Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Sinh 10 vinh phuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.09 KB, 8 trang )

TRƯỜNG THPT
CHUYÊN VĨNH PHÚC

ĐỀ NGUỒN TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2007
MƠN: SINH HỌC 10

Câu 1: Thành phần hóa học của tế bào.
a. Cho các nguyên tố hóa học sau: Cu, Mo, C, H, Mg, Fe, O, N, P, Mg, B, Cl, K, S, Ca, Zn,
Ni. Dựa vào hàm lượng của chúng trong mô thực vật, hãy phân chia chúng thành hai nhóm.
Cho biết đó là hai nhóm nào? Nêu chức năng chung của các nguyên tố trong nhóm đó.
b. Giải thích tại sao cây thiếu ion Mg hoặc Fe đều bị vàng lá?
c. Khi cây thiếu Mg2+ thì điều đầu tiên các lá già bị vàng rồi mới đến các lá non. Tuy nhiên
khi thiếu sắt thì các lá non lại bị vàng chứ không phải các lá già. Từ quan sát này chúng ta có
thể rút ra các kết luận gì?
Câu 2:Thành phần hóa học của tế bào.
a. Nêu mối tương quan giữa tỉ lệ nhiệt cao của nước với sự sống trên trái đất?
b. Tại sao việc thêm axit lại ít ảnh hưởng đến độ pH của máu?
Câu 3: Cấu trúc tế bào.
a. Nêu các chức năng của chất nền ngoại bào?
b. Dynein là gì? Chức năng của dynein? Dynein “đi bộ” làm cho lông và roi chuyển động
như thế nào?
Câu 4: Chuyển hóa vật chất và năng lượng
a. Trong các nhận định dưới đây nhận định nào đúng nhận định nào sai? Giải thích?
- Các phân tử ATP (adenozin triphotphat) có các liên kết photphat giữa các nguyên tử phốt
pho mang năng lượng. Chính các liên kết này khi bị phân hủy cung cấp năng lượng cho tế
bào hoạt động.
- Oxi phân tử được chọn làm chất nhận electron cuối cùng trong hô hấp bởi chúng không gây
độc cho tế bào.
b. Nêu thành phần và đặc điểm của chuỗi truyền electron trong ti thể phù hợp với ý nghĩa
của nó đối với sự sống của tế bào nhân thực?
Câu 5: Thực hành


Một bạn học sinh làm thí nghiệm như sau: Có hai ống nghiệm, ống 1 có chứa lục lạp được
tách ra từ các cây trưởng thành và vẫn còn nguyên vẹn; ống 2 đựng dung dịch chứa các chất
diệp lục từ lục lạp bị phá hủy. Tiến hành chiếu ánh sáng có quang phổ và mơi trường thích
hợp như nhau đối với cả hai ống nghiệm. Sau thời gian chiếu sáng, giả sử đưa cả hai dung
dịch vào máy nhận biết ATP. Nêu hiện tượng và giải thích chi tiết q trình xảy ra đối với
hai ông nghiệm.
Câu 6: Truyền tin tế bào
a. Trong quá trình phát triển của phơi ở động vật có vú, nhiều loại tế bào phôi phải di chuyển
từ nơi này đến nơi khác mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào đã được
biệt hoá ở cơ thể trưởng thành. Hãy giải thích tại sao tế bào phải di chuyển đến vị trí nhất
định mới có được hình dạng và chức năng đặc trưng?
b. Trong quá trình truyền tin giữa các tế bào, đối với một tế bào của cơ thể đa bào để duy trì
trạng thái "báo động" và có thể đáp ứng được với các tín hiệu mà nó nhận được, thì mỗi sự
thay đổi ở cấp độ phân tử của nó phải kéo dài ít nhất một tời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu một
thành phần trong con đường truyền tin bị khóa ở một trạng thái, dù là bất hoạt hay hoạt hóa
thì cũng gây hậu quả rất nghiêm trọng với cơ thể sống. Như vậy bằng cách nào mà tế bào có
thể thu nhận liên tục các tín hiệu?
Câu 7: Phân bào


