phương để xác minh nhân thân.
- Ngoài ra NVCTXH còn thực hiện vai trò kết nối trong giai đoạn này,
NVCTXH giới thiệu cho thân chủ về các chương trình hoạt động của mô hình
Ngôi nhà bình yên, đòng thời thực hiện việc kết nối thân chủ tới mô hình nhà
tạm lánh này nếu thâ chủ có nhu cầu, phù hợp hoặc NVCTXH sẽ kết nối thân
chủ tới những dịch vụ, cơ quan/ tổ chức có sự hỗ trợ phù hợp.
+ Làm thủ tục tiếp nhận: Thủ tục tiếp nhận bao gồm đơn xin tạm trú của
phụ nữ bị bạo lực gia đình, và các giấy tờ tùy thân như ảnh thẻ, CMT nhân
dân…
+ Hoàn thiện hồ sơ tiếp nhận ban đầu: Sau khi đã thu thập được một số
thông tin cơ bản về thân chủ, xác minh nhân thân, cùng với làm thủ tục tiếp
nhận, nhân viên thám vấn sẽ là người hoàn thiện hồ sơ tiếp nhận đánh giá ban
15



đầu.
- Cuối cùng là thông báo với QLN để xác định NVXH phụ trách ca và giao
chuyển thân chủ xuống NNBY.
Lưu ý: NVCTXH cần tuân thủ nguyên tắc nghề nghiệp, đặc biệt tính bảo
mật thông tin.
2.2. Vai trò hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại Ngôi nhà bình yên của
NVCTXH trong giai đoạn thứ 2 (Đón tiếp và 7 ngày đầu tiên tại Ngôi nhà
bình yên)
Để hoạt động hỗ trợ phụ nữ trẻ em được hiệu quả, Ngôi nhà bình yên xây
dựng quy trình đón tiếp, hỗ trợ theo chu trình thực hành Công tác xã hội.
- Trong giai đoạn này, khi đón tiếp thân chủ vào nhà bình yên NVCTXH
có vai trò:
+ Người tạo môi trường thuận lợi: Tạo bầu không khí gần gũi, thỏa mái khi
thân chủ gia nhập nhà bình yên với những trường hợp thân chủ không có dấu
hiệu hay thương tích nặng nề về thể xác và tinh thần. Khi người phụ nữ đến
NBY, họ thường ở trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng và mất phương
hướng, không biết mình đang ở đâu và chuyện gì sắp xảy ra. Ấn tượng đầu tiên
đối với NTT và con cái họ khi đến Ngôi NBY là rất quan trọng. Việc tạo bầu
không khí,gần gũi, cởi mở, một môi trường thuận lợi, sẽ là cơ sở cho họ hồi
phục và tin tưởng vào nhân viên, là cơ hội để họ lấy lại hi vọng, niềm tin vào
tương lai.
+ Trong trường hợp thân chủ đang bị thương tích cần đưa đến bệnh viên
khám chữa kịp thời hoặc thân chủ đang khủng hoảng cần trấn an tinh thần hoặc
kết nối dịch vụ cần thiết nhằm hỗ trợ tâm lý kịp thời. NVCTXH tại Ngôi nhà
bình yên cần thể hiện được vai trò kết nối nguồn lực của mình với các bệnh
viện, trung tâm y tế,… là đối tác của Trung tâm phụ nữ và phát triển hoặc những
cơ sở hỗ trợ phù hợp cho thân chủ.
+ NVCTXH thực hiện vai trò cũng cấp thông tin: Tổ chức việc chào mừng

thân chủ và giới thiệu nhân viên, người tạm trú khác trong Ngôi nhà bình yên;
chia sẻ về các Giá trị, nguyên tắc đạo đức, tính bảo mật… của nhà tạm lánh.
- Trong giai đoạn 7 ngày, do chưa có đủ thông tin để xây dựng kế hoạch
hỗ trợ, chưa rõ về các hoạt động, dịch vụ cần cung cấpđáp ứng nhu cầu thực sự
của thân chủ. Đây chính là lý do đưa ra quyết định “giai đoạn lưu trú thử”.
16


