Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sinh 10 vcvb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.8 KB, 12 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII
ĐỀ THI MÔN SINH HỌC - KHỐI 10
TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC
Năm học 2015 - 2016
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
Thời gian làm bài: 180 phút
------------------(Đề này có 3 trang, gồm 10 câu)
Thành phần hóa học của tế bào.
Câu 1 (2 điểm)
1. Một nhà khoa học làm thí nghiệm như sau: Nghiền một mẫu mơ thực vật rồi lấy dịch
nghiền cho vào 4 ống nghiệm:
- Ống nghiệm 1: Cho thêm vào dung dịch phêlinh.
- Ống nghiệm 2: Cho thêm vào dung dịch KI.
- Ống nghiệm 3: Cho thêm vào dung dịch BaCl2.
- Ống nghiệm 4: Cho thêm vào dung dịch mẫu axit picric.
Hãy dự đoán kết quả thu được ở mỗi ống nghiệm và giải thích?
2.a.Cho 1 ít lịng trắng trứng vào nước, khuấy đều. Kết quả như thế nào? Giải thích?
b.Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh chứ khơng
dùng phương pháp bảo quản nóng?
Câu 2 (2 điểm)
1.Nêu sự khác nhau trong cấu trúc của hệ gen mã hóa rARN và gen mã hóa protein globin ở
người. Với mỗi hệ gen hãy giải thích lợi thế của kiểu cấu trúc của hệ gen đó?
2.Lai phân tử là gì? Nêu vai trị của lai phân tử? Cơ sở khoa học của lai phân tử là gì?
Cấu trúc tế bào, di truyền phân tử.
Câu 3 (2 điểm)
a. Nếu cho rằng gen phân mảnh là xu thế tiến hóa có ưu thế ở sinh vật nhân thực, thì màng
nhân có vai trị gì về chức năng giúp gen phân mảnh trở nên có ưu thế tiến hóa? Giải thích.
b. Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glicoprôtêin màng. Giải thích tại sao chất độc A
làm mất chức năng của bộ máy Gôngi dẫn đến làm hỏng tổ chức mơ.
Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào.
Câu 4 (2 điểm)


a. Nêu sự khác nhau giữa phản ứng : O2 + H2
---------------- H2O và quá trình tạo
nước trong hơ hấp tế bào ?
b. Một thí nghiệm với lục lạp được tách rời. Đầu tiên cho lục lạp ngâm trong dung dịch axit
có pH = 4. Sau khi xoang tylacoit đạt pH = 4 chuyển lục lạp vào dung dịch kiềm pH=8 . Sau
đó cho lục lạp tạo ATP trong tối.
- Vẽ sơ đồ mô tả màng tilacoit với sự chênh lệch pH, kênh ATP synthaza và phản ứng hình
thành ATP?
- Tại sao lục lạp trong thí nghiệm lại tạo được ATP trong tối.
Câu 5 (3 điểm)
Một nhà nghiên cứu đã thiết lập hệ thống quang hợp bên ngoài cơ thể sống dựa trên qui trình
sau đây:
- Tách lục lạp ra khỏi các tế bào lá cây, sau đó phá vỡ màng lục lạp giải phóng các chồng
thilakoid vẫn cịn ngun vẹn. Tiếp đến, cho thêm chất hexachloroplatinate có 6 ion clo và
mang điện tích 2- vào ống nghiệm chứa các thilakoid nguyên vẹn.
- Sau một thời gian, hỗn hợp thilakoid + hexachloroplatinate được phân tích về cấu trúc và đo
lượng oxi tạo ra.
Kết quả thí nghiệm cho thấy các ion hexachloroplatinate đã liên kết với màng thilakoid tại
nơi có quang hệ I (hình dưới) và phức hợp hexachloroplatinate-màng thilakoid có hoạt tính
quang hợp.


Quang hệ I

a) Tại sao phức hợp hexachloroplatinate-màng thilakoid có hoạt tính quang hợp?
b) Giải thích tại sao hexachloroplatinate lại có thể liên kết với màng thilakoid tại khu vực có
quang hệ I và phân tử này liên kết với màng bằng lực liên kết gì?
c) Trong thí nghiệm này, ngồi ơxi những chất gì có thể đã được tạo ra? Giải thích.
d) Người ta làm các thí nghiệm đối với enzim tiêu hóa ở động vật như sau:
Thứ tự

Enzim
Cơ chất
Điều kiện thí nghiệm
thí nghiệm
Nhiệt độ
pH
(oC)
1
Amilaza
Tinh bột
37
7-8
2
Amilaza
Tinh bột
97
7-8
3
pepsin
Lịng trắng trứng
30
2-3
4
pepsin
Dầu ăn
37
2-3
5
pepsin
Lòng trắng trứng

