Tải bản đầy đủ (.pdf) (225 trang)

Luận án Tiến sĩ Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 225 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------
------

HOÀNG VĂN NAM

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ TRI THỨC
ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

HÀ NỘI - 2023


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------
------

HOÀNG VĂN NAM

TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ TRI THỨC
ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành : QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
Mã số


: 9340404

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. LÊ BA PHONG
2. PGS.TS. ĐÀO THỊ THANH LAM

HÀ NỘI - 2023


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam
kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu
cầu về sự trung thực trong học thuật.
Nghiên cứu sinh

Hoàng Văn Nam


ii

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn
tới Ban lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng các thầy cô giáo tham gia giảng
dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc và đã giúp đỡ tơi trong q trình học
tập nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Lê Ba Phong và PGS.TS.
Đào Thị Thanh Lam - những người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ

dẫn cho tôi những kiến thức cũng như phương pháp luận trong suốt thời gian hướng dẫn
nghiên cứu, hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Sở, Ban, Ngành, các cá nhân, tổ chức có liên quan
đã cung cấp tài liệu, các bạn đồng nghiệp, những người thân, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành
luận án này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Nghiên cứu sinh

Hoàng Văn Nam


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU, HÌNH ........................................................................................ vii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................... 11
1.1. Các khái niệm .................................................................................................... 11
1.1.1. Tri thức và phân loại tri thức ........................................................................ 11
1.1.2. Quản trị tri thức............................................................................................. 17
1.1.3. Năng lực cơ sở hạ tầng tri thức ..................................................................... 19
1.1.4. Quá trình quản trị tri thức ............................................................................. 26
1.1.5. Kết quả hoạt động ......................................................................................... 31
1.2. Các lý thuyết nền tảng ...................................................................................... 34

1.2.1. Quan điểm dựa trên nguồn lực ..................................................................... 34
1.2.2. Quan điểm dựa trên tri thức .......................................................................... 40
1.3. Mối quan hệ giữa năng lực cơ sở hạ tầng tri thức và quá trình quản trị tri
thức tới kết quả hoạt động....................................................................................... 44
1.3.1. Mối quan hệ giữa năng lực cơ sở hạ tầng tri thức và kết quả hoạt động ...... 45
1.3.2. Mối quan hệ giữa quá trình quản trị tri thức và kết quả hoạt động .............. 52
1.3.3. Mối quan hệ giữa năng lực cơ sở hạ tầng tri thức và quá trình quản trị tri thức
trong doanh nghiệp ................................................................................................. 60
1.4. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................. 60
1.5. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 63
1.5.1. Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................... 63
1.5.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 67
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 68
2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 68
2.2. Thang đo nghiên cứu ........................................................................................ 79
2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng .............................................................. 82


iv

2.3.1. Thiết kế bảng hỏi khảo sát ............................................................................ 84
2.3.2. Diễn đạt và mã hóa lại thang đo ................................................................... 85
2.3.3. Các thông tin về đối tượng khảo sát ............................................................. 89
2.3.4. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu ....................................................................... 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................ 95
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 96
3.1. Kết quả kiểm định thang đo ............................................................................. 96
3.1.1. Các biến độc lập............................................................................................ 96
3.1.2. Các biến phụ thuộc ....................................................................................... 99

3.2. Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu ...............................................................100
3.2.1. Thông tin về đối tượng khảo sát .................................................................100
3.2.2. Các biến trong mô hình nghiên cứu ............................................................106
3.3. Phân tích tương quan......................................................................................116
3.4. Phân tích hồi quy tuyến tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất ..117
3.4.1. Các biến đơn hướng ....................................................................................117
3.4.2. Các biến đa hướng ......................................................................................119
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................123
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .....................................................124
4.1. Kết luận và thảo luận kết quả nghiên cứu ....................................................124
4.1.1. Các biến đơn hướng ....................................................................................124
4.1.2. Các biến đa hướng ......................................................................................132
4.2. Khuyến nghị .....................................................................................................137
4.2.1. Năng lực cơ sở hạ tầng tri thức ...................................................................138
4.2.2. Quá trình quản trị tri thức ...........................................................................146
4.3. Đóng góp của luận án......................................................................................155
4.3.1. Đóng góp về lý luận ....................................................................................155
4.3.2. Đóng góp về thực tiễn.................................................................................156
4.4. Hạn chế của Luận án ......................................................................................157
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ..........................................................................................159
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..........................................................................................................160
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

BV

Knowledge protection

Bảo vệ tri thức

CC

Organizational structure

Cơ cấu tổ chức

CG

Knowledge conversion

Chuyển giao tri thức

CN

Technology

Cơng nghệ

CSHT


Cơ sở hạ tầng

DN

Enterprise

Doanh nghiệp

EFA
FP

Exploratory Factor Analysis
Firm performance

Phân tích nhân tố khám phá
Kết quả hoạt động

KBV
LD

Knowledge-based view
Knowledge-oriented

Quan điểm dựa trên tri thức
Lãnh đạo định hướng tri thức

leadership
MP


Market performance

Kết quả thị trường

OLS

Ordinary Least Square

Bình phương nhỏ nhất

OP
QT

Operating performance

Kết quả vận hành
Quá trình

QTTT

Quản trị tri thức

QT-QTTT

Quá trình Quản trị tri thức

RBV

Resource-based view


Quan điểm dựa trên nguồn lực

SEM
TN

Strutural equation model
Knowledge acquisition

Mơ hình cân bằng cấu trúc
Tiếp nhận tri thức

TT
UD

Knowledge application

Tri thức
Ứng dụng tri thức

VH

Organizational culture

Văn hóa doanh nghiệp


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh đặc điểm của tri thức ẩn và tri thức hiện ......................................... 13