Trong thời gian lưu trú thử, thân chủ sẽ được cung cấp một số dịch vụ khi cần
như: nhu yếu phẩm, kiểm tra sức khỏe và các hoạt động tâm lý xã hội. Ngoài ra
còn được tham gia các buổi tham vấn với trọng tâm chú trọng đến tình trạng
hiện tại và tương lai gần cho họ. Và nếu họ quyết định ở lại thì sẽ có cuộc họp
với Quản lý ca/Quản lý NBY ký giấy cam kết và bước vào giai đoạn hồi phục,
trở thành NTT tại NNBY nhận được sự hỗ trợ của NBY. Vai trò của NVCTXH
trong nhà tạm lánh lúc này chính là:
+ Thực hiện vai trò của nhà tham vấn, tiếp tục thu thập thông tin cho hoạt
động phân tích ca, đánh giá các nhu cầu cụ thể và xây dựng kế hoạch hỗ trợ phù
hợp với thân chủ mới. NVXH chịu trách nhiệm quản lý ca chủ động tiếp xúc với
NTT càng sớm càng tốt trong vòng 24h đầu tiên để thiết lập mối quan hệ với
NTT và thực hiện hướng dẫn NTT hoàn thành Phiếu cam kết đống ý lưu trú thử
tại NBY và Thủ tục đăng ký tạm trú tại công an khu vực phường sở tại. Khi thực
hiện vai trò trong giai đoạn NVCTXH cần ghi nhớ: Cuộc gặp mặt đầu tiên với
NVCTXH có ảnh hưởng to lớn đến thời gian họ ở lại Ngôi NBY. Do đó, điều vô
cùng quan trọng là thiết lập mối quan hệ tốt với họ và có khả năng phân tích
nhanh chóng nhu cầu của NTT và con cái họ. NVXH xử lý vấn đề tình cảm và
cảm xúc sau sang chấn (do hậu quả của bạo lực giới) bằng việc chủ động,
khuyến khích, tạo sự tin tưởng, tích cực lắng nghe và thừa nhận trong quá trình
tham vấn. Xác định các vấn đề cơ bản bằng việc lắng nghe khi NTT muốn nói;
NVXH cần chờ đợi, hỗ trợ tâm lý xã hội nếu họ chưa sẵn sàng trao đổi. Việc này
có thể kéo dài đến 7 ngày. Một số nạn nhân tự bảo vệ bản thân bằng cách nói dối

hoặc giữ kín những thông tin mà họ cảm thấy quá đau đớn khi nghĩ tới. Sau thời
gian, có thể họ sẽ bắt đầu tiết lộ một số sự kiện, trải nghiệm sang chấn mà họ đã
phải đối mặt. Chính vì vậy buổi phóng vấn đầu tiên sẽ không – không thể – và
không nên đi quá sâu, mà đơn giản chỉ là lấy đủ thông tin cho nhân viên tham
vấn và nhân viên xã hội trong giai đoạn tiếp theo. NVXH sẽ tham vấn, thu
thập thông tin trong thời gian từ 3- 5 ngày để chuẩn bị báo cáo chi tiết về tất cả
các vấn đề của NTT và cùng Quản lý nhà, Nhân viên tham vấn, Giám sát ca và
các NVXH khác thực hiện buối Phân tích ca theo mẫu . Các công cụ hỗ trợ thu
thập thông tin mà NVXH cần sử dụng trong giai đoạn này gồm:Phiếu đánh giá
rủi ro; Vòng tròn Quyền lực và kiểm soát; Phân tích vòng tròn bạo lực;Phân tích
SWOT; Phân tích tháp nhu cầu của Maslow; Các công cụ hỗ trợ kỹ năng tham
vấn: Dòng sông cuộc đời, cây cuộc đời, cây nguồn lực...; Mô hình Phân tích ca 4