40
2-3
6
Pepsinogen
Lòng trắng trứng
37
12-13
7
Lipaza
Dầu ăn
37
7-8
8
Lipaza
Lòng trắng trứng
37
2-3
* Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm.
* Hãy cho biết mục tiêu của các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm1 và 2
Thí nghiệm 3 và 5
Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7
Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8
Sự truyền tin.
Câu 6 (1 điểm)
a.Khi nghiên cứu quá trình truyền tin ở cơ thể người, người ta nhận thấy: Nhiều hooc môn
tạo ra nhiều hơn 1 loại đáp ứng trong cơ thể. Hãy chứng minh nhận định đó thơng qua
Hoocmơn Epineplrine?
b- Trong thực tế 1 số vi khuẩn tạo ra độc 1 tế bào có tác dụng ức chế đặc hiệu sự giải phóng
acetuholine ở trước symep. Độc tố này là nguyên nhân của 1 thể nhiễm độc thức ăn hiếm gặp

nhưng rất nghiêm trọng được gọi chung là chứng ngộ độc thịt hay bệnh nhân ngộ độc thịt.
Bệnh nhân ngộ độc thịt thấy có triệu trứng, ban đầu bệnh nhân cảm thấy yếu, mệt mỏi, nói và
nhìn khó, đồng tử dãn rộng, sau đó có thể bị liệt tay chân, cơ ngực. Bệnh thấy không bị mất ý
thức hoặc sốt, ngộ độc nghiêm trọng có thể dẫn đến giảm hoạt động của các cơ hơ hấp dẫn
đến khó thở, nhưng khi nghiêm trọng có thể dẫn đến sưng phổi.Theo em vai trị của
axetylcoline trong con đường truyền tin này là gì?
Phân bào (lý thuyết 1đ, bài tập 1đ)
Câu 7 (2 điểm)
1.Nêu vai trị của thoi phân bào đối với q trình phân bào ở sinh vật nhân thực. Hãy thiết kế
thí nghiệm chứng minh vai trị đó.
2.Ở 1 lồi ong mật, 2n=32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tuỳ
điều kiện về dinh dưỡng, còn trứng khơng được thụ tinh thì nở thành ong đực.


Một ong chúa đẻ được một số trứng gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh,
nhưng chỉ có 80% số trứng được thụ tinh là nở thành ong thợ, 60% số trứng không được thụ
tinh là nở thành ong đực, các trường hợp cịn lại đều khơng nở và bị tiêu biến. Các trứng nở
thành ong thợ và ong đực nói trên chứa tổng số 155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng
2% số ong thợ con.
a/ Tìm số ong thợ con và số ong đực con.
b/ Tổng số trứng được ong thợ đẻ ra trong lần nói trên là bao nhiêu?
c/ Nếu số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng chiếm 1% so với tổng số tinh trùng
hình thành thì tổng số NST trong các tinh trùng và tế bào trứng bị tiêu biến là bao nhiêu?
VSV (Dinh dưỡng chuyển hóa VCNL, sinh trưởng, sinh sản, virut, miễn dịch).
Câu 8 (2 điểm)
a. Vi khuẩn sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ theo những cách
nào? Cho ví dụ? Nêu tên các kiểu dinh dưỡng tương ứng?
b. Bằng cách nào Azotobacter có thể vừa sống hiếu khí lại vừa cố định được nitơ?
Câu 9 (2 điểm)
a. Có 2 hộp lồng (petri) khơng có nhãn, chứa mơi trường dinh dưỡng có thạch. Được biết 1

hộp cấy vi khuẩn tụ cầu (Sraphylococcus), hộp còn lại cấy vi khuẩn Mycoplasma. Người ta
tẩm penixililin vào 2 khoanh giấy rồi dán lên mặt mỗi đĩa thạch. Đặt các hộp vào tủ ấm cho
vi khuẩn mọc. Sau 24h lấy ra quan sát thấy ở một hộp, xung quanh khoanh giấy tạo vịng vơ
khuẩn. Hỏi hộp đó chứa vi khuẩn gì? Tại sao?
b. Có một phụ nữ ốm phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, Sau một thời gian lại bị bệnh phụ
khoa do nấm Candida albicans. Hãy giải thích hiện tượng này.
Câu 10 (2 điểm)
a. Bằng cách nào virut có thể nhận dạng tế bào chủ thích hợp khi gây nhiễm? Điều này dẫn
đến hậu quả gì?
b. Đối với hệ miễn dịch của người, điều gì xảy ra nếu tế bào limphơ T hỗ trợ bị phá hỏng?
Thực hành (lý thuyết thực hành) lồng ghép vào một trong các mục từ 1-6.
Lưu ý: Thang điểm 20
.....................HẾT.....................
Người ra đề