a. Nêu các định nghĩa về chu kì tế bào và các pha diễn ra song song với chu kì tế bào và sự
kiện chính của mỗi pha?
b. Nếu vai trò của các protein sau ở sinh vật nhân thực: coheshin, tubulin, shugoshin và
protein phân giải coheshin?
Câu 8: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV
a. Vi khuẩn lam như Nostoc có nhả năng cố định nito. Giải thích sự thích nghi về cấu tạo và
hoạt động chức năng để thực hiện cố định nito của vi khuẩn này. Nếu con người cũng như vi
khuẩn lam có khả năng cố định nito, hãy miêu tả những gì bạn có thể ăn trong một bữa ăn
thơng thường.
b. Phân biệt phân giải ngoại bào và phân giải nội bào ở vi sinh vật.

Câu 9: Sinh trưởng, sinh sản của VSV
a. Khi nuôi cấy vi khuẩn trong điều kiện nuôi cấy liên tục, quần thể vi khuẩn trải qua pha
tiềm phát. Có thể coi pha tiềm phát là pha tĩnh khơng. Giải thích?Khi nào pha tiềm phát bị
kéo dài và khi nào được rút ngắn?
b. Nấm sợi có thể sinh sản bằng các loại bào tử hữu tính nào?
Câu 10: Virut, bênh truyền nhiễm và miễn dịch
a. Có 2 loại prion, một loại bình thường khơng gây bệnh (PrPc), một loại gây bệnh bị điên
(PrPsc). Chúng khơng có khả năng tự sao chép nhưng lây lan được.
- PrionPrPsc chúng có nhân lên giống virut khơng? Tại sao?
- Prion có tính chất gì?
- Có thể dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đoán bệnh do prion gây ra như các bệnh nhiễm
trùng khác được không?Tại sao?
b. So sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.
Nguyễn Mạnh Hà

SĐT: 0982814255


CHUYÊN VĨNH PHÚC
CÂU
1

ĐÁP ÁN ĐỀ TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG NĂM 2017
MÔN: SINH HỌC 10
NỘI DUNG

a.
Nguyên tố đa lượng
C, H, O, N, P, K, S, Ca
Đóng vai trị cấu trúc tế bào, là thành

phần của các đại phần tử trong tế bào

Ngồi ra nó cịn ảnh hưởng đến tính
chất của hệ thống keo trong chất
nguyên sinh như: diện tích bề mặt,
độ ngậm nước, độ nhớt, độ bền vững
của hệ thống keo.

2

Nguyên tố vi lượng(chiếm nhỏ
hơn hoặc bằng 100mg/ 1 kg
chất khô của cây)
Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni,
Mg
Là thành phần khơng thể thiếu
được ở hầu hết các enzim vì
chúng là thành phần hoạt hóa
cho các enzim trong q trình
trao đổi chất
Ngồi ra chúng cịn liên kết với
phức chất hữu cơ-kim loại có
vai trị quan trọng trong q
trình trao đổi chất. Ví dụ như
phân tử Mg trong diệp lục

b.
- Mg2+ là chất cấu tạo lên chất diệp lục, thiếu Mg2+ nên cây khơng tổng
hợp được diệp lục vì vậy cây bị vang lá......................................................
- Thiếu ion Fe cũng có thể dẫn tới vàng lá vì sắt là thành phần vi lượng

