SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC
--------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2008-2009
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
(Dành cho học sinh THPT)
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề
-----------------------------------------------------------
Câu 1
a. Gen là gì? Trình bày cấu trúc chung của gen cấu trúc?
b. Mã di truyền có những đặc điểm nào? Đặc điểm nào của mã di truyền thể hiện tính thống nhất
của sinh giới?
Câu 2
a. So sánh quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực.
b.Quá trình nhân đôi của một ADN tế bào nhân thực, nếu ở ba đơn vị nhân đôi tổng hợp được 60
phân đoạn Okazaki thì đã có bao nhiêu đoạn mồi được tổng hợp ra, giải thích?
Câu 3
a. Hãy giải thích vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên
tục, mạch còn lại được tổng hợp gián đoạn?
b. Cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli diễn ra như thế nào?
Câu 4
a. Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến điểm? Trong các dạng đột biến điểm đó thì dạng đột
biến nào gây hậu quả nghiêm trọng hơn, giải thích?
b. Mỗi trường hợp đột biến sau sẽ ảnh hưởng tới chuỗi pôlipeptit tương ứng như thế nào?
-Trường hợp I: Cặp nuclêôtit bị mất nằm ở giữa bộ ba mã hoá mở đầu của gen mã hóa.
-Trường hợp II: Cặp nuclêôtit bị mất nằm ở đầu bộ ba mã hóa cuối cùng của gen mã hóa.
Câu 5
a. Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, dạng đội biến nào làm thay đổi hình thái, dạng
đột biến nào không làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể ?
b. Nếu các alen của cùng 1 gen không có quan hệ trội- lặn hoàn toàn mà là đồng trội ( mỗi alen biểu
hiện kiểu hình của riêng mình ) thì quy luật phân li của Menđen có còn đúng hay không, giải thích?
Hai alen thuộc cùng 1 gen có thể tương tác với nhau hay không, giải thích?
Câu 6
a. Cho P: cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng cùng loài được F
1
toàn cây hoa đỏ.
Cho cây F
1
giao phấn với cây hoa trắng ở P, thu được thế hệ sau có tỉ lệ 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa
đỏ.
Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai từ P đến F
2
?
b. Ở người bệnh mù màu do gen đột biến lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra, gen này không
có alen trên Y. Alen trội tương ứng (M) không gây mù màu.
Trong 1 quần thể người đang ở trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec về bệnh mù màu có tần số
nam giới bị mù màu là 5% . Hãy xác định tần số tương đối của các alen và các kiểu gen trong
quần thể?
------------------- Hết ----------------------
Họ và tên thí sinh:……………………………………………SBD…………………………
SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC
--------------
KÌ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2008-2009
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC
(Dành cho học sinh THPT)
Câu ý Nội dung Điểm
1
(2,0đ
)
a * Gen là :
1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho 1 sản phẩm xác định ( chuỗi
pôlipeptit hay phân tử ARN)………………………………………………………….
* Mỗi gen cấu trúc gồm : 3 vùng:..
- Vùng điều hoà: Nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và
kiểm soát quá trình phiên mã
- Vùng mã hoá: Mang thông tin mã hoá các aa
- Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5’của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên
mã …………………………...............................................................................
0,25
0,5
b * Mã di truyền có những đặc điểm sau:
- Mã di truyền là mã bộ ba, có nghĩa là cứ 3 nclêôtit đứng kế tiếp nhau mã hoá 1 axit
amin. Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định và liên tục từng bộ 3 nuclêôtit (không
đọc gối lên nhau) ……………………………………………………………………...
- Mã di truyền có tính đặc hiệu: Tức là 1 bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loại axít amin…….
- Mã di truyền mang tính thoái hoá ( dư thừa): Tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng mã
hoá cho 1 loại axít amin ( trừ AUG và UGG)……………………………………….
- Mã di truyền có tính phổ biến: Tức là tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền,
trừ 1 vài ngoại lệ………………………………………………………………………..
* Đặc điểm mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới là:
Mã di truyền có tính phổ biến……………………………………………………….
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
2
(1,5đ)
a Giống và khác nhau:
* Giống nhau:
- Cơ chế: Tháo xoắn, tách mạch, tạo các đoạn mồi, tổng hợp 1 mạch liên tục và các
phân đoạn Okazaki ......................................................................................................
- Nguyên tắc: Bổ sung, bán bảo toàn..............................................................................
* Khác nhau :
Nhân sơ Nhân thực
1 đơn vị nhân đôi Nhiều đơn vị nhân đôi
Tốc độ nhanh, ít loại enzim Tốc độ chậm, nhiều loại enzim
0,25
0,25
0,25
0,25
b Số đoạn mồi cần phải có và giải thích :
- Tổng số cần có 66 đoạn mồi …………………...................... ....................................
- Giải thích: Ở mỗi đơn vị có 2 mạch mới liên tục, mỗi mạch cần một đoạn mồi và 60
phân đoạn Okazaki cần có 60 đoạn mồi.
