Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Lịch sử lớp 6 em yêu lịch sử Việt Nam (Bài viết nhân kỉ niệm 50 năm thành lập huyện Ba Vì)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 27 trang )

BÀI VIẾT NHÂN DỊP KỶ NIỆM 50 NĂM
THÀNH LẬP HUYỆN BA VÌ.

Tác giả : Vương Thị Hằng


LỜI GIỚI THIỆU
Huyện Ba Vì - vùng đất bán sơn địa, với những giá trị độc đáo của tự nhiên
và các yếu tố xã hội Ba Vì đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển chung của đất
nước. Điều thú vị đầu tiên khi bạn đặt chân đến Ba Vì là bạn được ngắm nhìn
một cảnh sắc thiên thiên nhiên núi non kỳ vĩ, ngọn núi Ba Vì cao sừng sững
1281m đã trường tồn trong các áng thơ ca dân gian
- Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tơn
- Bố vợ là vớ cọc chèo
Mẹ vợ là bèo trơi sơng
Chàng rể là ơng Ba Vì.
- Em như hịn núi Ba Vì
Rộng thì bốn biển, hẹp thì trơn kim
Anh như con chim con con
Ngày dạo chơi bốn biển, tối về non hắn nằm
Anh thương em đứt ruột con tằm
Quyết xe săn mũi chỉ để xỏ nhằm cái trơn kim.
Núi Ba Vì được xuất hiện trong tiềm thức người Việt có khi nhí nhảnh đáng
u như tình u nam nữ, có khi hài hước trong cách ví von, có khi sừng sững
như bức tường thành. Câu ca dao «Cao nhất là núi Ba Vì» cho thấy nhân dân
nơi đây vì nhớ cơng ơn của Đức Thánh Tản nên Núi Ba Vì được tơn là núi cao
nhất. Trong «Dư địa chí» của Nguyễn Trãi cho rằng núi Ba Vì là ngọn núi cổ
nhất trong các núi « Núi ấy là núi cổ nhất của nước ta đó» .
Dưới chân núi Ba Vì - dịng Sơng Đà quanh năm chảy siết như một dịng sữa
mát lành ni dưỡng cho các cánh đồng vùng bán sơn địa. Ba Vì, một chốn linh


thiêng nơi có tục thờ Đức Thánh Tản Viên Sơn vị chúa của các bậc thánh thần,
nơi giao thoa văn hóa của các dân tộc Mường, Dao, Kinh. Với những đặc sắc


tinh túy đó Ba Vì bản thân địa danh đó đã làm lên một sắc thái riêng, sắc thái Ba
Vì.
Được chính thức mang tên Ba Vì từ ngày 26 / 7 / 1968 trên cơ sở hợp nhất ba
huyện là huyện Quảng Oai, Tùng Thiện Và Bất Bạt tới nay Ba Vì vừa trịn 50
tuổi. Ba Vì 50 tuổi nhưng có bề dày lịch sử mấy nghìn năm. Trở lại giá trị văn
hóa mấy nghìn năm đó, xin mời các bạn cùng đến với những trải nghiệm, những
chuyến phiêu lưu thú vị trên đất Ba Vì.


PHẦN HAI
PHẦN THI TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch
sử văn hóa nhân dân các dân tộc huyện ba vì ?
Trả lời:
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Vì lẽ sinh tồn, cũng như vì mục đích
của cuộc sống con người đã phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho cuộc sống hàng ngày
về ăn mặc ở và các phương thức sử dụng, tồn bộ những phát minh và sáng tạo
đó được gọi là văn hóa.”
Với quan điểm trên Ba Vì xứng tầm là một địa danh văn hóa, nơi đây hội tụ
đầy đủ các yếu tố của điều kiện tự nhiên thuận lợi để người Việt chọn là một
trong những nơi cư trú từ rất sớm trong lịch sử cổ xưa.
Huyện Ba Vì nằm cách thủ đơ Hà Nội khơng xa khoảng 50 km về hướng Tây
Bắc, phía Đơng giáp thị xã Sơn Tây, phía Đơng Nam giáp huyện Thạch Thất,
phía Nam giáp các huyện Lương Sơn (về phía Đơng Nam huyện) và Kỳ Sơn của
Hịa Bình (về phía Tây Nam huyện); Phía Bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú

