TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIII
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT MÔN SINH HỌC
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ GIANG
KHỐI 10
(Đề thi gồm 10 câu)
Câu 1. (2 điểm)
a. Trong chăn nuôi, khi cho lợn ăn bã đậu hoặc khô dầu đậu tương người
ta thấy tỉ lệ thịt lạc cao hơn so với các loại thức ăn thơng thường. Bằng kiến thức
của mình hãy giải thích điều đó?
b. Năm 1953, Stanlay Miller đã làm thí nghiệm như sau: Một bình thủy
tinh đựng nước giống như nước biển nguyên thủy, nước được đun để bay hơi
sang bình thứ 2 cao hơn có chứa hỗn hợp khí. Tia lửa điện được bật và tắt trong
khí quyển tổng hợp (hỗn hợp H2, CH4, NH3 và hơi nước) bắt trước tia chớp. Kết
quả đã thu được nhiều phân tử hữu cơ có mặt phổ biến ở các sinh vật như
(CH2O), (HCN) axit amin và hydrocarbon.
- Khi Miller làm thí nghiệm trên mà khơng ngắt dịng điện để phóng liên
tục thì khơng tìm thấy hợp chất hữu cơ nào. Hãy giải thích.
- Nếu tăng nồng độ NH3 trong thí nghiệm thì lượng sản phẩm (CH 2O) và
(HCN) tương ứng thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 2. ( 2 điểm)
a. Giải thích vì sao phân tử ADN mạch kép có thể tạo phức hợp với
protein histon để hình thành nucleoxom?
b. Tinh bột, glicơgen, xenlulơzơ là những hợp chất đóng vai trò quan
trọng trong cơ thể sống. Hãy cho biết điểm giống nhau về cấu tạo và tính chất
của chúng?
Câu 3. (2 điểm)
a. Một số protein hoạt động chức năng sinh học ở ER(lưới nội chất). Em
hãy mô tả con đường hình thành loại protein đó.
b. Nêu cấu trúc của vi sợi và giải thích vai trị của nó trong tế bào niêm
mạc ruột ở cơ thể động vật và tế bào trong cơ thể thực vật.
Câu 4. (2 điểm)
a. Chuỗi chuyền electron trong hô hấp của tế bào sinh vật nhân sơ khác
với chuỗi chuyền electron trong hô hấp của tế bào sinh vật nhân thực ở những
điểm nào?
b. ATP được tạo ra ở đâu trong tế bào? Nêu điểm khác nhau cơ bản trong
cơ chế phosphoryl hóa ở các vị trí đó.
Câu 5. (2 điểm)
a. Các đồ thị dưới đây biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ cơ chất và tốc
độ phản ứng trong các phản ứng hóa học được xúc tác bởi hai loại enzym 1 và 2.
Hai enzym này khác biệt nhau như thế nào dẫn đến có sự khác nhau về dạng đồ
thị như vậy? Giải thích.
b. Sự vận chuyển H+ qua màng sinh học liên quan đến hai quá trình trao
đổi chất nào diễn ra trên màng?
Câu 6. ( 1 điểm)
Các tế bào của cơ thể động vật có thể truyền tin với nhau bằng cách tế bào
này tiết ra các tín hiệu, cịn tế bào kia tiếp nhận tín hiệu. Hãy nêu các cách tiếp
nhận tín hiệu của tế bào.
Câu 7 (2 điểm)
a. Trình bày sự phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
b. Ở 1 loài, quan sát một tế bào sinh dục ở vùng sinh sản thấy có 80
cromatit khi NST đang co ngắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích
đạo của thoi vơ sắc. Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế bào sinh dục sơ
khai cái của loài, cùng nguyên phân liên tiếp một số đợt, 384 tế bào con sinh ra
đều trở thành tế bào sinh giao tử. Sau giảm phân số NST đơn trong các giao tử
đực nhiều hơn trong các giao tử cái là 5120 NST. Để hồn tất q trình sinh giao
tử của tế bào sinh dục sơ khai đực và tế bào sơ khai cái thì mỗi tế bào sinh dục
sơ khai phân bào mấy lần? Tổng số NST môi trường nội bào cung cấp cho từng
tế bào là bao nhiêu?