Bảng 1.2. Những yếu tố của năng lực cơ sở hạ tầng tri thức ........................................ 22
Bảng 1.3. Những yếu tố của quá trình quản trị tri thức ................................................. 28
Bảng 2.1. Bảng mã hóa các biến quan sát ..................................................................... 85
Bảng 3.1. Phân tích nhân tố và độ tin cậy của thang đo các biến độc lập ..................... 97
Bảng 3.2. Phân tích nhân tố và độ tin cậy của thang đo các biến phụ thuộc ................ 99
Bảng 3.3. Các địa phương tham gia khảo sát ..............................................................100
Bảng 3.4. Tỷ lệ giới tính trong bảng hỏi khảo sát .......................................................102
Bảng 3.4. Các nhóm tuổi tham gia khảo sát ................................................................103
Bảng 3.5. Vị trí cơng việc của đối tượng tham gia khảo sát .......................................105
Bảng 3.6. Trình độ học vấn của các đối tượng tham gia khảo sát...............................106
Bảng 3.7. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp ...............................................................107
Bảng 3.8. Thực trạng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp .............................................108
Bảng 3.9. Thực trạng công nghệ của doanh nghiệp ....................................................109
Bảng 3.10. Thực trạng lãnh đạo định hướng tri thức ..................................................110
Bảng 3.11. Thực trạng thu nhận tri thức......................................................................111
Bảng 3.12. Thực trạng chuyển giao tri thức ................................................................112
Bảng 3.13. Thực trạng ứng dụng tri thức ....................................................................113
Bảng 3.14. Thực trạng bảo vệ tri thức .........................................................................114
Bảng 3.15. Thực trạng kết quả vận hành .....................................................................115
Bảng 3.16. Thực trạng kết quả thị trường ...................................................................116
Bảng 3.17. Phân tích tương quan (các biến đơn hướng) .............................................117
Bảng 3.18. Tác động của biến độc lập tới biến phụ thuộc (đơn hướng) .....................117
Bảng 3.19. Phân tích tương quan giữa các biến đa hướng ..........................................120
Bảng 3.20. Phân tích hồi quy tuyến tính giữa các biến tổng hợp ................................120
Bảng 3.21. Tác động của cơ sở hạ tầng tri thức tới quá trình quản trị tri thức ...........121


vii

DANH MỤC BIỂU, HÌNH


Hình 1.1. Mơ hình về sự tương tác giữa tri thức ẩn và tri thức hiện ............................. 14
Hình 1.2. Sự khác nhau giữa Tri thức và Thấu hiểu ..................................................... 16
Hình 1.2. Khung lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực ................................................ 36
Hình 1.3. Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................... 64
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình nghiên cứu ........................................................................... 69
Hình 3.1. Tác động của các biến độc lập tới các biến phụ thuộc (đơn hướng) ...........119
Hình 3.2. Tác động của các biến độc lập tới các biến phụ thuộc (đa hướng) .............121
Hình 3.3. Tác động của cơ sở hạ tầng tri thức tới quá trình quản trị tri thức ..............122
Hình 4.1. Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ..........................................149
Hình 4.2. Mơ hình đánh giá kết quả công tác đào tạo và phát triển NNL...................150

Biểu đồ 3.1. Các địa phương tham gia khảo sát ..........................................................102
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giới tính tham gia khảo sát ............................................................103
Biểu đồ 3.3. Các nhóm tuổi tham gia khảo sát ............................................................104
Biểu đồ 3.4. Các nhóm đối tượng tham gia khảo sát ..................................................105
Biểu đồ 3.5. Trình độ học vấn của các đối tượng tham gia khảo sát ..........................106


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu
Ngày nay, nền tảng của lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp đã chuyển từ các
nguồn lực hữu hình sang nguồn lực tri thức (Wong và Aspinwall, 2005; Tan và Wong,
2015). Tri thức được coi như một tài sản quý giá đối với mọi doanh nghiệp (Alavi và
Leidner, 2001; Lee và Choi, 2003). Và quản trị tri thức được thừa nhận rộng rãi như là
một cơng cụ giúp cho doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường (Nonaka
và Takeuchi, 1995; Wong, 2005; Al-Mabrouk, 2006; Chang và Chuang, 2011; Mills và
Smith, 2011; Tseng và Lee, 2014; Grupta và Chopra, 2018). Bởi vì khi nắm giữ được

tri thức, doanh nghiệp sẽ triển khai các hoạt động sản xuất dựa trên tri thức thông qua
việc chuyển giao, chia sẻ và ứng dụng tri thức của người lao động để tạo ra các sản
phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt hơn so với các đối thủ, qua đó nâng cao được lợi thế
cạnh tranh trên thị trường (Gold và cộng sự, 2001; Mills và Smith, 2011; Pérez-López
và Alegre, 2012; Tan và Wong, 2015; Payal và cộng sự, 2019). Do vậy, quản trị tri thức
đóng một vai trị quan trọng trong thành cơng hay thất bại của bất kỳ doanh nghiệp nào
nên quản trị tri thức hiện đang là một chủ đề nghiên cứu đang được quan tâm trên toàn
thế giới (Yeh và cộng sự, 2006).
Ngoài ra, thế kỷ 21 được coi là thế kỷ của nền kinh tế dựa vào tri thức
(knowledge-based economy) nên các doanh nghiệp sở hữu tri thức sẽ cải thiện được kết
quả hoạt động (Chang và Chuang, 2011). Đồng thời, dưới áp lực của sự cạnh tranh khốc
liệt, cùng sự phát triển nhanh chóng của khoa học cơng nghệ, quản trị tri thức đóng một
vai trị thiết yếu trong sự thành công của doanh nghiệp (Wong, 2005; Zack và cộng sự,
2009; Tan và Wong, 2015). Bởi vì quản trị tri thức giúp cho doanh nghiệp hình thành
nên năng lực cơ sở hạ tầng tri thức, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để triển khai quá trình
quản trị tri thức trong doanh nghiệp (Gold và cộng sự, 2001; Wong và Aspinwall, 2005;
Mills và Smith, 2011). Thơng qua q trình quản trị tri thức, người lao động sẽ được
khuyến khích thảo luận và chia sẻ kiến thức trong các nhóm làm việc để có thể sáng tạo
ra những tri thức mới cũng như áp dụng những kiến thức đã được học vào cơng việc,
qua đó nâng cao được năng suất lao động cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp
(Davenport và Prusak, 1998; Gold và cộng sự, 2001; Pérez-López và Alegre, 2012).
Ngày càng có nhiều bằng chứng đáng tín cậy trên thực tế chỉ ra rằng quản trị tri thức
giúp các doanh nghiệp có thể cải thiện được năng suất và kết quả hoạt động (Gold và
cộng sự, 2001; Mills và Smith, 2011; Tan và Wong, 2015; Payal và cộng sự, 2019). Do
vậy, nghiên cứu về tác động của quản trị tri thức tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp
là một đề tài quan trọng, vừa có tính lý luận lại vừa có tính thực tiễn.