Thọ; phía Tây giáp các huyện Lâm Thao, Tam Nơng, Thanh Thủy cua Phú Thọ,
phía Đơng Bắc giáp huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, ranh giới là sơng
Hồng.Tồn bộ diện tích của huyện rộng khoảng 424 km2, dân số tính đến năm
khoảng 265 nghìn người, gồm ba dân tộc anh em cùng sinh sống đó là người
Mường, người Kinh và người Dao, tồn huyện có 31 xã, thị trấn trong đó có bảy
xã miền núi, một xã giữa sơng Hồng.
Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đơng Bắc, chia
thành ba tiểu vùng khác nhau vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông
Hồng.
Vùng núi, nằm chủ yếu ở phía Tây của huyện là dãy núi Ba vì sừng sững như
bức tường phịng thủ vững chắc giúp người dân Ba vì trải qua cơng cuộc đấu


tranh dựng và giữ nước của dân tộc, dãy núi Ba Vì có nhiều ngon, nhưng cao
nhất là ngọn Tản Viên nằm ở huyện Ba Vì. Núi này cao khoảng 1281 m.
Vùng đồi, khơng cao lắm, dưới chân đồi có dịng sơng Đà quanh năm đầy
nước nên rất thuận lợi cho con người cư trú từ cổ xưa. Người Mường đến đây từ
rất sớm ngay từ trước công nguyên họ ở các vùng đồi thấp sống bằng nghề nông
và hái lượm, người Dao do tập tục sinh sống họ sống sâu trong sườn núi cao hơn
nghề nghiệp chủ yếu dựa vào săn bắt và hái lượm.
Vùng đồng bằng ven sông Hồng, nằm trải dài ở hướng Đông Bắc của huyện,
là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào người Kinh. Quá trình di cư đến đây của
người Kinh muộn hơn cả họ chủ yếu sống bằng làm nghề nông và đánh bắt cá.
Về Khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sơng Hồng được ưu đãi bởi khí
hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên cây cối xanh tốt quanh năm.
Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm
đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích
đất đai tồn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của
huyện.
Đặc điểm về hệ sinh thái, rừng tự nhiên được phủ xanh bằng các loại thảm

thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại cây đặc trưng của rừng nhiệt
đới thuộc phạm vi Vườn quốc gia Ba Vì. Với đặc điểm này Ba Vì được coi là
"lá phổi xanh" phía Tây thủ đơ Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và
ngồi nước. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: núi, rừng,
thác, suối, sông, hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ao Vua,
Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu 4 du lịch
Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm
Long, Đồi cị Ngọc Nhị... Nơi có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm
nông nghiệp phong phủ. Có nguồn nước khống nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ
rất thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng.
Tình hình kinh tế - xã hội: Với đặc trưng là vùng bán sơn địa kinh tế Ba
Vì xưa và nay gắn với nghề nơng là chính. Ở vùng núi người Mường và người
Dao đều dựa vào kinh tế nông – lâm thổ sản, họ vừa biết trồng lúa ở các cách


đồng dưới chân núi, vừa biết trồng một số loại cây công nghiệp như chè, quế..,
cây ăn quả như cam, bưởi, hồng xiêm, trồng và khai thác lâm sản.
Vùng đồng bằng ven sông Hồng người Kinh khai hoang và phát triển các cánh
đồng trồng lúa nước. Để đảm bảo tưới tiêu cho đồng ruộng toàn huyện nguồn
nước từ hai con sông Đà và sông Hồng là nguồn nước chủ yếu, sau do sự khắc
nghiệt của thiên nhiên con người nơi đây đã đào và quy hoạch hồ đập Suối Hai
để đảm bảo tưới và tiêu nước cho toàn bộ các cách đồng của huyện ở vùng đồng
bằng.
Cùng với sự giao lưu, hợp tác để phát triển nhiều ngành kinh tế cũng được ra
đời và ngày càng khẳng định chỗ đứng vững chắc như sản xuất và chế biến nông
– lâm – thủy sản các thương hiệu như chè Ba Trại, miến dong Minh Quang, sữa
Ba Vì,… đã trở thành những thương hiệu nỏi tiếng trong và ngoài khu vực
huyện. Ngành thương nghiệp dịch vụ buôn bán giao thương phát triển mạnh tạo
lên sự sôi động và phong phú cho nền kinh tế huyện như trung tâm mua bán sầm
uất ở thị trấn Quảng Oai, hay trung tâm thương mại Miền Núi nằm ở xã Tản

Lĩnh, khu “phố” Chẹ. Đặc biệt là ngành du lịch, những năm gần đây du lịch Ba
Vì đang trở thành nghành kinh tế tiềm năng rất lớn của huyện. Các khu du lịch
văn hóa tâm linh như đền Thượng, đền Trung, đền Hạ nơi thờ Đức thánh Tản
Viên Sơn được nhân dân cả nước hành hương về chiêm bái. Hay khu du lịch
thưởng ngoạn thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú như Ao Vua, Khoang Xanh, Suối
Tiên,… Khu nghỉ dưỡng cao cấp Tản Đà, khu du lịch trải nghiệm ECOBAC
nằm ở xã Tản Lĩnh,..đang là điểm đến của du khách bốn phương.
Với những nguồn lợi kinh tế nêu trên từ năm 2008, sau sáp nhập về Hà Nội
theo Nghị quyết sổ 15 của Quốc Hội trong những năm qua, được sự quan tâm
của Thành phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì đã
phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI
(2010-2015). Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm đạt 13,5%; Thu nhập
bình quân đầu người năm 2015 đạt 35 triệu đồng, tăng 20 triệu đồng so với năm
2010, đạt mục tiêu đề ra.


