Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề sinh học 10 son la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.34 KB, 11 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN SƠN LA

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII,
NĂM 2017

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

Mơn: SINH; Khối: 10

(Đề thi có 03 trang)
Câu 1. (2 điểm) - Thành phần hóa học của tế bào
Cho hình ảnh mơ phỏng ba hợp chất A, B, C.
a. Hãy cho biết tên của các hợp chất? So sánh cấu trúc và vai trò của ba hợp chất đó trong
tế bào?

Chất A

Chất B

Chất C

b. Vì sao enzim amylaza rất quan trọng với các loài động vật ăn thực vật?
Câu 2. (2 điểm) - Thành phần hóa học của tế bào
a. Tính phân cực của nước được hình thành như thế nào?
b. Vì sao nói: Nước ni dưỡng và duy trì các hệ thống sống trên trái đất?
Câu 3. (2 điểm) Cấu trúc tế bào
a. Ở tế bào thực vật bào quan nào giúp tế bào tăng kích thước nhanh chóng mà khơng cần
tiêu dùng năng lượng ATP ? Cho biết các chức năng khác của bào quan này?
b. Ở tế bào thực vật có hai đặc điểm cấu tạo đặc biệt: một đặc điểm giúp chúng hạn chế
sự xâm nhập của virut và một đặc điểm trở thành bất lợi khi chúng bị nhiễm virut. Đó là
những đặc điểm nào?


Câu 4. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng.
a. Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng những cơ chế nào?
b. Sơ đồ sau biểu thị ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzim A, B.

1


- Đưa ra nhận xét.
- Vì sao nhiệt độ có thể ảnh hưởng như vậy đến hoạt tính enzim?
Câu 5. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng.
a. Phức hệ ATP - sintêtaza được phân bố ở đâu trong tế bào nhân thực? Cơ chế hoạt động
của phức hệ này ở ty thể?
b. Vì sao êlectron khơng được truyền trực tiếp từ NADH và FADH 2 tới O2 mà cấn có
chuỗi truyền điện tử trong hơ hấp? Điều gì xảy ra nếu khơng có chuỗi truyền điện tử
nhưng có cơ chế làm giảm pH của xoang gian màng?
Câu 6. (2 điểm) Sự truyền tin - Thực hành.
Tế bào tiếp nhận thông tin từ môi trường nhờ các thụ thể.
a. Có mấy loại thụ thể tế bào? Có các loại phân tử tín hiệu là hoocmon ơstrogen,
testosterone, insulin. Mỗi loại phân tử tín hiệu đó phù hợp với loại thụ thể nào? Vì sao?
b. Cho biết hai chủng vi khuẩn A, B đều cần vitamin B1 để sinh trưởng nhưng cả hai
chủng đều không tự tổng hợp được. Tuy nhiên chủng A tổng hợp được pirimidin, còn
chủng B lại tổng hợp được phần tiazol. Trong phịng ni cấy vi sinh vật có hai ống
nghiệm chứa hai chủng vi khuẩn trên. Tuy nhiên do sơ xuất nhân viên phịng thí nghiệm
đã làm mất nhãn do đó khơng phân biệt được hai chủng vi khuẩn. Em hãy bố trí thí
nghiệm để xác định ống nghiệm chứa chủng vi khuẩn A, B?
Câu 7. (2 điểm) Phân bào.
a. Đa số tế bào của cơ thể chúng ta đang ở pha nào? Cho biết những điểm kiểm soát chu
kỳ tế bào? Mất kiểm soát ở điểm nào làm cho tế bào có xu hướng chuyển sang trạng thái
ung thư cao nhất?
b. Thời gian của kì trung gian phụ thuộc chủ yếu vào pha nào? Tại sao các tế bào phơi

