Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Ôn tập sinh học đề chon đt v1 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.01 KB, 9 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
NĂM HỌC 2020-2021
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC VỊNG 1

Ngày thi: 17/9/2020. Đề thi có 04 trang
A. SINH HỌC TẾ BÀO (8,00 điểm)
Câu 1. (2,00 điểm)
a) Lipoprotein là phân tử có vai trị quan trọng trong quá trình vận chuyển lipit trong
máu, được một số tế bào trong cơ thể người tổng hợp. Hãy cho biết những sự kiện xảy ra trong
quá trình tổng hợp, vận chuyển hai lipoprotein từ khi mARN đã được tổng hợp trong nhân tế
bào. Biết rằng, một lipoprotein sẽ được vận chuyển ra khỏi tế bào, lipoprotein còn lại bị sai sót.
b) Giả sử thành phần protein (dạng cầu) của lipoprotein được cấu tạo từ chuỗi peptid
gồm trình tự các axit amin như sau: Ser, Leu, Lys, Gln, His, Phe, Val, Ile, Met, Cys-S-S-Cys,
Ser-P và Glu. Hãy cho biết các axit amin này phân bố như thế nào trong phân tử protein đó. Biết
các axit amin Leu, Phe, Val, Ile, Met là các axit amin không phân cực; Ser, Gln, Cys là axi amin
phân cực; Lys, His, Glu là các axit amin tích điện.
Câu 2: (2,00 điểm)
Trong một thí nghiệm, ti thể được ni trong mơi trường chứa đệm phosphate, succinate
(nguồn cho e-), ADP, sau đó là chất ức chế được bổ sung vào môi trường. Mức O 2 mơi trường
được theo dõi trong suốt q trình nghiên cứu. Bảng dưới đây cho biết một số chất ức chế và tác
động của chúng, đồ thị bên cạnh thể hiện 3 dạng tác động của các chất ức chế với mức O 2 mơi
trường.
Tác động

(1)FCCP


Tăng tính thấm của màng trong với proton

(2)Malonate

Ngăn cản oxi hóa succinate

(3)Cyanide

Ức chế chuỗi truyền e-

(4)Atractyloside Ức chế protein vận chuyển ADP vào trong ti thể

Ti thể
ADP

Mức
O2

Chất ức chế

Chất
ức chế

a
b

c
Chỉ ra đường phù hợp thể hiện tác động của mỗi chất ức chế.
Câu 3: (2,00 điểm)
Các nhà khoa học tách riêng tilacoit của lục lạp và đưa vào môi trường tương tự như chất

nền của lục lạp. Theo dõi pH của môi trường chứa tilacoit ở các điều kiện khác nhau và thu được
kết quả thể hiện ở hình bên. Trong đó, (i) là thời điểm bắt đầu chiếu sáng, (ii) là thời điểm một
chất X được thêm vào môi trường đang được chiếu sáng.
a) Trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút tính từ
khi bắt đầu thí nghiệm, pH của mơi trường chứa tilacoit
thay đổi như thế nào so với trước khi chiếu sáng? Giải
thích.
b) Chất X có thể là chất ức chế q trình nào dưới
đây? Giải thích.
(1) Q trình photphorin hóa oxi hóa.
(2) Q trình tổng hợp enzim rubisco.
(3) Q trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II.

Trang 1


(4) Quá trình phân hủy NADPH.
Câu 4. (2,00 điểm)
a) Một đột biến trong gen làm thay đổi sản phẩm mà gen đó mã hóa, từ đó ảnh hưởng đến
sự phân ly khơng bình thường của nhiễm sắc thể về hai cực tế bào. Đột biến đó có khả năng xảy
ra ở gen mã hóa loại protein nào?
b) Đem tế bào đang ở pha M của chu kì tế bào ni chung với tế bào ở pha G 2 và tạo điều
kiện cho chúng dung hợp với nhau tạo thành tế bào lai có hai nhân. Nhân ở pha G 2 sẽ bắt đầu
nguyên phân hay dừng nguyên phân? Giải thích.
B. SINH HỌC CƠ THỂ (12,00 điểm)
Câu 5: (2,00 điểm)
Khi ngập úng vài giờ, một số cây có hiện tượng sau:
(1) Cây bị héo.
(2) Tế bào rễ giảm độ pH.
(3) Tế bào chất tăng Ca2+