Bùi Thị Thu Thủy
(Điện thoại 0912.101.766)


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XII HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH KHỐI 10
TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC
Năm học 2015 - 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM
(đáp án gồm 9)
------------------Thành phần hóa học của tế bào.
Câu Ý Nội dung
Điểm
1
Câu 1(2 điểm). Một nhà khoa học làm thí nghiệm như sau: Nghiền một mẫu mô thực
vật rồi lấy dịch nghiền cho vào 4 ống nghiệm:

- Ống nghiệm 1: Cho thêm vào dung dịch phêlinh.
- Ống nghiệm 2: Cho thêm vào dung dịch KI.
- Ống nghiệm 3: Cho thêm vào dung dịch BaCl2.
- Ống nghiệm 4: Cho thêm vào dung dịch mẫu axit picric.
Hãy dự đoán kết quả thu được ở mỗi ống nghiệm và giải thích?
2.a.Cho 1 ít lịng trắng trứng vào nước, khuấy đều. Kết quả như thế nào? Giải
thích?
b.Vì sao khi bảo quản trứng sống, người ta dùng phương pháp bảo quản lạnh chứ
khơng dùng phương pháp bảo quản nóng?
1
Kết quả:
- Ống nghiệm 1: Tạo kết tủa đỏ gạch ở đáy ống nghiệm.
Do trong tế bào có đường glucơzơ. Glucơzơ kết hợp với CuO trong 0.25
dung dịch phêlinh tạo thành Cu2O (kết tủa đỏ gạch).
- Ống nghiệm 2: tạo dung dịch xanh tím.
Do trong tế bào có tinh bột. Màu xanh tím do phản ứng màu đặc trưng 0.25
của tinh bột với KI.
- Ống nghiệm 3: Tạo kết tủa trắng ở đáy ống nghiệm.
Do trong tế bào có SO42- , kết hợp với BaCl2 tạo kết tủa trắng BaSO4
0.25
- Ống nghiệm 4: Tạo kết tủa hình kim mầu vàng.
Do trong tế bào có K+, tạo kết tủa màu vàng của Kali picrat.
0.25
2
a.Thu được dung dịch keo trong suốt
- Giải thích: Trong lịng trắng trứng có chứa protein, khi cho vào nước,
khuấy đều các phần kị nước quay vào trong, các phần ưa nước quay ra 0.25
ngoài tạo thành mixen, nước bao quanh các phân tử protein.
b. Bảo quản trứng
- Trong trứng có nhiều pr, cấu trúc khơng gian của pr được hình thành

bởi các liên kết hyđrơ, khơng bền với nhiệt độ cao…
0.25
- Dùng phương pháp bảo quản lạnh là bảo quản trứng trong điều kiện
nhiệt độ thấp: trong điều kiện nhiệt độ thấp, liên kết hyđrô không bị 0.25
đứt, cấu trúc khơng gian của pr khơng bị phá vỡ, nó chỉ ức chế và làm
giảm hoạt tính của pr nên trứng lâu bị hỏng.
- Không dùng phương pháp bảo quản nóng (bảo quản trứng trong điều
kiện nhiệt độ cao): nhiệt độ cao làm cho liên kết hiđrô bị phá vỡ, cấu 0.25
trúc không gian prôtêin bị phá vỡ và prôtêin mất hoạt tính, làm cho
trứng nhanh bị hỏng
2
Câu 2 (2 điểm)
1.Nêu sự khác nhau trong cấu trúc của hệ gen mã hóa rARN và gen mã hóa protein
globin ở người. Với mỗi hệ gen hãy giải thích lợi thế của kiểu cấu trúc của hệ gen
đó?
2.Lai phân tử là gì? Nêu vai trò của lai phân tử? Cơ sở khoa học của lai phân tử là
gì?
1
- Gen mã hóa rARN có nhiều bản sao liên tiếp lặp lại (lớn hơn 200 bản 0.25
sao lặp đi lặp lại) được phiên mã như 1 đơn vị phiên mã → thuộc đơn