2


Về lý luận, các nghiên cứu hiện nay chưa đưa ra được một mơ hình tích hợp để
đánh giá tác động của quản trị tri thức tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Payal và
cộng sự, 2019). Nhiều nghiên cứu cho rằng quản trị tri thức bao gồm hai khía cạnh là
năng lực cơ sở hạ tầng tri thức và quá trình quản trị tri thức (Gold và cộng sự, 2001;
Mills và Smith, 2011; Tan và Wong, 2015; Alaarj và cộng sự, 2016). Tuy nhiên, các
nghiên cứu hiện nay vẫn chưa thống nhất được các yếu tố cấu thành nên năng lực cơ sở
hạ tầng tri thức và quá trình quản trị tri thức (Gold và cộng sự, 2001; Wong và Aspinwall,
2005; Tan và Wong, 2015; Ngoc-Tan và Gregar, 2019). Do vậy, điều quan trọng là phải
xác định được các yếu tố cấu thành nên các hoạt động quản trị tri thức trong doanh
nghiệp (Wong, 2005; Tan và Wong, 2015; Grupta và Chopra, 2018). Bởi vì việc sử dụng
khơng chính xác hay thiếu hụt các yếu tố của quản trị tri thức sẽ cản trở những nỗ lực
của doanh nghiệp trong việc đạt được những mục tiêu kỳ vọng (Wong, 2005).
Nghiên cứu của Gold và cộng sự (2001) đã đặt nền móng trong việc xác định các
yếu tố của năng lực cơ sở hạ tầng tri thức và quá trình quản trị tri thức. Trong đó, năng
lực cơ sở hạ tầng tri thức gồm có 3 yếu tố là: (1) Văn hóa doanh nghiệp, (2) cơ cấu tổ
chức, (3) cơng nghệ. Q trình quản trị tri thức gồm có 4 yếu tố là: (1) Thu nhận tri thức,
(2) chuyển giao tri thức, (3) ứng dụng tri thức và (4) bảo vệ tri thức. Tuy nhiên, nhiều
nghiên cứu hiện nay cho rằng năng lực cơ sở hạ tầng tri thức trong nghiên cứu của Gold
và cộng sự (2001) đã thiếu hụt một yếu tố quan trọng là “lãnh đạo định hướng tri thức”
(Wong và Aspinwall, 2005; Al-Mabrouk, 2006; Tan và Wong, 2015). Bởi vì nhà quản
trị đóng vai trị như một hình mẫu trong quản trị tri thức, cũng như hỗ trợ và khuyến
khích người lao động trong doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quản trị tri thức
(Huysman và de-Wit, 2003; Wong, 2005; Tan và Wong, 2015). Đồng thời, nhà quản trị
còn thể hiện sự ủng hộ đối với các hoạt động quản trị tri thức thông qua việc cung cấp
một ngân sách hỗ trợ cho quá trình xây dựng năng lực cơ sở hạ tầng tri thức trong doanh
nghiệp (Davenport và cộng sự, 1998). Do đó, lãnh đạo định hướng tri thức được xem là
nhân tố quan trọng của năng lực cơ sở hạ tầng tri thức, quyết định tới sự thành công của
quản trị tri thức trong doanh nghiệp (Wong và Aspinwall, 2005; Tan và Wong, 2015;
Muhammed và Zaim, 2020). Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đơn lẻ về nhân tố lãnh đạo
định hướng tri thức cũng chỉ ra rằng lãnh đạo định hướng tri thức sẽ khiến gia tăng động

lực để người lao động học tập và hình thành những ý tưởng sáng tạo dẫn tới việc tăng
năng suất và kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Gürlek và Çemberci, 2020; Rehman
và Iqbal, 2020). Chính vậy, việc mở rộng mơ hình nghiên cứu của Gold và cộng sự
(2001) bằng cách bổ sung thêm nhân tố “lãnh đạo định hướng tri thức” vào năng lực cơ
sở hạ tầng tri thức là điều hết sức cần thiết.


3

Ngoài ra, kết quả hoạt động của doanh nghiệp hiện nay được xác định theo rất
nhiều các thang đo khác nhau (Delery và Doty, 1996; Delaney và Huselid, 1996; Gold
và cộng sự, 2001; Tan và Wong, 2015; Grupta và Chopra, 2018). Tuy nhiên, hầu hết các
nghiên cứu hiện nay tại Việt Nam và trên thế giới thường chỉ sử dụng thang đo đơn
hướng để đánh giá kết quả hoạt động bằng việc đánh giá kết quả vận hành của doanh
nghiệp (Gold và cộng sự, 2001; Mills và Smith, 2011; Tan và Wong, 2015; Ngoc-Tan
và Gregar, 2019). Do vậy, một thang đo đa hướng về kết quả hoạt động bao gồm kết quả
vận hành và kết quả thị trường được xây dựng bởi Delaney và Huselid (1996) là quan
trọng để đánh giá hoạt động tổng thể của doanh nghiệp theo các chỉ tiêu tài chính và phi
tài chính. Đây là một điểm mới của Luận án vì so với các nghiên cứu trước đây chỉ đánh
giá kết quả hoạt động dựa trên kết quả vận hành thì Luận án đã đồng thời đánh giá kết
quả hoạt động theo cả kết quả vận hành và kết quả thị trường. Bên cạnh đó, đánh giá kết
quả hoạt động theo hai khía cạnh là kết quả vận hành và kết quả thị trường hoàn toàn
phù hợp trong bối cảnh các doanh nghiệp tại Việt Nam (Nguyễn Duy Thành, 2020). Bởi
vì kết quả vận hành phản ánh những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đạt được các
mục tiêu và kết quả kinh doanh kỳ vọng và chỉ phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của
chính doanh nghiệp (Denaley và Huselid, 1996). Trong khi đó, kết quả thị trường phản
ánh nỗ lực của doanh nghiệp trong việc đạt được thị phần cũng như gia tăng lợi thế cạnh
tranh và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí địa lý, tình hình chính trị và đặc biệt
là động thái của đối thủ cạnh tranh trên thị trường (Zhang và Li, 2009; Lu và cộng sự,
2015). Do đó, kết quả hoạt động của doanh nghiệp được xác định bằng kết quả vận hành