Em hãy vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng trên.
Câu 6: (2,00 điểm)
a) Dennis đã giải phẫu một cái lá và tìm thấy các tế bào bao bó mạch chứa đầy các hạt tinh
bột. Trong các đặc điểm dưới đây, hãy chỉ ra 3 đặc điểm có thể quan sát thấy ở thực vật này?
Giải thích.
(1) Khí khổng mở vào ban đêm.
(2) Có PEP carboxylase trong mơ dậu.
(3) Có Rubisco trong các tế bào bao bó mạch.
(4) Có tốc độ hơ hấp sáng cao vào những ngày mùa hè nóng.
(5) Cố định cacbon có thể xảy ra cả trong mô dậu và trong các tế bào bao quanh bó mạch.
(6) Tốc độ đồng hóa cacbon là bão hòa vào đầu buổi sáng trong những ngày hè.
b) Tiến hành 3 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Trồng thực vật C 3 và thực vật C4 trong nhà kính và có thể điều chỉnh được
nồng độ oxi.
Thí nghiệm 2: Trồng thực vật C3 và thực vật C4 trong chng thủy tinh kín và chiếu sáng
liên tục.
Thí nghiệm 3: Đo cường độ quang hợp (mg CO 2/ dm2 lá/ giờ) của thực vật C3 và thực vật
C4 ở các điều kiện nhiệt độ ánh sáng mạnh, nhiệt độ cao.
Dựa vào các thí nghiệm trên, có thể phân biệt được thực vật C 3 và thực vật C4 không? Giải
thích.
Câu 7: (2,00 điểm)
Thực vật có khả năng hướng sáng dựa vào sự phân bố của auxin hai bên chồi, phía được
chiếu sáng và phía khơng được chiếu sáng. Ánh sáng tạo nên sự phân bố trên, qua khả năng gây
phân giải auxin. Một số thí nghiệm sau đây đã tiến hành nhằm tác động đến hiệu ứng sinh lí này.
(1) Thí nghiệm của Darwin, 1880: Cắt bỏ đỉnh chồi và thay thế bằng một mủ cao su màu
sẫm, chiếu sáng cây từ phía bên phải.
(2) Thí nghiệm của Boysen, 1913: Chèn một tấm mica vào nửa bên phải của cây theo
phương ngang, ở đoạn trên gần phía chồi, rồi chiếu sáng cây từ phía bên trái.
(3) Thí nghiệm của Paal, 1919: Cắt chồi và đặt lệch chồi về phía bên trái của cây, chiếu
sáng đồng đều từ mọi phía.

(4) Thí nghiệm của Went, 1926: Cắt chồi và đặt chồi lên tấm gelatin một thời gian, sau
đó đặt lệch tấm gelatin (đã bỏ chồi) về phía bên phải của cây, chiếu sáng đồng đều từ mọi phía.
Trang 2


Xác định hướng quay của cây trong các thí nghiệm trên và giải thích.
Câu 8: (2,00 điểm)
a) Biểu đồ dưới cho thấy sự
thay đổi của áp suất trong phổi khi
hít thở. Dựa vào các kiến thức đã
học, em hãy giải thích biểu đồ?

b) Một người bị đuối nước nhưng kịp thời được anh cứu hộ cứu lên. Anh cứu hộ thực
hiện CPR (hà hơi thổi ngạt - hồi sức tim phổi), em hãy vẽ sự thay đổi của áp suất trong phổi ở
trường hợp này và giải thích.
Câu 9: (2,00 điểm)
Đồ thị dưới đây cho thấy nồng độ glucose trong máu sau khi tiêm hoocmon I, II, III riêng
rẽ hoặc kết hợp. Cho một số hoocmon dưới đây:

Insulin
Adrenanlin
Glucagon
Cortisol

ADH
Renin
Angiotensinogen
Calcitonin

a) Trong số các hoocmon đã cho ở trên, hãy chọn ra 3 hoocmon phù hợp với kết quả thu