Câu 8 (3 điểm)
a. Thí nghiệm: Lấy vi khuẩn Pseudomonas fluorescens từ cùng một khuẩn
lạc, cấy vào hai bình thuỷ tinh có mơi trường ni cấy giống nhau, bình A được
cho lên máy lắc, lắc tiên tục, bình B thì để tĩnh. Sau một thời gian ni cấy, ở
một bình, ngồi chủng vi khuẩn gốc, người ta cịn phân lập được thêm 2 chủng
vi khuẩn có đặc điểm hình thái và một số đặc tính khác, khác hẳn với chủng gốc.
Trong bình cịn lại, người ta vẫn chỉ thấy có một chủng vi khuẩn gốc mà không
phát hiện thấy một chủng nào khác. Hãy cho biết bình nào (A hay B) có thêm 2
chủng vi khuẩn mới? Giải thích tại sao lại đi đến kết luận như vậy? Thí nghiệm
này nhằm chứng minh điều gì?
b. Trong sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, người ta có thể dùng phương
pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, một
chủng có khả năng sinh enzim A, một chủng khác có khả năng sinh kháng sinh
B. Hãy chọn phương pháp nuôi cấy cho mỗi chủng xạ khuẩn để thu được lượng
enzim A, kháng sinh B cao nhất và giải thích lí do chọn?
c. Một số nhóm vi sinh vật sống trong điều kiện hiếu khí vẫn thực hiện
được việc cố định nitơ. Hãy nêu các cách thức để các vi khuẩn hiếu khí vẫn thực
hiện được việc cố định nitơ?
Câu 9 (2 điểm)
a. Nêu mối quan hệ giữa vi khuẩn khử sunfat với vi khuẩn lưu huỳnh màu
tía. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc sử dụng vi khuẩn khử sunfat trong
việc xử lí nguồn nước bị ơ nhiễm các kim loại nặng.
b. Hệ vi sinh vật trong muối chua rau quả thay đổi theo thời gian như thế
nào?
Câu 10 (2 điểm)
a. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phagơ T 4 và virut HIV về cấu tạo và đặc
điểm lây nhiễm tế bào chủ.
b. Một số năm gần đây xuất hiện nhiều loại bệnh lạ chủ yếu là do các
virut lạ gây ra, để khống chế sự lây lan của bệnh và tìm cách chữa trị, cơng việc
đầu tiên các nhà khoa học thường làm là nhanh chóng giải trình tự hệ gen của
virut lạ. Tại sao việc giải trình tự hệ gen của virut lại có vai trò quyết định trong
việc khống chế dịch bệnh gây nên bởi virut lạ đó?
Người phản biện
Người ra đề
Nguyễn Thị Hiền
Nguyễn Văn Nam
SĐT 0979088173
SĐT 0913290882
TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X
HƯỜNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÀ GIANG
ĐỀ XUẤT - MÔN SINH HỌC
KHỐI 10
Câu 1. (2 điểm)
a. Trong chăn nuôi, khi cho lợn ăn bã đậu hoặc khô dầu đậu tương người
ta thấy tỉ lệ thịt lạc cao hơn so với các loại thức ăn thơng thường. Bằng kiến thức
của mình hãy giải thích điều đó?
b. Năm 1953, Stanlay Miller đã làm thí nghiệm như sau: Một bình thủy
tinh đựng nước giống như nước biển nguyên thủy, nước được đun để bay hơi
sang bình thứ 2 cao hơn có chứa hỗn hợp khí. Tia lửa điện được bật và tắt trong
khí quyển tổng hợp (hỗn hợp H2, CH4, NH3 và hơi nước) bắt trước tia chớp. Kết
quả đã thu được nhiều phân tử hữu cơ có mặt phổ biến ở các sinh vật như
(CH2O), (HCN) axit amin và hydrocarbon.
- Khi Miller làm thí nghiệm trên mà khơng ngắt dịng điện để phóng liên
tục thì khơng tìm thấy hợp chất hữu cơ nào. Hãy giải thích.
- Nếu tăng nồng độ NH3 trong thí nghiệm thì lượng sản phẩm (CH 2O) và
(HCN) tương ứng thay đổi như thế nào? Giải thích.
a. Bã đậu hoặc khơ giầu đậu tương là loại thức ăn có hàm lượng protein cao,
khi sử dụng loại thức ăn đó làm tỉ lệ thịt lạc tăng lên điều đó chứng tỏ
protein có trong đậu tương đã được chuyển hóa thành protein trong cơ thể 0,5
lợn.