và kết quả thị trường sẽ cho phép đánh giá chính xác tình hình hoạt động kinh doanh
cũng như vị thế cạnh tranh và thị phần của doanh nghiệp trên thị trường tại một thời
điểm cụ thể.
Đồng thời, các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và trên thế giới thường chỉ
đánh giá tác động của năng lực cơ sở hạ tầng tri thức và quá trình quản trị tri thức tới
kết quả hoạt động của doanh nghiệp mà bỏ qua mối quan hệ giữa năng lực cơ sở hạ tầng
tri thức tới quá trình quản trị tri thức. Tuy nhiên, đây là mối quan hệ quan trọng cần
được khám phá bởi vì năng lực cơ sở hạ tầng tri thức được xem là một tập hợp của
những yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp dễ dàng triển khai các hoạt động quản trị tri
thức mà nhiều nghiên cứu trước đây trên Thế giới đã không đề cập tới (Gold và cộng
sự, 2001; Mills và Smith, 2011). Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá tác
động của năng lực cơ sở hạ tầng tri thức tới quá trình quản trị tri thức trong các doanh
nghiệp tại Việt Nam để làm sáng tỏ vai trò cũng như tầm quan trọng của năng lực cơ sở
hạ tầng tri thức trong các doanh nghiệp. Vì vậy, nghiên cứu này đã xây dựng một mô


4

hình tổng hợp bao gồm các yếu tố cấu thành nên năng lực cơ sở hạ tầng tri thức và quá
trình quản trị tri thức, đồng thời kiểm định tác động của năng lực cơ sở hạ tầng tri thức
tới quá trình quản trị tri thức và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam.
Về thực tiễn, hầu hết các nghiên cứu trước đây về tác động của quản trị tri thức
tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp thường được thực hiện tại các quốc gia phát
triển (Gold và cộng sự, 2001; Chang và Chuang, 2011; Pérez-López và Alegre, 2012;
Tan và Wong, 2015). Các nghiên cứu về quản trị tri thức tại Việt Nam hiện còn rất mới
mẻ. Gần đây, Ngoc-Tan và Gregar (2019) đã đánh giá tác động của quản trị tri thức tới
kết quả hoạt động nhưng nghiên cứu này lại được thực hiện trong môi trường giáo dục
đại học với những hoạt động quản trị tri thức và thang đo kết quả hoạt động khác xa so
với bối cảnh sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền
kinh tế tại Việt Nam, lãnh đạo định hướng tri thức được xem là yếu tố then chốt cho sự

tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp (Tran và Le, 2019; Tran, 2020; Tran, 2021).
Bởi vì lãnh đạo định hướng tri thức sẽ truyền cảm hứng cho người lao động cống hiến
cho công ty. Đồng thời, những nhà lãnh đạo định hướng tri thức sẽ chuyển đổi tri thức
thành những hành động cụ thể và thể hiện sự chuyên môn hóa về lãnh đạo bằng cách áp
dụng tri thức vào thực tiễn để đạt được những kết quả hoạt động ấn tượng (Tran và Le,
2019). Ngoài ra, hành vi của nhà lãnh đạo định hướng vào tri thức còn tạo ra động lực
mạnh mẽ giúp người lao động hài lòng hơn với công việc, được thể hiện qua hiệu suất
làm việc cao hơn, qua đó giúp cho doanh nghiệp gia tăng kết quả hoạt động (Tran, 2020).
Bên cạnh đó, lãnh đạo định hướng tri thức còn là người chia sẻ mục tiêu giữa các thành
viên trong doanh nghiệp và thúc đẩy họ nỗ lực đổi mới sáng tạo trong công việc để đạt
được những kết quả hoạt động tốt hơn (Tran, 2021). Do đó, có thể nhận định rằng lãnh
đạo định hướng tri thức là yếu tố rất quan trọng của khía cạnh năng lực cơ sở hạ tầng tri
thức giúp gia tăng sự hài lịng trong cơng việc của người lao động, qua đó nâng cao được
q trình đổi mới sáng tạo cũng như gia tăng kết quả hoạt động trong các doanh nghiệp
tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2020-2021, thống kê cho thấy trong giai đoạn 6
tháng đầu năm 2021, Việt Nam có tổng số 70.209 doanh nghiệp phải rời khỏi thị trường
(Bộ Công thương, 2021). Nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng với việc cắt
giảm số lượng nhân viên do bị thiếu hụt nguyên vật liệu trên toàn cầu. Ngoài những
nguyên nhân khách quan khiến các doanh nghiệp không thể hoạt động, một trong những
nguyên nhân chủ quan khiến các doanh nghiệp phải ngừng hoạt động có thể là do thiếu
hụt các hoạt động quản trị tri thức trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, thế kỷ 21 cả Thế giới
đã bước sang giai đoạn kỷ nguyên kinh tế 4.0 (kỷ nguyên của nền kinh tế dựa vào tri


5

thức) nên doanh nghiệp nào có quy trình quản trị tri thức tốt hơn thì doanh nghiệp đó sẽ
tạo ra lợi thế cạnh tranh. Cụ thể, một số doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI
tại Việt Nam tập trung vào quản trị tri thức đã đạt được rất nhiều thành cơng, ví dụ như

