Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật trồng cây sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K.Komatsu, S.Zhu S.Q.Cai)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ KIM HƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI
VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY SÂM LAI CHÂU
(PANAX VIETNAMENSIS VAR. FUSCIDISCUS
K.KOMATSU, S.ZHU & S.Q.CAI)
Ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

9 62 01 10

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2023


Cơng trình hồn thành tại:
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn:

PGS.TS. Hà Thị Thanh Bình
TS. Nguyễn Mai Thơm

Phản biện 1:


PGS.TS. Lê Hùng Lĩnh
Viện Di truyền nông nghiệp

Phản biện 2:

PGS.TS. Đồng Huy Giới
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Phản biện 3:

PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng
Học viện Dân tộc

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi
giờ
phút, ngày
tháng
năm 2023

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Trung tâm Thông tin - Thư viện Lương Định Của, Học viện Nông nghiệp Việt Nam


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Lai Châu là một tỉnh miền núi phía Bắc, có điều kiện tự nhiên, khí hậu đa
dạng, đặc biệt có nhiều vùng khí hậu khá phù hợp để các lồi thuộc họ sâm phát

triển như tam thất hoang, sâm vũ diệp. Sâm Lai Châu được biết đến là loài cây
bản địa lâu đời, đặc hữu phân bố trên các dãy núi thuộc huyện Mường Tè, Sìn Hồ
và Tam Đường.
Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu &
S.Q.Cai) là một loài thuộc chi Nhân sâm (Panax L.), họ Ngũ gia bì (Araliaceae)
(The Plant list, 2016).
Theo một số nghiên cứu cơng bố cho thấy Sâm Lai Châu có nhiều đặc tính
quý tương đồng như sâm ngọc linh, được sử dụng để bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ tiêu
giảm kích thước khối u và phòng chống bệnh ung thư. Kết quả phân tích cho
thấy, Sâm Lai Châu có 52 chất saponin, hàm lượng saponin tổng số đạt 21,95%
(Đỗ Thị Hà & cs., 2016). Tại Lai Châu, việc trồng, bảo tồn loài cây quý cho thu
nhập giá trị từ cao hơn nhiều lần so với các cây trồng hiện đang trồng phổ biến
tại địa phương. Bên cạnh đó, việc tư liệu hóa nguồn gen cây sâm Lai Châu phục
vụ cho nghiên cứu, đào tạo và đặc biệt phát triển nhân rộng diện tích trồng sâm
cịn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển cây sâm tại Lai Châu. Chiến
lược phát triển của Tỉnh Lai châu giai đoạn 2020 - 2025 và tầm nhìn năm 2030
đã nêu rõ sự cần thiết phải xây dựng đề án phát triển một số cây dược liệu trên
địa bàn tỉnh Lai Châu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong Tỉnh, sử dụng
hiệu quả lợi thế các vùng trồng dược liệu, cung cấp nguồn dược liệu trong khám
chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong đó cần bảo tồn và phát triển.
Chiến lược đặc biệt chú trọng ưu tiên phát triển Sâm Lai Châu với diện tích đến
năm 2025 đạt ít nhất 200ha trên địa bàn Tỉnh.
Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
sinh học, sinh thái và kỹ thuật trồng cây Sâm Lai Châu (Panax Vietnamesis var
1


fuscidiscus K. Komatsu, S.Zhu & S. Q. Cai” nhằm nghiên cứu bổ sung đặc
điểm sinh học, điều kiện sinh thái; Xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng và

bước đầu khảo sát khả năng tích luỹ hàm lượng saponin theo độ tuổi của Sâm
Lai Châu nhằm góp phần bảo tồn và phát triển loại cây dược liệu quý tại địa
phương và các vùng sinh thái tương tự.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu bổ sung cơ sở dữ liệu về đặc điểm hình thái, sinh thái, giải
phẫu, khả năng tích luỹ Saponin và góp phần hồn thiện quy trình kỹ thuật
trồng Sâm Lai Châu tại tỉnh Lai Châu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học, điều kiện sinh thái của cây Sâm
Lai Châu.
- Xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng cây Sâm Lai Châu (thời vụ,
khoảng cách, độ cao so với mặt biển, độ tàn che và phương thức trồng)
- Bước đầu khảo sát khả năng tích luỹ hàm lượng saponin theo vùng trồng
và độ tuổi của cây Sâm Lai Châu.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng: Hạt, cây, củ, thân ngầm của Sâm Lai Châu;
Thời gian: Từ tháng 2/2015 đến tháng 12 năm 2019;
Không gian/địa điểm nghiên cứu: Các thí nghiệm đồng ruộng được thực
hiện tại các huyện Mường Tè Lai Châu; các kết quả phân tích hàm lượng hoạt
chất, vi phẫu thực hiện tại phịng thí nghiệm Khoa phân tích tiêu chuẩn và
khoa Tài nguyên của Viện Dược Liệu; Phân tích đất tại phịng thí nghiệm đất
và mơi trường của Viện nghiên cứu Đất và Môi trường rừng; Nghiên cứu làm
mẫu tiêu bản tại phòng tiêu bản của Viện Nghiên cứu Lâm Sinh.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1. Đánh giá được đặc điểm sinh học và sinh thái của 2 dạng Sâm Lai Châu,
có đặc điểm hình thái đặc trưng với 2 nhóm thân màu tím, củ màu xám tím ghi
2



và thân màu xanh, củ màu vàng sáng. Sâm Lai Châu ra chồi và lá tháng 2 đến
tháng 5, ra hoa tháng 4 đến tháng 8, hình thành quả tháng 6 đến tháng 10 và
chín rộ vào tháng 9. Sâm Lai Châu phân bố tự nhiên ở khu vực có độ cao từ
1400 – 2200m, nhiệt độ bình quân năm từ 17-23,30C, độ ẩm khơng khí đạt
82,8-84,1%. Nhiệt độ trung bình năm là 17-23 độ C, lượng mưa từ 24202844mm/năm, dưới tán rừng có độ tàn dư thực vật che lớn hoặc thảm thực bì
dày trên 70%, pHKcl 3,3-3,99, đất mùn, thốt nước tốt, các bón hữu cơ tổng số
đạt 2,27-29.37% độ ẩm khô kiệt và dung trọng đất ở mức thấp, hàm lượng Nts,
P2O5ts, K2Ots ở mức trung bình đến giàu. Đặc điểm giải phẫu (thân, rễ, lá) Sâm
Lai Châu có nhiều điểm tương đồng với sâm Ngọc Linh.
2. Xác định được thời vụ trồng Sâm Lai Châu thích hợp là 15/9 đến 15/10,
vùng trồng có độ cao từ 1500 – 2000 m so với mặt biển, mật độ trồng thích hợp
8 cây/m2 tương đương với khoảng cách 30 x 30 cm, trong điều kiện che sáng từ
75% - 90% Sâm Lai Châu trồng trong điều kiện luống cao 30 cm, trong đó độ
dày mùn núi 10 cm cho tỷ lệ cây sống đạt >80%, khả năng sinh trưởng, phát
triển cho năng suất là tốt nhất. Sâm Lai Châu trồng trong bầu sinh trưởng phát
triển tốt hơn trồng trên luống trong thời gian từ 1 - 4 năm đầu.
3. Hàm lượng Saponin được tính lũy trong củ Sâm Lai Châu theo tuổi,
hàm lượng saponin tổng số tăng dần từ 13,38 ± 0,20 % trong các mẫu 2 tuổi
lên 21,34 ± 0,50 % trong mẫu 13 tuổi. Tương tự, hàm lượng majonosid R2
cũng tăng rõ rệt, từ 2,56 ± 0,02 % trong các mẫu 2 tuổi lên đến 23.85 ±0.62%
trong mẫu 16 tuổi. Tương tự, hàm lượng majonosid R2 (MR2) cũng tăng rõ
rệt, từ 2,56 ± 0,02% trong các mẫu 2 tuổi lên đến 8,0 ± 0,06% trong các mẫu
16 tuổi.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học góp phần khẳng định sự
cần thiết phải bảo tồn đa dạng sinh học và bảo tồn phát triển các nguồi gen quý
nói chung và cây Sâm Lai Châu nói riêng trên vùng đất miền núi phía Bắc.
Kết quả đề tài là tài liệu tham khảo có giá trị trong nghiên cứu và chuyển
giao ứng dụng phát triển Sâm Lai Châu.