sớm có chu kì tế bào rất ngắn?
Câu 8. ( 2 điểm) Vi sinh vật.
2


a. Một số chất kháng sinh có thể ức chế sự tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn. Tuy nhiên, cơ
chế tổng hợp prôtêin của vi khuẩn và tế bào nhân thực đều sử dụng ribôxôm và các ARN.
Vậy làm thế nào các kháng sinh loại này có thể tấn cơng chính xác vào q trình dịch mã
của vi khuẩn? Những kháng sinh này có gây độc với cơ thể người hay khơng?
b. Có một số loại bệnh ở thực vật và động vật đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp
một số nước trên thế giới. Ví dụ: bệnh "bị điên" ở Anh; bệnh còi cọc ở cây dừa. Người
ta cho rằng nhân tố gây bệnh là các tác nhân lây nhiễm còn nhỏ hơn cả virut. Hãy cho
biết các nhân tố đó là nhân tố nào?
Câu 9. ( 2 điểm) Vi Sinh vật.
a. Hãy cho biết các vi sinh vật tham gia và cơ chế tác dụng của chúng vào quá trình sản
xuất giấm ăn từ đường?
b. Phân biệt các nhóm vi sinh vật nói trên về cấu tạo cơ thể, nhu cầu ơxi, hình thức sinh
sản?
Câu 10. (2 điểm) Vi Sinh vật.
a. Các tế bào limphô T độc (TC) được sinh ra ở đâu và chúng có chức năng gì?
b. Khi các tế bào bị nhiễm virut thì hệ thống miễn dịch sẽ tiêu diệt các tế bào đó như thế
nào?
---------- Hết --------Họ và tên người ra đề: Phạm Thị Minh Thảo
Chữ kí người ra đề: ..................................................
Số điện thoại người ra đề: 0912421530

3


TRƯỜNG THPT CHUYÊN SƠN LA


TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII,
NĂM 2017

HƯỚNG DẪN CHẤM

Môn: SINH; Khối: 10

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
(Đề thi có 08 trang)
Câu 1. (2 điểm) - Thành phần hóa học của tế bào
Cho hình ảnh mơ phỏng ba hợp chất A, B, C.
a. Hãy cho biết tên của các hợp chất? So sánh cấu trúc và vai trò của ba hợp chất đó trong
tế bào?

Chất A

Chất B

Chất C

b. Vì sao enzim amylaza rất quan trọng với các lồi động vật ăn thực vật?
a

* Tên của ba hợp chất: A- Tinh bột; B- Glycogen; C- Xenlulozơ

0,5

* So sánh:
- Giống nhau:

+ Cùng có cấu tạo đa phân, đơn phân là các phân tử glucơzơ.

0,25

- Khác nhau:
Hợp chất
Tinh bột

Cấu trúc
Vai trị của các hợp chất
Các α glucôzơ liên kết với nhau bằng Là chất dự trữ trong tế bào thực vật.
các liên kết 1-4 glucozit tạo thành
mạch Amylôzơ không phân nhánh và

0,25

các mạch Amylôpectin phân nhánh.
Glycogen

Các α glucôzơ liên kết với nhau bằng Là chất dự trữ trong tế bào động vật.
các liên kết 1-4 glucozit tạo thành

Xenlulozơ

mạch phân nhánh nhiều.
Các β glucôzơ liên kết với nhau bằng Cấu trúc thành tế bào
các liên kết 1-4 glucozit không phân thực vật.
nhánh tạo thành sợi, tấm rất bền chắc.
4


0,25


b

0,25
Amylaza là enzim phân giải tinh bột thành đường mà tinh bột là chất dự dữ trong tế 0,5
bào thực vật .Vì thế enzim amylaza rất quan trọng với các loài động vật ăn thực vật.