3

vị phiên mã đa cistron rồi sau đó mới được cắt và biến đổi thành các
rARN khác nhau điều này có vai trị tổng hợp đồng bộ các loại rARN
khác nhau và luôn tổng hợp được nhiều riboxom vốn là bộ máy của
dịch mã có vai trị sống cịn đối với sự sống của tế bào.
- Gen protein globin trong mỗi hệ gen này có tồn tại một số gen khơng
hồn tồn giống nhau. Sự khác biệt của các loại protein – globin do các 0.25

gen này mã hóa tạo ra các loại phân tử hemoglobin phù hợp cho từng
giai đoạn phát triển khác nhau của cơ thể.
2
* Khái niệm: Lai phân tử là hiện tượng lai các phân tử ADN của các
0.25
loài khác nhau hoặc ADN với ARN
* Vai trò: Dựa vào khả năng bắt cặp ADN của 2 loài để xác định mối
0.25
quan hệ họ hàng giữa các loài.
+ Dựa vào kết quả lai phân tử (tỉ lệ) xác định mối quan hệ họ hàng của 0.25
các loài với nhau. Căn cứ vào tỉ lệ % khả năng bắt cặp trong đó tỉ lệ bắt
cặp càng cao thì quan hệ họ hàng càng gần.
0.25
+ Xác định vị trí của ADN trên nhiễm sắc thể (lai mARN với ADN)
+ Xác định cấu trúc của gen sinh vật nhân thực (ở vùng mã hóa bao
nhiêu exon và intron)
+ Trong cơng nghệ di truyền: AND tái tổ hợp dùng lai phân tử để phân
lập dòng AND tái tổ hợp.
* Cơ sở:
0.25
- Các bazơ nitơ của các mạch đơn khi bắt cặp với nhau liên kết với
nhau theo nguyên tắc bổ sung A-T, G-X
- Dựa vào thuộc tính biến tính và hồi tính ở ADN: Khi phân tử ADN
0.25
vào mơi trường làm tăng nhiệt độ dẫn thì các mạch đơn dần được tách
ra, nhiệt độ nóng chảy cáo nhất là 950C → gọi là biến tính. Cịn khi hạ
nhiệt độ từ từ thì 2 mạch đơn lại liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ
sung trở lại trạng thái ban đầu gọi là hồi tính
Câu 3 (2 điểm)
a. Nếu cho rằng gen phân mảnh là xu thế tiến hóa có ưu thế ở sinh vật nhân thực, thì

màng nhân có vai trị gì về chức năng giúp gen phân mảnh trở nên có ưu thế tiến
hóa? Giải thích.
b. Các tế bào trong mơ nhận biết nhau nhờ glicoprơtêin màng. Giải thích tại sao
chất độc A làm mất chức năng của bộ máy Gơngi dẫn đến làm hỏng tổ chức mơ.
a
- Nhờ có màng nhân ngăn cách ARN sơ cấp với ribosome và nhiều 0,25
phân tử kích thước lớn trong tế bào chất nên ARN sơ cấp phiên mã từ
gen phân mảnh có điều kiện để cắt intron ghép exon và hoàn thiện
trước khi được dịch mã ở tế bào chất. Sự cắt intron và nối các exon
theo các cách khác nhau tạo ra nhiều loại mARN từ cùng một gen qua
đó tạo ra nhiều protein ở các loại tế bào khác nhau vì thế tiết kiệm được
thơng tin di truyền.
- Nhờ có màng nhân ngăn cách nên tế bào nhân thực có thêm được cơ 0,25
chế điều hòa sau phiên mã đối với các gen phân mảnh.
- Nếu màng nhân không được tiến hóa cùng hoặc trước khi có sự tiến
hóa của gen phân mảnh thì gen phân mảnh sau khi phiên mã được dịch 0,25
mã ngay sẽ tạo ra các protein khơng có chức năng vì cả phần intron
cũng được dịch mã tạo ra trình tự axit amin khác thường.
- Gen phân mảnh là cấu trúc cho phép hệ gen sinh vật nhân thực mở
rộng hệ gen (tích lũy thêm thơng tin di truyền), tăng khả năng tích lũy 0,25
đột biến trung tính (đột biến câm / giảm thiểu hậu quả của đột biến)
làm tăng tính phong phú nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.


b

- Các tế bào trong mô nhận biết nhau tạo thành tập hợp mô là nhờ các
glicoprôtêin của màng. Chất độc A tác động gây hỏng tổ chức mô đã
gián tiếp gây hỏng các glicoprôtêin của màng theo các bước:
+ Phần prơtêin được tổng hợp trên lưới nội chất có hạt được đưa vào