3


1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu cung cấp luận chứng khoa học giúp UBND tỉnh Lai
Châu và các cơ quan quản lý có cơ sở khoa học thực hiện quy hoạch vùng trồng
và phổ biến kỹ thuật nhân giống, trồng cây Sâm Lai Châu có hiệu quả.
Kết quả của đề tài có thể chuyển giao đến các Doanh nghiệp, các HTX
trồng và phát triển Sâm Lai Châu phục vụ ngun liệu cho ngành dược, nhân
rộng mơ hình.

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC, PHÂN LOẠI VÀ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA CÂY SÂM
2.1.1. Nguồn gốc
Chi Nhân sâm - Panax Linnaeus (1753: 1058) là một chi nhỏ trong họ Ngũ
gia bì (Araliaceae) với khoảng 16-18 lồi và dưới loài phân bố tập trung ở Bắc
bán cầu trong khu vực Đông Á, dãy Hymalaia, Trung Quốc, Đông Dương và
Bắc Mỹ (Linnaeus Carol (1753), Wen J. & Zimmer E. A.(1996), Wen J (2000)).

Hình 2.1. Mối quan hệ giữa lồi Châu Á và Sâm Mỹ
Nguồn: Kim & cs. (2018)
4


Sâm là loại cây thảo thuộc loại cây sống lâu năm. Sâm chia thành hai thứ
chính đó là sâm Châu Á (Panax ginseng Asian) và sâm Mỹ (Panax
quinquefolium American). Trong đó phần lớn các chi phân bố ở Châu Á, từ Đơng
- Bắc Á đến cận Himalaya và chỉ có 3 loài ở vùng Bắc Mỹ. Đặc biệt tất cả những
lồi thuộc chi Panax đều có giá trị làm thuốc, một số loài của chi này hiện đang
được trồng với quy mô lớn ở nhiều quốc gia và đã trở thành những cây thuốc nổi

tiếng, không chỉ trong phạm vi của nền y học cổ truyền Phương đơng mà trên
tồn thế giới như Nhân Sâm (Panax ginseng); Giả nhân sâm (P. pseudoginseng);
Tây dương sâm (P. quiquefolius) và Tam thất (P. notoginseng) Kim & cs. (2018).
Ở Việt Nam, năm 1968 các nhà thực vật học bước đầu ghi nhận 2 loài
thuộc chi Panax là P. pseudoginseng Wallich (ở biên giới phía bắc Việt Nam
thuộc Hà Giang) và P. bipinnatifidus Seem (dãy Hoàng Liên Sơn, Lào Cai).
2.1.2. Phân loại
Theo hệ thống phân loại thực vật của Takhtajan (1987), chi sâm (Panax L.)
có vị trí phân loại như sau.
Giới: Thực vật (Plante)
Ngành: Ngọc lan - Magnoliophyta
Lớp: Ngọc lan - Magnoliopsida
Bộ: Hoa tán - Apiales
Họ: Ngũ gia bì - Araliaceae
Chi: Sâm - Panax L.
Panax vietnamensis var. fuscidiscus K. Komatsu, S. Zhu & S.Q. Cai là
phân bậc dưới loài Panax vietnamensis Ha et Grushv., thuộc chi Nhân sâm
(Panax L.), họ Ngũ gia bì (Araliaceae). Được ghi nhận có tại Vân Nam, Trung
Quốc và cơng bố năm 2003. Các tác giả đã mơ tả đó là một thứ mới của Sâm
Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.). Cũng theo nhóm tác giả, thứ
mới này khác với thứ chuẩn Panax vietnamensis var.vietnamensis về 4 vị trí
các nucleotide trên gen matK (Zhu & cs., 2003).
5


Hình 2.3. Cây phát sinh các lồi trong chi Panax dựa trên phân tích dữ liệu
gen trK và 18S
Nguồn: Zhu & cs. (2003)
Tại Việt Nam, chi Nhân sâm Panax L. gồm có 15 lồi và dưới lồi và hầu hết
chúng là nguồn dược liệu cho y học cổ truyền như các loại Nhân Sâm, Nhân Sâm

Hoa kỳ, Tam thất, Nhân Sâm Nhật Bản và Sâm Ngọc Linh (Nguyễn Tập, 2005).
2.1.3. Giá trị sử dụng
Nhân sâm (Ginseng) là loài cây thảo lưu niên có củ nạc sinh trưởng chậm
thuộc chi Panax, họ Araliaceae. Trong tiếng Anh, từ “ginseng” xuất phát từ một
thuật ngữ Trung Quốc rénshēn có nghĩa là có hình dạng giống người. Trong
danh pháp thực vật, tên chi Panax có nghĩa là “khỏe tồn thân”. Các lồi Nhân
sâm được sử dụng làm thuốc nhờ có các loại ginsenoside. Ginsenoside hay cịn
gọi là panaxoside có bản chất là steroid glycoside và triterpene saponin vốn có
nhiều hoạt tính sinh học. Lịch sử sử dụng nhân sâm bắt đầu từ 4.500 năm trước.
2.2. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ SINH THÁI CÂY SÂM
2.2.1. Đặc điểm hình thái
Chi Nhân sâm (Panax L.) là một chi có số lượng lồi rất ít trong số
khoảng 70 chi của ho ̣ Araliaceae trên thế giới được Carl von Linnaeus mơ
tả năm 1753 với chỉ hai lồi là P. quinquefolius L. và P. trifolius L.. Theo
Linnaeus điểm khác biệt so với các chi khác trong họ Araliaceae là bầu 2 ô,
6