Xã hội và đời sống nhân dân. - Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông
nghiệp, nông thôn, nông dân được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng,
đúng chế độ chính sách đối với người có cơng và người hưởng chính sách xã
hội. Triển khai có hiệu quả các Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm và
dạy nghề; giảm nghèo bền vững! Trong 5 năm đã tạo việc làm mới cho 47.388
lao động (đạt 107,7% mục tiêu), xuất khẩu 1.552 lao động (đạt 124% mục tiêu);
tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13,4% năm 2010 còn 5,02% năm 2015 (vượt 0,98% so
với mục tiêu Đại hội); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 41,5% (mục tiêu 40%).
Thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia về phịng chống tệ nạn xã hội.
Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình
đẳng giới ngày càng được quan tâm thực hiện tốt hơn; tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng giảm cịn 11,5%, vượt mục tiêu 0,5%. Thực hiện có hiệu quả Chương
trình số 02 của Thành uỷ và Huyện uỷ về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng
nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 - 2015”;

100% các xã đã tích cực tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới theo Đồ án,
Quy hoạch được phê duyệt. Đến hết năm 2017, toàn huyện có 13 xã đạt chuẩn
nơng thơn mới, chiếm 43,3%, hồn thành dồn điền đổi thửa 5:500ha, đạt 118%
kế hoạch thành phổ giao.
- Cơng tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể
ln có sự chỉ đạo tập trung; hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng
cố, đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước được
tăng cường; công tác vận động quần chúng của MTTQ và các đồn thế có nhiều
đổi mới phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Về truyền thống văn hóa, lịch sử các dân tộc huyện Ba Vì
Người Mường Cổ đến đây từ rất sớm ngay từ trước công nguyên họ ở các
vùng đồi thấp sống bằng nghề nông và hái lượm. người Dao do tập tục sinh sống
họ sống sâu trong sườn núi cao nghề nghiệp chủ yếu dựa vào săn bắt và hái
lượm. Câu chuyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh ” cho chúng ta thấy cuộc chiến trị
thủy để “sinh tồn” của con người nơi đây thật là gian khổ. Song thiên nhiên dù
khắc nghiệt đến đâu, kẻ thù dù mưu mơ thế nào cũng khơng làm ý chí con người


giảm sút, họ đã biết đồn kết, đồng lịng trong một tổ chức và dưới sự chỉ huy
của một người để giành thắng lợi. “Sơn Tinh” chiến thắng “Thủy Tinh” là thiên
anh hùng ca đậm màu sắc thần thoại ca ngợi người Lạc Việt đánh thắng trận đầu
giặc lụt giành lấy những mảnh đất ven sông màu mỡ. Ghi nhớ cơng ơn những
người có cơng dựng nước các dân tộc nơi đây lập đền thờ ngài, tục thờ thần núi
Sơn Tinh là một trong những tín ngưỡng tốt đẹp của nhân dân huyện Ba
Vì. Theo Quyết định số 266/QĐ-BVHTTDL ngày 30/1/2018 của Bộ trưởng Bộ
VHTT&DL công nhận hoạt động này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cùng với tín ngưỡng văn hóa lâu đời đó ba anh em dân tộc Mường, Dao, Kinh đã
để lại những giá trị văn hóa bất hủ như truyền thống yêu nước. Trong cuốn “
Lịch sử Việt Nam” tập một ghi nhận, trong lịch sử đấu tranh giữ nước chống quân
xâm lược phương Bắc vùng đất “ Ba Vì” đã sinh ra hai người con tài giỏi đứng ra