Tâm Việt, LG hay Honda... Điểm chung của tất cả các doanh nghiệp này là các nhà quản
trị luôn quan tâm tới việc ứng dụng và sáng tạo tri thức mới giữa người lao động để nâng
cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ (Nguyễn Văn Nhung, 2021). Những doanh nghiệp
có cơng nghệ tốt sẽ vẫn hoạt động hiệu quả trong mọi hồn cảnh bởi vì cơng nghệ thơng
tin được xem là “dịng chảy” của doanh nghiệp (Gold và cộng sự, 2001). Thông qua hệ
thống công nghệ thơng tin, người lao động có thể tiếp cận nhanh hơn và dễ dàng hơn
trong việc cập nhật, chia sẻ và phổ biến thông tin đồng thời giữ cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn được thực hiện. Đồng thời, nếu doanh nghiệp
xây dựng được cơ cấu tổ chức và linh hoạt giúp cho người lao động có thể chủ động làm
việc tại nhà cũng sẽ giúp cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động trong thời kỳ khó khăn.
Vì vậy, một nghiên cứu về tác động của quản trị tri thức trong các doanh nghiệp
Việt Nam sẽ giúp đánh giá tác động của các yếu tố năng lực cơ sở hạ tầng tri thức và
quá trình quản trị tri thức tới kết quả vận hành và kết quả thị trường. Điều này sẽ chỉ ra
những yếu tố quan trọng nhất của quản trị tri thức tác động tới kết quả hoạt động trong
các doanh nghiệp, qua đó giúp cho các nhà quản trị trong các doanh nghiệp tại Việt Nam
có thể đưa ra những điều chỉnh kịp thời về quản trị tri thức với mục đích nâng cao kết
hoạt động. Do đó, xuất phát từ nhu cầu lý luận và thực tiễn, tác giả đã lựa chọn đề tài
“Tác động của quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp tại Việt
Nam” để thực hiện luận án tiến sỹ.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ lý do lựa chọn đề tài cũng như hông qua việc tổng quan nghiên cứu,
luận án được thực hiện với những mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể như sau:

2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của luận án là kiểm định và ước lượng mơ hình về tác động
của q trình quản trị tri thức và năng lực cơ sở hạ tầng tri thức tới kết quả hoạt động
trong các doanh nghiệp gồm kết quả vận hành và kết quả thị trường.
Với mục tiêu tổng quát nêu trên, luận án đưa ra những mục tiêu nghiên cứu cụ
thể như sau:


2.2. Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, xem xét tác động của các nhân tố đơn hướng thuộc (1) năng lực cơ sở
hạ tầng tri thức và (2) quá trình quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp
gồm (1) kết quả vận hành và (2) kết quả thị trường.


6

Thứ hai, xem xét tác động của các nhân tố đa hướng là (1) năng lực cơ sở hạ tầng
tri thức và (2) quá trình quản trị tri thức đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ ba, xem xét tác động của các nhân tố đa hướng là (1) Năng lực cơ sở hạ tầng
tri thức đến (2) quá trình quản trị tri thức trong các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Thứ tư, dựa trên kết quả ước lượng mô hình nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải
pháp với mục đích giúp cho các nhà quản lý, nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp có thể
đưa ra những biện pháp và chính sách hồn thiện q trình quản trị tri thức cũng như
xây dựng năng lực cơ sở hạ tầng tri thức vững mạnh để có thể gia tăng được kết quả
hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra một số khuyến nghị giúp
các cơ quan có thẩm quyền ban hành những chủ trương, đường lối để thúc đẩy cũng như
hỗ trợ các doanh nghiệp có được điều kiện thuận lợi để gia tăng các hoạt động quản trị
tri thức.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Thông qua tổng quan nghiên cứu và bối cảnh nghiên cứu trong các doanh nghiệp
tại Việt Nam, luận án đưa ra những câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Lý thuyết nào là phù hợp trong nghiên cứu tác động của quản trị tri
thức tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp?
Câu hỏi 2: Năng lực cơ sở hạ tầng tri thức tác động như thế nào tới kết quả hoạt
động của doanh nghiệp?
Câu hỏi 3: Quá trình quản trị tri thức tác động như thế nào tới kết quả hoạt động của

doanh nghiệp?
Câu hỏi 4: Năng lực cơ sở hạ tầng tri thức tác động như thế nào tới quá trình quản trị tri
thức của các doanh nghiệp tại Việt Nam?
Câu hỏi 5: Có những giải pháp nào cần thực hiện nhằm thúc đẩy quá trình quản
trị tri thức và năng lực cơ sở hạ tầng tri thức trong các doanh nghiệp tại Việt Nam?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án có đối tượng nghiên cứu là tác động của quản trị tri thức gồm 2 khía
cạnh là: (1) Năng lực cơ sở hạ tầng tri thức và (2) quá trình quản trị tri thức tới kết quả
hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, quá trình quản tri tri thức và năng lực
cơ sở hạ tầng tri thức sẽ được nghiên cứu trên quy mô của cả tổ chức chứ không tập
trung vào cấp độ của các cá nhân. Đồng thời, quá trình quản trị tri thức và năng lực cơ


7

sở hạ tầng tri thức sẽ được đánh giá bởi các nhà quản trị và các nhà lãnh đạo trong các
doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ngồi ra, luận án cịn tập trung đánh giá tác động của các nhân tố tố đơn hướng
thuộc (1) năng lực cơ sở hạ tầng tri thức và (2) quá trình quản trị tri thức tới kết quả hoạt
động của doanh nghiệp gồm kết quả vận hành và kết quả thị trường.

4.2.Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các doanh nghiệp trong
các lĩnh vực: Sản xuất chế tạo, thương mại, dịch vụ, công nghệ thông tin, xây dựng thuộc
31 tỉnh/thành phố trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam của Việt Nam vì các doanh nghiệp
này chiếm tỷ trọng tới 79,59% cơ cấu trong nền kinh tế Việt Nam (Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, 2022).
Về thời gian nghiên cứu: Luận án sử dụng dữ liệu sơ cấp dựa trên điều tra khảo