Vậy tổng số là: 60 +( 2 × 3 ) = 66 đoạn mồi..................................................................
0,25
0,25
3
(1,5đ
)
a Giải thích:
- Phân tử ADN có 2 mạch pôlinuclêôtit đối song song :
1 mạch : 3’ 5’
mạch kia : 5’ -> 3’……………………………………………………………….
- Enzim ADN pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ -> 3’ …………………
+ Mạch khuôn 3’ 5’ tổng hợp mạch mới liên tục……………………………………
+ Mạch khuôn 5’ -> 3’ tổng hợp mạch mới không liên tục ( Gián đoạn )………………
0,25
0,25
0,25
0,25
b Cơ chế điều hòa
- Trong môi trường nội bào không có đường lactozơ, protein ức chế do gen (R) tổng
hợp ra, gắn vào vùng vận hành (O) của opêron → các gen c.trúc không phiên mã.......
- Trong môi trường nội bào có đường lactozơ (chất cảm ứng) nó vô hiệu hóa protein ức
chế làm cho vùng vận hành (O) được tự do → các gen cấu trúc hoạt động phiên mã
0,25
0,25
4
(1,5đ
)
a * Khái niệm đột biến gen:
Là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen .Những biến đổi này thường liên quan
đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit .…………………………….………………………..…
* Các dạng đột biến gen:
Có 3 dạng (Đột biến điểm):
- Mất 1 cặp nuclêôtit
- Thêm 1 cặp nuclêôtit
- Thay thế 1 cặp nuclêôtit………………………………………………………………
* Dạng đột biến gen gây hại nghiêm trọng hơn:
- Đột biến mất hoặc thêm 1 cặp nuclêôtit gây hậu quả nghiêm trọng hơn đột biến thay
thế ……………………………………………………………………………………..
- Vì đột biến này sẽ dẫn đến tạo ra 1 mARN mà ở đó khung đọc dịch đi 1 nuclêôtit bắt
đầu từ vị trí xẩy ra đột biến-> trình tự aa khác thường…………………………………
0,25
0,25
0,25
0,25
b Hậu quả ở chuỗi polipeptit:
- Mất cặp nuclêôtit ở giữa bộ ba mở đầu -> Không tổng hợp được chuỗi polipeptit….
- Mất cặp nuclêôtit ở đầu bộ ba kết thúc -> chuỗi pôlipeptit sẽ được kéo dài thêm …..
0,25
0,25
5
(1,5đ
)
a Dạng đột biến cấu trúc
- Làm thay đổi hình thái NST : Mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn gồm tâm động và
chuyển đoạn……………………………………………………………………............
- Không làm thay đổi hình thái NST : Đảo đoạn ngoài tâm động .................................
0,25
0,25
b *QLPL của Menđen.
-Vẫn đúng……………………………………………………………………………….
- vì : Quy luật phân li của Menđen chỉ sự phân li của các alen mà không nói về sự
phân li của tính trạng…………………………………………………………………..
* 2 alen của cùng 1 gen:
2 alen có thể tương tác với nhau theo kiểu trội - lặn hoàn toàn hoặc trội không hoàn
toàn hoặc đồng trội. …………………………………………………………………
0,25
0,25
0,5
6
(2,0đ
)
a Giải thích và viết sơ đồ lai:
- Xét tỉ lệ phân li kiểu hình ở F
2
:
Trắng/ đỏ = 3/1 -> F
2
có 3 + 1 = 4 tổ hợp giao tử = 4 x 1 -> F
1
dị hợp 2 cặp gen….
- Hai cặp gen chỉ quy định 1 tính trạng -> Tuân theo quy luật di truyền tương tác
-> Tỉ lệ 3 : 1 là tương tác bổ sung ( ứng với tỉ lệ 7 : 9 trong phép lai 2 cặp dị hợp)….
- Quy ước : A-
B-
: Hoa đỏ
A-bb, aaB-, aabb : hoa trắng………………………………………………
- Sơ đồ : P t/c : AABB(đỏ) × aabb(trắng)
F
1
: 100% AaBb (đỏ)…………………………………………………..
P
a
: AaBb(đỏ) × aabb(trắng)
F
a :
KG: 1Aabb : 1aaBb : 1aabb: 1AaBb
KH: 3 trắng : 1 đỏ……………………………………...
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
b Tần số tương đối của các alen và các kiểu gen
+ Tần số alen
Nam bị mù màu (X
m
Y) bằng 5% => q
(m)
= 0,05
p
(M)
= 1- 0,05 = 0,95…………………………
+ Quần thể đang cân bằng di truyền nên có tần số các kiểu gen là:
♂ : 0,95 X
M
Y : 0,05 X
m
Y…………………………………………………………
♀ : (0,95)
2
X
M
X
M
: (2.0,95. 0,05)X
M
X
m
: (0,05)
2
X
m
X
m
0,9025 X
M
X
M
: 0,095X
M
X
m
: 0,0025 X
m
X
m
……………................................
0,25
0,25
0,25
.................... .. Hết ..................