hoa mẫu 5, xếp van hay xếp lợp. Đến năm 1763, tác giả mơ tả bổ sung thêm
một lồi mới cho khoa học, P. fructicosus, với đặc điểm là đài xếp van. Trong
giai đoạn này, khi số lượng loài được phát hiện cịn ít, nên tác giả chỉ giới
hạn ở các đặc điểm của hoa: hoa vừa xếp lợp vừa xếp van. Đây là đặc điểm
chính của chi để phân biệt với các chi khác của họ Araliaceae. Tuy nhiên, với
cách sắp xếp này thì đặc điểm của chi Panax bao gồm một số chi khác thuộc
họ Araliaceae, đặc biệt là chi Nothopanax, theo đó, lồi P. fructicosus có đài
xếp van giống với chi Nothopanax là một ví dụ (Linnaeus, 1754).
2.2.2. Đặc điểm sinh thái
Nhân sâm được trồng tự nhiên trong khoảng 33° N đến 48° N, tương ứng
với vùng khí hậu ơn đới và á nhiệt đới ở Hàn Quốc (từ 33°7/N đến 43°1/N),
Mãn Châu (từ 43°N đến 47° N), và vùng Siberia (Choi & cs., 2007; Ryu &

cs., 2012). Các yếu tố môi trường khác nhau như đất và khí hậu (lượng mưa,
thời gian chiếu sáng, bức xạ và nhiệt độ khơng khí được), chất dinh dưỡng,
quần thể vi sinh vật... ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sâm (Ryu
& cs., 2012).
2.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÂY SÂM LAI CHÂU
Phan Kế Long & cs. (2013) đã mơ tả đặc điểm hình thái của sâm Lai
Châu cho thấy lá, thân, rễ, hoa, quả về cơ bản cây có các đặc điểm giống với
sâm Ngọc Linh: Cây thảo, sống lâu năm. Cây mang hoa cao khoảng 0,5-0,8 m.
Nguyễn Thị Phương Trang & cs. (2013), Phan Kế Long & cs. (2014b) mơ
tả và phân tích các mẫu thu được ngoài tự nhiên kết hợp với các đặc trưng
phân tử dựa trên mối quan hệ di truyền giữa các mẫu Sâm thu được ở Lai
Châu đã xác định tên cây Sâm mọc tự nhiên ở Lai Châu là Panax vietnamensis
var. fuscidiscus. Trong nghiên cứu này đã nghiên cứu mối quan hệ di truyền
trên cơ sở phân tích trình tự nucleotide vùng matK và ITS-rDNA cho 17 cá thể
cho 2 loại Sâm thuộc chi Panax thu được ở Lai Châu. Kết quả phân tích trình
tự nucleotide chỉ ra Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. Fuscidiscus) và
Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha & Grushv. var. vietnamensis) có
quan hệ chị em. Từ kết quả phân tích các mẫu Sâm thu được trong tự nhiên,
tác giả đã định danh (Panax vietnamensis var. fuscidiscus K.Komatsu, S.Zhu
& S.Q.Cai.) đặt theo Việt Nam là “Sâm Lai Châu”, xác định đây là bậc phân
7


loại dưới loài của Sâm Việt (Panax vietnamensis). Như vậy sâm Việt có hai 2
thứ là:
- Thứ chuẩn: Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis var. vietnamensis).
- Thứ: Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus).
Trần Văn Tiến & cs. (2016) đã có cơng bố mới về các lồi trong chi
Panax tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả dựa vào mơ tả hình
thái và phân tích DNA so sánh với 3 loài (P. stipuleanatus , P.bipinnatifidus,

Polyscias fruticosa) và 2 thứ đã biết của Sâm Ngọc Linh (P. vietnamensis var.
vietnamensis, P. vietnamensis var. fussidiscus). Kết quả nghiên cứu đã xác
định thêm một thứ nữa cho Sâm việt (Panax vietnamensis) đưa tổng số bậc
phân loại dưới loài lên con số 3 thứ:
- Thứ chuẩn: Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis var. vietnamensis).
- Thứ 2: Sâm Lai Châu(Panax vietnamensis var. fuscidiscus).
- Thứ 3: Sâm LangBiang (Panax vietnamensis var. langbianensis).
Theo những tài liệu đã cơng bố tại Việt Nam, cây Sâm Lai Châu có phân bố
hẹp trên dãy núi Pu Si Lung và lân cận (Mường Tè và Tây Sìn Hồ, giáp biên giới
với Trung Quốc) và dãy núi Pu Sam Cáp nằm giữa các huyện Sìn Hồ và Tam
Đường với Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu (Phan Kế Long & cs., 2013).
Vùng sinh thái có độ cao so với mặt nước biển khoảng trên 1.500m. Đây là
cây ưa ẩm, phát triển trên đất tốt nhiều mùn, đất thoát nước, độ tàn che khoảng
0,7. Cây phát triển vào đầu xuân sau đó lụi vào mùa đông, tái sinh hạt tốt.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài luận án được thực hiện tại các huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sìn
Hồ, Tam Đường và Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu; Phịng thí nghiệm
Khoa phân tích tiêu chuẩn của Viện Dược liệu, Phịng thí nghiệm đất và mơi
trường của Viện nghiên cứu Đất và Mơi trường rừng và Phịng tiêu bản của
Viện Nghiên cứu Lâm sinh.
8


3.1.2. Thời gian nghiên cứu
Các nội dung của Luận án được thực hiện từ tháng 2 năm 2015 đến tháng
12 năm 2019.
3.1.3. Vật liệu nghiên cứu
Các bộ phận của cây sâm Lai Châu mọc tự nhiên và cây sâm gieo, trồng

theo các độ tuổi khác nhau; mùn núi, lưới đen, kính hiển vi quang học Nikon
Alphaphot YS 2.
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của Sâm Lai Châu;
Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng Sâm Lai Châu;
Nội dung 3: Khảo sát khả năng tích lũy hoạt chất saponin trong củ Sâm Lai
Châu.
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Nội dung 1: Nghiên cứu đặc điểm sinh vật, sinh thái học của Sâm Lai
Châu
3.3.1.1. Điều tra thu thập số liệu và mẫu vật
- Điều tra phân bố cây Sâm Lai Châu trong tự nhiên tại 4 huyện Mường Tè,
Phong Thổ, Sìn Hồ và Tam Đường.
- Thời điểm điều tra từ tháng 2 đến tháng 12 năm 2015, 2016.
- Số liệu thứ cấp điều kiện tự nhiên của huyện Mường tè, tỉnh Lai Châu
được thu thập tại phịng Nơng nghiệp huyện Mường Tè, Trạm khí tượng thủy
văn tỉnh Lai Châu.
- Số liệu sơ cấp: Thực hiện điều tra đặc điểm vùng sinh thái, thảm thực vật,
thành phần tổ thành lồi theo ơ điều tra, tổng số 120 ơ tiêu chuẩn, 30 ơ/huyện,
diện tích ơ tiêu chuẩn 400m2 (20mx20m). Trong ơ, xác định lồi và đo chiều cao
và đường kính tán tất cả các cây có đường kính đo tại vị trí cách mặt đất 1,3m
có giá trị từ 5cm; Khảo sát cây bụi và cây tái sinh tự nhiên: trong ô tiêu chuẩn
400m2 lập 5 ô dạng bản, diện tích 4m2 (2m x 2m) ở bốn góc và giữa OTC, tổng số
600 ơ dạng bản. Xác định lồi cây bụi, cây tái sinh trong ô và xác định độ che phủ
của thảm thực vật.
9