sát bằng bảng hỏi đối với các nhà quản trị và các nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp
tại Việt Nam trên cả 3 miền Bắc Trung Nam từ năm 2018 tới nay. Tuy nhiên, bảng hỏi
khảo sát được thực hiện từ 1/5/2021 tới hết ngày 31/8/2021. Kết thúc thời gian khảo sát,
tác giả thu được 482 bảng hỏi trả lời đầy đủ các thông tin trên phiếu trả lời từ 31
tỉnh/thành phố trên cả nước.
Về nội dung nghiên cứu: Mặc dù tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay có nhiều
cách tiếp cận về quản trị tri thức, nhưng trong luận án này, tác giả đã mở rộng mơ hình
nghiên cứu của Gold và cộng sự (2001) và Mills và Smith (2011) bằng cách bổ sung
thêm nhân tố “lãnh đạo định hướng tri thức” vào khía cạnh “năng lực cơ sở hạ tầng tri
thức” để đánh giá tác động của (1) năng lực cơ sở hạ tầng tri thức và (2) quá trình quản
trị tri thức tới kết quả hoạt động gồm kết quả vận hành và kết quả thị trường trong các
doanh nghiệp Việt Nam. Do luận án đề cập tới kết quả hoạt động của cả tổ chức nên
phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung vào cấp độ tổ chức của doanh nghiệp và
không tập trung vào cấp độ cá nhân. Đồng thời, mỗi doanh nghiệp chỉ chọn một người
huy nhất am hiểu về quản trị tri thức và kết quả hoạt động để trả lời bảng hỏi khảo sát.
Ngoài ra, luận án sử dụng đồng thời hai phương pháp ước lượng đơn hướng và
đa hướng đối với các biến độc lập và phụ thuộc. Các biến đơn hướng gồm có 8 nhân tố
độc lập là: (1) Văn hóa doanh nghiệp, (2) cơ cấu tổ chức, (3) công nghệ, (4) lãnh đạo
định hướng tri thức, (5) thu nhận tri thức, (6) chuyển giao tri thức, (7) ứng dụng tri thức,
(8) bảo vệ tri thức và 2 nhân tố phụ thuộc là: (1) Kết quả vận hành và (2) kết quả thị
trường. Các biến đa hướng gồm có: Năng lực cơ sở hạ tầng tri thức, quá trình quản trị
tri thức và kết quả hoạt động. Trong đó: Năng lực cơ sở hạ tầng tri thức gồm có 4 nhân


8

tố độc lập: (1) Văn hóa doanh nghiệp, (2) cơ cấu tổ chức, (3) công nghệ, (4) lãnh đạo
định hướng tri thức. Q trình quản trị tri thức gồm có 4 nhân tố độc lập: (5) thu nhận
tri thức, (6) chuyên giao tri thức, (7) ứng dụng tri thức, (8) bảo vệ tri thức. Còn kết quả
hoạt động gồm 2 nhân tố phụ thuộc là (1) kết quả vận hành và (2) kết quả thị trường.

Đồng thời, dựa trên kết quả kiểm định, luận án sẽ chỉ ra những nhân tố đơn hướng
quan trọng nhất của (1) năng lực cơ sở hạ tầng tri thức và (2) quá trình quản trị tri thức
tác động tới kết quả vận hành và kết quả thị trường. Đồng thời, dựa trên những kết quả
nghiên cứu, luận án sẽ đưa ra những giải pháp và khuyến nghị giúp cho các doanh nghiệp
đưa ra chính sách phù hợp để tăng cường các hoạt động quản trị tri thức.

5. Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu kiểm định và ước lượng mơ hình nghiên cứu nhằm đánh giá tác
động của (1) quá trình quản trị tri thức và (2) năng lực cơ sở hạ tầng tri thức tới kết quả
hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả đã sử dụng kết hợp đồng thời hai
phương pháp nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên
cứu định tính sơ bộ được sử dụng để bổ sung thêm nhân tố “lãnh đạo định hướng tri
thức” vào năng lực cơ sở hạ tầng tri thức. Đồng thời, phương pháp nghiên cứu định tính
cịn được sử dụng để điều chỉnh các thang đo về năng lực cơ sở hạ tầng tri thức, quá
trình quản trị tri thức và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định và ước
lượng mơ hình nghiên cứu. Các phương pháp định lượng được sử dụng trong phân tích
gồm có: Thống kê mơ tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo theo hệ số Cronbach’s Alpha,
phân tích khám phá nhân tố (EFA), phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến
tính theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).
Kết quả ước lượng sẽ giúp tác giả thảo luận các kết quả nghiên cứu đồng thời
đưa ra những giải pháp và khuyến nghị cho các doanh nghiệp tại Việt Nam nhằm thúc
đẩy các hoạt động quản trị tri thức, góp phần nâng cao kết quả vận hành cũng như mở
rộng thị trường cho các doanh nghiệp.

6. Những đóng góp mới của đề tài
Luận án sau khi được hồn thành sẽ đóng góp những điểm mới cả về lý luận và
thực tiễn như sau:
Về mặt lý luận, luận án đã mở rộng mơ hình nghiên cứu của Gold và cộng sự
(2001) cũng như mơ hình nghiên cứu của Mills và Smith (2011) bằng cách bổ sung thêm

nhân tố “lãnh đạo định hướng tri thức” vào năng lực cơ sở hạ tầng tri thức để phù hợp


9

với bối cảnh các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đồng thời, khi bổ sung thêm nhân tố “lãnh
đạo định hướng tri thức” thì luận án đã xây dựng được một mơ hình tổng hợp để đánh
giá tác động của (1) quá trình quản trị tri thức và (2) năng lực cơ sở hạ tầng tri thức tới
kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Đây là một phát hiện mới của Luận án bởi vì
các nghiên cứu trước đây thường chỉ đánh giá đơn lẻ tác động của yếu tố “lãnh đạo định
hướng tri thức” tới kết quả vận hành của các doanh nghiệp. Mặc dù nghiên cứu của
Wong và Aspinwall (2005) cũng đã đề cập tới yếu tố “lãnh đạo định hướng tri thức”,
tuy nhiên nghiên cứu của Wong và Aspinwall (2005) chỉ thực hiện theo phương pháp
định tính nên đã khơng lượng hóa được tác động của “lãnh đạo định hướng tri thức” tới
kết quả hoạt động. Trong khi đó, các nghiên cứu định lượng khác cũng sử dụng yếu tố
“lãnh đạo định hướng tri thức” nhưng với những chỉ báo (item) khác với nghiên cứu này
(Davenport và cộng sự, 1998; Al-Mabrouk, 2006; Ho, 2009). Bởi vì các nghiên cứu
trước đây thường chỉ đề cập tới vai trò của các nhà quản trị/nhà lãnh đạo tới quá trình
quản trị tri thức mà thiếu đi sự ủng hộ về vật chất và tinh thần của họ đối với việc xây
dựng năng lực cơ sở hạ tầng tri thức trong doanh nghiệp. Do đó, nghiên cứu này đã sử
dụng thang đo định lượng bao gồm cả các chỉ báo về vai trò của nhà lãnh đạo cũng như
sự ủng hộ của họ để xây dựng các nguồn lực cho cơ sở hạ tầng tri thức trong doanh
nghiệp.Việc sử dụng biến định lượng sẽ giúp lượng hóa được tác động của yếu tố “lãnh
đạo định hướng tri thức” tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam.
Đồng thời, luận án đã sử dụng thang đo kết quả hoạt động của doanh nghiệp là
một thang đo đa hướng bao gồm kết quả vận hành và kết quả thị trường. Thang đo đa
hướng sẽ giúp đánh giá tác động của quản trị tri thức tới kết quả hoạt động một cách
chính xác và đáng tin cậy hơn so với các thang đo đơn hướng. Ngoài ra, khi sử dụng
thang đo đa hướng, Luận án đã xây dựng được một mơ hình tổng hợp về năng lực cơ sở
hạ tầng tri thức trong đó bổ sung thêm yếu tố “lãnh đạo định hướng tri thức”. Điều này,

