Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn lớp 7, biện pháp một số phương pháp giúp học sinh làm tốt bài văn biểu cảm về con người, sự việc ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.98 KB, 11 trang )

1

BIỆN PHÁP DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN BẬC
THCS
I. THÔNG TIN GIÁO VIÊN:
II. BIỆN PHÁP DỰ THI:
1. Tên biện pháp: “Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt
bài văn biểu cảm về con người, sự việc Ngữ văn 7”.
2. Thời gian nghiên cứu thực hiện: Năm học: 2022 - 2023.
3. Thực trạng:
Năm học 2022 - 2023 được nhà trường phân công giảng dạy môn
Ngữ văn lớp 7/1, 7/2, thời gian đầu tôi nhận thấy kỹ năng nhận diện các
phương thức biểu đạt trong văn bản, kỹ năng viết, bộc lộ cảm xúc trong
bài tập làm văn về văn biểu cảm của một số học sinh còn rất yếu. Các em
viết một đoạn văn (150 -200 chữ) “Kể lại một kỉ niệm của em với người
thân trong gia đình” các em đã được học và tìm hiểu ở Chương trình Ngữ
văn lớp 6- tập 2. Dù mới học và hình thành kỹ năng tạo lập văn bản biểu
cảm xong nhưng nhiều học sinh không phân biệt được văn miêu tả và văn
biểu cảm nên trong bài viết của nhiều em khơng phải viết về thái độ và
tình cảm của mình đối với người thân. Chính vì vậy, trong tiết học tôi yêu
cầu các em “Cảm nghĩ về người thân". Có em đã viết “Cha em là người
chịu thương, chịu khó. Cha rất hay thức khuya dậy sớm để làm nhưng việc
mà tối hôm trước cha chưa làm xong. Cha vất vả đi làm thuê tất cả mọi
việc mà người ta thuê để kiếm tiền nuôi em. Em thấy vậy bảo cha là cha
đừng đi làm thuê nữa, cha hãy chuyển sang nghề sửa xe đạp ở nhà đi. Cha
em suy nghĩ một lúc khá lâu rồi nói: đó cùng là một ý kiến hay đấy”.
Bạn nghĩ sao khi đọc đoạn văn trên của em học sinh đó? Khơng biết
các đồng nghiệp của tơi khi đọc có cho rằng đó là một đoạn văn biểu cảm
khơng? Tồn bài viết của em đó đều là những lời văn và đoạn văn tương tự
như thế. Cũng với đề văn như trên, một em khác viết “Cảm nghĩ của em về
bà là một người bà yêu mến con cháu”. Dường như các em cảm nhận và


viết văn như một nghĩa vụ bắt buộc phải làm nên các em làm qua loa cho
xong rồi đem nộp. Kể cả học sinh khá, dù cảm nhận và hiểu được yêu cầu


2

của đề, xác định đúng hướng làm bài nhưng kể và tả vẫn nhiều hơn biểu
cảm.
4. Mục tiêu của giải pháp:
Với đề tài: “Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt bài văn
biểu cảm về con người, sự việc Ngữ văn 7” tôi mong muốn nâng cao
chất lượng viết bài văn biểu cảm cũng như tạo được niềm yêu thích của
các em học sinh với bộ mơn Ngữ văn.
Những phương pháp được nêu trong đề tài nhằm để giúp học sinh
vươn lên trong học tập, giúp các em viết văn đúng, làm văn biểu cảm hay
hơn, giàu cảm xúc hơn, có tâm hồn trong sáng nhân ái, các em u văn
biểu cảm nói riêng và mơn Ngữ văn nói chung.
Hơn thế nữa, tôi cũng mong được chia sẻ những kinh nghiệm cá
nhân với các đồng nghiệp để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng bộ
môn Ngữ văn đáp ứng mục tiêu giáo dục được đặt ra như hiện nay.
5. Các biện pháp (giải pháp) áp dụng:
Trong bài văn biểu cảm, cảm xúc và suy nghĩ của người viết phải
được làm nổi rõ, phải trở thành nội dung chính của bài, chi phối và thể
hiện qua việc lựa chọn, sắp xếp các ý và bố cục bài văn. Cảm xúc và suy
nghĩ được phát biểu phải là của cá nhân người viết mang tính chân thực, tự
nhiên, khơng giả tạo, giàu giá trị nhân văn, thể hiện các giá trị đạo đức cao
đẹp nó làm giàu cho tâm hồn người đọc. Muốn làm được như thế tôi nghĩ
rằng cần phải có những phương pháp dạy và học văn biểu cảm phù hợp
với từng đối tượng học sinh.
Từ thực tế giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số phương pháp để