Việc chuyển hóa protein có trong đậu tương thành protein trong cơ thể lợn
là nhờ 2 phản ứng.
- Các protein trong đậu tương được giải phóng ra và tách thành các axit 0,25
amin nhờ vào phản ứng thủy phân.
- Các tế bào sử dụng phản ứng khử nước để xắp xếp lại các axit amin thành
các protein mới có thể thực hiện những chức năng riêng biệt mà tế bào cần. 0,25
b. Tia lửa điện cung cấp năng lượng cần thiết cho các chất vơ cơ có trong
khí quyển phản ứng với nhau. Nếu khơng ngắt dịng điện để phóng liên tục
sẽ khơng tạo ra tia lửa điện vì vậy các phản ứng sẽ khơng xảy ra dẫn tới 0,5
khơng tìm thấy chất hữu cơ nào
- Lượng sản phẩm (HCN) sẽ tăng lên nhiều hơn so với (CH 2O) Vì nồng độ
các chất sẽ ảnh hưởng tới sự cân bằng. Nếu tăng nồng độ NH 3 trong thí 0,5
nghiệm dẫn tới sản phẩm (HCN) sẽ tăng lên.
Câu 2. ( 2 điểm)
a. Giải thích vì sao phân tử ADN mạch kép có thể tạo phức hợp với
protein histon để hình thành nucleoxom?
b. Tinh bột, glicơgen, xenlulơzơ là những hợp chất đóng vai trị quan
trọng trong cơ thể sống. Hãy cho biết điểm giống nhau về cấu tạo và tính chất của chúng?
a. - Gốc photphat phân bố dọc khung phân tử ADN làm cho phần ngồi
phân tử tích điện âm suốt dọc chiều dài phân tử, tạo thuận lợi cho sự hình
0,25
thành liên kết với các protein histon.
- Các axit amin tích điện dương như lizin hoặc arginin, chiếm hơn 1/5 tổng 0.25
số các axit amin có trong protein histon giúp hình thành liên kết với gốc
photphat trên phân tử ADN.
- Có 14 điểm tương tác khác nhau giữa ADN với protein histon lõi. Ở mỗi
tiếp điểm, khe phụ của ADN ở vị trí trực diện với lõi 8 phân tử histon
(octamer) có khả năng hình thành gần 140 liên kết hidro với nhau.
b. Điểm giống nhau về cấu tạo và tính chất của tinh bột, glicơgen,
xenlulơzơ:
- Đều là các đường đa có cấu trúc phân tử lớn, cấu tạo bởi C, H, O.
- Đều được tạo nên bởi các đơn phân là glucôzơ.
- Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết glicôzit.
- Đều khơng tan trong nước, khó khuếch tán và khơng có tính khử.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3. (2 điểm)
a. Một số protein hoạt động chức năng sinh học ở ER(lưới nội chất). Em hãy mơ
tả con đường hình thành loại protein đó.
b. Nêu cấu trúc của vi sợi và giải thích vai trị của nó trong tế bào niêm mạc ruột
ở cơ thể động vật và tế bào trong cơ thể thực vật
a. Để hình thành loại protein đó có thể có 2 con đường như sau
- Con đường 1: ADN trong nhân tế bào sẽ tổng hợp mARN rồi đi qua lỗ
màng nhân để dịch mã ở ribosome gắn kết với lưới nội chất hạt. Protein
được tổng hợp ở xong ER và cũng có thể được biến đổi ở đó để thành
protein có chức năng sinh học sau đó đến ER để thực hiện chức năng sinh 0,5
học của mình.
- Con đường 2: ADN trong nhân tế bào sẽ tổng hợp mARN rồi đi qua lỗ
màng nhân để dịch mã ở ribosome gắn kết với lưới nội chất hạt. Protein
được tổng hợp ở xong ER và cũng có thể được biến đổi ở đó để thành túi
vận chuyển 1. Túi vận chuyển 1 sẽ vận chuyển protein đó đến bộ máy
golgi. Tại đây protein được biến đổi tiếp để có hoạt tính sinh học và hình 0,5
thành túi vận chuyển 2 vận chuyển ngược trở lại ER nơi nó thực hiện chức
năng sinh học.
b.
- Cấu trúc của vi sợi: Là các sợi hình que, rắn chắc, Có đường kính 7 nm và 0,2
được cấu tạo từ các phân tử actin.