theo nhận thức của tác giả là khác biệt so với các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và
trên thế giới khi các nghiên cứu này thiếu vắng yếu tố “lãnh đạo định hướng tri thức”.
Ngồi ra, thơng qua phương pháp nghiên cứu định tính sơ bộ, tác giả đã bổ sung
thêm được một chỉ báo cho yếu tố “công nghệ” trong thang đo của Gold và cộng sự
(2001) là “Công nghệ cho phép phân tích dữ liệu và hỗ trợ đưa ra quyết định”, đây là
một chỉ báo quan trọng phù hợp với sự phát triển công nghệ thông tin hiện nay.
Về mặt thực tiễn, luận án đã chỉ ra được những nhân tố quan trọng nhất của (1)
quá trình quản trị tri thức và (2) năng lực cơ sở hạ tầng tri thức tác động tới kết quả thị
trường và kết quả vận hành trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đồng thời, luận án


10

cũng chỉ ra được tác động trực tiếp từ năng lực cơ sở hạ tầng tri thức tới quá trình quản
trị tri thức trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Đồng thời, dựa trên các kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị
và giải pháp để giúp cho các cấp lãnh đạo có thẩm quyền cũng như các nhà quản trị trong
doanh nghiệp đưa ra những chính sách để thúc đẩy quá trình quản trị tri thức nhằm nâng
cao kết quả vận hành cũng như mở rộng thị trường trong các doanh nghiệp Việt Nam.

7. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án được thiết kế với 3 phần chính như sau
- Phần mở đầu gồm có: Lý do chọn đề tài; mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm
vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp mới của đề tài và kết cấu của luận án.
- Phần nội dung gồm có 4 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu. Chương 1 trình bày các lý
thuyết nền tảng về quản trị tri thức cũng như tổng quan nghiên cứu về tác động quá
trình quản trị tri thức và năng lực cơ sở hạ tầng tri thức tới kết quả hoạt động của các
doanh nghiệp.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. Chương 2 trình bày về thiết kế nghiên cứu,

phương pháp nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng, thang đo
nghiên cứu, bảng hỏi, mẫu nghiên cứu cũng như quá trình thu thập và phân tích dữ liệu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu. Chương 3 trình bày và phân tích các kết quả
ước lượng và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.
Chương 4: Thảo luận, kết luận và khuyến nghị. Dựa trên các kết quả nghiên cứu
của chương 3, chương 4 sẽ trình bày thảo luận cũng như so sánh kết quả của luận án với
các nghiên cứu trước đây tại Việt Nam và trên thế giới. Đồng thời, dựa trên kết quả
nghiên cứu, chương 4 cũng sẽ trình bày một số khuyến nghị.
- Phần kết luận: Tổng kết lại các kết quả nghiên cứu quan trọng của luận án cũng
như các đóng góp mới và hạn chế của đề tài.


11

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Tri thức và phân loại tri thức
1.1.1.1. Khái niệm tri thức
Tri thức là một trong những thuật ngữ phổ biến và được tìm kiếm nhiều nhất trên
Thế giới (Holden, 2002). Những học giả có đóng góp to lớn và quan trọng nhất cho việc
phát triển các lý thuyết liên quan tới tri thức phải kể tới Kogut và Zander (1992), Nonaka
và Takeuchi (1995), Grant (1996), Davenport và Prusak (1998). Tuy nhiên, mỗi học giả
lại có cách lập luận và định nghĩa khác nhau về tri thức. Trong đó, Kogut và Zander
(1992) định nghĩa tri thức bao gồm các thông tin do các cá nhân nắm giữ và được thể
hiện trong các quy tắc hay hoạt động định kỳ mà theo đó các thành viên trong tổ chức
có thể hợp tác với nhau để đạt được mục tiêu. Ngoài ra, việc ghi nhận tri thức được thể
hiện ra trong các quy tắc gắn liền với tổ chức là rất cần thiết để có thể hiểu được hành
vi của doanh nghiệp. Đồng quan điểm với Kogut và Zander (1992), nghiên cứu của Zack
(1999) cũng cho rằng mỗi doanh nghiệp là một cái “kho lưu trữ” và tri thức là một quá

trình gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp và được tạo ra thông qua các tương
tác xã hội.
Bên cạnh đó, dựa trên các nghiên cứu trước đây của Kogut và Zander (1992),
Nonaka và Takeuchi (1995) đã kế thừa và phát triển một mơ hình giải thích q trình sáng
tạo tri thức trong doanh nghiệp. Theo đó, “tri thức là cơ sở để giải thích hành vi của doanh
nghiệp”. Tri thức là một quá trình năng động của con người tìm cách lý giải niềm tin cá
nhân đối với sự thật. Tri thức được sử dụng trong mối quan hệ với tri thức của những
người khác và tồn tại trong mối tương quan với nhau” (Nonaka và Takeuchi, 1995).
Trong khi đó, Grant (1996) cho rằng “tri thức là nguồn lực sản xuất áp đảo quan
trọng trong việc đóng góp vào giá trị gia tăng và tầm quan trọng trong chiến lược. Tri
thức bao gồm thông tin, công nghệ, bí quyết và kỹ năng. Các loại tri thức khác nhau sẽ
có cách chuyển giao khác nhau”.
Ngồi ra, một trong những định nghĩa về tri thức được trích dẫn nhiều nhất trên
thế giới là của Davenport và Prusak (1998). Trong đó, “Tri thức là sự kết hợp trơi chảy
của kinh nghiệm, giá trị, thông tin theo bối cảnh và sự thấu hiểu để cung cấp một
khuôn khổ để đánh giá và kết hợp giữa kinh nghiệm và thông tin mới. Tri thức được
bắt nguồn và được áp dụng trong tâm trí của những người hiểu biết. Trong các tổ
chức, tri thức không chỉ được hàm chứa trong các tài liệu, hay các kho tri thức mà