- Đánh giá đặc điểm sinh vật học thực hiện thu thập mẫu cây Sâm Lai
Châu mọc tự nhiên theo các độ tuổi 1-13 tuổi. Thu thập tại 4 huyện x 1

mẫu/OTC x 30 OTC/huyện=120 mẫu.
- Thực hiện lấy phẫu diện đất: Lấy tại các OTC, lấy phần đất mặt dày
20cm, tổng số 12 mẫu đất, trong đó lấy 05 mẫu tại huyện Mường Tè, 03 mẫu tại
huyện Sìn Hồ, 03 mẫu tại huyện Tam Đường và 01 mẫu tại huyện Phong Thổ.
3.3.1.2. Phân tích, mơ tả
Mơ tả hình thái cây Sâm Lai Châu thân xanh và thân tím tại Viện nghiên
cứu Lâm sinh; Các chỉ tiêu đánh giá tầng cây trong rừng theo TCCS, 2015 của
trường Đại học Lâm Nghiệp. Phân tích thành phần đất được thực hiện tại Phịng
thí nghiệm đất và mơi trường (Viện nghiên cứu sinh thái và mơi trường rừng).
Thời gian phân tích từ ngày 18/10/1015 đến ngày 06/12/2015.
Mô tả và giải phẫu, vi phẫu cây Sâm Lai Châu thân tím tại Viện Dược
Liệu.
Chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích mẫu
Các chỉ tiêu lý, hóa tính các mẫu đất được phân tích theo các tiêu chuẩn
quy định, cụ thể: Độ ẩm: TCVN 4048:2011; Thành phần cấp hạt: TCVN
5257:1990; pH KCL: TCVN 5979:2007; Các bon hữu cơ tổng số: TCVN
8941:2011; Đạm tổng số: TCVN 6498: 1999; Lân tổng số: TCVN
8940:2011; Kali tổng số: TCVN 8860: 2011; Độ chua trao đổi; Độ ẩm khô
kiệt; Dung trọng.
Các chỉ tiêu giải phẫu vi phẫu: lá, thân, rễ, thân ngầm, bột lá, bột thân khí
sinh, bột thân rễ, bột rễ. Thực hiện cắt vi phẫu, tẩy sáng trong dung dịch
Cloramin 5-10%, rồi nhuộm màu bằng phương pháp nhuộm kép với đỏ son
phèn và xanh methylen. Lên tiêu bản, sử dụng kính hiển vi để quan sát các đặc
điểm vi phẫu của
Theo dõi đặc điểm hình thái, sinh trưởng các mẫu giống: Các đặc điểm hình
thái bộ phận trên mặt đất của các mẫu giống Sâm Lai Châu được theo dõi lặp lại
trong thời gian thực hiện thí nghiệm, trong đó thân khí sinh, lá được quan sát và mô
tả trên cây trưởng thành (giai đoạn lá bánh tẻ); hoa, quả, hạt được theo dõi vào giai
đoạn cây ra hoa đến quả chín. Các đặc điểm hình thái bộ phận dưới mặt đất gồm
10



thân ngầm và rễ được theo dõi vào thời điểm thu hoạch (năm thứ 3); Mơ tả đặc
điểm hình thái các mẫu giống Sâm Lai Châu theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa
Thìn (2007).
+ Theo dõi đặc điểm giải phẫu các mẫu giống: Rễ, thân rễ, lá của các mẫu
Sâm Lai Châu được thu vào năm thứ 3, thân lá ở giai đoạn bánh tẻ. Giải phẫu
các bộ phận tại Trung tâm Tài nguyên Dược liệu, Viện Dược liệu.
Mô tả đặc điểm hình thái và giải phẫu: Theo phương pháp của (Nguyễn
Nghĩa Thìn, 2007).
3.3.2. Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng
3.3.2.1. Địa điểm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu
Các thí nghiệm trồng được bố trí thực hiện tại các địa điểm khác nhau, cụ
thể thí nghiệm 1, 3, và 4, 5 được thực hiện tại bản Sín Chải B xã Pa Vệ Sử,
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Các thí nghiệm về vùng sinh thái được thực
hiện tại các địa điểm huyện Sìn Hồ, huyện Mường Tè và thành phố Lai Châu,
tỉnh Lai Châu. Thời gian thực hiện từ năm 2016 - 2019, thời điểm cụ thể theo
thí nghiệm.
3.3.2.2. Bố trí thí nghiệm
(*) Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của Sâm Lai Châu
Thí nghiệm gồm 5 công thức
+ CT1: Trồng ngày 15/2;
+ CT2: Trồng ngày 15/3 (đối chứng);
+ CT3: Trồng ngày 15/4;
+ CT4: Trồng ngày 15/9;
+ CT5: Trồng ngày 15/10.
(*) Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của độ cao vùng trồng đến sinh trưởng,
phát triển và năng suất Sâm Lai Châu
Thí nghiệm được bố trí tại 3 địa điểm (3 vùng sinh thái) theo độ cao như sau:

+ CT1: Độ cao 1000m;
+ CT2: Độ cao 1500m
11


+ CT3: Độ cao 2000m.
Thí nghiệm trồng ở độ cao 1000m thực hiện tại Công ty cổ phần Sâm Lai
Châu, phường Đông Phong, thành phố Lai Châu. Nhiệt độ thời gian khảo
nghiệm dao động từ 20-25oC, độ ẩm khơng khí 70-85%.
Thí nghiệm trồng ở độ cao 1500m thực hiện tại Hợp tác xã sâm và Tam
Thất Sìn Hồ, Thị trấn Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Thí nghiệm trồng ở độ cao 2000m thực hiện tại Bản Sín Chải B xã Pa Vệ
Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Địa điểm nghiên cứu ở độ cao 1500m
và 2000m có nhiệt độ trong thời gian thí nghiệm dao động từ 15-20oC, độ ẩm
khơng khí 80-90%.
(*) Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng mật độ (khoảng cách trồng) đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất Sâm Lai Châu
Thí nghiệm gồm 4 cơng thức:
+ CT1: Khoảng cách 25x30cm, mật độ 12 cây/m2
+ CT2: Khoảng cách 30x30cm(mật độ 8 cây/m2);
+ CT3: Khoảng cách 35x30cm( mật độ 6 cây/m2);
+ CT4: Khoảng cách 40x30cm (mật độ 4 cây/m2).
(*) Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của phương thức trồng đến khả năng sinh
trưởng, phát triển và năng suất của Sâm Lai Châu
CT1: Trồng trên luống
CT2: Trồng trong bầu
Thí nghiệm được thực hiện tại xã Pa Vệ Sử, Mường Tè Lai Châu. Sâm Lai
Châu được trồng trên luống và trong bầu trong cùng 1 điều kiện sống (Theo
Quy trình Kỹ thuật và phương pháp trồng các nội dung khác). Bầu trồng Sâm
Lai châu được thực hiện bằng vật liệu nilon dẻo, kích thước 30 cm x 40 x 25 cm

