Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ôn tập sinh học đề chính thức lần 1 ngày 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.61 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THỬ LẦN 1

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA THPT
NĂM 2020
Ngày thi thứ nhất
Thời gian: 180 phút
(Đề có 12 câu gồm 05 trang)

Câu 1 (2,0 điểm)
Trong tự nhiên, một số protein có thể phát ra ánh sáng. Ví dụ như protein huỳnh quang được tìm thấy ở
lồi sứa Aequorea victoria, làm dù của chúng phát sáng màu xanh lục. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học có
thể phân lập gen mã hoá protein này và ghép chúng với gen mã hóa protein từ sinh vật khác. Sự biểu hiện của
gen ghép tạo ra “protein dung hợp” và vẫn giữ được chức năng sinh học bình thường của chúng, nhưng có thêm
phần huỳnh quang cho phép các protein dễ dàng được theo dõi.
Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu sử dụng kính hiển vi để theo dõi đường đi của protein dung
hợp thông qua một tế bào động vật có vú. Gen mã hố protein huỳnh quang được ghép với gen mã hóa protein
X của virut. Bảng dưới đây tóm tắt những thay đổi quan sát được tại 3 vị trí trong tế bào sau khi cho lây nhiễm
với virut.
Cường độ huỳnh quang tương đối theo thời gian (phút)
Vị trí đo
0
20
40
60
80
100
150
200
A
0.95
0.64


0.38
0.17
0.05
0.00
0.00
0.00
B
0.05
0.29
0.39
0.38
0.28
0.25
0.05
0.00
C
0.00
0.08
0.23
0.44
0.65
0.70
0.77
0.75
a) Vẽ đồ thị thể hiện sự thay đổi cường độ huỳnh quang theo thời gian ứng với mỗi vị trí tương ứng trong
tế bào. A, B, C là gì? Giải thích
b) Giả sử rằng các tế bào được bổ sung một phân tử ức chế tổng hợp protein đặc hiệu vào lúc virut bắt
đầu xâm nhiễm, kết quả thí nghiệm trên sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích.
c) Trên thực tế, có hai hoặc nhiều protein khác nhau cùng được tổng hợp tại một thời điểm trong tế bào,
làm thế nào các nhà nghiên cứu xác định được vị trí cuối cùng mà chúng được vận chuyển đến?

Câu 2 (1,5 điểm)
Nghiên cứu về sự điều hoà chu kỳ tế bào ở người cho thấy protein p16 (khối lượng phân tử 16kDa) có vai
trị quan trọng trong quá trình chuyển tiếp từ pha G 1 sang pha S, làm chậm sự tiến triển của chu kỳ tế bào. Bản
chất của protein p16 là một chất ức chế enzim kinaza phụ thuộc cyclin (Cdk). Khi khơng có p16, Cdk4 kết hợp
với cyclin D và tạo thành phức hệ protein có hoạt tính, phức hệ này photphorin hố một protein có tên là
retinolastoma, làm giải phóng yếu tố phiên mã E2F1 (vốn bình thường ở trạng thái liên kết với retinolastoma).
a) Tại sao sự chuyển tiếp từ pha G1 sang S lại là mấu chốt quan trọng nhất trong điều hoà chu kỳ tế bào?
b) Yếu tố phiên mã E2F1 có thể có vai trị gì trong sự diễn tiến của chu kỳ tế bào?
c) Các phát hiện gần đây cho thấy hàm lượng protein p16 trong tế bào người già cao hơn hơn so với người
trẻ tuổi. Ý nghĩa của điều này đối với hiện tượng lão hóa là gì?
d) Thuốc điều trị ung thư thường được dùng phối hợp không chỉ một loại để tác động tới nhiều giai đoạn
của chu kỳ tế bào. Tại sao điều này là một cách điều trị tốt hơn so với việc sử dụng một loại thuốc duy nhất?
Câu 3 (1,5 điểm)
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người hay còn gọi là AIDS lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ
vào năm 1981, từ đó lan rộng thành đại dịch trên tồn thế giới. Tính đến năm 2006, AIDS đã giết chết hơn 25
triệu người, là mối đe doạ hàng đầu của mọi quốc gia đặc biệt là các nước đang phát triển.
a) Nêu tên và mô tả cấu trúc của tác nhân gây bệnh.
b) Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) hiện liệt kê 32 loại thuốc được sử dụng trong
điều trị AIDS. Những thuốc này có thể tác động vào quá trình nào của tác nhân gây bệnh nêu trên?
1/5