tham gia vào thành phần cofactor của một số enzim và protein có lien
quan đến tổng hợp diệp
lục.................................................................................................................
..
c.
- Triệu chứng vàng lá của cây phụ thuộc vào khả năng vận chuyển Mg và
Fe và nhu cầu các nguyên tố này ở các giai đoạn khác nhau. Mg được tự
do di chuyển trong cây và nó được ưu tiên vận chuyển tới lá non- nơi xảy
ra quang hợp và trao đổi chất mạnh. Vì vậy thiếu hụt Mg sẽ làm cho lá
già vàng trước. Từ quan sát ta có thể rút ra kết luận: khi cây thiếu ion
Mg2+ thì sẽ có hiện tượng nhường ion Mg từ các lá già sang các lá non
giúp lá non có thể tiếp tục quang hợp cịn lá già bị vàng trước..................
- Fe khơng di chuyển tự do trong cây, loại ion này được tích kuyx trong
mô theo thời gian. ở lá già, lượng Fe dự trữ có thể đủ cung cấp nên ngay
cả khi thiếu Fe trong đất lá già sử dụng Fe dự trữ nên chưa bị vàng ngay,
cịn lá no ít Fe dự trữ hơn và Fe rất ít di chuyển từ lá già sang lá non nên
khi cây thiếu ion náy sẽ không xảy ra hiện trượng nhường ion từ lá già
sang lá non-> lá non sẽ bị vàng trước…………………………..……….
a.
- Tỉ nhiệt cao làm ổn định nhiệt độ các đại dương bằng cách hấp thụ và
dự trự nhiệt từ mặt trời vào ban ngày và vào mùa hè, làm ấm khơng khí

ĐIỂM
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ

0,25đ


0,25đ

0,25đ

0,25đ


3

4

bằng cách thải nhiệt dự trữ vào ban đêm và vào mùa đơng. …………….
0,25đ
Do đó có tác dụng:
+ Giữ cho nhiệt độ trên đất liền và trong nước giao động trong một giới
hạn cho phép đối với sự sống…………………………………………….
0,25đ
+ Giứ cho nhiệt độ ở các đị dương ổn định, tạo ra môi trường thuận lợi
cho sự sống ở biển………………………………………………………..
0,25đ
- Các cơ thể sinh vật được cấu tạo chủ yếu bởi nước nên nhờ tỉ nhiêt nước
cao, chúng có thể chịu đựng với sự thay đổi nhiệt độ riêng của chúng tốt
hơn là được cấu tạo từ chất lỏng có tỉ nhiệt thấp hơn……………………
0,25đ
b. Do:
- Trong máu có dung dịch đệm cho phép giữ độ pH tương đối ổn định dù
có thêm axit hay base được …………………………………………….
0,5đ
+

- Dung dịch đệm làm giảm thiểu sự biến đổi nồng độ H và OH trong
dung dịch bằng cách nhận H+ từ dung dịch khi dung dịch thừa H+ và cho
thêm H+ khi dung dịch thiếu H+…………………………………………..
0,5đ
a.
- Giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mơ.....................................
0,2đ
- Có vai trị quan trọng trong việc truyền tín hiệu cơ học hoặc hóa học từ
mơi trường bên ngồi vào bên trong tế bào................................................
0,2đ
- Có vai trò định hướng sự di chuyển của các tế bào trong qua trình phát
triển của phơi.............................................................................................
0,2đ
- Tạo nên các đặc tính vật lý của mơ, ví dụ như sự vững chắc của cơ
xương , mềm dẻo, đàn hồi của da..............................................................
0,2đ
- Tham gia vào quátrình lọc các chất…………………………………….
0,2đ
b.
- Dynein là các protein động cơ ở phần roi và lông vận động có chức
năng giúp cho roi và lơng vận động………………………………………
0,25đ
- Dinein giúp cho roi và lông vận động di chuyển theo 3 hình thức:
+ Nếu lơng nhung hoặc lơng roi khơng có protein kết nối chéo thì hai
chân của dunein sẽ luân phiên giữ và thả bộ đôi liền kề, giúp bộ đơi liền
kề tiến lên phía trước……………………………………………………..
0,25đ
+ Hiệu ứng các protein kết nối chéo điều này giúp protein uốn cong……
0,25đ
+ Thực hiện chuyển động song: Nhiều dynein tham gia vào chuyển động