được trên đồ thị và giải thích?
b) Khi tiêm kết hợp 3 hoocmon I, II, III thu được kết quả như trên đồ thị, ba hoocmon này
đã tương tác với nhau theo kiểu nào? Giải thích kết thu được trên đồ thị.
Câu 10: (2,00 điểm)
a) Quá truyền tin qua xinap gồm 5 bước
chính được thể hiện qua hình sau theo các ký hiệu
từ A đến E.
Động kinh là trạng thái thần kinh phổ
biến. Các bệnh nhân bị co giật do hoạt động
quá mức của một vài vùng nhất định trên
nãobộ. Các triệu chứng có thể giảm đi bằng
cách sử dụng thuốc chống động kinh. Nếu thụ
thể bị kích hoạt trong hình bên là kênh Cl thay
vì kênh Na ở màng sau xinap. Cơ chế nào dưới
đây là cơ sở cho thuốc động kinh?
(1) Ngăn cản bước A (bước giải phóng chất chuyển giao thần kinh)
(2) Tăng cường bước B (bước hoạt hóa kênh Ca2+ ở màng trước xynap)
(3) Ngăn cản bước C (bước hoạt hóa kênh Cl ở màng sau xinap)
(4) Tăng cường bước D (bước nhận lại chất chuyển giao thần kinh)
Trang 3


(5) Ngăn cản bước E (bước phân giải chất chuyển giao thần kinh)
b) Trong một thí nghiệm, những con chuột được chia thành 3 lô. Một lô tiêm hoocmon
vùng dưới đồi CRH (hoocmon kích thích tuyến yên sản sinh ACTH), một lơ tiêm TSH
(hoocmon kích thích tuyến giáp). Lơ cịn lại (đối chứng) tiêm dung dịch sinh lý. Sau hai tuần
người ta xác định khối lượng của một số tuyến nội tiết và khối lượng cơ thể của các lô chuột.
Kết quả thu được như sau:
Tuyến nội tiết


Lô đối chứng

Lô thí nghiệm 1

Lơ thí nghiệm 2

Tuyến n (mg)

12,90

14,50

8,00

Tuyến giáp (mg)

250,00

250,00

500,00

Tuyến trên thận (mg)

40,00

75,00

40,00


Khối lượng cơ thể (g)

400,00

275,00

252,00

Lơ thí nghiệm 1 và lơ thí nghiệm 2 được tiêm loại hoocmon nào? Giải thích kết quả thí
nghiệm
--- HẾT ---

Trang 4


Họ và tên học sinh: ........................................................... Số báo danh: …......... Phòng thi số:........
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
NĂM HỌC 2020-2021

Mơn : SINH HỌC (VỊNG 1)
Nội dung

Điểm

Câu 1: (2,00 điểm)
a) Sự kiện xảy ra :

- Lipoprotein gồm 2 thành phần chính là protein và photpholipit.
- Tổng hợp thành phần protein:
+ Phiên mã tạo mARN trong nhân sau đó được vận chuyển ra khỏi nhân và hình thành
phức hệ mARN-ribôxôm
+ Phức hệ mARN-ribôxôm được chuyển đến lưới nội chất hạt để tiếp tục dịch mã.
- Photpholipit được tổng hợp lưới nội chất trơn.
- Protein, photpholipit sau khi được tổng hợp đưa vào lưới nội chất→ tạo túi → vận
chuyển đến bộ máy Golgi. Tại đây, protein được hoàn thiện cấu trúc gắn thêm hợp chất
saccarit → lipoprotein hoàn chỉnh→ đóng gói bằng các túi tiết sẽ được đưa ra ngoài màng
bằng xuất bào và đi vào máu thực hiện nhiệm vụ vận chuyển lipit.
- Đối với lipoprotein bị sai sót, sau khi đóng gói tạo thành túi nó sẽ được vận chuyển
đến:
+ Lưới nội chất trơn hoặc lizoxôm để phân giải và chuyển hóa.
+ Bao gói thành các bóng xuất bào để đưa ra khỏi tế bào.
b)
- Lipoprotein là protein hình cầu và tan trong nước để thực hiện chức năng vận chuyển
lipit trong máu, phần ưa nước sẽ phân bố bên ngoài, bên trong là phần kị nước. Vì vậy các
axit amin phân bố như sau:
- Phân bố bên ngồi:
+ Các axit amin phân cực và tích điện như Ser, Lys, Gln, His và Glu sẽ phân bố ở phía
ngồi do có thể tương tác với các ion và với nước, giúp protein tan trong nước. Ser-P tích
điện âm nên cũng sẽ phân bố bên ngồi.
+ Cys có tính phân cực nhưng khi hình thành cầu đisulfua, Cys-S-S-Cys sẽ mất tính phân
cực và dẫn đến kị nước nên sẽ phân bố ở phía trong.
- Phân bố bên trong: các axit amin không phân cực như Leu, Phe, Val, Ile, Met sẽ phân bố
ở phía trong do có tính kị nước.
Câu 2: (2,00 điểm)
(1) FCCP ứng với đường c.
- Do tăng tính thấm của màng trong ti thể đối với proton giúp làm giảm sự cản trở của
gradient điện hóa ở hai bên màng trong q trình truyền e-, do đó, hoạt động cả chuỗi vận