0.25
bộ máy Gôngi.
+ Trong bộ máy Gôngi prôtêin được lắp giáp thêm cacbohidrat tạo nên 0.25
glicoprôtêin.
+ Glicoprôtêin được đưa vào bóng nội bào và chuyển vào màng tạo nên 0.25
glicoprôtêin của màng.
+ Chất độc A tác động gây hỏng chức năng bộ máy Gơngi nên q 0.25
trình lắp giáp glicoprôtêin bị hỏng nên màng thiếu glicoprôtêin hoặc
glicoprôtêin sai lệnh nên các tế bào khơng cịn nhận biết nhau.
Câu 4 (2 điểm)
a. Nêu sự khác nhau giữa phản ứng : O2 + H2
---------------- H2O và quá
trình tạo nước trong hơ hấp tế bào ?
b. Một thí nghiệm với lục lạp được tách rời. Đầu tiên cho lục lạp ngâm trong dung
dịch axit có pH = 4. Sau khi xoang tylacoit đạt pH = 4 chuyển lục lạp vào dung dịch
kiềm pH=8 . Sau đó cho lục lạp tạo ATP trong tối.
- Vẽ sơ đồ mô tả màng tilacoit với sự chênh lệch pH, kênh ATP synthaza và phản
ứng hình thành ATP?
- Tại sao lục lạp trong thí nghiệm lại tạo được ATP trong tối.
a
Phản ứng
Hô hấp tế bào
H+ bắt nguồn từ H2

H+ bắt nguồn từ các hợp chất hữu

Phản ứng chỉ gồm một Sử dụng chuỗi truyển để chia độ
bước
sụt thế e trong phản ứng thành
một số bước


b

Giải phóng năng lượng Năng lượng được giải phóng từ từ
lớn dưới dạng nhiệt và dưới dạng ATP
ánh sáng
b. - Vẽ sơ đồ
Chất nền

pH = 4

0.25
0.5

0.25
0.5

ADP + Pv
ATP

Màng tilacoit
Xoang tilacoit pH = 8

5

- Giải thích : Vì trong thí nghiệm đã tạo được sự chênh lệch H+ giữa 0.5
hai bên màng tilacoit (điều kiện cần thiết cho sự hình thành ATP)
Câu 5 (3 điểm)
Một nhà nghiên cứu đã thiết lập hệ thống quang hợp bên ngoài cơ thể sống dựa trên
qui trình sau đây:

- Tách lục lạp ra khỏi các tế bào lá cây, sau đó phá vỡ màng lục lạp giải phóng các
chồng thilakoid vẫn cịn ngun vẹn. Tiếp đến, cho thêm chất hexachloroplatinate có
6 ion clo và mang điện tích 2- vào ống nghiệm chứa các thilakoid nguyên vẹn.
- Sau một thời gian, hỗn hợp thilakoid + hexachloroplatinate được phân tích về cấu
trúc và đo lượng oxi tạo ra.
Kết quả thí nghiệm cho thấy các ion hexachloroplatinate đã liên kết với màng


thilakoid tại nơi có quang hệ I (hình dưới) và phức hợp hexachloroplatinate-màng
thilakoid có hoạt tính quang hợp.

Quang hệ I

a) Tại sao phức hợp hexachloroplatinate-màng thilakoid có hoạt tính quang hợp?
b) Giải thích tại sao hexachloroplatinate lại có thể liên kết với màng thilakoid tại
khu vực có quang hệ I và phân tử này liên kết với màng bằng lực liên kết gì?
c) Trong thí nghiệm này, ngồi ơxi những chất gì có thể đã được tạo ra? Giải thích.
d).Người ta làm các thí nghiệm đối với enzim tiêu hóa ở động vật như sau:
Thứ tự
Enzim
Cơ chất
Điều kiện thí nghiệm
thí nghiệm
Nhiệt độ
pH
o
( C)
1
Amilaza
Tinh bột

37
7-8
2
Amilaza
Tinh bột
97
7-8
3
pepsin
Lòng trắng trứng
30
2-3
4
pepsin
Dầu ăn
37
2-3
5
pepsin
Lòng trắng trứng
40
2-3
6
Pepsinogen
Lòng trắng trứng
37
12-13
7
Lipaza
Dầu ăn