hướng từ gốc lơng/roi lên phía trên tạo chuyển động song………………
0,25đ
a.
- Sai………………………………………………………………………
0,25đ
Giải thích:
+ Bản thân các liên kết photphat trong phân tử ATP khơng mang năng
lượng……………………………………………………………………..
0,125đ
+ 3 nhóm P tích điện âm nên ln có xu hướng đẩy nhau ra xa tạo ra một
năng lượng như lò xo bị nén. Chính lực đẩy này tạo ra năng lượng lớn và
khi biến đổi thành ADP (có trạng thái năng lượng thấp hơn) thì ta nói
ATP giải phóng năng lượng..…………………………………………….. 0,125đ
- Sai……………………………………………………………………….
0,25đ
Giải thích:
+ Oxi nếu tích lũy trong tế bào với nồng độ cao có thể gây độc cho tế bào
của cơ thể sinh vật ………………………………………………………
0,125đ


5

6

+ Oxi được chọn làm chất nhận electron cuối cùng bởi nó là nguyên tố có
độ âm điện lớn thứ hai trong các nguyên tố và mọi sinh vật đều có thể lấy
được dễ dàng ngun tố oxi trong khơng khí …………………………… 0,125đ
b.
- Thành phần chuỗi truyền electron bao gồm:

+ Gồm 4 phức hệ: I (FMN, protein Fe-S); II (FAD, Fe-S); III ( Fe-S,
Cytocrom); IV (cytocrom) và coezim Q………………………………….
0,5 đ
- Đặc điểm:
+ Là một tập hợp các phân tử được gắn trên màng trong của ti thể nơi
thực hiện quá trình đồng hóa của tế bào…………………………………
0,25đ
+ Các phân tử này hầu hết có bản chất là protein và được sắp xếp theo
chiều có độ âm điện tăng dần giúp tế bào chiết rút năng lượng hiệu quả
tránh lãng phí và đốt cháy tế bào ………………………………………..
0,25đ
- Ống nghiệm 1: Có sự xuất hiện của ATP……………………………...
0,25đ
- Chi tiết:
+ Có xảy ra phản ứng ánh sáng gồm hai giai đoạn là quang lí và quang
hóa……………………………………………………………………….
0,25đ
+ Khi chiếu ánh sáng vào làm bật một electron trên các phân tử sắc tố ra
ngoài và ở trạng thái kích động điện tử, làm cơ sở cho chuỗi truyền e
vịng và khơng vịng trong quang hóa …………………………………..
0,25đ
+ Vì lục lạp vẫn cịn ngun vẹn nên chuỗi truyền electron được truyền đi
trên màng qua các chất truyền điện tử trung gian bắt đầu từ P700 hoặc P680
và tạo ra các phân tử ATP……………………………………………….
0,25đ
- Ống nghiệm 2: Phát ra huỳnh quang có màu cam đỏ và nóng lên ……
0,25đ
- Chi tiết:
+ Khi ánh sáng chiếu vào các diệp lục cũng làm cho chúng hấp thụ một
photon ánh sáng và bật một electron ra bên ngồi……………………….