tập hợp nhân dân để đánh quân xâm lược và xưng vua là Phùng Hưng ( với cuộc
khởi nghĩa Phùng Hưng năm (766 – 791) và Ngô Quyền ( với cuộc khởi nghĩa Ngô
Quyền trên sông Bạch Đằng (năm 938). Đặc biệt cuộc khởi nghĩa của Ngô Quyền
đánh tan quân xâm lược Nam Hán đã chấm dứt hơn 1000 Bắc thuộc trên đất nước
ta mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự chủ của dân tộc ta ở thế kỷ X.
Với dấu ấn lịch sử này nhân dân Ba Vì tự hào là đất hai vua và tự hào với truyền
thống yêu nước chống giặc ngoại xâm. Truyền thống đó lại được phát huy mạnh
mẽ trong phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỷ XIX. Dưới chiếu Cần
Vương phong trào khởi nghĩa nơi đây lại tiếp tục bừng cháy như cuộc khởi nghĩa
do Quận Cổ, Đốc Ngữ lãnh đạo gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Song do lực
lượng không cân sức phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp trong biển máu. Trong
Cách mạng tháng Tám năm 1945 nhân dân Ba Vì lại tiếp tục đóng góp sức mình

cho Cách mạng, nhân dân tham gia vào các tổ chức cứu quốc do Việt Minh chỉ
đạo như thanh niên Cứu quốc, phụ nữ Cứu quốc, các đội Tuyên truyền, các đội
Xung phong. Trước khí thế cách mạng của nhân dân các xã thuộc huyện Quảng
Oai, Tùng Thiện, Bất Bạt, Ủy ban khởi nghĩa Trung ương ra quyết định tiến
hành khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện lị. Kết quả từ ngày 21 đến ngày 248- 1945 chính quyền thân Nhật bị đánh đổ chính quyền cách mạng được thành
lập ở ba huyện Quảng Oai, Tùng Thiện, Bất Bạt.


Ba Vì trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946- 1954 và chống Mĩ
1954 – 1975 lại tiếp tục đóng góp sức chiến đấu khơng ngừng nghỉ, hàng vạn thanh
niên đã lên đường nhập ngũ tham gia chiến đấu, hàng ngàn người đã để lại phần
thân thể của mình nơi chiến trường hơn 5062 liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ độc lập
tự do cho Tổ quốc. Những người nông dân áo vải ở hậu phương họ lao động không
mệt mỏi để đảm bảo gạo nơi chiến trường, kho gạo Tam Mĩ xã Tản Lĩnh là một
minh chứng cho dấu ấn lịch sử đó.
Truyền thống hiếu học cũng là một truyền thống quý báu của nhân dân huyện
Ba Vì. Trong lịch sử thời phong kiến quê hương Ba Vì có tiến sĩ Lê Anh Tuấn

người làng Vạn Thắng đỗ tiến sĩ thời Lê Trịnh , năm 1715 ông đi xứ Nhà Thanh,
ông đã đấu tranh thắng lợi buộc vua Thanh phải bỏ lệ bắt nhân dân ta phải cống nạp
sừng tê, ngà voi mãi bao đời. Rồi làng Cổ Đơ có tiến sĩ Nguyễn Bá Lân đỗ năm
1731, ơng là nhà thơ, nhà văn, nhà võ, Ơng là tác giả bài phú “ Ngã ba hạc” nổi
tiếng. xứ Đồi – Ba Vì cịn là q hương nhiều nhà thơ, nhà báo như nhà thơ Tản
Đà, nhà thơ Quang Dũng với bài “Tây tiến”.
Một số phong tục văn hóa đặc sắc của 3 dân tộc Kinh, Dao, Mường. Như nhà
ở của người Mường thường ở nhà sàn để tránh thú dữ, ăn cơm đồ ( đồ như đồ xôi ),
rau cũng được đồ, hoặc rau sắng đắng được giã nát chộn với gia vị và gói trong lá
đồ lên đó là món giị lá ăn rất ngon. Người Mường cải thiện dinh dưỡng thường
dùng cá suối nấu với các loại quả chua trên rừng, với măng chua thành món canh cá
chua ăn rất ngon.
Về hễ hội, có Tết Nhảy của người Dao dược tổ chức hàng năm vào dịp mùa
Xuân, người Mường có lễ hội Cồng Chiêng... Có lẽ những gì được biết về cuộc
sống nơi đây cịn quá ít. Để phát huy thế mạnh khai thác tiềm năng Ba Vì rất cần
một chiến lược nghiên cứu văn hóa một cách có hệ thống để Ba Vì khơng chỉ có
tầm quan trọng ở trong nước mà cịn là chứng tích tồn tại của con người trong lịch
sử .