37
7-8
8
Lipaza
Lòng trắng trứng
37
2-3
Hãy cho biết sản phẩm sinh ra từ mỗi thí nghiệm.
Hãy cho biết mục tiêu của các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm1 và 2
Thí nghiệm 3 và 5
Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7
Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8
a

b
c
d

a) - Mặc dù khơng có ánh sáng trong hệ thống quang hợp nhân tạo như
mô tả trong thí nghiệm, nhưng do hexachloroplatinate là một tác nhân
ơxi hố mạnh nên nó kích hoạt điện tử của chlorophyl tại trung tâm
quang hệ I từ trạng thái nền sang trạng thái cao năng, giống như photon
kích hoạt các điện tử của diệp lục.
- Sau đó điện tử được truyền qua chuỗi truyền điện tử đến NADP +
cùng với H+ để tạo ra NADPH. Chuỗi truyền điện tử vẫn hoạt động
được vì thilakoid vẫn cịn ngun vẹn khơng bị phá vỡ.
b) Hexachloroplatinate có điện tích âm (2 -) và màng thilakoid có điện
tích dương nên chất này liên kết với màng nhờ lực hấp dẫn giữa các
chất có điện tích trái dấu.

c) Một khi pha sáng của quang hợp xảy ra cho dù là trong lá cây (in
vivo) hay trong điều kiện nhân tạo thì sản phẩm của pha sáng vẫn là
ATP cùng NADPH.
* Sản phẩm thí nghiệm
TN1: Mantơ

0.5

0.5
0.5
0.5
0.5


TN2: Khơng biến đổi
TN3: Axít amin
TN4: Khơng biến đổi
TN5: Axít amin
TN6: Khơng biến đổi
TN7: Glyxêrin + axít béo
TN8: Khơng biến đổi
* Mục tiêu của các thí nghiệm:
Thí nghiệm1 và 2: Enzim chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cơ thể 0.5
(khoảng 37oC). Ở nhiệt độ cao enzim bị phá hủy.
Thí nghiệm 3 và 5: Nhiệt độ mơi trường càng tăng thì tốc độ xúc táccơ
chất của enzim càng tăng (trong giới hạn).
Thí nghiệm 1, 3, 6 và 7: Mỗi enzim tiêu hóa hoạt động thích nghi trong
mơi trường có độ pH xác định.
Thí nghiệm 3, 4, 7 và 8: Mỗi loại enzim chỉ xúc tác biến đổi một loại
chất (cơ chất) nhất định.

Câu 6 (1 điểm)
a.Khi nghiên cứu quá trình truyền tin ở cơ thể người, người ta nhận thấy: Nhiều
hooc môn tạo ra nhiều hơn 1 loại đáp ứng trong cơ thể. Hãy chứng minh nhận định
đó thơng qua Hoocmôn Epineplrine?
b- Trong thực tế 1 số vi khuẩn tạo ra độc 1 tế bào có tác dụng ức chế đặc hiệu sự
giải phóng acetuholine ở trước symep. Độc tố này là nguyên nhân của 1 thể nhiễm
độc thức ăn hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng được gọi chung là chứng ngộ độc thịt
hay bệnh nhân ngộ độc thịt. Bệnh nhân ngộ độc thịt thấy có triệu trứng, ban đầu
bệnh nhân cảm thấy yếu, mệt mỏi, nói và nhìn khó, đồng tử dãn rộng, sau đó có thể
bị liệt tay chân, cơ ngực. Bệnh thấy không bị mất ý thức hoặc sốt, ngộ độc nghiêm
trọng có thể dẫn đến giảm hoạt động của các cơ hô hấp dẫn đến khó thở, nhưng khi
nghiêm trọng có thể dẫn đến sưng phổi.Theo em vai trò của axetylcoline trong con
đường truyền tin này là gì?
a
- Các tác động do 1 Hooc mơn tạo ra có thể thay đổi nếu các tế bào
đích có sự khác biệt về phân tử tiếp nhận hoặc có con đường truyền tín
0.25
hiệu khác nhau hoặc có các protein khác nhau trong con đường truyền
tin.
+ Các thực thể giống nhau nhưng do khác nhau ở các protein nội bào
điểm đến đáp ứng tế bào khác nhau (khác con đường truyền tin tín
hiệu, hoặc khác protein trong con đường truyền tín hiệu hoặc protein
đáp ứng)
- Epinephrinethụ thể (  tế bào

- Epinephrinethụ thể ( 

gan



T

Phân cắt glucogen và giải phóng
gluco từ tế bào

tế bào mạch máu cơ xương

Dãn cơ, dãn mạch

+ Các thụ thể khác nhau dẫn đến đáp ứng tế bào khác nhau

0.25


tế bào mạch máu cơ xương


- Epinephrinethụ thể ( thụ thể
tế bào mạch máu ruột)


Dãn cơ, dãn mạch

Co cơ, co mạch

- Epinephrinethụ thể ( 

b

- Chất độc gây dãn đồng tử, liệt tay chân, giảm hoạt động của các cơ hô 0.25

hấp nhưng lại không gây sốt, không bị mất ý thức nên chất độc này
không tác động trực tiếp vào hệ thần kinh, không gây nhiễm trùng mà
tác động vào cơ thể làm mất khả năng co cơ.