0,25đ
+ Tuy nhiên do khơng cịn lục lạp ngun vẹn nên khơng có các chất
nhận e -> không thể xảy ra chuỗi truyền…………………………………
0,25đ
+ Khi electron không được chiết rút năng lượng qua chuỗi truyền điện tủ
dẫn tới sự sụt giảm và giải phóng năng lượng một cách đột ngột. Năng
lượng này giải phóng dưới dạng quang năng và nhiệt năng…………….
0,25 đ
a.
- Hình dạng và chức năng đặc trưng của tế bào có được là do một số gen
nhất định trong hệ gen của tế bào đó được hoạt hố trong khi các gen cịn
lại bị đóng………………………………………………………………..
0,2đ
- Việc hoạt hố những gen này một phần phụ thuộc vào tín hiệu đến từ
bên ngồi (các tín hiệu tiết ra từ các tế bào lân cận)…………………….
0,2đ
- Khi đến nơi mới, các tế bào phơi nhận được các tín hiệu hoạt hoá gen
tiết ra từ các tế bào nơi nó định cư sẽ hoạt hố những gen thích hợp đặc
trưng cho loại tế bào của mơ đó…………………………………………
0,2đ
- Các tín hiệu từ bên ngồi có thể hoạt hố các gen theo cách: Tín hiệu
liên kết với thụ thể trên màng tế bào rồi truyền thông tin vào trong tế bào
chất sau đó đi vào nhân hoạt hố các gen nhất định như những yếu tố
phiên mã…………………………………………………………………
0,2đ
- Hoặc tín hiệu có thể trực tiếp đi qua màng sinh chất rồi liên kết với thụ
thể trong tế bào chất. Phức hợp này sau đó đi vào nhân liên kết với


7


8

promoter như một yếu tố phiên mã làm hoạt hoá gen……………………
b.
- Một tế bào có khả năng thu nhận liên tục các tín hiệu điều hịa hoạt
động của nó là nhờ khả năng phục hồi các thay đổi mà tín hiệu trước đó
đã tạo rađể trở về trạng thái có thể đáp ứng với một tín hiệu mới ………
- Sự liên kết của các phân tử tín hiệu vào các thụ thể có thể đảo ngược;
nồng độ của các phân tử tín hiệu càng thấp thì vào một thời điểm nhất
định càng có ít phân tử tín hiệu liên kết với thụ thể……………………..
- Khi các phân tử tín hiệu rời khỏi thụ thể, thụ thể sẽ trở về trạng thái bất
hoạt của nó…………………………………………………………..…...
- Sau đó, theo một số cách, các phân tử truyền tin cũng sẽ chuyển về
trạng thái bất hoạt của nó: Hoạt tính GTPase của một G-protein sẽ thủy
phân GTP, liên kết với nó; enzim photphodiesterase sẽ chuyển hóa cAMP
thành ATP; protein photphatase làm bất hoạt enzim kinase và các protein
khác được photphoryl hóa và cứ như vậy quá trình phục hồi tiếp diễn….
a.
- Chu kì tế bào là trình tự các sự kiện mà tế bào phải trải qua và lặp lại
giữa các lần nguyên phân mang tính chất chu kì ………………………..
- Về thời gian, chu kì tế bào được xác định là khoảng thời gian giữa hai
lần nguyên phân liên tiếp ……………………………………………….
- Các pha diễn ra song song với chu kì tế bào là
+ Pha G1: Chuẩn bị tế bào chất cho sự phân chia
+ Pha S: NST dạng sợi mảnh tiến hành nhân đôi thành NST kép
+ Pha G2: Tổng hợp protein cân thiết cho sự hình thành thoi vơ sắc
+ Pha M: Thời ki nguyên phân của tế bào ……………………………….
b.
- Tubulin: cấu trúc nên sợi thoi phân bào, giúp NST dịch chuyển trong

quá trình phân bào……………………………………………………….
- Coheshin: tạo sự đính kết giữa các nhiễm sắc tử chị em và các NST
trong cặp tương đồng…………………………………………….………
- Shugoshin: bảo vệ coheshin ở vùng tâm động tránh sự phân giải sớm
của protein kết dính nhiễm sắc tử ở kì sau GP I………………………….
- Protein phân giải coheshin: Phân tách các nhiễm sắc tử chị em và nhiễm
sắc thể trong cặp tương đồng ở kì sau nguyên phân và giảm phân………
a.
- Nostoc:
+ Có các dị bào nang có màng rất dày, ngăn không cho O2 xâm nhập vào
và chứa hệ enzim nitrogenaza để thực hiện cố định Nito………………..
+ Các dị bào nang khơng xảy ra PSII của q trình quang hợp nên khơng
giải phóng O2…………………………………………………………….
+ Có các khơng bào khí giúp vi khuẩn chìm hoặc nổi để tránh nơi nhiều
O2 hoặc tìm nơi có ánh sáng…………………………………………….
- Nếu con người có thể cố định nito:
+ Chúng ta có thể tổng hợp protein bằng cách sử dụng nito phân tử trong
khí quyển và từ đó khơng phải ăn thức ăn giàu protein như thịt hoặc cá.
Tuy nhiên, chế độ ăn của chúng ta có thể cần thiết chứa nguồn carbon
cùng với khống và nước………………………………………..……….