dạy và học tốt văn biểu cảm trong kỹ năng Viết Ngữ văn 7 tập 1 như sau:
- Tìm hiểu về chủ thể: Trước khi viết, bạn nên tìm hiểu về con người
hoặc sự việc mà bạn muốn biểu cảm.
- Tạo cảm xúc: Bạn cần tạo ra một cảm xúc cho người đọc để họ có
thể tập trung vào nội dung của bài viết.
- Sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ: Bạn nên sử dụng những từ ngữ mạnh
mẽ để biểu cảm về con người hoặc sự việc.
- Sử dụng một cách chi tiết: Người viết nên mô tả một cách chi tiết
về con người hoặc sự việc để giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn.


3

- Cho ví dụ minh họa: Khi viết có thể sử dụng ví dụ minh họa để giải
thích và minh họa những điều mà mình muốn truyền tải.
- Cấu trúc bài viết phải đảm bảo: Có kết cấu 3 phần mở bài, thân bài
và kết bài.
5.1. Đối với giáo viên:
- Ngồi một số phương pháp tích cực trong dạy học kỹ năng viết
như: Phương pháp dạy kỹ năng Viết thông qua hoạt động, phương pháp
thuyết trình, dạy học hợp tác, đàm thoại, gợi mở để tổ chức cho học sinh
thảo luận. Giáo viên cần vận dụng sáng tạo một số phương pháp khác như
phương pháp trực quan, phương pháp sử dụng trò chơi học tập.
- Dù dạy văn biểu cảm về sự việc và con người hay văn biểu cảm về
tác phẩm văn học, giáo viên cũng luôn luôn phải định hướng và hướng dẫn
các em nắm vững quy trình viết để làm một bài văn biểu cảm tốt. Quy
trình viết đó bao gồm các bước như sau:
*Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:
- Xác định đề tài, mục đích, người đọc.
- Thu thập tài liệu: GV hướng dẫn HS thu thập tài liệu dựa vào mẫu

phiếu học tập sau:
Phiếu thu thập thông tin về con người hoặc sự việc muốn miêu tả tên
con người, tên sự việc…………………………………
Nguồn thông tin
Cảm xúc, ấn tượng
Quan sát thực tế
………………………… …………………………
Nghe người khác …………………………. …………………………..
kể
Đọc sách, báo
………………………….. …………………………..
* Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý:
Giai đoạn tìm ý cho bài văn biểu cảm chính là tìm cảm xúc, tìm
những ý nghĩ và tình cảm để diễn đạt thành nội dung của bài. Ý nghĩ, cảm
xúc, tình cảm mn màu mn vẻ trong các bài văn biểu cảm đều bắt
nguồn từ việc quan sát cuộc sống xung quanh, từ những gì các em đã sống
và trải qua, đã tiếp xúc trong tác phẩm. Vì vậy, muốn tìm ý cho bài văn
biểu cảm hãy quan sát kỉ đối tượng đề bài nêu ra, từ đó cảm xúc xuất hiện.


4

Nếu khơng có điều kiện quan sát trực tiếp thì hãy tìm trong trí nhớ, trong
kỉ niệm những gì mình biết về đối tượng và từ từ nhớ lại các chi tiết. Nếu
cả kỉ niệm trong kí ức cũng khơng có thì tìm đọc sách báo, xem phim ảnh,
tra cứu trên mạng về đối tượng đề ghi nhận các chi tiết cần thiết. Các em
cần ghi vắn tắt những ý tưởng ra giấy để nhớ và có điều kiện sắp xếp theo
một trình tự hơp lí.
Để thể hiện tình cảm một cách chân thực, thuyết phục bài văn

biểu cảm về con người, sự việc, cần:
- Xác định đúng cảm xúc về đối tượng.
- Tình cảm được thể hiện phải chân thực, trong sáng.
- Kết hợp được miêu tả và tự sự nhằm hỗ trợ cho việc biểu lộ cảm
xúc.
- Trình bày các ý một cách rõ ràng, mạch lạc.
* Lập dàn ý
Bài văn biểu cảm cũng có kết cấu ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) như
các kiểu văn bản khác.