c) Bệnh nhân mắc bệnh AIDS sẽ bị suy giảm hình thức miễn dịch nào trước? Giải thích.
Câu 4 (2,0 điểm)
Trong môi trường tiêu chuẩn ở pH = 7,0, nhiệt độ 350C và kị khí hồn tồn, có hai mẻ ni cấy vi khuẩn
trong đó một mẻ ni cấy có chứa hai hợp chất hữu cơ giàu năng lượng (môi trường A) và mẻ còn lại chứa một
loại hợp chất hữu cơ đồng nhất (môi trường B), người ta nuôi cấy riêng hai loài vi khuẩn Lactobacillus
bulgaricus và Streptocuccus votrovorus (mật độ ban đầu là 3,2.105 tế bào/mL) thành hai mẻ ở hai môi trường
khác nhau. Đồ thị biểu diễn sự sinh trưởng và sự biến đổi nồng độ các chất trong mơi trường ni cấy của 2 lồi
vi khuẩn trên được biểu diễn ở hình dưới.

Log số lượng tế bào hoặc
nồng độ tương đối

Số lượng tế bào
Axit lactic

Log số lượng tế bào hoặc
nồng độ tương đối

Số lượng tế bào

Axit lactic
Ethanol
Ethanol
0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 Thời gian (giờ)

0 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 Thời gian (giờ)

Hình 4.1 Lactobacillus bulgaricus

Hình 4.2 Streptocuccus votrovorus

a) Giải thích đường cong sinh trưởng của hai loài vi khuẩn và xác định mỗi loại vi khuẩn được nuôi cấy
ở môi trường nào.
b) Dựa vào sản phẩm chuyển hoá, hãy xác định Lactobacillus bulgaricus và Streptocuccus votrovorus là
vi khuẩn gì? Vẽ sơ đồ hoặc giải thích cơ sở tế bào học để giải thích sự khác biệt trong q trình chuyển hố
đường glucơzơ của hai loại vi khuẩn nói trên.
c) Lactobacillus bulgaricus là vi khuẩn được sử dụng phổ biến trong công nghiệp thực phẩm, đặc biệt là
sản xuất sữa chua. Nêu 2 đặc điểm của loài vi khuẩn này phù hợp với ứng dụng kể trên.
Câu 5 (2,0 điểm)

Để nghiên cứu sự khác biệt giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng, các nhà khoa học đã làm thí nghiệm với cây
non của hai lồi thực vật, một cây ưa bóng (gỗ sồi) và một cây ưa sáng (gỗ liễu). Cây con được trồng và nảy
mầm trong lồng kính sau đó dùng vải tối màu để che nhằm giới hạn lượng ánh sáng chiếu vào chỉ cịn bằng 3%
và 44% so với bình thường. Sau 5 tuần thu lấy một lá (kích thước bình thường và vẫn cịn trên cây) ra khỏi lồng
kính để nghiên cứu trong thời gian ngắn. Lá được tiếp xúc với ánh sáng bình thường trong vài phút để đo cường
độ quang hợp, sau đó người ta tiếp tục phân tích hàm lượng diệp lục (hàm lượng, khối lượng) và diện tích bề
mặt lá. Các kết quả cuối cùng được thể hiện dưới dạng diện tích bề mặt trên mỗi gam mơ lá để có thể so sánh
giữa hai lồi (chúng có kích thước lá khác nhau). Hình dưới đây thể hiện kết quả thu được (lưu ý rằng đơn vị đo
cường độ ánh sáng ở đây là foot-candle (fc) = 10.764 lux, một loại đơn vị đo cường độ ánh sáng cũ, trong điều
kiện ánh sáng bình thường cường độ ánh sáng xấp xỉ 4500 fc)