Câu 2. (2 điểm) - Thành phần hóa học của tế bào
a. Tính phân cực của nước được hình thành như thế nào?
b. Vì sao nói: Nước ni dưỡng và duy trì các hệ thống sống trên trái đất?
a

Tính phân cực của nước
- Nước được cấu tạo từ một nguyên tử ôxi và hai nguyên tử hiđrơ liên kết với nhau

0,25

bằng liên kết cộng hóa trị.
- Do ngun tử ơxi có độ âm điện cao hơn ngun tử hiđrơ do đó các electron dùng 0,5
chung bị kéo về phía ngun tử ơxi, do đó vùng gần ngun tử ơxi tích điện âm,
vùng gần ngun tử hiđrơ tích điện dương, làm cho nước có tính phân cực.
- Do tính phân cực nên các phân tử nước liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô.
0,25
b

Nước nuôi dưỡng và duy trì các hệ thống sống trên trái đất do các đặc tính nổi trội
của nước:
- Sự kết dính: Các phân tử nước cạnh nhau hình thành các liên kết hiđrô tạo sức


0,25

căng bề mặt và tạo cột nước đi lên trong mạch dẫn của thực vật giúp vận chuyển
nước và muối khống ở thực vật.
- Điều hịa nhiệt độ: Quá trình hình thành hoặc phá vỡ liên kết hiđrơ sẽ tỏa nhiệt 0,25
hoặc hấp thu nhiệt do đó coa thể điều hịa nhiệt độ.
- Khi hình thành lớp băng cách nhiệt khối nước phía dưới:Nước đóng băng nhẹ hơn 0,25
nước ở trạng thái lỏng, dó đó nổi trên mặt nước tạo điều kiện cho các sinh vật sống
dưới lớp băng.
- Dung mơi của sự sống: Do tính phân cực do đó là dung mơi lý tưởng cho sự sống.

0,25

Câu 3. (2 điểm) Cấu trúc tế bào
a

- Bào quan khơng bào

0,25

Khơng bào lớn hút nước và gia tăng kích thước làm cho tế bào trương lên, gia tăng

0,25

kích thước.
- Chức năng khơng bào:

1,0


+ Duy trì áp suất thấm thấu của tế bào;
+ Dự trữ chất dinh dưỡng;
+ Dữ trữ các ion cần thiết cho tế bào;
+ Chứa sắc tố ở các tế bào cánh hoa;
+ Chứa chất độc chống lại các động vật ăn thực vật;
5


+ Chứa các chất độc hại đối với tế bào.
b

(HS chỉ cần nêu được 4/6 ý cho điểm tối đa)
- Đặc điểm cấu tạo giúp tế bào thực vật hạn chế được sự xâm nhập của virut là có

0,5

thành xenlulơzơ.
+ Nhờ có thành xenlulơzơ bảo vệ mà virut khơng thể xâm nhập vào tế bào thực vật,
chúng chỉ có thể xâm nhập qua các vết thương cơ giới.
- Đặc điểm cấu tạo trở thành bất lợi khi chúng bị nhiễm virut là giữa các tế bào có

0,5

cầu sinh chất.
+ Câu sinh chất tạo điều kiện cho các virut khi xâm nhập vào tế bào thực vật có thể
truyền sang tế bào khác một cách dễ dàng.

Câu 4. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng.
a. Enzim làm giảm năng lượng hoạt hóa bằng những cơ chế nào?
b. Sơ đồ sau biểu thị ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzim A, B.


- Dựa vào sơ đồ trên hãy đưa ra nhận xét.
- Vì sao nhiệt độ có thể ảnh hưởng như vậy đến hoạt tính enzim?
a

Các cơ chế làm giảm năng lượng hoạt hóa:
- Đưa các chất tham gia phản ứng vào gần nhau và được định hướng sao cho chúng 0,25
có thể dễ dàng phản ứng với nhau.
- Enzim kéo căng hoặc vặn xoắn các liên kết hóa học của cơ chất, làm chúng dẽ bị 0,25
phá vỡ để hình thành các liên kết mới.
- Tạo ra một vi mơi trường có pH thấp, enzim dễ dàng truyền H + cho cơ chất, bước 0,25

b

cần thiết cho quá trình xúc tác.
– Nhận xét:
+ Mỗi enzim chỉ hoạt động trong một giới hạn nhiệt độ nhất định, ngồi giới hạn 0,5
này enzim bị mất hoạt tính.
+ Mỗi enzim có nhiệt độ tối ưu riêng.