Ba Vì là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hố có giá trị với 394 di tích trong
đó có 101 di tích đã được xép hạng (Một di tích được xếp hạng cấp quốc gia đặc
biệt là Đình Tây Đằng, 46 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 54 di tích xếp
hạng cấp thành phố). Với mật độ di tích dày đặc, nhiều di tích có giá trị lớn về


kiến trúc văn hóa như: cụm di tích Đền Thượng - Đền Trung - Đền Hạ thờ Tam
vị Tản Viên Sơn Thánh; đình Tây Đằng, đình Chu Quyến và đình Thụy Phiêu
được các nhà khoa học đánh giả là một trong những ngơi đình cổ nhất Việt Nam
có niên đại khởi dựng tuyệt đổi năm 1531 - thời Nhà Mạc; Đền thờ Bác Hồ, Khu
di tích lịch sử K9 - nơi lưu giữ những kỷ vật liên quan đến Bác Hồ khi Người ở

đây, cùng hàng trăm di tích lịch sử - văn hố có giá trị khác.
Trải qua bề dày của lịch sử mấy nghìn năm dựng và giữ nước Ba Vì hơm nay đã
và đang trên con đường phát triển, hội nhập và ngày càng xây dựng Ba Vì văn
minh tiến kịp với các huyện, tỉnh thành lớn trong cả nước, đó cũng chính là mục
tiêu mà Đảng bộ và nhân dân huyện Ba Vì đang quyết tâm thực hiện.

Câu 2 (15 điểm): Từ năm 1947 đến nay, Đảng bộ huyện Ba Vì đã trải qua
bao nhiêu kỳ đại hội, các kỳ đại hội diễn ra vào ngày, tháng, năm nào? Nêu
mục tiêu tổngquát, nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ
XXII, nhiệm kỳ 2015-2020?
Trả lời:
Từ năm 1947 đến nay, Đảng bộ huyện Ba Vì đã trải qua 22 kỳ đại hội:
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ nhất (1947)
Thời gian tổ chức:
+ Từ ngày 10 đến 12/1/1947 Đảng bộ huyện Bất Bạt.
+ Từ ngày 17 đến 20/3/1947 Đảng bộ huyện Quảng Oai.
+ Từ ngày 25 đến 28/3/1947 Đảng bộ huyện Tùng Thiện.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II (1951)
Thời gian tổ chức: tháng 6 năm 1951.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ III(1959)
Thời gian tổ chức:
+ Từ ngày 19 đến ngày 21/1/1959 Đảng bộ huyện Bất Bạt .
+ Từ ngày 14 đến ngày 16/1/1959 Đảng bộ huyện Quảng Oai.
+ Từ ngày 11 đến ngày13/1/1959Đảng bộ huyện Tùng Thiện.


- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IV (1960)
Thời gian tổ chức:
+ Từ ngày 3/5/1960 đến ngày 9/5/1960 Đảng bộ huyện Bất Bạt.
+ Từ ngày 20/4/1960 đến ngày 30/4/1960 Đảng bộ huyện Quảng Oai.

+ Từ ngày 27/4/1960 đến ngày 3/5/1960 Đảng bộ huyện Tùng Thiện.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V (1961 - 1963)
Thời gian tổ chức:
+ Từ ngày 2/9/1961 đến ngày 5/9/1961 Đảng bộ huyện Bất Bạt.
+ Từ ngày 4/9/1961 Đảng bộ huyện Quảng Oai.
+ Từ ngày 4/9/1961 đến ngày 8/9/1961Đảng bộ huyện Tùng Thiện.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VI (1963)
Thời gian tổ chức:
+ Từ ngày 13/5/1963 đến 15/5/1963 Đảng bộ huyện Bất Bạt.
+ Từ ngày 25/2/1963 đến ngày 1/3/1963 Đảng bộ huyện Quảng Oai.
+ Từ ngày 12/5/1963 đến ngày 16/5/1963 Đảng bộ huyện Tùng Thiện.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VII ( 1964 )
Thời gian tổ chức:
+ Từ ngày 7/10/1964 đến 11/10/1964 Đảng bộ huyện Bất Bạt.
+ Từ ngày 12/10/1964 đến 16/10/1964 Đảng bộ huyện Quảng Oai.
+ Từ ngày 9/10/1964 đến 13/10/1964 Đảng bộ huyện Tùng Thiện.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ VIII( 1967 - 1968)
Thời gian tổ chức:
+Từ ngày 2 đến 5/5/1967 Đảng bộ huyện Quảng Oai.
+Từ ngày 10 đến ngày12/4/1967 Đảng bộ huyện Bất Bạt.
+ Từ ngày 4 đến 7 /5/1967 Đảng bộ huyện Tùng Thiện.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ IX (1968 - 1873)
Thời gian tổ chức:Từ ngày 5 đến 9/12 /1968.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X ( 1973 - 1974)
Thời gian tổ chức: Từ 11 đến ngày 15/4/1973.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XI ( 1974 - 1977)