- Chức năng của axetycolin là chất truyền tin gây sự co cơ đặc biệt là
cơ hô hấp, nên khi sự tiết axetylcoline ở màng trước synap bị chất độc 0.25
ức chế thì tín hiệu khơng được truyền đi, khơng có đáp ứng tế bào, vì
vậy cơ hơ hấp khơng co được dẫn tới suy hơ hấp
Câu 7 (2 điểm)
1.Nêu vai trị của thoi phân bào đối với quá trình phân bào ở sinh vật nhân thực.
Hãy thiết kế thí nghiệm chứng minh vai trị đó.
2.Ở 1 lồi ong mật, 2n=32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong
thợ tuỳ điều kiện về dinh dưỡng, cịn trứng khơng được thụ tinh thì nở thành ong
đực.
Một ong chúa đẻ được một số trứng gồm trứng được thụ tinh và trứng khơng được
thụ tinh, nhưng chỉ có 80% số trứng được thụ tinh là nở thành ong thợ, 60% số
trứng không được thụ tinh là nở thành ong đực, các trường hợp cịn lại đều khơng
nở và bị tiêu biến. Các trứng nở thành ong thợ và ong đực nói trên chứa tổng số
155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong thợ con.
a/ Tìm số ong thợ con và số ong đực con.
b/ Tổng số trứng được ong thợ đẻ ra trong lần nói trên là bao nhiêu?
c/ Nếu số tinh trùng trực tiếp thụ tinh với các trứng chiếm 1% so với tổng số
tinh trùng hình thành thì tổng số NST trong các tinh trùng và tế bào trứng bị tiêu
biến là bao nhiêu?
1

- Vai trò của thoi phân bào: Đảm bảo cho sự phân chia đều NST về các
tế bào con.

0.25

0.5

- Thiết kế thí nghiệm:
+ Mẫu thí nghiệm: Nhóm tế bào đang phân chia được xử lí bằng
cơnsisin gây ức chế hình thành thoi phân bào;
+ Mẫu đối chứng: Nhóm tế bào cùng cơ thể đang phân chia nhưng
khơng xử lí cơnsisin.
+ Làm tiêu bản NST của các tế bào con tạo ra sau phân chia của các tế
bào thí nghiệm và tế bào đốichứng.
+ So sánh số lượng NST trong các tế bào con của mỗi nhóm với nhau.
+ Kết quả:
* Các tế bào con của tế bào đối chứng có số NST giống nhau.

0.25


* Các tế bào con của tế bào thí nghiệm có số NST khơng giống nhau.
+ Kết luận: Thoi vơ sắc có vai trị đảm bảo sự phân chia đều NST về tế
bào con.
2

a/ Gọi x là số ong thợ, y là số ong đực thì y = 0,02x

0.25

Ta có 32x + 16 x 0,02x =155136; x = 4800; y = 96
b/ Tổng số trứng đẻ là (4800x100/80) + (96x100/60) = 6160.

0.25


c/ Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến

0.5

- Số trứng thụ tinh đẻ ra: 4800 x 100/80 = 6000 trứng
- Số tinh trùng không thụ tinh: (6000 x 100) – 6000 = 594000
- Số trứng không thụ tinh đẻ ra: 96 x 100/60 = 160 trứng
- Số trứng không thụ tinh không nở: 160 – 96 = 64
- Số trứng thụ tinh không nở: 6000 – 4800 = 1200

8

- Tổng số nhiễm sắc thể bị tiêu biến: (32 x 1200) + 16(64 + 594000) =
9543424 NST
Câu 8 (2 điểm)
a. Vi khuẩn sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp chất hữu cơ theo
những cách nào? Cho ví dụ? Nêu tên các kiểu dinh dưỡng tương ứng?
b. Bằng cách nào Azotobacter có thể vừa sống hiếu khí lại vừa cố định được nitơ?
a
- Quang tự dưỡng:
0.25
+ Quang hợp thải O2 (vi khuẩn lam):
6 CO2 + 6H2O + NLAS  C6H12O6 + 6O2

0.25

+ Quang hợp không thải O2 (vi khuẩn lưu huỳnh màu lục):
CO 2 + 2 H 2 S + NLAS --> C6 H 12 O6 + 2 S + H 2 O

b


- Quang dị dưỡng (vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục):

0.25

CO 2 + C2H5OH + NLAS --> C6H12O6 + CH3 CHO + H2O
- Azotobacter là vi khuẩn hiếu khí, sống tự do, cố định nitơ, phổ biến