(như kích thước khoảng cách trồng thích hợp. Mỗi bầu chứa 5 kg giá thể là mùn
núi trộn với đất rừng tầng canh tác mặt).
(*) Thí nghiệm 5. Ảnh hưởng của độ che sáng đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất của Sâm Lai Châu
Thí nghiệm gồm 3 cơng thức
12


+ CT1: Che 50% ánh sáng trực xạ;
+ CT2: Che 75% ánh sáng trực xạ;
+ CT3: Che 90% ánh sáng trực xạ.
Thí nghiệm 2, 3, 4, 5 bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần nhắc
lại diện tích ơ thí nghiệm là 20m2 chưa kể dải bảo vệ.
Thí nghiệm 5 Làm giàn che, chiều cao giàn che là 1,2m (tính từ mặt luống).
Lưới che 25% cường độ ánh sáng (nguồn gốc Trung Quốc); Lưới che 50%
cường độ ánh sáng (nguồn gốc Thái Lan); Lưới che 75% cường độ ánh sáng
(nguồn gốc Đài Loan).
+ Đo cường độ ánh sáng: sử dụng máy đo cường độ ánh sáng Extech Light
Meter Model 401025 – Italia. Đo ở các thời điểm 12h trưa để cố định lượng ánh
sáng trực xạ.
- Bố trí thí nghiệm luống trồng cao 30 cm, độ dày đất mùn núi mặt luống
10 cm và được bón bổ sung mỗi năm 10cm mùn núi trên mặt luống. Ô thí
nghiệm 5m2; Các thí nghiệm 1,2, 4 và 5 bố trí khoảng cách trồng 30*30 cm.
- Các thí nghiệm sử dụng cây sâm từ hạt đủ 2 tuổi, cây cao 10-12cm,
có 4-5 lá chét trên thân giả. Thời điểm thí nghiệm trồng ngày 15 tháng 10
năm 2016.
- Tưới nước: 2 lần/tuần. Sử dụng bình ơ doa tưới nước giữ ẩm trong thời
gian trồng thí nghiệm.
3.3.3. Nội dung 3: Đánh giá hàm lượng saponin ở vùng trồng và độ tuổi
khác nhau

3.3.3.1. Xác định hàm lượng saponin tại vùng trồng
Mẫu được thu trên cây 3 năm tuổi tại các vùng sinh thái tương ứng với độ cao
+ CT1: Độ cao 1000m (Thành Phố Lai châu)
+ CT2: Độ cao 1500m (Sìn Hồ Lai Châu)
+ CT3: Độ cao 2000m (Pa vệ Sử, Mường Tè)
3.3.3.2. Xác định hàm lượng saponin ở các độ tuổi
Sử dụng củ Sâm Lai Châu trong vườn hộ gia đình và trong rừng tự nhiên
13


trong quá trình điều tra, độ tuổi mẫu từ 2 - 13 tuổi. Danh sách mẫu nghiên cứu
được trình bày ở bảng.
Phân tích hàm lượng saponin tổng số và hàm lượng MR2 được thực hiện
tại Khoa phân tích (Viện Dược liệu). Thời gian phân tích từ ngày 15/8/2016 25/11/2017. Phương pháp phân tích bằng sắc ký lớp mỏng, theo Dược điển VN IV,
phụ lục 5.3
• Phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC, Phụ lục 5.4 Dược Điển Việt Nam
IV)
• Phương pháp định lượng saponin tổng số trong Sâm Lai Châu bằng
phương pháp cân
• Phương pháp định lượng majonosid R2 trong Sâm Lai Châu bằng
phương pháp HPLC
3.3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
3.3.4.1. Chỉ tiêu hình thái, giải phẫu và phương pháp theo dõi, mô tả
- Các chỉ tiêu theo dõi đặc điểm hình thái của cây Sâm Lai Châu gồm cấu
trúc và các đặc điểm của lá, thân, rễ, hoa, quả, hạt trên cây Sâm Lai Châu.
+ Hình thái của cụm hoa/cây: tán đơn và chùm tụ tán;
+ Hình thái của tán hoa: theo dõi chùm tán và tán đơn;
+ Hình thái của một hoa: đặc điểm của cuống hoa, đế hoa, đài, tràng,
nhị và nhụy;
- Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển

+ Ngày xuất hiện nụ (ngày): tính đến thời điểm cây có 10% nụ;
+ Số hoa/cây (hoa/cây): đếm tổng số hoa/cây, mỗi công thức đếm 10 cây
tính giá trị trung bình;
+ Chiều dài cuống hoa (cm): đo từ nách lá đến đài hoa;
+ Đường kính tán hoa (cm): đo tại hai điểm chéo góc trên tán, tính giá trị
trung bình;
+ Số quả/một cụm hoa (quả/một cụm hoa);
14


+ Ngày quả chín (ngày): tính đến thời điểm khi cây có 10% quả chín;
+ Tỷ lệ quả một, quả đôi và quả ba (%);
+ Số quả/cây (quả/cây): tổng số quả thu được/ tổng số cây;
+ Kích thước hạt (mm) và màu sắc hạt;
+ Khối lượng trung bình của một quả và một hạt (mg).
3.3.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các thí nghiệm đồng ruộng
- Diện tích lá/cây (dm2/cây) dùng kính 1dm2 để dán lá làm chuẩn.
- Chỉ số diện tích lá (LAI) (m2 lá/m2đất) = Diện tích lá/cây x mật độ
cây/m2.
- Thời điểm xuất hiện nụ, thời điểm xuất hiện quả chín: Được tính tại thời
điểm xuất hiện chỉ tiêu.
- Các chỉ tiêu: Chiều cao cây, đường kính thân, chiều dài lá, chiều rộng lá,
đường kính tán lá, số hoa/chùm, số chùm hoa/cây, số quả/chùm, số chùm
quả/cây Số rễ (rễ/cây), Chiều dài rễ (cm), Chiều dài củ (cm), Đường kính củ
(cm): Được tính là giá trị trung bình của từng chỉ tiêu
- Năng suất cá thể (g/củ) = cân khối lượng củ khi thu hoạch của một cây.
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = năng suất cá thể x mật độ cây/m2 x 10.000.
- Sâu hại: được đánh giá theo % cây bị hại.
- Bệnh hại: được đánh giá theo % lá (củ) bị hại.
- Các chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất sâm trồng được đo ở các

năm 2016, 2017, 2018 và 2019 khi các thân giả đã thực hiện xong một chu kỳ
tích lũy, lúc này đa số thân giả và lá của cây sâm đã héo rụng. Chọn mỗi ơ thí
nghiệm 3 củ, tưới nước và gỡ củ lên trên mặt đất, tiến hành đo đếm ghi chép
các chỉ tiêu.
- Theo dõi mức độ nhiễm sâu bệnh hại vào các tháng: tháng 4, tháng 6,
tháng 8 năm 2016, 2017 và 2018. Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại theo
thang điểm từ 1 - 9 của CIP như sau:
+ Điểm 1: không bị sâu, bệnh hại;
+ Điểm 3: nhẹ - dưới 20% thân lá trên cây bị sâu, bệnh hại;
15