5
- Các phân tử actin hình cầu liên kết với nhau thành chuỗi và vi sợi được
cấu tạo từ hai chuỗi actin xoắn lại với nhau.
- Trong các tế bào làm nhiệm vụ hấp thu các chất (như tế bào niêm mạc 0,2
ruột), các vi sợi tham gia vào cấu tạo nên các lõi của vi lơng nhung làm 5
tăng diện tích màng tế bào do đó làm gia tăng bề mặt diện tích hấp thu các
chất vào bên trong tế bào.
- Trong các tế bào thực vật, vi sợi giúp vận chuyển dòng tế bào chất bên 0,2
trong tế bào nhờ đó việc phân phối các chất trong tế bào diễn ra nhanh hơn. 5
0,2
5
Câu 4. (2 điểm)
a. Chuỗi chuyền electron trong hô hấp của tế bào sinh vật nhân sơ khác
với chuỗi chuyền electron trong hô hấp của tế bào sinh vật nhân thực ở những
điểm nào?
b. ATP được tạo ra ở đâu trong tế bào? Nêu điểm khác nhau cơ bản trong cơ chế
phosphoryl hóa ở các vị trí đó.
a.
- Về vị trí: Ở sinh vật nhân sơ chuỗi chuyền electron nằm ở màng sinh
0,25
chất, còn ở sinh vật nhân thực chuỗi chuyền electron nằm ở màng trong
của ti thể.
- Về chất mang (chất truyền điện tử): Ở sinh vật nhân sơ, chất mang đa 0,25
dạng hơn so với ở sinh vật nhân thực nên chúng có thể thích nghi với
nhiều loại môi trường.
0.5
- Về chất nhận electron cuối cùng: Ở sinh vật nhân sơ, chất nhận điện
tử cuối cùng rất khác nhau, có thể là nitrat, sunfat, ơxi, fumarat và
dioxitcacbon, cịn ở sinh vật nhân thực chất nhận là ôxi.
b.
- Ba hình thức phosphoryl hóa trong tế bào tạo ra ATP bao gồm:
0,25
Phosphoryl hóa oxy hóa, phosphoryl hóa quang hợp và phosphoryl hóa
mức độ cơ chất.
0,25
- Photophosphoryl hóa/ quang phosphoryl hóa, xảy ra trên chuỗi vận
chuyển điện tử (ETC) của lục lạp và các tế bào nhân sơ quang hợp,
nguồn năng lượng cung cấp cho quá trình là năng lượng ánh sáng.
0,25
- Phosphoryl hóa oxy hóa, xảy ra trên chuỗi vận chuyển điện tử của ty
thể, và ở một số loại sinh vật nhân sơ khác, nguồn năng lượng thu từ quá 0,25
trình phân giải các hợp chất hữu cơ (hoặc có thể nói từ NADH/FADH2) .
- Phosphoryl hóa mức cơ chất: Xảy ra trong tế bào chất của nhiều loại tế
bào, nguồn năng lượng cung cấp cho quá trình là năng lượng giải phóng
từ các q trình chuyển hóa chuyển trực tiếp cho ADP và P i để tổng hợp
ATP.
Câu 5. (2 điểm)
a. Các đồ thị dưới đây biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ cơ chất và tốc
độ phản ứng trong các phản ứng hóa học được xúc tác bởi hai loại enzym 1 và 2.
Hai enzym này khác biệt nhau như thế nào dẫn đến có sự khác nhau về dạng đồ
thị như vậy? Giải thích.
b. Sự vận chuyển H+ qua màng sinh học liên quan đến hai quá trình trao đổi
chất nào diễn ra trên màng?
a.
- Đối với enzym 1 tốc độ phản ứng tăng theo sự tăng nồng độ cơ chất
nhưng thoạt đầu tăng rất nhanh, sau đó lại tăng chậm dần chứng tỏ 0,25
enzym này chỉ được cấu tạo từ một tiểu đơn vị duy nhất.
- Trong khi đó, enzym 2 được cấu tạo từ nhiều tiểu đơn vị và các tiểu 0,25
đơn vị có sự hợp tác phối hợp với nhau. Khi một tiểu đơn vị liên kết
được với cơ chất thì nó gây cảm ứng đối với các tiểu đơn vị còn lại của
enzym làm tăng khả năng liên kết với cơ chất.