0,2đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25 đ
0,25 đ


0,5 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

0,2đ
0,2đ
0,2đ

0,2đ


9

+ Như vậy, một bữa ăn đặc trưng có thể cacbohydrat làm nguồn carbon,
cùng với hoa quả và rau để cung cấp các ngun tố khống chính và
nguồn carbon bổ sung………………………………………..…………..
b. Phân biệt phân giải ngoại bào và phân giải nội bào ở vi sinh vật
Phân giải ngoại bào
Phân giải nội bào
Sự phân giải xảy ra bên ngoài tế
Sự phân giải xảy ra bên trong tế
bào vi sinh vật.
bào vi sinh vật.
Vi sinh vật phải hấp thụ thức ăn
Vi sinh vật không hấp thụ thức ăn
qua bề mặt tế bào.
qua bề mặt tế bào.

Khi môi trường chứa các cơ chất
Khi sống trong môi trường giàu C
dinh dưỡng cao phân tử (tinh bột,
nhưng nghèo N (tỉ lệ C/N cao), vi
xenlulôzơ, prôtêin, lipit) không thể sinh vật phải tổng hợp các chất dự
vận chuyển vào tế bào bằng bất kì trữ (như tinh bột, lipit). Khi tỉ lệ C/
cơ chế nào, vi sinh vật phải tiết các N thấp, vi sinh vật sẽ phân giải các
enzim phân giải chúng thành các
chất dự trữ nói trên để thu C và
chất đơn giản hơn. Sau đó các chất năng lượng dùng cho sinh tổng hợp
này mới được vận chuyển chủ
(phân giải nội bào). Trong trường
động qua màng.
hợp bị "đói" trầm trọng, nhiều
ribơxơm ở vi khuẩn cũng bị phân
giải để cung cấp nguồn C và N duy
trì sự sống.
Cung cấp chất dinh dưỡng cho vi
Cung cấp năng lượng cho vi sinh
sinh vật.
vật.
a.
* Khôngthể coi pha tiềm phát là pha tĩnh, mặc dù số lượng TB ở pha này
không tăng.................................................................................................
- Đây là pha cảm ứng của TB vi khuẩn, trong đó các TB cảm ứng cơ chất
mới, khởi động các gen cần thiết. Ở pha này diễn ra sự tăng trưởng của
TB vi khuẩn. TB tăng cường tổng hợp E, tổng hợp các chất hữu cơ khác,
hình thành các cấu trúc mới, tăng kích thước tế bào, tăng kích thước tế
bào chuẩn bị nguyên liệu cần thiết cho quá trình phân chia. Về mặt sinh
học, đây hồn tồn khơng phải q trình tĩnh...........................................