+ Điểm 5: trung bình, từ 20 - dưới 50% thân lá trên cây bị sâu, bệnh hại;
+ Điểm 7: nặng, từ trên 50 - dưới 70% thân lá trên cây bị sâu, bệnh hại;
+ Điểm 9: rất nặng, từ trên 70 - 100% thân lá trên cây bị sâu, bệnh hại.
3.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ SỐ LIỆU
- Bố trí thí nghiệm và phân tích số liệu theo phương pháp thí nghiệm của
Nguyễn Thị Lan & Phạm Tiến Dũng (2006). Xử lý số liệu trên phần mềm
IRRISTAT 5.0.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA SÂM LAI
CHÂU
4.1.1. Đặc điểm sinh vật học của Sâm Lai Châu
4.1.1.1. Đặc điểm hình thái, vi học của cây Sâm Lai Châu
a. Đặc điểm hình thái
Bảng 4.1. Đặc điểm hình thái của Sâm Lai Châu
STT
1


2

3

Tính
trạng
Đặc
điểm
thân rễ
và rễ
củ
Ruột
củ
Thân
khí
sinh

Sâm Lai Châu thân tím

Sâm Lai Châu thân xanh

Rễ củ nạc có màu xám tro, có
nhiều vết sẹo so le xen kẽ
nhau, có một chùm rễ ở cuối
củ.
Ruột củ màu tím nhạt.
Kích thước, dài 5-35 cm,
đường kính 1-3,2 cm.
Thân khí sinh thường
chết vào mùa đông và mọc lại

vào mùa xuân năm sau và để
lại sẹo trên thân củ có hình
trụ nhỏ dần lên đỉnh, lõi xốp,
có các gờ trịn. Chiều cao từ

Rễ Củ nạc, có màu vàng
xám, có nhiều vết sẹo so le
xen kẽ nhau có một chùm rễ
ở cuối củ.

16

Ruột củ màu vàng nhạt.
Kích thước, dài 5-35 cm,
đường kính 1-3,2 cm.
Thân khí sinh thường
chết vào mùa đơng và mọc
lại vào mùa xn năm sau
và để lại sẹo trên thân củ có
hình trụ nhỏ dần lên đỉnh,
lõi xốp, có các gờ trịn.


4

5

6

7


Màu
sắc
thân



chét

24 đến 80 cm. Đường kính Chiều cao từ 24 đến 80 cm.
gốc từ 0,3-1,2 cm,
Đường kính gốc từ 0,3-1,2
cm.
Thân màu tím.
Thân màu xanh.

Lá kép chân vịt, có từ 3-5 lá,
mọc vịng trên đỉnh thân.
Cuống lá dài 7-18 cm, khơng
lơng đường kính 2-3,5 mm.
Mang 4 đến 7 lá chét. Khơng
có lá kèm.
Lá chét hình bầu dục thn
hoặc hình mác thn, lá ở
giữa có kích thước to nhất rồi
nhỏ dần sang hai bên, kích
thước: dài 5-14 cm rộng 2-3,5
cm, đáy lá nhọn, chót lá có
đi dài 1,5cm; gân chính ở
1/3 phía đáy lá có màu tím

(đơi khi màu xanh), gân bên
có từ 4-11 đơi, có lơng dài 2
mm trên gân hệ gân ở cả hai
mặt. Mép lá có răng cưa nhọn

Lá kép chân vịt, có từ 3-5 lá,
mọc vịng trên đỉnh thân.
Cuống lá dài 7-18 cm,
khơng lơng, đường kính 23,5 mm. Mang 4 đến 7 lá
chét. Khơng có lá kèm.

Lá chét hình bầu dục thn
đến hình trứng ngược, lá ở
giữa có kích thước to nhất
rồi nhỏ dần sang hai bên,
kích thước: dài 5-12 cm
rộng 2-4 cm, đáy lá hình
chót buồm hoặc trịn, lệch;
chót lá có đi dài 1cm; gân
chính màu xanh, gân bên có
từ 6-10 đơi, có lơng dài
2mm trên gân hệ gân ở cả
hai mặt. Mép lá có răng cưa,
cây non có thể gặp dạng xẻ
lơng chim nơng
Cuống Cuống lá có màu tím, hoặc có Cuống lá có màu xanh.

đốm màu tím ở phần gần tiếp Cuống lá chét có màu xanh,
giáp với thân. Cuống lá chét
có màu tím, ít khi màu xanh,


17


8

Hoa

9

Thân
mang
hoa

10

11
12

Mang 1 (đôi khi là 2) cụm trên
cùng 1 cuống ở đỉnh thân, cao
15-36 cm, mang 40-120 hoa,
đường kính cụm hoa từ 3-5,5
cm. Cuống chung dài 12 – 34
cm, đường kính 2 - 3,5 mm, có
các gờ trịn. Mỗi hoa có 1 lá
bắc hình mác, dài 1-1,5 mm,
màu xanh; cuống hoa dài 1,22,3 cm, đường kính 0,7 mm;
đĩa mật lồi màu xanh, đài 5,
hình tam giác cao 0.5mm, màu

xanh; cánh hoa 5, hình lưỡi,
dài 2mm, rộng 0,6 mm; nhị 5,
đính xen kẽ với cánh hoa, dài
3 – 4 mm; bầu hạ, mang 2-3
nỗn.

Mang 1 (đơi khi là 2) cụm
trên cùng 1 cuống ở đỉnh
thân, cao 15-36 cm, mang
40-120 hoa, đường kính cụm
hoa từ 3-5,5 cm. Cuống
chung dài 12 – 34 cm, đường
kính 2 - 3,5 mm, có các gờ
trịn. Mỗi hoa có 1 lá bắc
hình mác, dài 1-1,5 mm, màu
xanh; cuống hoa dài 1,2-2,3
cm, đường kính 0,7 mm; Đĩa
mật lồi màu xanh, đài 5, hình
tam giác cao 0.5mm, màu
xanh; cánh hoa 5, hình lưỡi,
dài 2mm, rộng 0,6 mm; nhị
5, đính xen kẽ với cánh hoa,
dài 3 – 4 mm; bầu hạ, mang
2-3 nỗn.
Thân mang 1 (đơi khi là 2)
cụm hoa trên cùng 1 cuống
chung. Cuống chung và
cuống hoa có màu xanh.
Cánh hoa màu trắng xanh.
Bầu có 1 vịi nhụy, mang 12 noãn.