0,25

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính enzim vì enzim có bản chất là prôtêin nên khi 0,5
6


nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao sẽ làm prôtêin bị biến tính. Do đó, làm enzim bị mất
hoạt tính.

Câu 5. (2 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng.

a. Phức hệ ATP - sintêtaza được phân bố ở đâu trong tế bào nhân thực? Cơ chế hoạt động
của phức hệ này ở ty thể?
b. Vì sao êlectron khơng được truyền trực tiếp từ NADH và FADH 2 tới O2 mà cấn có
chuỗi truyền điện tử trong hơ hấp? Điều gì xảy ra nếu khơng có chuỗi truyền điện tử
nhưng có cơ chế làm giảm pH của xoang gian màng?
a

- Phức hệ ATP - sintêtaza được phân bố ở màng trong ty thể và trên màng thylacoit 0,25
của lục lạp.
- Cơ chế hoạt động: Cơ chế hóa thẩm
+ Sự truyền êlectron qua chuỗi truyền điện tử tạo nên lực để vận chuyển H + từ chất 0,5
nền vào xoang gian màng và như vậy tạo gradien H+ giữa hai phía của màng trong.
+ Sự chênh lệch này tạo nên dòng H+ đi xuyên qua phức hệ ATP - sintêtazavào chất
nền và là động lực thúc đẩy phức hệ ATP - sintêtaza hoạt động tổng hợp ATP từ

b

0,5

ADP và P có trong chất nền ty thể.
- Êlectron không được truyền trực tiếp từ NADH và FADH 2 tới O2 mà cấn có chuỗi
truyền điện tử trong hơ hấp vì
+ Khi truyền qua chuỗi truyền điện tử năng lượng được giải phóng từ từ từng phần 0,25
nhỏ qua nhiều chặng.
+ Nếu truyền trực tiếp sẽ xảy ra hiện tượng "bùng nổ nhiệt " đốt cháy tế bào.

0,25

- Quá trình tổng hợp ATP vẫn diễn ra vì khi pH xoang gian màng giảm thì nộng độ 0,25
H+ cao và như thể phức hệ ATP - sintêtaza tiếp tục hoạt động theo cơ chế hóa thẩm.


Câu 6. (2 điểm) Sự truyền tin - Thực hành.
Tế bào tiếp nhận thông tin từ môi trường nhờ các thụ thể.
a. Có mấy loại thụ thể tế bào? Có các loại phân tử tín hiệu là hoocmon ơstrogen,
testosterone, insulin. Mỗi loại phân tử tín hiệu đó phù hợp với loại thụ thể nào? Vì sao?
b. Cho biết hai chủng vi khuẩn A, B đều cần vitamin B1 để sinh trưởng nhưng cả hai
chủng đều không tự tổng hợp được. Tuy nhiên chủng A tổng hợp được pirimidin, còn
chủng B lại tổng hợp được phần tiazol. Trong phịng ni cấy vi sinh vật có hai ống
nghiệm chứa hai chủng vi khuẩn trên. Tuy nhiên do sơ xuất nhân viên phịng thí nghiệm
đã làm mất nhãn do đó khơng phân biệt được hai chủng vi khuẩn. Em hãy bố trí thí
nghiệm để xác định ống nghiệm chứa chủng vi khuẩn A, B?
a

- Có hai loại thụ thể:
+ Thụ thể màng: Là các phân tử protein xuyên màng
7

0,25


+ Thụ thể tế bào chất: Là các protein thụ thể trong tế bào chất hoặc nhân của tế 0,25
bào đích.
- Hoocmơn ơstrogen, testosterone là các hoocmon steroid, tan trong lipit → có thể 0,25
đi qua lớp kép photpholipit → phù hợp với thụ thể là protein trong tế bào.
- Insulin là protein, kích thước lớn, khơng qua màng → phù hợp với thụ thể là
b

protein trong màng sinh chất.
Nuôi cấy lần lượt các chủng trong 2 ống nghiệm trên 2 mơi trường ni cấy: Mơi