0.25

trên mặt đất
- Chúng thường tạo ra một lớp vỏ bao ngoài (nang), màng tế bào chất

0.25

gập lại thành túi chứa nitrogenaza và hydrogenaza.
- Lớp vỏ nang hấp thụ O2 và cung cấp cho tế bào hô hấp
- Nếu O2 vào quá nhiều có hại cho hoạt động của nitrogenaza thì lớp
màng túi ngăn lại

0.25
0.25

- Nếu O2 vào sâu qua túi màng sẽ bị hydrogenaza hoạt động để ngăn
tác hại của O2 qua phản ứng: 2H2 + O2  2H2O→ nhờ đó hoạt động
của enzim cố định được nitơ bình thường.
0.25


9


Câu 9 (2 điểm)
a. Có 2 hộp lồng (petri) khơng có nhãn, chứa mơi trường dinh dưỡng có thạch.
Được biết 1 hộp cấy vi khuẩn tụ cầu (Sraphylococcus), hộp còn lại cấy vi khuẩn
Mycoplasma. Người ta tẩm penixililin vào 2 khoanh giấy rồi dán lên mặt mỗi đĩa
thạch. Đặt các hộp vào tủ ấm cho vi khuẩn mọc. Sau 24h lấy ra quan sát thấy ở một
hộp, xung quanh khoanh giấy tạo vịng vơ khuẩn. Hỏi hộp đó chứa vi khuẩn gì? Tại
sao?
b. Có một phụ nữ ốm phải sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, Sau một thời gian lại bị
bệnh phụ khoa do nấm Candida albicans. Hãy giải thích hiện tượng này.
a
- Hộp đó chứa vi khuẩn tụ cầu.
0.25
- Thành tế bào tụ cầu khuẩn chứa peptidoglican.

0.25

- Penixilin là chất kháng sinh ức chế tổng hợp peptidoglican, nên ức

0.25

chế sinh trưởng tụ cầu khuẩn.
- Ngược lại Mycoplasma khơng có peptidoglican nên không bị 0.25
penixilin ức chế.
b

- Trong âm đạo ln tồn tại nhiều vi sinh vật bình thường, trong đó có

0.25


vi khuẩn Lactobacillus và nấm men Candida albicans.
- Vi khuẩn lactic sinh axit lactic hạ pH môi trường, khiến nấm men
Candida vốn ưa pH trung tính khơng thể phát triển mạnh.

10

0.25

- Khi sử dụng nhiều kháng sinh diệt vi khuẩn mà khơng diệt được nấm 0.5
men, lúc đó vi khuẩn lactic bị chết, pH trong âm đạo khơng cịn bị hạ
thấp khiến nấm men phát triển vượt trội gây bệnh phụ khoa.
Câu 10 (2 điểm)
a. Bằng cách nào virut có thể nhận dạng tế bào chủ thích hợp khi gây nhiễm? Điều
này dẫn đến hậu quả gì?
b. Đối với hệ miễn dịch của người, điều gì xảy ra nếu tế bào limphô T hỗ trợ bị phá
hỏng?
Thực hành (lý thuyết thực hành) lồng ghép vào một trong các mục từ 1-6.
a
-Vi rút chỉ có thể xâm nhập vào tế bào khi protein bề mặt của chúng
0.25
liên kết được theo ngun tắc khóa – chìa với thụ thể đặc hiệu trên bề
mặt tế bào.
- Ngun tắc khóa – chìa với thụ thể đặc hiệu trên bề mặt tế bào dẫn

0.5

đến sự giới hạn phạm vi gây nhiễm. Có virut chỉ gây bệnh cho một lồi
(ví dụ virut gây bệnh toi gà) những cũng có virut gây bệnh cho nhiều
lồi (ví dụ cúm).
b


* T hỗ trợ có vai trị hoạt hóa cả hai con đường miễn dịch thể dịch và 0.25
miễn dịch tế bào.
- Khi T hỗ trợ bị phá hỏng thì:
+ Khơng hoạt hóa được các tế bào B  tế bào B khơng tăng sinh biệt
hóa thành các dịng tế bào plasma và tế bào B nhớ  hệ miễn dịch sẽ


không thể sản sinh các kháng thể cho miễn dịch tạm thời và miễn dịch 0.5
lâu dài để chống lại các vi khuẩn ngoại bào.
+ Khơng có T hỗ trợ  khơng hoạt hóa được T độc  hệ miễn dịch sẽ 0.5
không thể tiêu diệt được các tế bào nhiễm virut.
Người phản biện đáp án

Lý Hồng Chuyên 0913827763



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×