Thân thường chỉ mang 1 cụm
hoa trên cùng một cuống
chung. Cuống chung và
cuống hoa có màu tím, hoặc
có đốm tím nơi tiếp giáp với
thân và cụm hoa; Cánh hoa
màu xanh. Bầu có 1-2 vịi
nhụy, có 2-3 nỗn.
Quả
Quả hình thận, chín màu đỏ, Quả hình thận, chín màu đỏ,
có một vịng trịn màu đen ở có một vịng trịn màu đen ở
trên đỉnh quả.
trên đỉnh quả.
Số
Quả thường 1-2 hạt, đôi khi
Quả thường có 1-2 hạt.
hạt/quả là 3 hạt.
Hạt
Hạt màu trắng, hình trứng
Hạt màu trắng, hình trứng.
18


b. Đặc điểm vi phẫu
➢ Vi phẫu lá
Gân lá: Cả 2 mặt gân lá đều lồi. Cấu tạo của gân lá gồm: bao phủ hai mặt
gân lá là biểu bì trên và biểu bì dưới cấu tạo bởi 1 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp
sát nhau, vách phía ngồi phủ 1 lớp cutin mỏng. Nằm dưới biểu bì là mơ dày,
mơ dày phía trên tập trung ở phần lồi ra, gồm 3-5 lớp tế bào, cịn mơ dày phía

dưới gồm 2 lớp tế bào, thành dày. Nằm phía trong mơ dày là mơ mềm, gồm các
tế bào có hình gần trịn, vách mỏng, xếp sát nhau, giữa nhu mơ có các khoảng
trống gian bào. Chính giữa gân lá là bó dẫn chồng chất kép tạo thành hình cung,
gồm có mô gỗ ở giữa với các mạch gỗ nhỏ, tạo thành tia gỗ và mơ libe tạo
thành vịng ở phía trên và dưới mô gỗ.
Phiến lá: Cấu tạo của phiến lá gồm các lớp mô: Bao phủ 2 mặt phiến lá là
biểu bì trên và biểu bì dưới, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật,có vách mảnh,
vách phía ngồi phủ cutin. Nằm phía dưới biểu bì trên là mơ giậu, cấu tạo bởi
2 lớp tế bào hình chữ nhật xếp thẳng hàng, có vách mảnh. Tiếp đến là mơ xốp
gồm các tế bào hình trịn, vách mảnh, xếp lộn xộn để hở các khoảng trống gian
bào lớn.
➢ Vi phẫu thân khí sinh
Vi phẫu thân khí sinh có thiết diện hình chữ nhật. Từ ngồi vào trong cấu tạo
gồm có: biểu bì cấu tạo bởi 1 lớp tế bào hình trịn, xếp sát nhau, vách mảnh, vách
ngồi phủ 1 lớp cutin mỏng. Nằm dưới biểu bì là 2-3 lớp mơ dày, gồm các tế bào
hình trịn, vách dày. Tiếp đến là mơ mềm vỏ, gồm các tế bào hình trịn, vách mảnh,
kích thước lớn hơn mơ dày xếp sát nhau để hở các khoảng gian bào. Nằm dưới
nhu mô là mơ cứng tạo thành một vịng trịn bao phía ngồi các bó dẫn và xen kẽ
giữa các bó dẫn. Bó dẫn có dạng bó dẫn kín, sắp xếp thành vịng trịn quanh lát cắt
thân khí sinh. Cấu tạo của bó dẫn kín gồm có mơ cứng tạo thành mũ hình cung
trên đỉnh bó dẫn, tiếp đến là mơ libe tạo thành hình cung bao quanh mơ gỗ ở phía
trong. Tâm của lát cắt là mô mềm ruột gồm nhiều tế bào hình gần trịn, vách
mảnh, kích thước lớn nhất, sắp xếp lộn xộn.
19


➢ Vi phẫu thân rễ
Mặt cắt thân rễ thứ cấpcó thiết diện trịn. Từ ngồi vào trong gồm các lớp
mơ: Ngồi cùng là mơ bì thứ cấp, gồm 4-5 lớp bần, với các tế bào hình chữ
nhật, xếp đều đặn, có vách thứ cấp hóa bần. Nằm dưới lớp bần là mơ mềm vỏ

cấu tạo bởi các tế bào hình gần trịn, vách mảnh, rải rác có các tinh thể calci
oxalat hình cầu gai bên trong mơ mềm. Tiếp đến là bó dẫn hở, xếp thành vịng
trịn, cấu tạo của bó dẫn hở gồm có libe ở phía ngồi, gỗ ở phía trongvà tượng
tầng xen giữa libe và gỗ. Trong cùng là mô mềm ruột cấu tạo bởi nhiều tế bào
hình gần trịn, vách mảnh, xếp lộn xộn.
➢ Vi phẫu rễ
Vi phẫu rễ thứ cấpcó thiết diện trịn, cấu tạo từ ngồi vào trong gồm các
lớp mơ: Ngồi cùng là mơ bì thứ cấp cấu tạo bởi 7-9 lớp tế bào hình chữ nhật,
có vách thứ cấp hóa bần. Dưới bần là mô mềm vỏ cấu tạo bởi 4-5 lớp tế bào
hình bầu dục, vách mảnh, xếp lộn xộn. Tiếp đến là bó dẫn hở cấu tạo gồm có
nhu mơ libe phía nồi cùng, rồi đến libe thứ cấp, trong cùng là gỗ thứ cấp,
tượng tầng xen giữa libe thứ cấp và gỗ thứ cấp. Xen giữa các bó dẫn là tia ruột.
Trong cùng là mô mềm ruột.
➢Bột lá
Bột lá có màu xanh nhạt, khơng mùi, vị hơi đắng. Quan sát trên kính
hiển vi nhận thấy các đặc điểm: lỗ khí kiểu dị bào, mảnh mơ mềm gồm các tế
bào hình đa giác, mạch xoắn, hạt tinh bột đơn hình chng hoặc hình trịn,
lơng che chở đơn bào.
➢Bột thân khí sinh Bột thân khí sinh có màu xám, khơng mùi, khơng vị.
Soi trên kính hiển vi có các đặc điểm sau: mảnh mơ mềm gồm các tế bào hình
đa giác xếp lộn xộn để hở khoảng gian bào, sợi dài và dày lộ rõ lõi ở bên trong,
mảnh mạch xoắn và mảnh mạch mạng.
➢Bột thân rễ
Bột thân rễ Sâm Lai Châu có màu xám, vị đắng, mùi thơm nhẹ. Soi trên
20


kính hiển vi thấy có các đặc điểm sau: mảnh bần gồm các tế bào hình chữ
nhật xếp thẳng hàng nhau, tinh thể calxi oxalat hình cầu gai, mảnh mạch
mạng. Mảnh mơ mềm cấu tạo bởi các tế bào hình đa giác, xếp lộn xộn để hở