Giới thiệu cảm xúc của người viết về đối tượng (sự việc): …………
Mở
– Cảm xúc đó được biểu hiện như thế nào/ gắn với sự việc, sự kiện
bài gì:. . . . . . .
Thân
1. Luận điểm 1:
bài
- Miêu tả, kể lại các kỉ niệm ấn tượng, đáng nhớ về con người/ sự việc:
……………………………………………………………………………..
-Tình cảm, cảm xúc sâu sắc thứ nhất
……………………………………...
-Lí giải vì sao có cảm xúc
đó………………………………………………
2. Luận điểm 2:
- Miêu tả, kể lại các kỉ niệm ấn tượng, đáng nhớ về con người/ sự việc:
……………………………………………………………………………..
-Tình cảm, cảm xúc sâu sắc thứ nhất
……………………………………...
-Lí giải vì sao có cảm xúc
đó………………………………………………

3. Luận điểm 3:



5

- ………………………………
Kết
– Khẳng định lại cảm xúc với đối tượng….……………………
bài
– Rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân ...……………………..
*Bước 3: Viết bài
*Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
GV đưa ra ví dụ cụ thể minh họa trong SGK Ngữ văn 7, trg 92.
Đề bài 1: Viết bài văn trình bày cảm xúc đối với một sự việc để lại
cho em ấn tượng sâu sắc.
*Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Với đề tài nêu trên, em có thể chọn một sự việc để lại cho em ấn
tượng sâu sắc, chẳng hạn như như:
- Ngày khai giảng.
- Lễ đón giao thừa ở quê.
- Một lần lầm lỗi của bản thân.
- Một kỉ niêm đáng nhớ về người thân…
*Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Tìm ý:

Những kỉ niệm nào khiến em ấn tượng sâu
…………….
sắc nhất?
Kỉ niệm đó diễn ra ở đâu? Vào thời gian nào? …………….

Khung cảnh diễn ra sự việc có gì đặc biệt?
…………….
Trong cảnh, con người có những hoạt động
…………….
gì?
Em có cảm xúc gì khi quan sát cảnh đó?
…………….
- Lập dàn ý:
 Mở bài: giới thiệu sự việc và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người
viết về sự việc.
 Thân bài: lần lượt thể hiện những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân
thực của người viết thông qua việc miêu tả, kể lại các kỉ niệm ấn tượng,
đáng nhớ về sự việc.
+ Biểu lộ cảm xúc, lí giải vì sao có cảm xúc đó.
+………
 Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho sự việc, rút ra


6

điều đáng nhớ đối với bản thân.
*Bước 3: Viết bài
*Bước 4: Xem lai, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
Kiểm tra, xem xét và điều chỉnh những chi tiết có liên quan đến nội dung
và cấu trúc dựa vào bảng kiểm sau để nhận xét bài làm của mình đạt hay chưa
đạt để sửa và bổ sung lại cho hoàn chỉnh:

Các phần của
bài viết
Mở bài


Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Giới thiệu được đối tượng mà
người viết muốn biểu lộ cảm
xúc
Giới thiệu được cảm xúc chúng

Thân bài

của người viết về đối tượng.
Biểu lộ ít nhất hai tình cảm,
cảm xúc sâu sắc, chân thành
của người viết.
Kết hợp yếu tố miêu tả để lí
giải cho tình cảm, cảm xúc của
người viết.
Kết hợp yếu tố tự sự để lí giải
cho tình cảm, cảm xúc của

Kết bài

người viết.
Khẳng định được tình cảm,
cảm xúc của đối tượng.
Rút ra được điều đáng nhớ của


bản thân.
GV: Lấy ví dụ minh họa cho bài văn biểu cảm về chủ đề người thân
Đề bài: Cảm nghĩ về người thân (ông bà, cha mẹ, anh chị....)
*Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
- Xác định đề tài
- Thu thập tài liệu


7

* Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Ví dụ minh họa:
1. Mở bài:
Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình
cảm máu thịt thiêng liêng: công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất
nhiều trong ca dao - dân ca (dẫn chứng minh họa)
2. Thân bài:
- Vai trò cùa người cha:
+ Người cha đóng vai trị trụ cột, thường quyết định những việc
quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẫn tinh thần của vợ con.
+ Cha kèm cặp, dạy dỗ truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con
trên bước đường tạo dựng sự nghiệp.
- Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
+ Cha em chỉ là một người thợ bình thường, một người nơng dân,
bác sĩ... quanh năm vất vả với cơng việc.
+ Đức tính nổi bật của cha là cần cù, chịu khó, hết lịng vì vợ con...
+ Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói,
hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dễ
gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.

+ Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm
ngoan, học giỏi để cha vui lịng.
3.Kết bài:
- Cơng lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh
ngang với núi cao, trời biển.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và
việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.
*Bước 3: Viết bài
Viết bài văn biểu cảm là việc viết các đoạn văn và nối chúng lại với
nhau, tạo thành chỉnh thể thống nhất. Khi viết bài cần thực hành thành
thạo kĩ năng hành văn, đặt câu, sử dụng từ, chọn giọng điệu, cách bộc lộ
cảm xúc phù hợp.
Khi viết bài, kết nối các đoạn trong bài văn biểu cảm cần chú ý đến


8

lơ-gíc phát triển tình cảm, cảm xúc của mình. Theo lơ-gíc này, mỗi đoạn
trong bài đều phải hướng vào làm nổi rõ lên cảm xúc chính, tình cảm
chính cần làm sáng tỏ trong bài.
*Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm:
Đa số các em khi làm bài chưa biết cách phân phối thời gian hợp lí
nên viết xong là nộp bài, thậm chí hết thời gian nhưng vẫn chưa làm xong
bài. Cá biệt có những em chủ quan khơng cần xem lại bài sau khi viết
xong. Vì vậy mà bước tự sửa bài sau khi viết không được các em coi
trọng. Do đó, giáo viên phải nhắc nhở các em chú trọng hơn đến việc sửa
bài trước khi nộp bài cần phải dựa vào bảng kiểm để đánh giá, nhận xét bài
làm của mình.
Tóm lại: Để dạy tốt văn biểu cảm giáo viên nên chú ý trước tiên đến
việc đổi mới cách ra đề. Từ đề tài chung cho cả lớp (có tính định hướng

chung), phải thực hiện q trình cá thể hóa đề bài (q trình hướng dẫn
mỗi học sinh đi từ đề tài chung cho cả lớp đến việc xác định đề bài riêng,
đề bài cụ thể phù hợp với vốn sống, với tình cảm, (cảm xúc riêng của mỗi
học sinh). Nếu giáo viên muốn học sinh làm tốt yêu cầu mình đưa ra thì
giáo viên không được cho học sinh viết bài văn biểu cảm về đề tài mà các
em chưa được sống, chưa có vốn hiếu biết hay chưa trải nghiệm qua
những cảm xúc đó.
Khi chấm bài làm văn biểu cảm của học sinh, giáo viên nên coi trọng
tính cá biệt, sự độc đáo trong suy nghĩ, rung động có trong nội dung hơn là
độ dài của bài. Nếu bài văn biểu cảm của các em chỉ cần có được một, hai
cảm nhận hoặc một, hai nội dung có sắc thái tình cảm riêng, giáo viên
cũng nên trân trọng, biểu dương vả tỏ thái độ đánh giá cao qua cách cho
điểm.
Giáo viên cần hướng dẫn khuyến khích việc đọc sách của học sinh.
Bắt đầư từ việc đọc các văn bản trong SGK vì theo Chương trình giáo dục
phổ thơng 2018 đọc chiếm tỉ lệ cao trong 4 kỹ năng “Đọc - Viết- Nói và
Nghe”. Thực tế cho thấy học sinh rất lười đọc sách dẫn đen đọc yếu, gây
khó khăn cho việc cảm thụ văn bản. Chính vì thế giáo viên cần khơi nguồn
và ni dưỡng thói quen đọc sách của các em bằng cách: trong mỗi tiết


9

dạy giáo viên nên lấy dẫn chứng, ví dụ, trích các câu nói, đoạn văn, đoạn
thơ hay từ các sách tham khảo, sách nâng cao, các tác phẩm văn học và
cho các em trực tiếp nhìn thấy khiến các em tìm đến với sách và làm bạn
với sách.
Một học sinh muốn học tốt văn biểu cảm cần phải có kĩ năng diễn
đạt trôi chảy, hấp dẫn nên giáo viên cần giao các bài tập rèn viết ở nhà cho
học sinh sau mỗi tiết học để các em tự rèn kỹ năng viết sáng tạo văn biểu