0,25
0,25

trường 1 có tiazol thiếu pirimidin; mơi trường 2 có pirimidin thiếu tiazol. Cả hai mơi
trường có đầy đủ các chất dinh dưỡng khác. Theo dõi sự sinh trưởng của hai chủng.
Chủng vi khuẩn
Môi trường 1
Môi trường 2
Chủng A
+
Chủng B
+
Như vậy nếu chủng nào sinh trưởng được trong mơi trường 1 thì là chủng A, chủng

0,25

sống trên môi trường 2 là chủng B.

0,25
0,25

Câu 7. (2 điểm) Phân bào.
a. Đa số tế bào của cơ thể chúng ta đang ở pha nào? Cho biết những điểm kiểm soát chu
kỳ tế bào? Mất kiểm soát ở điểm nào làm cho tế bào có xu hướng chuyển sang trạng thái
ung thư cao nhất?
b. Thời gian của kì trung gian phụ thuộc chủ yếu vào pha nào? Tại sao các tế bào phơi
sớm có chu kì tế bào rất ngắn?
a

- Đa số các tế bào của cơ thể đang ở pha G0.


0,25

- Trong chu kỳ tế bào có 3 điểm kiểm soát: Điểm kiểm soát G 1(R); Điểm kiểm soát 0,25
G2; Điểm kiểm soát M.
- Mất kiểm soát tại điểm G1 làm tế bào có xu hướng chuyển sang trạng thái ung thư 0,25
cao.
- Do điểm G1 quyết định việc tế bào có chuyển sang pha S hay khơng. Nếu điểm G 1 0,25
hoạt động khơng chính xác thì khả năng AND sai hỏng được sao chép và truyền cho
b

các tế bào con là rất cao.
- Thời gian của kì trung gian phụ thuộc chủ yếu vào pha G1.

0,25

Vì các loại tế bào khác nhau thì thời gian G 1 rất khác nhau còn pha S và pha G2 0,25
tương đối ổn định.
- Các tế bào phôi sớm không có pha G1.

0,25

Các nhân tố của G1 cần thiết cho sự nhân đôi AND ở pha S đã được chuẩn bị trước 0,25
và có sẵn trong tế bào chất của tế bào trứng.
8


Câu 8. ( 2 điểm) Vi sinh vật.
a. Một số chất kháng sinh có thể ức chế sự tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn. Tuy nhiên, cơ
chế tổng hợp prôtêin của vi khuẩn và tế bào nhân thực đều sử dụng ribôxôm và các ARN.

Vậy làm thế nào các kháng sinh loại này có thể tấn cơng chính xác vào quá trình dịch mã
của vi khuẩn? Những kháng sinh này có gây độc với cơ thể người hay khơng?
b. Có một số loại bệnh ở thực vật và động vật đã gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp
một số nước trên thế giới. Ví dụ: bệnh "bị điên" ở Anh; bệnh còi cọc ở cây dừa. Người
ta cho rằng nhân tố gây bệnh là các tác nhân lây nhiễm còn nhỏ hơn cả virut. Hãy cho
biết các nhân tố đó là nhân tố nào?
a

- Trong cơ chế tổng hợp prôtêin của vi khuẩn và tế bào nhân thực đều sử dụng

0,25

ribôxôm và các ARN. Tuy nhiên các ribôxôm nhân sơ khác các ribơxơm nhân chuẩn
về cấu trúc và kích thước:
+ ribôxôm nhân sơ là ribôxôm 70S cấu tạo từ hai tiểu phần 30S và 50S.

0,25

+ ribôxôm nhân thực là ribôxôm 80S cấu tạo từ hai tiểu phần 60S và 40S.