17


giai đoạn.
+ Đồng thời NVCTXH thực hiện vai trò người giáo dục, cung cấp thông
tin, kiến thức về Ngôi nhà bình yên, các dịch vụ,.. để giúp thân chủ có cái nhìn
khách quan về mô hình nhà tạm lánh, từ đó có thể đứa ra quyết định tiếp tục tạm
lánh tại đây hay không.
+ NVCTXH có vai trò xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho thân chủ tuân theo kỹ
thuật phân tích ca 4 bước:
Có 4 giai đoạn trong phân tích ca và xây dựng kế hoạch hỗ trợ là:
Giai đoạn 1: Tìm hiểu sự thật(ta biết gì, thấy gì và nghe được gì)
Giai đoạn 2: Các giả thuyết (ta nghĩ gì từ những sự thật)
Giai đoạn 3: Lựa chọn Giả thuyết có vẻ đúng nhất
Giai đoạn 4: Quyết định/ lập kế hoạch/ trách nhiệm
Mỗi giai đoạn có mục đích riêng bắt đầu từ việc đưa ra tất cả thông tin
phù hợp về ca đó, sử dụng kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra các giả thuyết, và

chọn các giả thuyết rõ ràng nhất nhằm đưa ra quyết định cần hành động gì tiếp
theo. NVCTXH trong nhà tạm lánh cần nắm rõ các giai đoạn này, chủ động
trong việc xây dựng kế hoạch, NVCTXH cần phải lập luận sắc bén và suy nghĩ
nghiêm túc về các vấn đề xung quanh thân chủ, không ngừng thu thập thông tin
và tìm câu trả lời cho giả thuyết suy đoán của mình. Cần thực hiện nguyên tắc
trao trao quyền cho thân chủ trong việc lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch hỗ
trợ thân chủ.
Trong giai đoạn lưu trú thử, NVCTXH đóng vai trò là người quản lý ca
cần phải chú ý giữ sự cân bằng cần thiết giữa việc cung cấp thông tin về các dịch
vụ hỗ trợ và quyền tự do được lựa chọn rời Ngôi nhà bình yên trong 7 ngày lưu
trú thử của người tạm trú mới (trên cơ sở họ có đủ thông tin và biết được các
dịch vụ ở NBY). NHVCTXH khác cần chú ý tránh không tạo cho NTT các kỳ
vọng sai.
2.3. Vai trò hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại Ngôi nhà bình yên của
NVCTXH trong giai đoạn thứ ba (Giai đoạn phục hồi)
Trong giai đoạn này vai trò biện hộ và kết nói nguồn lực, tạo môi trường
thuận lợi là các vai trò quan trọng mà NVCTXH của Ngôi nhà bình yên cần thực
hiện.

18


- NVCTXH làm việc với địa phương của thân chủ nhằm thể hiện vai trò
người kết nối nguồn lực hỗ trợ từ địa phương, cộng đồng xung quanh thân chủ,..
, biện hộ cho quyền lợi xác đáng của thân chủ:
• Làm việc với địa phương nơi thân chủ đã bị phát sinh sự kiện bạo lực,
nơi thân chủ yêu cầu hoặc nơi sẽ trở về hồi gia là một yêu cầu quan trọng của
việc hỗ trợ nạn nhận bạo lực gia đình giải quyết vấn đề bạo lực và hồi gia bền
vững.
• Gửi công văn về địa phương: Ngay khi thân chủ đến ở tại Ngôi nhà