0,25
b.
*Đồng vận chuyển H+/Lactơzơ, H+/Saccarơzơ qua màng.
- Hóa thẩm : Tổng hợp ATP từ ADP và P vô cơ nhờ ezim ATP
synthetaza theo cơ chế hóa thẩm.
* Tạo khn cho các cơ chất liên kết trên trung tâm hoạt động có thể tiếp
xúc với nhau theo hướng hợp lý để phản ứng giữa chúng có thể xảy ra.
- Kéo căng và bẻ cong các liên kết hoá học trong phân tử cơ chất làm
chúng dễ bị phá vỡ ngay ở nhiệt độ và áp suất bình thường.
- Do cấu trúc đặc thù của vùng trung tâm hoạt động đã tạo ra vi mơi
trường có độ pH thấp hơn so với trong tế bào chất nên enzim dễ dàng
truyền H+ cho cơ chất.
- Các vị trí hoạt động trong trung tâm hoạt động của enzim trực tiếp
tham gia vào trong phản ứng hố học bằng cách hình thành các liên kết
cộng hoá trị tạm thời với cơ chất. Cuối phản ứng các vị trí hoạt động này
lại được khơi phục như thời điểm trước phản ứng.
Câu 6. ( 1 điểm)
0,25
0,25
0,25
0,25
Các tế bào của cơ thể động vật có thể truyền tin với nhau bằng cách tế bào này tiết ra các
tín hiệu, cịn tế bào kia tiếp nhận tín hiệu. Hãy nêu các cách tiếp nhận tín hiệu của tế bào.
- Tiếp nhận tín hiệu là giai đoạn tế bào đích phát hiện ra phân tử tín
hiệu đi đến từ bên ngồi tế bào. Một tín hiệu hóa học được phát hiện khi
phân tử tín hiệu liên kết vào một thụ thể có trên bề mặt tế bào hoặc ở bên 0,25
trong tế bào. Phân tử tín hiệu có hình dạng khớp với một vị trí đặc hiệu
trên thụ thể và liên kết vào đó. Phân tử tín hiệu biểu hiện hoạt động như
một chất gắn (thuật ngữ để chỉ một phân tử liên kết đặc hiệu với một
phân tử khác, thường có kích thước lớn hơn nó).
- Khi liên kết vào thụ thể, chất gắn thường trực tiếp làm cho thụ thể
thay đổi hình dạng của nó. Đối với nhiều thụ thể, sự thay đổi hình dạng
như vậy sẽ trực tiếp hoạt hóa thụ thể, giúp nó có thể tương tác với các 0,25
phân tử khác trong tế bào. Một số thụ thể khi chất gắn liên kết, sẽ tạo
nên sự tập hợp của 2 hay nhiều phân tử thụ thể, dẫn đến các sự kiện khác
trong con đường truyền tin. Đối với q trình truyền tín hiệu, việc liên
kết của thụ thể làm thay đổi khả năng truyền tín hiệu của thụ thể.
- Có hai loại thụ thể bào gồm:
+ Các thụ thể trong màng tế bào bao gồm: Các thụ thể liên kết với G –
protein, các kinaza – tiroxin – thụ thể, Các thụ thể kênh ion). Phần lớn 0,25
các thụ thể truyền tín hiệu là các protein liên kết trên màng sinh chất.
Chất gắn của chúng thường tan trong nước và không thể trực tiếp đi qua
màng. Đa số các chất hóa học trung gian, các hoocmon, các chất trung
gian thần kinh đều hòa tan trong nước.
+ Các thụ thể bên trong tế bào: Các thụ thể này có trong tế bào chất hoặc
trong nhân của tế bào đích. Các chất truyền tín hiệu gắn với các thụ thể
này là những chất hòa tan trong lipit (VD: các hoocmon steroit, vitamin 0,25
D...), dó đó chúng được vận chuyển qua màng và trong tế bào chất của tế
bào đích. Ở đây, chúng sẽ liên kết với các thụ thể nội bào thành phức hệ
thụ thể - chất gắn. Phức hệ này sẽ đi vào nhân tế bào và hoạt hóa các gen
đặc thù.