Cường độ quang hợp
(mg/dm2/ giờ)

Cường độ quang hợp
(mg/dm2/ giờ)

Cây ưa bóng Cường
(gỗ sồi)độ ánh sáng
Cây ưa sáng (gỗ liễu)
Hàm lượng chlorophyll
Diện tích bề
Lồi
(% so với bình
(mg/g khối
(mg/dm2
mặt lá (dm2/g)
thường)
lượng lá khơ
lá)

Cường
độ ánh sáng (fc) 2,13
Gỗ sồi (ưa Cường
bóng) độ ánh sáng (fc) 44
3,26
1,53
3
7,02
2,82
2,49
Gỗ liễu (ưa sáng)
44
6.34
3.62
1.57
3
8.23
4.38
1.88
a) Hai biểu đồ có dạng đường cong gần tương tự nhau cho thấy ánh sáng có quan hệ chặt chẽ với cường độ
quang hợp. Giải thích tại sao khi cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp cũng tăng theo?
b) So sánh cường độ quang hợp tối đa của hai loài cây. Đặc điểm nào giữa thực vật ưa bóng và thực vật ưa
sáng tạo nên sự khác biệt như vậy?
c) Phân tích dữ liệu về hàm lượng diệp lục trong bảng và giải thích.
2/5


d) Phân tích dữ liệu về diện tích bề mặt lá trong bảng và giải thích.
e) Loại thực vật nào sẽ có sự biến động lớn nhất về cường độ quang hợp theo thời gian để đáp ứng với
những thay đổi xảy ra trong một ngày duy nhất khi trời u ám rồi chuyển sáng rồi lại u ám?

Câu 6 (1,5 điểm)
Đất là một hệ thống vô cùng năng động nhờ các hoạt động của sinh vật (vi khuẩn, nấm, thực vật,…) xung
quanh chúng hằng ngày. Các quá trình xảy ra trên bề mặt và trong đất dù từ là con người hay sinh vật đều có thể
làm thay đổi đặc tính lí hố của đất.
a) Sau một thời gian tương đối khô trong nhiều năm, những thay đổi nào có thể xảy ra khi đất chịu ảnh
hưởng nặng từ công tác thủy lợi phục vụ nông nghiệp (xả nước nhiều và cường độ mạnh), điều này ảnh hưởng
đến dinh dưỡng cây trồng như thế nào?
b) Những thay đổi nào có thể xảy ra trong đất khi một khu rừng rụng lá hằng năm bị đốn hạ và thay thế
bằng các loại cây trồng một năm?
c) Tại sao quá trình trao đổi cation nâng cao độ phì của đất? Đối với các anion thì cây có dùng trao đổi
anion để hấp thụ khơng? Giải thích.
Câu 7 (1,5 điểm)
Trong suốt vịng đời của thực vật, chỉ có một lượng hữu hạn nguồn sống và năng lượng sử dụng cho sinh
trưởng, phát triển, tự vệ và sinh sản. Các nhà khoa học đã nghiên cứu cách năm loài hoa cam bụi (chi Mimulus)
sử dụng nguồn lực của chúng như thế nào cho sinh sản hữu tính và vơ tính.
Sau khi ni trồng riêng rẽ các loài trong mỗi chậu riêng biệt ngoài trời, người ta xác định khối lượng trung
bình của mật hoa, nồng độ mật hoa (% saccarôzơ/ tổng khối lượng), số hạt tạo ra ở mỗi hoa và số lần chim ruồi
đuôi rộng (Selasphorus platycercus) đến thăm hoa. Sử dụng mẫu vật là cây trồng trong nhà kính, các nhà khoa
học đã xác định độ phân nhánh rễ từ mỗi gam trọng lượng tươi của chồi ở mỗi loài. Cụm từ rễ phân nhánh liên
quan đến sinh sản vơ tính thơng qua khả năng chồi non phát triển rễ.
Thể tích
Độ phân
Lồi
mật (µL)
Nồng độ mật
Số hạt mỗi hoa Chim đến thăm
nhánh rễ
M. rupestris
4.93
16.6