bình yên, NVCTXH tác động trung tâm đã gửi Công văn về địa phương để đề
nghị hỗ trợ giải quyết các nhu cầu của thân chủ có liên quan tại địa phương cũng
như thông báo về việc NBY sẽ có phối hợp giải quyết vấn đề bạo lực.
• NVXH cần làm việc, kết nối với địa phương trong vòng từ 1-15 ngày
để: đề nghị hỗ trợ giải quyết các nhu cầu trước mắt của thân chủ có liên quan tại
địa phương cũng như thu thập thông tin liên quan nhằm xây dựng Kế hoạch hỗ
trợ cho thân chủ,…
• Về địa phương làm việc: trong quá trình truyền thông về dịch vụ của
Ngôi nhà bình yên và tạo môi trường thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề bạo
lực, hỗ trợ đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp của thân chủ. NVCTXH làm đề xuất
Kế hoạch làm việc tại địa phương. Kế hoạch làm việc tại địa phương cần bao
gồm 3 bản: Kế hoạch đi địa phương, Chương trình làm việc và dự trù ngân sách
có xác nhận của Quản lý nhà, trình Ban giám đốc theo những mẫu mà mô hình
Ngôi nhà bình yên đang sử dụng.
Việc đi về địa phương để hỗ trợ thân chủ giải quyết các vấn đề liên quan
đối với vụ việc bạo lực gia đình nghiêm trọng là một yêu cầu nghiêm ngặt của
quá trình hỗ trợ thân chủ bởi NVCTXH sẽ cần phải hỗ trợ thân chủ gỡ bỏ rất
nhiều rào cản từ phía người gây bạo lực, cộng đồng và cả cách giải quyết bạo
lực của chính quyền. Trong trường hợp chính quyền địa phương cam kết và hợp
tác tốt, việc giải quyết vụ việc BLGĐ có thể thực hiện bởi chính thân chủ,tham
vấn cho địa phương giải quyết qua điện thoại hoặc văn bản.
• Thực hiện vai trò kết nối với địa phương để chuẩn bị cho giai đoạn hồi
gia: kết nối các nguồn lực tại địa phương, tìm người theo dõi hồi gia và chuẩn bị
cho giai đoạn tái hòa nhập của NTT được bền vững.
- Hoạt động tiếp theo mà NVCTXH cùng thân chủ triển khai: Duy trì cuộc
19


sống tích cực hàng ngày tại NBY và hỗ trợ phục hồi. Giai đoạn hồi phục là
khoảng thời gian mà thân chủ có cơ hội để hồi phục bản thân, hiểu về bản thân

rõ hơn và có được các kỹ năng mới, trường hợp tốt nhất là sẽ cảm thấy được trao
quyền và có đủ sức mạnh để tự cải thiện cuộc sống của mình bên ngoài Ngôi
nhà bình yên. Mục đích giai đoạn Phục hồi là giúp cho thân chủ để họ có thể bày
tỏ cảm xúc, giúp họ phản hồi về những trải nghiệm đã qua, tìm các phương pháp
mới, tích cực hơn để đương đầu và nhìn nhận các sự kiện trong cuộc đời họ; tạo
một khoảng không gian an toàn và thoái mái cho thân chủ trong giai đoạn này.
Chính bởi vậy, vai trò của NVCTXH trong nhà bình yên lúc này cần thể hiện là
vai trò của người đồng hành:
+ Cung cấp cho NTT thông tin đầy đủ ( cùng họ vẽ bức tranh toàn cảnh quá
khứ ,hiện tại và tương lai)
+ Tạo ra các tình huống để họ có thể học cách đối mặt với khó khăn,
+ Hỗ trợ khi họ mỏi mệt, giúp thân chủ thấy được các nhu cầu, các hoạt
động cần thiết.
- Trong quá trình thực hiện giai đoạn phục hồi này, NVCTXH cần có mối
lên hệ, kết nối mật thiết với chuyên viên tâm lý của Ngôi nhà bình yên nhằm
nhạn sự hỗ trợ về mặt tâm lý, phương pháp tham vấn, cũng như kế hoạch tham
vấn và liệu trình can thiệp tâm lý. Đồng thời thực hiện những đánh giá tâm lý
định kỳ cho thân chủ, có thể là hoạt đọng kết nối thân chủ với chuyên viên tham
ván của ngôi nhà hoặc trực tiếp NVCXTH thực hiện với thân chủ.
- Ngoài ra NVCTXH trong Ngôi nhà bình yên còn cần thực hiện tốt vai trò
quản lý ca khi làm việc với thân chủ: trực cần đánh giá và đưa ra các phương án
giải quyết các vấn đề phát sinh của tất cả thân chủvtrong ca trực của mình, cần
phản ánh kịp thời những vấn đề phát sinh, vấn đề cần giải quyết tiếp theo trong
Sổ bàn giao ca hàng ngày của NVCTXH đồng thời trao đổi với Quản lý nhà để
xử lý kịp thời những vấn đề khẩn cấp. Việc rà soát ca đảm bảo tiến hành lần lượt
đối với từng ca do NBY đang quản lý. Các NVCTXH sẽ trình bày kết quả hỗ trợ
so với Kế hoạch của tuần trước, nêu khó khăn và những vấn đề cần xin ý kiến
giải quyết với với những vấn đề còn lúng túng. Nếu trường hợp thân chủ không
lại Ngôi nhà bình yên đúng như cam kết: vắng mặt quá quy định thì NVCTXH
làm thủ tục đóng ca bằng Báo cáo đánh giá kết quả hỗ trợ ca có nêu rõ tình

huống đóng ca và theo dõi hồi gia theo quy trình.