khoảng gian bào.
➢Bột rễ
Bột rễ có màu xám, vị đắng, mùi thơm. Soi trên kính hiển vi có các đặc
điểm sau: mảnh mạch xoắn, mảnh mạch mạng, mảnh mơ mềm gồm các tế bào
hình đa giác xếp lộn xộn nhau, mảnh bần gồm các tế bào hình chữ nhật xếp
thẳng hàng nhau, sợi và tinh thể calci oxalat hình cầu gai.
4.1.2. Đặc điểm sinh thái của Sâm Lai Châu
Tổng hợp các kết quả nghiên cứu các điều kiện sinh thái nơi cây Sâm Lai
Châu sinh sống tự nhiên cho thấy yêu cầu sinh thái cây Sâm Lai Châu như sau:
Sâm Lai Châu phân bố tự nhiên ở độ cao từ 1.400-2.200m, thích hợp ở độc cao
1700-1800m, lượng mưa trung bình 2.420-2.844mm/năm; Độ ẩm khơng khí đạt
82,8-84,1%; Nhiệt độ trung bình năm là 17-23,30C. Hiện trạng rừng nghèo kiệt
đến rừng giàu, độ tàn che tầng cây cao 0,3-0,7, gồm từ 8-20 loài. Tầng cây bụi
thảm tươi có độ che phủ 78,1%. Mật độ cây tái sinh biến động từ 625-56.250
cây/ha. Đất tơi xốp, thành phần cơ giới là thịt pha cát, giàu dinh dưỡng, hàm
lượng các bon hữu cơ tổng số cao, độ pHKCl trong khoảng 3,3-3,99, các bon hữu
cơ tổng số đạt 2,27-29.37% độ ẩm khô kiệt và dung trọng đất ở mức thấp, hàm
lượng Nts, P2O5ts, K2Ots ở mức trung bình đến giàu.
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG
4.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và
năng suất của sâm Lai Châu
Thời điểm ra lá mới của sâm Lai Châu không phụ thuộc vào thời điểm
trồng mà chỉ phụ thuộc vào chu kỳ thay lá tự nhiên của cây.
21


4.2.2. Ảnh hưởng của độ cao vùng trồng đến khả năng sinh trưởng, phát
triển và năng suất của Sâm Lai Châu
Kết quả thí nghiệm cho thấy, trồng sâm Lai Châu ở độ cao 2000m cho

kích thước lá và đường kính tán đạt giá trị cao nhất, tăng 17,93% so với trồng
tại độ cao 1000m.
4.2.3. Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến khả năng sinh trưởng, phát
triển và năng suất của Sâm Lai Châu
Sau 4 năm trồng, khoảng cách trồng khác nhau ảnh hưởng không rõ rệt
tới các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của sâm Lai Châu.
4.2.4. Ảnh hưởng của phương thức trồng đến khả năng sinh trưởng, phát
triển và năng suất của sâm Lai Châu
Theo dõi ảnh hưởng của các phương thức trồng khác nhau đến năng suất
cá thể và năng suất lý thuyết cây sâm trong 4 năm trồng cho thấy năng suất cá
thể trung bình của sâm trồng trong sọt cao hơn có ý nghĩa (P < 0,05). Số quả
giảm dần khi giảm che sáng cho cây, giá trị thấp nhất đạt 3,6 quả/cây khi che
sáng 50% ánh sáng trực xạ.
4.3. ĐỘNG THÁI TÍCH LŨY SAPONIN CỦA CÂY SÂM LAI CHÂU
Sắc ký đồ của các mẫu Sâm Lai Châu có nhiều vết màu hồng, tím đặc
trưng cho các hợp chất saponin. Cường độ màu sắc của các vết này tăng dần
theo chiều từ phải qua trái, tương ứng với chiều tăng độ tuổi của các mẫu
nghiên cứu, thể hiện rõ nét nhất ở hợp chất MT05 và các hợp chất có Rf khoảng
0,27 và 0,42. Điều này minh chứng hàm lượng saponin trong Sâm Lai Châu
tăng dần theo độ tuổi của dược liệu này. Đáng chú ý là cũng có những hợp chất
có xu hướng ngược lại, trong đó có hợp chất có Rf khoảng 0,18 xuất hiện ở các
mẫu có độ tuổi 2-4 tuổi nhưng khơng có mặt trên sắc ký đồ của các mẫu có độ
tuổi cao hơn.Hình ảnh sắc ký đồ HPLC của các mẫu nghiên cứu cũng cho các
kết luận tương tự. Cường độ của các pic cũng tăng dần theo chiều tăng độ tuổi
của mẫu.
22


Kết quả định lượng cho thấy hàm lượng saponin tổng số trong các mẫu
Sâm Lai Châu tăng dần theo độ tuổi. Hàm lượng saponin tổng số tăng dần từ

13,38 ± 0,20 % trong các mẫu 2 tuổi lên 21,34 ± 0,50% trong mẫu 13 tuổi. Hàm
lượng majonosid R2 (MR2) cũng tăng theo tuổi, từ 2,56 ± 0,02% trong các mẫu
2 tuổi lên đến 7,78 ± 0,12% trong các mẫu 13 tuổi.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
(1) Đặc điểm sinh thái, sinh vật học và vi học của cây Sâm Lai Châu: Sâm
Lai Châu có đặc điểm hình thái với 2 nhóm thân màu tím, củ màu xám tím ghi
và thân màu xanh, củ màu vàng sáng. Mùa sinh trưởng hình thành thân giả và lá
mới từ tháng 2 đến tháng 5, ra hoa tháng 4 đến tháng 8, hình thành quả tháng 6
đến tháng 10 và chín rộ vào tháng 9. Sâm Lai Châu phân bố tự nhiên ở khu vực
có độ cao từ 1400 – 2200m, nhiệt độ bình qn năm từ 17-23,30C, độ ẩm khơng
khí đạt 82,8-84,1%. Nhiệt độ trung bình năm là 17-23 độ C, lượng mưa từ
2420-2844mm/năm, dưới tán rừng có độ tàn che lớn hoặc thảm thực bì dày che
phủ trên 70%, pHKcl 3,3-3,99, đất mùn, thoát nước tốt, các bon hữu cơ tổng số
đạt 2,27-29,37% độ ẩm khô kiệt và dung trọng đất ở mức thấp, hàm lượng Nts,
P2O5ts, K2Ots ở mức trung bình đến giàu.
(2) Xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng Sâm Lai Châu: Thời
vụ trồng từ ngày 15/19 đến ngày 15/10. Độ cao phù hợp với trồng Sâm Lai
Châu từ 1500 – 2000m so với mặt biển. Trồng dưới tán che trong khoảng 75 90% ánh sáng trực xạ, khoảng cách trồng 30x30cm, độ cao luống 30cm, độ dày
mùn luống 10cm. Sâm Lai Châu có thể trồng trên bầu hoặc trên luống. Trong
thời gian từ 1 – 4 năm đầu, kết quả cho thấy trồng Sâm trong bầu có tỷ lệ sống
cao, cây sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh và cho năng suất cá thể và
năng suất lý thuyết cao hơn trồng trên luống trong cùng một điều kiện sống.
23


×