chuyển e- tăng lên, nên tiêu thụ O2 tăng.
(2) Malonate ứng với đường a.
- Do khơng oxi hóa succinate thì khơng có nguồn e- để khử O2, do đó sự tiêu thụ O2
dừng lại.
(3) Cyanide ứng với đường a.
- Do ức chế chuỗi truyền e- thì khơng tiêu thụ được O2
(4) Atractyloside ứng với đường b.

0,25

0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

Trang 5



- Do ức chế protein vận chuyển ADP vào trong ti thể đồng nghĩa với việc khơng có
ADP sử dụng cho hô hấp, lúc này, sự tiêu thụ O2 sẽ giống với lúc chưa bổ sung ADP.

0,25
0,25

Câu 3: (2,00 điểm)
a) pH của môi trường chứa tilacoit tăng lên so với trước khi chiếu sáng.
- Khi chiếu sáng, xảy ra pha sáng của quá trình quang hợp.
- Chuỗi truyền điện tử ở màng tilacoit sẽ hoạt động và bơm ion H+ từ mơi trường bên
ngồi vào bên trong xoang tilacoit.
- Do đó nồng độ H+ ở mơi trường chứa tilacoit giảm nên pH của môi trường chứa
tilacoit tăng lên so với trước khi chiếu sáng.
b) Chất X có thể là chất ức chế quá trình (3).
- Ức chế quá trình truyền điện tử giữa hệ quang hóa I và II sẽ ngăn cản quá trình vận
chuyển ion H+ vào trong xoang tilacoit.
- Nồng độ H+ trong môi trường chứa tilacoit tăng do các ion H+ được vận chuyển vào
xoang tilacoit sẽ được đi ra ngồi mơi trường qua kênh ATP synthetase và tổng hợp nên
ATP.
- pH của môi trường chứa tilacoit giảm.
Câu 4: (2,00 điểm)
a) Đột biến đó có khả năng xảy ra ở:
- Gen mã hóa protein cohesin: dính kết giữa 2 nhiễm sắc tử và phân rã ở kỳ giữa giảm
phân.
- Gen mã hóa các protein thể động- kinetochore: gắn kết tâm động vào thoi phân bào.
- Gen mã hóa các protein mơtơ giúp NST di chuyển dọc thoi phân bào về 2 cực.
- Gen mã hóa các protein là thành phần của thoi phân bào (vi ống).
- Gen mã hóa protein shugoshin bảo vệ cohesin ở vùng tâm động tránh sự phân giải sớm

của pr kết dính nhiễm sắc tử ở kì sau giảm phân I.
- Gen mã hóa các protein phi histon khác giúp co ngắn sợi nhiễm sắc trong phân bào.
b) Nhân ở pha G2 sẽ bắt đầu nguyên phân.
- Vì nhân tố phát động phân chia MPF (Mitosis Promoting Factor) tồn tại trong tế bào
chất của tất cả các tế bào đang ở trạng thái phân chia.
- Nhân tố MPF có vai trị phát động tế bào đi vào phân bào. Nhân ở pha M có nhiều
MPF đã tác động lên nhân ở pha G2 làm nhân này vượt qua điểm chốt G2 và bước vào
nguyên phân.
Câu 5: (2,00 điểm)
(1) Cây héo:
- Ngập úng vài giờ, thiếu oxi cho hơ hấp hiếu khí → ATP giảm mạnh.
- Không đủ ATP → H+ không bơm được ra ngồi mơi trường nhằm tạo điện thế màng
để vận chuyển chủ động các các ion khống hịa tan từ ngồi vào trong tế bào và khơng
bào rễ →các ion khống khơng được tích lũy trong khơng bào và tế bào chất nên không
tạo được áp suất thẩm thấu để hút nước.
- Đường vận chuyển về cơ quan chứa không được sử dụng hiệu quả do hơ hấp kị khí sẽ
tích lũy nhiều axit pyruvic, chênh lệch đường giữa nguồn và nơi chứa bị ảnh hưởng, nước
khơng giải phóng vào mạch gỗ.
- Cây khơng hút được nước, lá vẫn thốt hơi nước → khí khổng đóng, lá héo.
(2) Giảm pH: H+ khơng được bơm ra ngồi → tăng H+ nội bào → giảm pH.
(3) Tăng Ca2+ nội bào:
- Ngập úng là điều kiện bất lợi của ngoại cảnh thúc đẩy con đường truyền tín hiệu. Do
thiếu hụt oxi là tín hiệu kích thích con đường truyền tin đáp ứng lại stress ngập úng.