* Thời gian của pha tiềm phát:
-Nếu cấy giống già (lấy từ pha cân bằng) hoặc cấy vào mơi trường có
thành phần và điều kiện pH, nhiệt độ khác so với môi trường cũ thì pha
tiềm phát bị kéo dài....................................................................................
-Nếu cấy giống cịn non, khỏe, có khả năng sinh trưởng mạnh (lấy từ pha
lũy thưa), có thành phần và điều kiện như lần ni trước thì pha tiềm phát
được rút ngắn.............................................................................................
b. Nấm sợi có thể sinh sản bằng các loại bào tử hữu tính:
- Bào tử đảm: phát triển trên đỉnh của đảm nằm ở mặt dưới của mũ nấm
( gọi là thể quả)……………………………… …………………………
- Bào tử túi: được tạo ra bên trong1 túi, 1 số túi lại đc chứa bên trong thể
quả chung lớn hơn………………….……………………………………..
- Bào tử tiếp hợp: được bao bởi 1 vách dày, màu sẫm, giúp chúng kháng
được khô hạn và nhiệt độ cao…………………………………………….
- Bào tử noãn: được tạo ra ở 1 số nấm thủy sinh .Đây là các bào tử lớn,có

0,2đ

0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ


10

Tổng

lông,roi để di động trong nước…………………………………………..
a.
- Prion PrPsc nhân lênkhácvirut, vì:.……………………………………..
+ Chúng khơng chứa axit nucleic nên khơng mã hóa prion mới mà chỉ
truyền từ dạng này sang dạng khác. Do đó, khơng cần thiết phải đi vào tế
bào nhưvirut………………………………………………………………
+ Prion gây bệnh tiến sát prion không gây bệnh, cảm ứng theo một cơ chế
còn chưa biết rõ, biến prion không gây bệnh thành prion gây bệnh, tức là
chuyển prion từ cấy trúc anpha sang cấu trúc beta. Prion gây bệnh mới
được tạo thành nối với nhau thành chuỗi…………………………………
- Tính chất của prion:
+ Hoạt động chậm nên thời gian ủ bệnh lâu (ít nhất 10 năm)……………
+ Rất khó bị phá hủy. Không bị bất hoạt hay phân hủy bởi nhiệt và
enzimproteaza……………………………………………………………
+ Trình tự axit amin của 2 loại prion là hồn tồn giống nhau chỉ có cấu
trúc là khác nhau…………………………………………………………
- Khơngthể dùng phản ứng miễn dịch để chẩn đốn bệnh do prion gây ra
như các bệnh nhiễm trùng khác…………………………………………
Vì: khi bị nhiễm prion, cơ thể khơng có khả năng tạo kháng thể………..
b.
* Giống nhau:

- Đều có vai trị bảo vệ cơ thể……………………………………………
- Đều có sự tham gia của bạch cầu………………………………………
* Khác nhau:
Miễn dịch khơng đặc hiệu
Miễn dịch đặc hiệu
Bẩm sinh
Hình thành trong đời sống
Chống lại mọi mầm bệnh khi chúng Chống lại mầm bệnh một cách đặc
xâm nhập vào cơ thể, không phân
hiệu với từng loại mầm bệnh.
biệt bản chất từng loại mầm bệnh.
Nhận diện các đặc điểm chung của Nhận diện các đặc điểm đặc hiệu
nhiều mầm bệnh bằng một số nhỏ
của các mầm bệnh bằng một số lớn
các thụ thể.
các thụ thể.
Khơng cần có sự tiếp xúc trước với Cần có sự tiếp xúc trước với kháng
kháng ngun.
ngun.
Khơng có trí nhớ miễn dịch.
Có trínhớ miễn dịch.
Khơng có sự tham gia của kháng
thể.
Đáp ứng nhanh.

Có sự tham gia của kháng thể.

Các tế bào tham gia: Bạch cầu
(bạch cầu trung tính, đại thực
bào,...), dưỡng bào.


Các tế bào tham gia: Các tế bào
limpho, các tế bào trình diện kháng
nguyên (tế bào chia nhánh, đại thực
bào, tế bào limphoB), tế bào nhớ.

0,25đ
0.125đ
0.125đ

0.125đ
0.125đ
0.125đ
0.125đ
0.125đ
0.125đ
0,1đ
0,1đ
0,1đ
0,1đ
0,1đ
0,1đ
0,1đ
0,1đ

Đáp ứng chậm.

0,1đ
0,1đ
20đ




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×