Thời gian tổ chức: Từ ngày 26/11 đến ngày 2/12/1974.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XII ( 1977 - 1980)

Thời gian tổ chức: Từ ngày 19/5/1977.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII ( 1980 - 1983)
Thời gian tổ chức: Từ ngày 10 đến15/1/1980.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV (1983 - 1986)
Thời gian tổ chức: Từ ngày 8 đến ngày 12/3/1983.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV ( 1986 - 1989)
Thời gian tổ chức: Từ 15 đến 20/9/1986.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI ( 1989 - 1991)
Thời gian tổ chức: Từ ngày 20 đến ngày 21/1/1989.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII ( 1991- 1996)
Thời gian tổ chức: Vòng 1 họp từ ngày 28,29/ 3/1991.
Vòng 2 họp từ 24 đến 27/9/1991.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII( 1996 - 2000)
Thời gian tổ chức: Từ ngày 24 đến 26/2/1996.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX (2000 - 2005).
Thời gian tổ chức: Từ ngày 6 đến 9 tháng 11 năm 2011
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX ( 2005 - 2010)
Thời gian tổ chức: Từ ngày 18 đến 20/10/20115.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI ( 2010 - 2015)
Thời gian tổ chức từ 20 đến 22/7/2010.
- Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII ( 2015 - 2010)
Thời gian tổ chức từ 2 đến 4/8/ 2015.
* Mục tiêu tổng quát, nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội Đảng bộ huyện lần
thứ XXII, nhiệm kỳ 2015-2020:
- Mục tiêu tổng quát:
+ Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện.
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ, du lịch.
+ Tăng cường thu hút nguồn đầu tư.



+ Xây dựng cơ sở hạn tầng kinh tế - xã hội
+ Củng cố quốc phịng, an ninh chính trị.
+ Phát triển tồn diện kinh tế văn hóa, giáo dục, y tế...
+ Đổi mới năng lực quản lí, lãnh đạo
+ Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.
- Nhiệm vụ trọng tâm: Gồm 5 nhiệm vụ
+ Tập trung phát triển kinh tế.
+ Tăng cường công tác xây dựng và quản lí đơ thị..
+ Đẩy mạnh phát triển văn hóa
+ Tăng cường củng cố quốc phòng.
+ Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng.
Câu 3 (10 điểm): Khái quát những đóng góp của nhân dân các dân tộc huyện
Ba Vì trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm
lược (1945 - 1975)?
Trả lời:
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhân dân các dân tộc
huyện Ba Vì đã lập nhiều chiến cơng to lớn góp phần cùng cả nước lập nên
những kỳ tích vẻ vang tô thắm trang sử vàng của dân tộc. Những trận đánh Sui,
Mít, Đá Chơng, đường 87, Vật Lại oai hùng, Đồng Tâm anh dũng còn mãi mãi
ghi lại trên trang sử vàng quê hương Ba Vì.
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước xâm lược, nhân dân
các dân tộc huyện Ba Vì dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đồn kết một lịng cùng
cả nước vừa chiến đấu, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, vì Miền nam
ruột thịt, vừa làm tròn nhiệm vụ bảo vệ hậu phương. Đã có hơn 2 vạn thanh
niên các dân tộc huyện Ba Vì đã nơ nức lên đường ra trận. Lực lượng vũ trang
Ba Vì cịn phối hợp tốt cùng các đơn vị chủ lực trên địa bàn đánh thắng chiến
tranh phá hoại bằng không quân của Đế quốc Mỹ; phối hợp với các đơn vị chủ
lực bắn rơi 9 máy bay các loại, bắt sống 11 tên giặc lái, trên phòng thủ đê Đại
Hà và đập suối Hai là những trọng điểm đánh phá ác liệt của Đế quốc Mỹ. Tiêu
biểu là những cô gái dân quân trên trận chiến Suối Hai, hình ảnh những cơ gái