2.2
0.22
0.673
M. eastwoodiae
4.94
19.8
25
0.74
0.488
M. nelson
20.25
17.1
102.5
1.08
0.139
M. verbenaceus
38.96
16.9
155.1
1.26
0.091
M. cardinalis
50.00
19.9
283.7
1.75
0.069
Sự tương quan là một cách để mô tả mối quan hệ giữa hai biến. Trong tương quan thuận, khi giá trị của
một trong các biến tăng thì giá trị của biến thứ hai cũng tăng. Trong tương quan nghịch thì ngược lại. Cũng có
thể khơng có mối tương quan giữa hai biến. Nếu các nhà khoa học biết được sự tương quan giữa hai biến, họ có

thể dự đốn được sự tăng giảm của biến khác dựa trên biến đã biết.
a) Trong chi này, những biến nào tương quan thuận, nghịch và khơng có tương quan đối với thể tích mật
hoa? Giải thích.
b) Xác định lồi nào chủ yếu sinh sản vơ tính và lồi nào chủ yếu sinh sản hữu tính và giải thích.
c) Khi mơi trường thay đổi, đối với mỗi trường hợp sau đây loài nào sẽ chiếm ưu thế hơn? Giải thích.
- Trường hợp 1: tất cả lồi Mimulus bị lây nhiễm bởi một mầm bệnh độc gây chết hàng loạt.
- Trường hợp 2: xuất hiện vật ăn thịt du nhập làm suy giảm quần thể chim ruồi.
Câu 8 (1,5 điểm)
Hình dưới tóm tắt cơ chế điều hồ cảm giác thèm ăn thơng qua tín hiệu hoocmơn tác động lên trung khu
điều hoà ăn uống ở vùng dưới đồi ở động vật có vú. Cho biết (+) là tác động kích thích, (-) là tác động ức chế.
( ̶ )
GHR
Nơron
NPY/ AGRP
Y2R

LEPR

IR

(+)

Nơron
POMC/
CART
LEPR

IR
3/5



PYY

Leptin

Insullin

(2)
(3)
(1)

(̶)

(+)

Ghrelin
a) Tác động của hai loại nơron trên lên cảm giác thèm ăn là gì? Từ đó xác định các vị trí (1), (2) và (3) là
tác động loại kích thích hay ức chế.
b) Ức chế hoạt động của nơron nào trong hai nơron trên sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn? Giải thích.
c) Chuột bị đột biến hỏng thụ thể Y2R sẽ có khối lượng cơ thể thay đổi như thế nào so với chuột bình
thường ăn cùng lượng thức ăn tương đương? Giải thích.
Câu 9 (1,5 điểm)
Trong hệ tuần hồn của động vật có vú, để tính dịng máu chảy trong hệ mạch người ta có thể sử dụng cơng
thức Hagen–Poiseuille:

Q = ∆pπrr4
8ηLL
Trong đó: Q là dịng máu, p là huyết áp, r là bán kính lịng mạch, ηL là độ nhớt
L là chiều dài mạch máu. ∆ là chênh lệch áp suất giữa hai đầu.
a) Giả sử dòng máu chảy tương tự nhau trong một động mạch rộng và một động mạch hẹp cùng chiều dài,