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25

0,25

0,25
0,50
0,25

Trang 6


- Ca2+ có vai trị là chất truyền tin thứ 2, khuếch đại tín hiệu và phát động các phản ứng
khác, nên được bơm ra từ lưới nội chất làm tăng Ca2+ nội bào tăng.
Câu 6: (2,00 điểm)
a) Giải thích:
- Ta có thể khẳng định đây là thực vật C4, có tế bào bao bó mạch và tích lũy tinh bột

trong tế bào này. Thực vật C3 và thực vật CAM khơng có tế bào bao bó mạch.
- Đặc điểm có thể quan sát thấy ở thực vật C4: (2), (3) và (5);
- Đặc điểm (1) là của thực vật CAM; Đặc điểm (4), (6) là đặc điểm của thực vật C3.
b) Dựa vào thí nghiệm trên, có thể phân biệt được thực vật C3 và thực vật C4
- TN 1: Hô hấp phụ thuộc nồng độ oxi, hô hấp sáng chỉ có ở thực vật C3
- TN 2: Dựa vào điểm bù CO2, thực vật C3 sẽ chết trước
- TN 3: Căn cứ vào sự khác nhau về cường độ quang hợp giữa thực vật C3 và thực vật
C4, trong trường hợp nhiệt độ cao cường độ ánh sáng mạnh, cường độ quang hợp ở thực
vật C4 lớn hơn thực vật C3.
Câu 7: (2,00 điểm)
- Đỉnh chồi là nơi tổng hợp auxin. Sự phân bố auxin không đều ở 2 bên chồi gây nên sự
cong của thân, cụ thể là về phía có nồng độ auxin thấp hơn.
(1) Ở thí nghiệm của Darwin, việc cắt bỏ đỉnh chổi gây mất nguồn tổng hợp auxin, nên
làm mất tính hướng sáng của cây → cây khơng hướng về phía nào. (hoặc có thể do vẫn
cịn một phần auxin cịn sót lại nên kết quả là cây hơi hướng sang phải)
(2) Ở thí nghiệm của Boysen, tấm mica ngăn cản sự vận chuyển auxin tử đỉnh chồi
xuống phía dưới, nên nửa bên phải của cây có ít auxin; nửa bên trái của cây được chiếu
sáng nên cũng có ít auxin → cây khơng hướng về phía nào.
(3) Ở thí nghiệm của Paal, việc đặt lệch chồi về phía bên trái của cây khiến nồng độ
auxin bên trái chồi cao hơn bên phải chồi → cây hướng về bên phải.
(4) Ở thí nghiệm của Went, việc đặt lệch tấm gelatin(lúc này đã thấm auxin) về phía bên
phải của cây khiến nồng độ auxin bên phải chồi cao hơn bên trái chồi → cây hướng về
bên trái.
Câu 8: (2,00 điểm)
a)
- Ở giai đoạn thở vào, các cơ liên sườn và cơ hoành co, làm thể tích khoang ngực mở
rộng ra →Tăng thể tích của phổi → Làm giảm dần áp suất bên trong phổi, tạo áp suất âm
(-1 watercm: áp suất thấp hơn áp suất khí quyển) → Tạo động lực để khơng khí bên ngồi
tràn vào → Khơng khí tràn vào làm tăng dần áp suất trong phổi đến mức bình thường (0
watercm).

- Ở bước thở ra, các cơ liên sườn và cơ hoành giãn và sự đàn hồi của phổi (ở trạng thái
bình thường, thở ra là q trình thụ động, khơng có cơ nào co), làm thu hẹp thể tích
khoang ngực (quay về thể tích bình thường) → Giảm thể tích của phổi (quay về thể tích
bình thường) → Tăng dần áp suất trong phổi lên đến gần 1 watercm → Đẩy khơng khí đi
ra bên ngồi qua đường mũi → Áp suất phổi giảm dần đến mức bình thường 0 watercm.
b) Sơ đồ:

0,25

0,25
0,25
0,50
0,50

0,50

0,50
0,375

0,375
0,375
0,375

0,50

0,50

0,50

Trang 7



Giải thích:
- Khi thực hiện hà hơi thổi ngạt, người cứu hộ sẽ thổi hơi vào phổi của người bị đuối
nước. Q trình tiếp nhận khí của người đuối nước hồn tồn là một q trình thụ động,
khơng khí tràn vào phổi, tăng thể tích phổi và tăng áp suất nên đồ thị đi lên.
- Do tính đàn hồi của phổi, phổi co lại, khơng khí bị đẩy ra ngồi, thể tích phổi giảm
và áp suất trong phổi giảm xuống nên đồ thị đi xuống.