0,25

Do đó, các kháng sinh loại này có thể tấn cơng chọn lọc vào sự dịch mã của vi 0,25
khuẩn bằng cách tấn công vào các tiểu phần của ribôxôm vi khuẩn.
- Các kháng sinh này có thể gây độc với cơ thể người nếu chúng tác động lên ti thể

0,25

vì trong ti thể cũng có các ribơxơm 70S tương tự ribơxơm nhân sơ.
b


Nhân tố đó là Viroit và Prion.

0,25

+ Viroit là phân tử ARN đơn, kép vịng, khơng được bao bọc bởi protêin, có khả

0,25

năng nhân lên trong tế bào thực vật.
+ Là tác nhân gây bệnh chỉ được cấu tạo bởi protêin khơng có axit nuclêic.

0,25

Câu 9. ( 2 điểm) Vi Sinh vật.
a. Hãy cho biết các vi sinh vật tham gia và cơ chế tác dụng của chúng vào quá trình sản
xuất giấm ăn từ đường?
b. Phân biệt các nhóm vi sinh vật nói trên về cấu tạo cơ thể, nhu cầu ơxi, hình thức sinh
sản?
Các vi sinh vật tham gia: Nấm men và vi khuẩn axêtic.

0,25

Cơ chế tác dụng
+ Nấm men lên men chuyển hóa đường thành rượu:
C6H12O6

0,25

2C2H5OH + 2CO2.


+ Vi khuẩn axêtic ơxi hóa rượu thành axit axêtic:
9

0,25


C2H5OH + O2
CH3COOH + H2O + Q
Nội dung phân Nấm men
Vi khuẩn axêtic
biệt
Cấu tạo:
+ Thành tế bào:

Thành cutin, hemixenlulôzơ.

Thành peptidoglycan.

+ Tế bào chất

Có các bào quan: ti thể, thể Khơng có các bào quan.

0,25
0,25

gongi, lưới nội chất…
+ Nhân

Nhân


chính

thức(có

màng Nhân sơ (khơng có màng

Nhu cầu ơxi

nhân).
nhân).
Vi sinh vật kị khí khơng bắt Vi sinh vật hiếu khí.
buộc, sống trong điều kiện có

Sinh sản

0,25
0,25

hoặc khơng có ơxi.
Sinh sản vơ tính và sinh sản Sinh sản vơ tính bằng hình
hữu tính

thức nhân đơi.

0,25

Câu 10. (2 điểm) Vi Sinh vật.
a. Các tế bào limphô T độc (TC) được sinh ra ở đâu và chúng có chức năng gì?
b. Khi các tế bào bị nhiễm virut thì hệ thống miễn dịch sẽ tiêu diệt các tế bào đó như thế

nào?
a

- Các tế bào limphơ T độc (TC) được sinh ra từ các tế bào gốc tủy xương và được 0,5
biệt hóa tại tuyến ức.

b

- Chức năng của các tế bào limphô T độc tấn công trực tiếp các tế bào có kháng

0,25

nguyên lạ trên bề mặt.
Khi các tế bào bị nhiễm virut hệ thống miễn dịch sẽ tiêu diệt theo sơ đồ trình diện

0,25

kháng nguyên MHC-I
- Kháng nguyên được giữ lại và gắn với MHC-I (kháng nguyên phù hợp mô) tạo

0,25

phức hợp kháng nguyên- MHC I.
- Phức hợp kháng nguyên- MHC-I được đưa lên bề mặt tế bào, ở đây chúng tương 0,25
tác với thụ thể tế bào (TCR) T độc.
- Đồng thời thụ thể CD8 của TC cũng gắn với MHC-I tạo phức hệ mạnh hơn.

0,25

- Được kích thích bởi kháng nguyên, tế bào TC tiết prôtêin làm tan tế bào nhiễm.


0,25

---------- Hết --------Họ và tên người ra đề: Phạm Thị Minh Thảo
Chữ kí người ra đề: ..................................................
10


Số điện thoại người ra đề: 0912421530

11



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×