Câu 7 (2 điểm)
a. Trình bày sự phân li của nhiễm sắc thể trong giảm phân.
b. Ở 1 loài, quan sát một tế bào sinh dục ở vùng sinh sản thấy có 80
cromatit khi NST đang co ngắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặt
phẳng xích đạo của thoi vơ sắc. Một tế bào sinh dục sơ khai đực và một tế
bào sinh dục sơ khai cái của loài, cùng nguyên phân liên tiếp một số đợt,
384 tế bào con sinh ra đều trở thành tế bào sinh giao tử. Sau giảm phân số
NST đơn trong các giao tử đực nhiều hơn trong các giao tử cái là 5120 NST.
Để hoàn tất quá trình sinh giao tử của tế bào sinh dục sơ khai đực và tế bào
sơ khai cái thì mỗi tế bào sinh dục sơ khai phân bào mấy lần? Tổng số NST
môi trường nội bào cung cấp cho từng tế bào là bao nhiêu?
a. - Trường hợp phân li bình thường trong giảm phân:
+ Lần phân bào I : Ở kì sau các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập
và tổ hợp tự do về hai cực tế bào. Kết thúc phân bào I mỗi tế bào con chỉ 0,25
chứa một NST kép trong cặp tương đồng.
+ Lần phân bào II : Từng NST kép chẻ dọc ở tâm động thành 2 nhiễm
sắc thể đơn phân li về 2 cực tế bào. Kết quả giao tử chỉ chứa một NST
0,25
đơn của cặp tương đồng và bộ NST trong giao tử giảm đi một nửa còn n.
- Trường hợp phân li khơng bình thường trong giảm phân:
+ Một hoặc vài cặp NST không phân li tạo ra đột biến số lượng ở một
hoặc vài cặp NST tạo thành thể dị bội.
0,25
Ví dụ: Đột biến 3 NST 21 ở người gây hội chứng Đao
Thể dị bội ở NST giới tính của người : OX Tớc nơ. Claiphentơ XXY…
- Cả bộ NST đã nhân đôi nhưng không phân li tạo ra thể đa bội.
0,25
Ví dụ: củ cải tứ bội 4n
b.
* Số lần phân bào của từng tế bào
- Bộ NST lưỡng bội của loài: 2n = 40
- Gọi a và b lần lượt là số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai
đực và tế bào sinh dục sơ khai cái.
Ta có 2a +2b = 384 (1)
4n x 2a – n x 2b = 5120 (2)
Từ (1) và (2) => a = 7; b = 8
0,25
- Tế bào sinh dục sơ khai đực nguyên phân 7 đợt và một lần phân bào
giảm phân là: 7 + 1 = 8
0,25
- Tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân 8 đợt và một lần phân bào
giảm phân là: 8 + 1 = 9
- Số NST môi trường nội bào cung cấp cho tế bào sinh dục sơ khai đực
là: 2n(2a +1 -1) =10200 (NST)
0,25
- Số NST môi trường nội bào cung cấp cho tế bào sinh dục sơ khai đực
là: 2n(2b +1 -1) =20440 (NST)
0,25
Câu 8 (3 điểm)
a. Thí nghiệm: Lấy vi khuẩn Pseudomonas fluorescens từ cùng một khuẩn
lạc, cấy vào hai bình thuỷ tinh có mơi trường ni cấy giống nhau, bình A được
cho lên máy lắc, lắc tiên tục, bình B thì để tĩnh. Sau một thời gian ni cấy, ở
một bình, ngồi chủng vi khuẩn gốc, người ta cịn phân lập được thêm 2 chủng
vi khuẩn có đặc điểm hình thái và một số đặc tính khác, khác hẳn với chủng gốc.
Trong bình cịn lại, người ta vẫn chỉ thấy có một chủng vi khuẩn gốc mà khơng
phát hiện thấy một chủng nào khác. Hãy cho biết bình nào (A hay B) có thêm 2
chủng vi khuẩn mới? Giải thích tại sao lại đi đến kết luận như vậy? Thí nghiệm
này nhằm chứng minh điều gì?
b. Trong sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, người ta có thể dùng phương
pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, một
chủng có khả năng sinh enzim A, một chủng khác có khả năng sinh kháng sinh
B. Hãy chọn phương pháp nuôi cấy cho mỗi chủng xạ khuẩn để thu được lượng
enzim A, kháng sinh B cao nhất và giải thích lí do chọn?
c. Một số nhóm vi sinh vật sống trong điều kiện hiếu khí vẫn thực hiện
được việc cố định nitơ. Hãy nêu các cách thức để các vi khuẩn hiếu khí vẫn thực
hiện được việc cố định nitơ?
a)
- Hai bình A và B khi xuất phát thí nghiệm là như nhau và chỉ khác nhau
là một bình được lắc và một bình khơng được lắc trong khi làm thí
nghiệm. Như vậy, bình nào được lắc sẽ có mơi trường trong bình đồng 0,25
nhất hơn so với bình khơng được lắc.