dân quân đi nhặt bom rơi đã đi vào lịch sử và trong câu hát, để lại ấn tượng và
sự khâm phục của nhiều người. Những chiến công hiển hách ấy đã góp phần to
lớn cùng cả nước đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
Đó là những cống hiến và phần thưởng cao quý đáng tự hào của Đảng bộ
và nhân dân huyện Ba Vì.
Câu 4 (5 điểm): Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã mấy lần về thăm và làm việc tại huyện Ba Vì (Thời gian,
địa điểm, nội dung chủ yếu của các lần Bác về thăm )?
Trả lời:
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã 9 lần về thăm và làm việc tại huyện Ba Vì
- Lần 1: Đó là vào tối ngày 3/3/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ động
Hồng Xá (Quốc Oai) đi qua bến đò Trung Hà lên Việt Bắc lãnh đạo cuộc kháng
chiến 9 năm trường kỳ chống thực dân Pháp. Bác Hồ trồng cây đa tại xã Vật
Lại, huyện Ba Vì năm 1969. (Ảnh tư liệu)
- Lần 2: Mùa hè năm 1957, trên đường công tác, Bác dừng chân ở một
gốc đa ven đường thuộc thôn Trung Thượng, xã Ba Trại. Bác mong muốn dưới
bóng mát cây đa lớn này có một vài ghế đá để bà con các dân tộc đi làm đồng,
trưa nắng vào nghỉ ngơi dưới gốc cây hoặc khách bộ hành mệt mỏi vào trú
nắng.Tấm lòng nhân ái của Bác đã được một đơn vị bộ đội thực hiện. Anh em
xây dựng dưới gốc đa những chiếc ghế xi măng như những chiếc ghế ở công
viên. Đã hơn 50 năm qua, những chiếc ghế này vẫn rất bền vững. Từ đó đến nay
Nhân dân địa phương gọi cây đa này là cây đa Bác Hồ.
- Lần 3: Sáng 23/2/1958, Bác Hồ về thăm và xem xét lại địa bàn khu vực
Đá Chông, cùng đi có đồng chí Nguyễn Lương Bằng.
- Lần 4: Sáng sớm ngày 8/7/1958, Bác Hồ tới thăm làng Cổ Đô, xã Cổ
Đô. Bác xuống cánh đồng Miễu thăm đồng bào đang bắt sâu. . Cũng trong ngày
8/7, Bác đến kiểm tra 2 kè Cổ Đô và Vu Chu.

- Lần 5: Sáng ngày 20/06/1959, Bác thăm và xem xét tình hình thi cơng,
xây dựng cơng trường 5 thuộc khu vực núi Đá Chông.


- Lần 6: 28/1/1960 Bác lại lên thăm công trường 5 thuộc khu vực núi Đá
Chông để chúc tết anh em, cán bộ, chiến sĩ ...
- Lần 7: Vào ngày 26/1/1964, sau khi đi thăm xã Vinh Quang, huyện
Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, trên đường về Bác nghỉ chân ăn trưa trên đồi Chu
Mật, xã Thái Hòa. Tại đây, Bác đã nhắc nhở Nhân dân về việc trồng cây phủ
xanh đất trống, đồi núi trọc.
- Lần 8: Ngày 15/4/1964, Bác Hồ về thăm cơng trình thủy lợi hồ Suối
Hai, cơng trình thủy lợi lớn nhất tỉnh Sơn Tây lúc bấy giờ.
- Lần 9: Thật vinh dự cho huyện Ba Vì vào ngày 16/2/1969, sáng mùng
Một Tết Kỷ Dậu, khi về thăm Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì,
Bác đã trồng cây đa cuối cùng trước lúc người đi xa tại đồi Đồng Váng, xã Vật
Lại.
Câu 5: Anh ( chị ) hãy những đề xuất, ý tưởng, giải pháp để phát huy tối đa
những tiềm năng, thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện Ba
Vì trong thời gian tới.
Trả lời:
Như chúng ta đã thấy, cơng cuộc đổi mới đất nước nói chung cũng như cơng
cuộc đổi mới huyện Ba Vì nói riêng trong nhiều năm qua từ năm 1986 đến nay
do Đảng Cộng Sản lãnh đạo đã đạt được nhiều thành tựu to lớn có nghĩa lịch sử,
đưa đất nước ta thốt khỏi tình trạng đói kém chậm phát triển, đời sống nhân dân
được cải thiện, đưa vị thế của Việt Nam ngày càng có uy tín trên trường quốc tế.
Song những năm gần đây yếu tố của sự phát triển bền vững đang ảnh hưởng lớn
tới sự phát triển chung của đất nước cũng như ở huyện Ba Vì. Bản thân tơi xin
đề xuất ý tưởng và giải pháp để phát huy những tiềm năm sẵn có, những thế
mạnh kinh tế, xã hội của huyện Ba Vì như sau:
Thứ nhất là cần phải đặt mục tiêu phát triển bền vững, phát triển bền vững

không chỉ là vấn đề được các ngành kinh tế quan tâm mà là vấn đề của tất cả các
lĩnh vực như văn hóa, xã hội, mơi trường,nghệ thuật, âm nhạc, dân tộc, tôn giáo,
giáo dục, khoa học và công nghệ, đô thị, nông thôn, các mối quan hệ trong và
ngồi huyện....Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “ Tiến nhanh, tiến mạnh