20


- NVCTXH cần thực hiện vai trò của nhà giáo dục, vai trò người tạo sự
thay đổi trong quá trình hỗ trợ thân chủ phục hồi bằng hoạt động nâng cao năng
lực bản thân và kỹ năng sống nhằm khuyến khích và tăng cường việc tự nâng
cao nhận thức, sự phát triển cá nhân và phát triển nhóm NTT đang sống tại
NBY.
+ Hàng tuần thân chủ sẽ được tham gia ít nhất 01 buổi nâng cao Quyền
năng và kỹ năng sống, giao tiếp ứng xử hoặc xử lý xung đột được thực hiện bởi
NVCTXH, Quản lý nhà hoặc giám sát ca.
+ NVCTXH kết nối thân chủ với nhóm tự lực của Ngôi nhà bình yên. Sinh
hoạt của Nhóm tự lực bao gồm cả thành viên nòng cốt ( NTT đã hồi gia) và NTT
đang ở tại NBY. Nội dung sinh hoạt nhóm sẽ do các thành viên nhóm đề xuất.
Thành viên NTL sẽ thay phiên nhau để điều hành nhóm với sự hỗ trợ của
NVXH. NVXH cùng cán bộ tham vấn giúp chị em phụ nữ chia sẻ các câu
chuyện của mình về những tác động của bạo lực đối với đời sống của họ và gia
đình, chia sẻ những cách phụ nữ đương đầu với bạo lực, kỹ năng sống được tiếp
cận với họ, những kỹ năng làm cha mẹ, cách chăm sóc trẻ em tốt nhất. Phụ nữ
chia sẻ cách họ làm như thế nào để bắt đầu cuộc sống hồi gia ( đối mặt với
những khó khăn trong cuộc sống, bao gồm cả việc ứng phó với bạo lực có thể
xảy ra khi hồi gia, các công việc sinh kế để có được thu nhập thường xuyên và
hỗ trợ lại các phụ nữ yếu thế thiệt thòi khác tại cộng đồng).
2.4. Vai trò hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại Ngôi nhà bình yên của
NVCTXH trong giai đoạn thứ tư (Giai đoạn hồi gia)
Ở giai đoạn này, vai trò quản lý ca của NVCTXH được chú trọng.
- NVCTXH đánh giá điều kiện hồi gia của thân chủ: NVCTXH và thân chủ
cùng làm Bảng đánh gia điều kiện hồi gia để chuẩn bị bước đầu cho quá trình tái

hòa nhập cộng đồng, đánh giá mức độ sẵn sàng hồi gia của thân chủ. Khả năng
hồi gia cần xem xét đến môi trường an toàn và điều kiện kinh tế khi hồi gia của
thân chủ. Việc đánh giá này sẽ giúp cho thân chủ có cái nhìn rõ ràng về tương
lai, giúp thân chủ tự tin, an toàn để xây dựng cuộc sống mới độc lập, bền vững.
Nếu thân chủ chưa đủ điều kiện hồi gia thì NVCTXH cần có Đơn đề nghị gia
hạn có kiến nghị của Quản lý nhà trình Ban giám đốc về việc thân chủ cần được
tiếp tục hỗ trợ, trong đó nêu rõ quá trình hỗ trợ và nêu rõ lý do, thời hạn tiếp tục
hỗ trợ thân chủ.