0,25
0,25

Câu 9: (2,00 điểm)
a)
- Glucagon có khả năng làm tăng phân giải glycogen ở gan do đó làm tăng nồng độ
glucose máu sau vài phút → đồ thị II đường máu tăng ngay tại thời điểm 0 giờ→ II là 0,375
glucagon.
- Cortisol làm tăng tạo glucose mới ở gan bằng cách tạo glucose từ protein và các
nguồn nguyên liệu khác (tăng huy động axit amin từ cơ và huyết tương vào gan, tăng lựng
enzyme tham gia chuyển hóa axit amin thành glucose) và giảm tiêu thụ glucose ở tế bào
nên lượng glucose có thể tăng từ 6 -10 lần trong máu. Glucose trong máu khi tiêm cortisol
0,375
khơng tăng ngay tức thì nhưng nồng độ glucose tăng gấp nhiều lần → III là cortisol.
- Adrenalin cũng làm tăng phân giải glycogen thành glucose ở gan và cơ nên làm tăng
0,375
glucose máu nhưng tác động chậm → I là adrenalin.
b)
- Khi tiêm kết hợp I, II, III đồ thị thu được như trên hình vì 3 hoocmon này tác động
theo kiểu hợp lực.
Giải thích:

0,375
- Adrenalin tác động lên cơ tim làm tim đập nhanh, tăng nhịp co bóp của tim, tăng
huyết áp dẫn tới làm tăng lượng máu phân phối tới các cơ quan làm cho các hoocmon
được tiêm vào đưa tới cơ quan đích nhanh hơn, quá trình huy động các nguyên liệu tạo 0,25
glucose máu nhanh hơn, lượng glucose tăng mạnh ngay trong thời điểm 0-1 giờ.
- Adrenalin tác động làm giảm tiết insulin và tăng glucagon của tuyến tụy, tăng tạo
hoocmon cortisol của tuyến trên thận làm cơ thể tăng tiết các hoocmon vào máu → lượng
0,25
glucose máu tiếp tục tăng sau thời điểm 1 giờ.
Câu 10: (2,00 điểm)
a)
- Tăng cường bước B: để Ca2+ vận chuyển nhiều vào trong cúc xinap, bóng chứa chất hóa học
trung gian bị vỡ nhiều trong thời gian ngắn. Nhưng vì thụ thể bị kích hoạt là kênh Cl nên tăng
cường hình thành điện thế nghỉ ở màng sau xinap → không gây co giật nữa.
- Ngăn cản bước E: để chất hóa học trung gian cứ gắn vào thụ thể trên màng sau liên tục, mở
kênh Cl nên nên tăng cường hình thành điện thế nghỉ ở màng sau xinap → không gây co giật nữa.

b)
- Lô TN1 tiêm CRH.
- Giải thích: CRH làm tăng khối lượng tuyến yên từ 12,9 lên 14,5 và tăng tiết ACTH.
ACTH làm tăng khối lượng tuyến trên thận từ 40 lên 75 và kích thích vỏ tuyến trên thận
tăng tiết cortizol. Khi cortizol cao tăng phân giải protein và lipit làm giảm khối lượng cơ
thể.
- Lơ TN 2 tiêm TSH.
- Giải thích:TSH là hoocmon kích thích tuyến giáp nên làm tăng khối lượng tuyến giáp
từ 250 lên 500, gây tăng tiết thyroxin. Khi thyroxin tăng gây điều hịa ngược âm tính lên
vùng dưới đồi làm giảm tiết TRH. TRH giảm làm giảm khối lượng tuyến yên. Mặt khác
khi thyroxin tăng làm tăng trao đổi chất, tăng chuyển hóa, protein bị phân giải nhiều nên
giảm khối lượng cơ thể.


0,25

0,25
0,25
0,50
0,25

0,50

Trang 8


---------------------------

Trang 9



×