- Trong bình khơng được lắc, mơi trường ni cấy vi khuẩn sẽ khơng
đồng nhất: phía trên bề mặt sẽ giàu ơxi hơn (hiếu khí), giữa ít ơxi hơn, 0,25
dưới đáy gần như khơng có ơxi (kị khí). Sự khác biệt về môi trường sống
là yếu tố để chọn lọc tự nhiên chọn lọc ra các chủng vi khuẩn thích hợp
với từng vùng của mơi trường ni cấy.
- Như vậy bình B để tĩnh (khơng được lắc) là bình có thêm chủng vi 0,25
khuẩn mới.
- Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều kiện mơi trường thay đổi giúp
phân hố hình thành nên các đặc điểm thích nghi.
0,25
- Ở phương pháp ni cấy liên tục, người ta thường xuyên bổ sung
chất dinh dưỡng và lấy đi một lượng dịch nuôi tương đương, tạo được 0,5
môi trường ổn định, do vậy VSV sinh trưởng ổn định ở pha lũy thừa.
Enzim là sản phẩm bậc I được hình thành ở pha tiềm phát và pha lũy
thừa, vì vậy chọn phương pháp ni cấy liên tục là thích hợp nhất, thu
được lượng enzim A cao nhất.
- Ở phương pháp nuôi cấy không liên tục (từng mẻ), sự sinh trưởng
của VSV diễn ra theo đường cong gồm 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, cân
bằng và suy vong. Chất kháng sinh là sản phẩm bậc II được hình thành ở 0,5
pha cân bằng, pha này cho lượng kháng sinh nhiều nhất (ni cấy liên
tục khơng có pha cân bằng), vì vậy chọn phương pháp ni cấy khơng
liên tục là thích hợp nhất, thu được lượng kháng sinh B cao nhất.
c.
– Điều kiện để enzim nitrogenaza cố định ni tơ là trong điều kiện kị khí
- Các nhóm vi sinh vật hiếu khí có đặc điểm thích nghi trong việc cố
định ni tơ là:
+ Vi khuẩn lam: hình thành các tế bào dị hình có màng dày, oxi khó
thấm vào được các tế bào dị hình đó. Việc trao đổi khí và quang hợp
được thực hiện ở các tế bào bình thường, quá trình cố định ni tơ được
thực hiện tại các tế bào dị hình.
+ Rhizobium: - Tế bào rễ cây có một loại protein leghemoglobin liên kết
với oxi làm giảm lượng ôxi tự do trong nốt sần, tạo điều kiện kị khí
nhưng lại vận chuyển oxi và điều tiết lượng ôxi cho các tế bào vi khuẩn
để hô hấp tổng hợp ATP cho quá trình cố định nitơ.
+ Azotobacter: Thành tế bào dày và có chứa hệ enzim hydrogenaza để
khi oxi đi vào sẽ chịu tác động của enzim này.
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 9 (2 điểm)
a. Nêu mối quan hệ giữa vi khuẩn khử sunfat với vi khuẩn lưu huỳnh màu
tía. Hãy giải thích cơ sở khoa học của việc sử dụng vi khuẩn khử sunfat trong
việc xử lí nguồn nước bị ô nhiễm các kim loại nặng.
b. Hệ vi sinh vật trong muối chua rau quả thay đổi theo thời gian như thế
nào?
- Vi khuẩn khử sunfat hơ hấp kị khí, lấy SO42- làm chất nhận electron
0,25
cuối cùng:
SO42- + e + H+
H2S + H2O
- H2S là nguồn cung cấp electron và H+ cho quang hợp của vi khuẩn lưu 0,25
huỳnh màu tía
- H2S có ái lực cao với nhiều kim loại nặng như Fe, Hg, Pb, Zn,... tạo
0,25
thành các sunphua kim loại không tan trong nước và kết lắng xuống bùn.