21


- NVCTXH thực hiện vai trò giám sát, đánh giá việc xây dựng kế hoạch hồi
gia của thân chủ. Sau đó, các NVCTXH sẽ cùng các thân chủ của mình xây
dựng ké hoạch hồi gia bền vững,
- NVCTXH còn thể hiện vai trò quản lý cũng như vai trò đánh giá, giám sát
của mình qua việc trao đổi và làm việc với người theo dõi hồi gia tại địa phương
theo định kỳ để nắm bắt tình hình. NVXTXH cần hướng dẫn thân chủ trong quá
trình hồi gia: khi họ cảm thấy mất an toàn, họ có thể thông báo việc này cho
người theo dõi hồi gia, cho NVCTXH cán bộ Hội phụ nữ, cộng tác viên công tác
xã hội xã phường thị trấn,.. Sau khi phụ nữ, trẻ em rời khỏi Ngôi nhà Bình yên,
NVXH có trách nhiệm liên hệ định kỳ theo quy định và cập nhật vào mục Theo
dõi Hồi gia trong hồ sơ quản lý ca để đảm bảo rằng thân chủ hồi gia an toàn, bền
vững. Báo cáo đánh giá sau hồi gia và kết thúc ca được thực hiện bởi NVCTXH
sau 18 -24 tháng sau khi NTT hồi gia.
3. Ca thực tế mô phỏng vai trò của của nhân viên Công tác xã hội trong hỗ
trợ nạn nhân bạo lực gia đình tại Ngôi nhà bình yên
Mô tả ca: Thân chủ chị P.T.T. Trình độ: 12/12. Quê gốc: Đà Nẵng, di cư ra
Hà Nội. Dân tộc: Kinh. Năm sinh: 1974. Nghề nghiệp: Buôn bán tự do. Thu
nhập: 15 - 20 triệu đồng/tháng. Con thứ 2: trong gia đình 2 chị em. Bố mẹ đều là

cán bộ nhà nước, bố mất sớm từ hồi một tuổi do đột quỵ, lớn lên bên mẹ. Thân
chủ là một người nhanh nhẹn. Học hết 12 thân chủ không thi đại học vì nhà
nghèo không có tiền học mà đi bán hàng cùng chị gái.1986 (13 tuổi): thân chủ
quen anh B là chồng hiện tại do anh B là bạn của chị gái.Thân chủ nói anh B là
nhà báo, khéo mồm, hay nói văn hoa, vẻ ngoài phong độ, gia đình có học thức,
khá giả nên thích anh B, cũng biết người yêu cục tính, đi chơi đâu làm gì nhất
nhất phải theo ý anh ta nhưng yêu nên thân chủ không để ý. Tháng 11/1995:
Cưới anh B sau 9 năm quen và yêu nhau. Lấy về mới biết chồng là người gia
trưởng, mọi người nhất nhất phải nghe theo, luôn cho mình là đúng, tính cục cằn
trái ý là chửi hoặc đánh. Sinh 2 con chồng đi đánh hàng bên Trung Quốc suốt,
thân chủ tự ở nhà lo liệu. Khoảng 1998: Lần bạo lực đầu tiên: thân sinh cháu đầu
xong, 2 vợ chồng cãi nhau về cách dạy con, bất đồng quan điểm, anh B dùng
chổi và tay đánh vào đầu vào mặt thâm tím, nói nhất thiết phải theo anh ta mới
là đúng. Thân chủ nói: hầu như năm nào cũng đánh 2 đến 3 lần do bất đồng quan
điểm với chồng. Chồng thường đánh vào đầu vào mặt gây tím bầm. Nếu thân
chủ im lặng hoặc “Vâng ạ” thì yên, hễ “hở ra” một câu không đúng ý chồng thì
22