cảm sao cho bài văn ấy cuốn hút người đọc và người nghe.
5.2. Đối với học sinh:
Để học tốt văn biểu cảm, cần biết tạo nên cảm xúc; bởi cảm xúc là
sự cảm thụ của trái tim, của tấm lịng và tình cảm người học. Giáo viên
hướng cho các em đến với giờ văn bằng trái tim và tấm lịng của mình thì
những cung bậc tình cảm vui, buồn hay thương nhớ, hờn giận từ bài giảng
của thầy cơ sẽ đi vào lịng các em. Các em sẽ biết thương cảm những số
phận bất hạnh, biết căm ghét sự bất công, cái xấu, cái ác. Các em biết yêu
thiên nhiên hoa cỏ, yêu quê hương đất nước. Khi đó các em sẽ thấy “Văn
chương khơng phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay quên đi.
Trái lại, văn chương là một khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có
thể vừa tố cáo vừa thay đổi cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng
người thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam).
Để làm tốt một bài văn biểu cảm, trước tiên giáo viên cần xác định
rõ cho các em biết các yêu cầu cụ thể để biến đề tài chung cho cả lớp thành
đề bài của riêng mình. Sau đó, khẳng định rõ về những tình cảm, cảm xúc,
những rung động nào là mạnh mẽ, là riêng của mình. Hãy tập trung trình
bày những tình cảm và cảm xúc, suy nghĩ đó một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp (qua miêu tả cảnh vật hay qua một câu chuyện...). Rèn cho các em cần
chú ý đến sự riêng biệt, độc đáo của nội dung hơn là độ dài. Đồng thời,
cần lựa chọn các từ ngữ, hình ảnh (so sánh ví von, so sánh ngầm ...) thích
hợp để diễn tâm tư những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Điểm quan trọng nhất để làm bài văn biểu cảm đạt kết quả cao là tự
bản thân các em hãy tích cực đọc sách, tích cực tham gia các hoạt động
trong nhà trường và ngoài xã hội để có thêm vốn sống, vốn hiểu biết. Qua


10

đó, các em cần chú ý rèn luyện cho tâm hồn mình chứa chan những tình

cảm yêu, ghét, buồn, thương, hờn giận, nhớ nhung.... dạt dào những suy
nghĩ đẹp đẽ cao thượng về tình bạn hay tình yêu thương cha mẹ thầy cơ,
u q hương đất nước.... Đó là cái gốc to, là nhưng chùm rễ sâu cung
cấp chất bổ dưỡng cho cây văn biểu cảm luôn xanh tươi, nở hoa và kết
trái.
6. Hiệu quả sau khi áp dụng các biện pháp:
Qua một học kì giảng dạy các em bản thân rút kinh nghiệm và thay
đổi, khi áp dụng một số giải pháp nêu trên tôi nhận thấy chất lượng dạy và
học văn biểu cảm ở môn văn khối 7 năm học 2022 - 2023 được nâng cao
rõ rệt. Trên phương diện là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tơi
thấy mình vững vàng hơn trong chun mơn; tự tin say mê hơn với sự
nghiệp trồng người. Đối với các em học sinh, các em bước đầu đã ý thức
được tầm quan trọng của môn văn các em biết bộc lộ cảm xúc của mình
đúng cách, đúng nơi và đúng lúc. Số lượng học sinh có kĩ năng làm văn
biểu cảm tốt khá nhiều
Qua kết quả học tập của các em tơi được thế mạnh được gắn bó với
các em trong hai năm học nên việc tiếp thu giữa kiến thức của lớp 7 và
kiến thức của lớp 6 nó khơng rời rạc nên đạt kết quả cao trong học tập mơn
Ngữ văn nói chung và kỹ năng Viết (Tập làm văn) nói riêng với thành tích
như sau được thể hiện rõ qua bảng số liệu:
-Trước khi chưa vận dụng sáng kiến:
Số HS không biết Số HS biết cách
Số HS làm bài tốt
Lớp Sĩ cách làm bài (1->
làm bài ở mức
(7-9 điểm)
số
4điểm)
trung bình (5điểm)
SL

%
SL
%
SL
%
7/1 41
16
39.02%
23
56.09 %
2
4.88%
7/2 43
12
27.9%
25
58.14%
6
13.95%
-Sau khi sáng kiến được vận dụng vào thực tiễn giảng dạy trên hai lớp:
Số HS không biết Số HS biết cách
Số HS làm bài tốt
Lớp Sĩ cách làm bài (1->
làm bài ở mức
(7-9 điểm)
số
4điểm)
trung bình (5điểm)



11

SL
%
7/1 41
3
7.32 %
7/2 43
2
4.65 %
7. Kiến nghị, đề xuất (nếu có)

SL
22
20

%
53.66 %
46.51 %

SL
16
21

%
39.02 %
48.84%

Người thực hiện


Xác nhận của đơn vị
Biện pháp: “Một số phương pháp giúp học sinh làm tốt bài văn biểu
cảm về con người, sự việc Ngữ văn 7”. Của giáo viên: áp dụng tại trường
THCS Long Đức mang lại hiệu quả, lần đầu được dùng để đăng kí thi giáo
viên giỏi cơ sở giáo dục phổ thơng và chưa được dùng để xét duyệt thành
tích khen thưởng cá nhân trước đó.
HIỆU TRƯỞNG



×