Do đó có thể sử dụng vi khuẩn khử sunfat để xử lí nguồn nước bị ơ 0,25
nhiễm các kim loại nặng
- Ban đầu vi khuẩn lactic và vi khuẩn gây thối có thể cùng phát triển. Vi
khuẩn lactic lên men axit lactic làm giảm độ pH của dung dịch, ức chế 0,25
hoạt động của vi khuẩn thối.
- Dưa chua dần lên, độ pH tiếp tục giảm, ức chế hoạt động của vi khuẩn 0,25
lactic.
- Nấm men phát triển vì có thể sinh trưởng trong mơi trường có độ pH 0,25
thấp -> xuất hiện lớp váng trắng. Nấm men ơxi hóa axit lactic thành CO 2
và nước làm dưa giảm dần độ chua.
- Vi khuẩn gây thối lại bắt đầu phát triển làm cho dưa bị hỏng.
0,25
- Dưa chua dần lên, độ pH tiếp tục giảm, ức chế hoạt động của vi khuẩn
lactic.
- Nấm men phát triển vì có thể sinh trưởng trong mơi trường có độ pH
thấp -> xuất hiện lớp váng trắng. Nấm men ơxi hóa axit lactic thành CO 2
và nước làm dưa giảm dần độ chua.
- Vi khuẩn gây thối lại bắt đầu phát triển làm cho dưa bị hỏng.
Câu 10 (2 điểm)
a. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa phagơ T 4 và virut HIV về cấu tạo và đặc
điểm lây nhiễm tế bào chủ.
b. Một số năm gần đây xuất hiện nhiều loại bệnh lạ chủ yếu là do các
virut lạ gây ra, để khống chế sự lây lan của bệnh và tìm cách chữa trị, công việc
đầu tiên các nhà khoa học thường làm là nhanh chóng giải trình tự hệ gen của
virut lạ. Tại sao việc giải trình tự hệ gen của virut lại có vai trị quyết định trong
việc khống chế dịch bệnh gây nên bởi virut lạ đó?
a.
Phagơ T4
HIV
Cấu tạo gồm vỏ protein bao bọc Cấu tạo gồm vỏ protein bao bọc vật 0,25
vật chất di truyền là ADN
chất di truyền là ARN
Cấu trúc phức tạp gồm 3 phần: Cấu trúc đơn giản hơn (không chia làm 0,25
đầu (dạng 20 mặt), đĩa nền và 3 phần đầu, đĩa nền và đuôi), chỉ gồm
đuôi (gồm bao đuôi và các sợi protein vỏ bao bọc vật chất di truyền
đuôi)
Nhận ra tế bào chủ lây nhiễm Nhận ra tế bào chủ lây nhiễm bằng sử 0,25
bằng sử dụng sợi đuôi liên kết với dụng các glycoprotein đặc hiệu thuộc
các thụ thể trên màng tế bào chủ lớp vỏ protein của virut để liên kết với
(tế bào E. coli)
các thụ thể trên màng tế bào chủ (trợ
bào T mang thụ thể CD4+)
Khi lây nhiễm tế bào chủ, bao Khi lây nhiễm tế bào chủ, vỏ protein 0,25
đuôi co rút, bơm vật chất di của virut dung hợp với màng tế bào
truyền (ADN) của virut vào tế bào chủ và chuyển vật chất di truyền
chủ (vỏ protein của virut nằm lại (ARN) của virut vào tế bào chủ (vỏ
bên ngoài tế bào chủ)
protein của virut dung hợp với màng tế
bào chủ)
b. Việc nhanh chóng giải trình tự hệ gen của virut lạ có vai trị quan
trọng vì:
Khi biết được trình tự của hệ gen người ta có thể tạo ra các đoạn
mồi đặc hiệu để dùng PCR phát hiện chính xác và nhanh chóng tác nhân 0,5
gây bệnh. Nhờ vậy, các bác sĩ có thể cách li bệnh nhân ngăn chặn dịch
bệnh lây lan. (0,5 điểm)
Việc giải trình tự hệ gen của virut cũng giúp xác định được mối
quan hệ họ hàng gần gũi của virut lạ với các loại virut gây bệnh đã biết, 0,5
qua đó có thể áp dụng những biện pháp khống chế và cách điều trị đã
biết để ngăn chặn dịch bệnh gây ra bởi virut lạ.(0,5 điểm)