chồng sẽ đánh. Mẹ chồng thân chủ và gia đình chồng rất bênh anh B. Mẹ đẻ
thân chủ và hai con của thân chủ lại rất hiểu và đồng cảm với chị. Năm 2013:
Lần bạo lực thể chất nặng nhất, hai vợ chồng mâu thuẫn trong nuôi dạy con cái
và những việc lặt vặt khác đấm thân chủ thâm tím mặt mũi, đầu. Thân chủ đau
quá không chịu nổi phải đi siêu âm, khám, bị lõm gáy, thay đổi thời tiết lại đau
nhưng nói dối bác sĩ là bị ngã. Đánh xong 2,3 ngày anh B lại vui vẻ, chiều
chuộng vợ con hết mức, nấu cơm, đưa đi chơi…Có lần đânh xong anh ta đăng
lên zalo nói rằng chị đánh anh ta. Hai năm gần đây, nhà chị quyết định bán một
số tài sản đất đai để trả khoản thua lỗ của chồng chị khi chơi chứng khoán và
đóng học cho con cái, anh T đang đòi bán mảnh đất đứng tên chị để trả nợ, chị T
không đồng ý, vợ chồng xích mích đất đai nên anh T rất ít về nhà dạo này. Gần

đây nhất tháng 5/2017, anh B lại đánh chị với lý do cho rằng chị không quan
tâm anh, trận đòn nặng khiến chị thâm cuồng mặt mày, chảy máu mồm và máu
mũi, gia đình nhà chồng thấy vậy dàn cảnh đưa anh B vào viện truyền nước và
nói với mọi người anh B không kiểm soát được hành vi của mình.Thấy vậy, hai
con và mẹ đẻ thân chủ khuyên chị viết đơn ly hôn chồng sau nhiều năm chịu
trận đòn bạo tàn từ anh B. Chị T tìm đến Ngôi nhà bình yên nhờ sự trợ giúp
trong vấn đề ly hôn.
Vai trò của nhân viên Công tác xã hội khi hỗ trợ chị P.T.T tại Ngôi
nhà bình yên:
Giai đoạn đầu - Giai đoạn sàn lọc:
-

NVCTXH tại Ngô nhà bình yên thực hiện vai trò của nhà tham vấn:

+ Thu thập thông tin, xác nhận thông tin từ phía thân chủ qua giấy tờ tùy
thân.
+ Xác định nhu cầu của chị T khi tìm đến Ngôi nhà bình yên.
+ Cung cấp thông tin về dịch vụ, mô hình hỗ trợ của nhà tạm lánh,...
Những thông tin phù hợp, cần thiết với trường hợp của thân chủ.
+ Hoàn thiện hồ sơ với những đánh giá ban đầu từ những thông tin thu thập
được.
Giai đoạn thứ hai- Giai đoạn Đón tiếp và 7 ngày đầu tiên tại Ngôi nhà
bình yên:
- NVCTXH tiếp tục thực hiện thu thập thông tin phục vụ cho vai trò xây
dựng kế hoạch can thiệp.
23





Sức khỏe thể chất: Đã từng bị rối loạn nội tiết do uống quá nhiều thuốc

tránh thai (NTT không quen dùng bao cao su), có sỏi nhỏ trong ổ bụng? gần đây
hay ngâm ngẩm đau bụng, lo mình bị rối loạn nội tiết.


Tâm lý: Trí nhớ: Thân chủnhớ không rõ ràng các sự kiện bạo lực, luôn

nói là mình tính cam chịu, xuề xòa hay quên, xong là xong, thôi không nhớ lại.
Các sự kiện kể lộn xộn, phức tạp, không rõ ràng, chồng chéo “nghĩ gì kể nấy”,
không theo câu hỏi. Có sự kiện thân chủ kể 3 lần vẫn chưa rõ ràng. Suy nghĩ –
cảm xúc: thân chủ nghĩ không bao giờ nói với người ngoài về bạo lực, nói xấu
chàng khổ ai, không thích ầm ĩ, tính cam chịu, xong là xong, quên ngay. Cảm
thấy chán nản kéo dài, không muốn làm gì, không tập trung vào việc gì vì vấn
đề gia đình. Nghĩ chồng không đến mức đi tìm mình để đánh, chưa bao giờ đánh
trước mặt người ngoài (có đánh trước mặt con). Thân chủ nói đắn đo hàng tháng
chị mới quyết định vào NBY vì sốt ruột: con cái nghỉ hè, buôn bán,… thân chủ
khóc nhiều khi nói về tình trạng gia đình, nói về việc chồng đánh trước mặt
con.Thân chủ nói chưa bao giờ có ý định ly hôn, chỉ từ tết đến giờ mới nẩy sinh
ý định đó. Thân chủ nói thà 1 lần đau rồi thôi nhưng tinh thần thoải mái, chỉ vì
chị suy nghĩ đơn giản, nghĩ xong là xong nên kéo dài bạo lực, chồng đánh được
1 lần thì sẽ đánh mãi, nghĩ mình cùng đường cũng phải nuôi con ăn học cho
xong. Thân chủ nói chồng chưa đến mức độ phải bỏ. Mong muốn tạm vắng về
nhà chị gái sáng đi chiều về NBY hoặc sáng đến tối về vì sốt ruột việc làm ăn,
con nghỉ hè và mẹ đẻ hiện đang ốm.