huyết áp thay đổi nhiều hơn ở động mạch rộng hay động mạch hẹp? Giải thích.
b) Đối với người béo phì có hàm lượng cholesteron máu cao, dịng máu tuần hồn trong mạch tăng hay
giảm?
c) Xét một cặp sinh đôi cùng trứng, một người sống ở độ cao 3000m so với mực nước biển sẽ có sức cản
lêm dịng máu tăng hay giảm so với người sống ở vùng đồng bằng (0m so với mực nước biển)?
d) Bệnh nhân X có tiền sử gia đình bị xơ vữa mạch máu, bán kính mạch máu trung bình của người này
giảm chỉ cịn 80% so với bán kính của người bình thường. Để duy trì dịng máu bình thường, huyết áp của
người này phải thay đổi khoảng bao nhiêu lần? Giải thích.
Câu 10 (1,5 điểm)
Hoocmôn tyroxin được vận chuyển trong máu ở dạng gắn với protein. Globulin bám tyroxin (kí hiệu TBG)
là protein vận chuyển tyroxin chính. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ TBG như là estrogen và viên
thuốc tránh thai đường miệng (OCP). OPC tăng nồng độ TBG. T3RU là giá trị của protein TBG trong máu trừ
đi lượng TBG gắn T3 đánh dấu phóng xạ được bổ sung từ ngoài vào. Cụ thể, khi nồng độ tyroxin của bệnh nhân
thấp, thì T3 đánh dấu phóng xạ sẽ bám vào TBG nhiều lên, do đó giá trị T3RU sẽ giảm xuống. Trong các trường
hợp dưới đây, nồng độ các hoocmôn sẽ thay đổi như thế nào so với người bình thường (đối chứng)? Giải thích.
a) Nồng độ TSH, T4 và T3RU ở người nhược năng tuyến giáp bẩm sinh.
b) Nồng độ TSH, T4 và T3RU ở người người sử dụng OCP và có chức năng tuyến giáp bình thường.
c) Nồng độ TSH, T4 và T3RU ở người ưu năng tuyến giáp bẩm sinh.
d) Nồng độ TRH, T4 và T3RU ở người nhược năng tuyến giáp thứ cấp (hỏng tuyến yên).
e) Nồng độ TRH, T4 và T3RU ở người nhược năng tuyến giáp cấp ba (hỏng vùng dưới đồi).
Câu 11 (2,0 điểm)
Dưới đây là một số loại thuốc tác động đến hoạt động bài tiết được sử dụng phổ biến trong điều trị y tế:
- Thuốc furosemide ức chế prôtêin đồng vận chuyển Na+/K+/Cl̶ ở nhánh lên của quai Henle
- Thuốc bendroflumethiazide ức chế prôtêin đồng vận chuyển Na+/Cl̶ ở đầu ống lượn xa
- Thuốc amiloride phong bế kênh vận chuyển Na+ ở tế bào biểu mô ống lượn xa và ống góp
- Thuốc spironolactone ức chế hoocmơn corticoit khống
a) Giải thích cơ chế tác động của mỗi loại thuốc nên lượng nước tiểu.
b) Thuốc nào làm giảm, thuốc nào làm tăng nhịp tim của người sử dụng? Giải thích.
Câu 12 (1,5 điểm)
4/5



Nhờ sử dụng vi điện
Kết quả
Tín hiệu/ giây
cực, các nhà khoa học đã TN
A
B
C
D
ghi lại các tín hiệu thần Thí nghiệm 1
50
0
40
30
kinh thu được trong bốn tế Thí nghiệm 2
50
0
60
45
bào thần kinh cơ xương của Thí nghiệm 3
50
30
60
0
một lồi ếch. Các tế bào Thí nghiệm 3
50
30
60
0

thần kinh gồm có A, B, C
và D như được trình bày trong bảng dưới đây. A, B, và C đều có thể truyền tín hiệu đến D. Trong ba thí nghiệm,
con vật được kích thích theo nhiều cách khác nhau. Số lượng các tín hiệu thần kinh được truyền trong một giây
bởi mỗi tế bào được ghi lại trong bảng.
a) Giải thích kết quả của ba thí nghiệm trên.
b) Mỗi nơron có thể giải phóng chất dẫn truyền thần kinh nào trong các chất sau: axit glutamic, glixin, NO,
GABA, axêtincơlin. Giải thích.
----------------------------HẾT-------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
 Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.

5/5



×