không phải là phiêu lưu làm ẩu. Phải thiết thực đi từng bước phải tiến vững
chắc.” Tư tưởng đó được Đảng Cộng Sản Việt Nam phát triển thành tư tưởng
xuyên xuốt các kỳ Đại hội. Vậy đối với huyện Ba Vì phát triển bền vững là cần
phải làm gì, tơi thiết nghĩ Đảng bộ cần nhìn thẳng thắn vào hiệu quả kinh tế
trước mắt và những vấn đề hệ lụy của nó đến sự phát triển lâu dài, tránh bẫy thu
nhập trung bình. Tơi lấy ví dụ như khu du lịch Ao Vua một trong những địa điểm
du lịch có lượng khách rất đông, song giám đốc khu du lịch đã ngăn dòng nước
suối quý hiếm đổ từ Ao Vua ra cách đồng lúa của người dân vùng ven, để phát
triển tối đa các dịch vụ vui chơi, vì vậy hàng chục hét ta đất nông nghiệp trồng
lúa từ bao đời nay của người dân nghèo khổ đã mất đi mục đích thốt nghèo
của nó.
Vậy để tìm tịi những giải pháp ngành khoa học của huyện phải có nghiên cứu
chuyển đổi cơ cấu ngành, đối thoại với các chủ thể để đạt mục đích phát triển
lâu dài, tránh cạn kiệt tài ngun, hủy hoại mơi trường tự nhiên vốn có của nó.
Đảng phải là chỗ dựa vững chắc của dân, phải xây dựng niềm tin trong quần
chúng, phải thực hiện “nói là làm” “ khơng nói khơng”.
Thứ hai là cần phải phát huy tiềm năng sẵn có, tiềm năng du lịch và tiềm
năng đất. Hiện nay các địa điểm du lịch Ba Vì đang thu hút lượng khách rất
đơng từ trong và ngoài nước đổ về. Nhưng các địa điểm du lịch hoạt động tách
biệt, chưa là điểm dừng chân cho du khách, nguồn lợi chủ yếu chỉ có được ở
trong các điểm du lịch còn việc mua sắm đặc sản vùng miền để phát huy nguồn
lợi trong bản, làng, thơn xóm chưa có.
Vậy để tìm giải pháp nhằm hút nguồn tài chính từ bên ngồi tơi thiết nghĩ các
nhà quản lý du lịch phải liên kết ngành du lịch thành một chuỗi du lịch mắt xích,

từ các địa điểm du lịch đến các hợp tác xã du lịch để giữ chân du khách lâu hơn,
hút nguồn tài chính nhiều hơn. Ví dụ như đến với Sa Pa du khách có thể vào các
bản làng để thưởng thức các món ăn địa phương, được trải nghiệm cùng đời
sống ăn, mặc, ở, được trò chuyện với những con người nơi đây. Đó là điều mà
họ khó quên trong một chuyến du lịch. Vậy huyện Ba Vì rất cần một giải pháp
để phát triển du lịch bản, làng, vừa nhằm phát huy truyền thống văn hóa ở địa


phương, quảng bá các đặc sản vùng miền, vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế bản,
làng nói riêng cũng như kinh tế trong tồn huyện nói chung.
Thứ ba là vấn đề hội nhập: Hội nhập để phát triển là một trong những giải
pháp cần thiết trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - Văn hóa – xã hội của
đất nước cũng như của toàn huyện. Giải pháp cho hội nhập là toàn huyện phải
là một thị trường sơi động, cơ chế, thủ tục hành chính của huyện phải hấp dẫn
thu hút đầu tư bên ngoài, các chuyên gia kinh tế phải mạnh dạn tìm đối tác và
trở thành đối tác tin cậy của bạn bè trong và ngoài huyện, của bạn bè quốc tế.
Song hội nhập phải dựa trên cơ sở “giữ gìn bản sắc văn hóa của vùng miền”.
Cảnh giác với các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá ta từ bên trong.
Trên đây là những đề xuất, ý tưởng và giải pháp của cá nhân tôi nhằm phát
huy tối đa những tiềm năng, thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của
huyện Ba Vì trong thời gian tới. Cũng như đó là tâm nguyện của bản thân tơi
muốn gửi đến Đảng bộ huyện Ba Vì.

TƯ LIỆU HÌNH ẢNH VỀ BA VÌ


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC HUYỆN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ba Vì nằm vị trí phía Tây Bắc trên Bản Đồ)
1.CHÙM ẢNH VỀ TỰ NHIÊN



HÌNH ẢNH NÚI BA VÌ

HÌNH ẢNH ĐỒI CHÈ BA TRẠI


CÁNH ĐỒNG CỎ BA VÌ

CÁNH ĐỒNG LÚA BA VÌ



×