Mối quan hệ: Gia đình để quan tâm, lo lắng cho thân chủ, khuyên chị ly

hôn. Nhà chồng gia trưởng, bênh vực chồng, nói tại mày mà nó ra nông nỗi này,

nó ốm thế mà mày còn đi chơi, nói mày láo thì nó có quyền đánh,…


Pháp lí: Thân chủ đã nhờ luật sư, luật sư đã làm hết thủ tục ly hôn

nhưng thân chủ chưa nộp vì thực lòng chưa muốn ly hôn, còn đang suy nghĩ.
Bạn Thân chủ ở Bộ Công An cũng tư vấn cho thân chủ về tài sản. Chồng thân
chủ ép thân chủ bán thêm 1 nhà nữa chia đôi, chị trả ngân hàng, đóng học cho
con, còn 1 nhà chung anh ta nói do bố mẹ chồng mua nên của riêng anh ta mặc
dù đứng tên chung 2 vợ chồng. Thân chủ nói anh ta định chiếm hết tài sản, đẩy
chị và các con ra đường. Thân chủ không muốn xử lý chồng mà chỉ muốn hòa
giải và chồng cam kết không sử dụng hành vi bạo lực với chị nữa.


Kiến thức: Thiếu kiến thức về bạo lực gia đình, có một phần hiểu biết

về luật HNGĐ do tự tìm hiểu và được tư vấn.
24




Kĩ năng sống: Giao tiếp tương đối tốt, có nhận thức bản thân, vấn đề

bạo lực của bản thân.


Nhu cầu: Hỗ trợ pháp lý: ly hôn, chia tài sản; Hỗ trợ tâm lý; Giải quyết

bạo lực gia đình.

- NVCTXH có vai trò xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho thân chủ tuân theo kỹ
thuật phân tích ca 4 bước:
Giả định:
1. Là nạn nhân của BLGĐ
2. Thiếu hiểu biết về BLGĐ, Luật, Quyền
3. Có nhiều mối quan hệ
4. Nhận thức xã hội tốt
5. Có nhiều người hỗ trợ, tư vấn giúp đỡ
6. Căng thẳng, thiếu tập trung, hoang mang, lo lắng
7. Nhận thức sự kiện không rõ ràng
8. Còn tình cảm với chồng
9. Có xu hướng giảm nhẹ hành vi BL của chồng
10. Các con ủng hộ, hỗ trợ mẹ
11. Thiếu KN: Nhận thức bản thân, ứng phó với BLGĐ, Ra quyết định…
12. Gia đình đẻ quan tâm, có khả năng hỗ trợ NTT
13. Nhà chồng cổ xúy cho BLGĐ, có ý muốn chiếm đoạt tài sản của NTT
14. Có nhu cầu li hôn an toàn nhưng chưa đưa ra được quyết định
15. Khó khăn trong hỗ trợ pháp lí khi chia tài sản
16. Là người cam chịu, nhẫn nhịn do mặc cảm xấu hổ (Xấu hổ độc hại)
17. Tự chủ kinh tế, làm ăn buôn bán tháo vát, giỏi giang
18. Có xu hướng tự đổ lỗi cho bản thân
19. Chồng là người dễ chịu tác động, không muốn đối mặt giải quyết vấn
đề
20. Lo lắng về sự an toàn bản thân khi đối mặt với chồng
21. Có xu hướng lệ thuộc vào chồng

25



×