12

cịn được hàm chứa trong các quy trình, thơng lệ, quy tắc hoạt động của tổ chức”
(Davenport và Prusak, 1998). Định nghĩa này cho thấy tri thức có thể đạt được thông
qua kinh nghiệm. Và tri thức được phát triển theo thời gian và thông qua kinh nghiệm
bao gồm những gì chúng ta tiếp thu được từ việc học tập chính thức và khơng chính
thức. Do vậy, luận án này sử dụng định nghĩa về tri thức của Davenport và Prusak
(1998). Bởi vì, định nghĩa của Davenport và Prusak (1998) phản ánh rất rộng ý nghĩa
của tri thức trên tất cả các khía cạnh về nhận thức (giá trị, niềm tin) và hành vi (kinh
nghiệm, hành động) của người thấu hiểu tri thức, đồng thời nắm bắt cả khía cạnh khách

quan và chủ quan của tri thức.
1.1.1.2. Phân loại tri thức
Hiện nay, các học giả trên Thế giới đang đưa ra rất nhiều cách tiếp cận khác nhau
để phân loại tri thức. Trong luận án này, tác giả chỉ trình bày các loại tri thức phổ biến
dưới đây:
a. Tri thức ẩn và tri thức hiện
Thuật ngữ “tri thức ẩn” (knowledge tacit) và “tri thức hiện” (knowledge explicit)
lần đầu xuất hiện trong nghiên cứu của Polanyi (1966). Trong đó, “We can know more
than we can tell” – “Chúng ta có thể biết nhiều hơn những gì chúng ta có thể nói” (Planyi,
1966). Thuật ngữ này có nghĩa là chúng ta có thể nắm bắt và chia sẻ một số khía cạnh
kiến thức của mình, trong khi một số khía cạnh khác thì chúng ta khơng thể. Thơng qua
phát biểu của Polanyi (1966), chúng ta có thể thấy rằng “kiến thức” rõ ràng là trừu tượng.
Tri thức cá nhân dù là tri thức ẩn hay tri thức hiện đều là những nguồn tài nguyên của
tổ chức và có thể gia tăng giá trị vào các sản phẩm, khách hàng và cho chính tổ chức
(Nhâm Phong Tuân và Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2021).
Dựa trên nghiên cứu của Polanyi (1966), Nonaka (1994) đã phân biệt rõ 2 khái
niệm “tri thức ẩn” và “tri thức hiện” như sau:
- Tri thức ẩn: Tri thức ẩn thường được xem là “tri thức trong hành động”, là
dạng thức chưa được mơ tả, mã hóa cũng như chưa tồn tại dưới bất cứ tài liệu nào. Tri
thức ẩn mang tính cá nhân, chủ quan, trực giác cá nhân và khơng rõ ràng như các kỹ
năng hay bí quyết. Tri thức ẩn thường dựa trên trải nghiệm, khó thể hiện bằng lời nói,
con số hay cơng thức. Tri thức ẩn phụ thuộc rất lớn vào ngữ cảnh mà nó tồn tại, đồng
thời phụ thuộc vào cá nhân cụ thể và do vậy khó được chính thức hóa và truyền đạt
(Nhâm Phong Tuân và Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2021). Tri thức ẩn được cấu thành từ các
yếu tố nhận thức và kỹ thuật. Các yếu tố nhận thức tập trung vào các mơ hình tinh thần.
Các giá trị tinh thần như quan điểm, niềm tin và bối cảnh sẽ giúp các cá nhân nhận thức
và xác định công việc của họ.


13


- Tri thức hiện: Tri thức hiện mang tính khách quan, logic, được thể hiện, giải
thích một cách rõ ràng thơng qua lời nói, con số hoặc các cơng thức và không phụ thuộc
vào bối cảnh. Loại tri thức này được chia sẻ dưới hình thức dữ liệu “cứng” hay quy tắc.
Trong tổ chức, tri thức hiện thường nằm trong các chính sách, hệ thống, tài liệu hướng
dẫn, thủ tục (Nhâm Phong Tuân và Nguyễn Thị Tuyết Mai, 2021).
Bảng 1.1 dưới đây đã phân biệt khá chi tiết các đặc điểm của tri thức ẩn và tri
thức hiện như sau:
Bảng 1.1. So sánh đặc điểm của tri thức ẩn và tri thức hiện
Tri thức ẩn

Tri thức hiện

Giúp thích ứng, đối diện với các tình Có thể được phổ biến, sao chép, truy cập
huống mới và đặc biệt.

và áp dụng trong tồn bộ tổ chức.

Bao gồm chun mơn sâu, bí quyết, sự Sử dụng cho đào tạo, phát triển.
thấu hiểu.
Khả năng phối hợp, chia sẻ tầm nhìn, Có thể tổ chức, sắp xếp, hệ thống hóa,
truyền đạt văn hóa.

biến tầm nhìn thành tuyên bố sứ mệnh
cũng như hướng dẫn thực thi.

Được chuyển giao thông qua huấn luyện, Được chuyển giao qua các sản phẩm, dịch
gặp mặt trực tiếp và một kèm một.
vụ và các quá trình được lưu trữ dưới dạng
văn bản hay tài liệu.

(Nguồn: Dalkir, 2005)
Nghiên cứu của Nonaka và Takeuchi (1995) đã xây dựng được mơ hình về về sự
tương tác của “tri thức ẩn” và “tri thức hiện” với 4 phương thức chuyển đổi là: (1) Xã
hội hóa (Socialization) (từ tri thức ẩn sang tri thức ẩn), (2) ngoại hóa (externalization)
(từ tri thức ẩn sang tri thức hiện), (3) kết hợp (combination) (từ tri thức hiện sang tri
thức hiện) và (4) nội hóa (internalization) (từ tri thức hiện sang tri thức ẩn). Trong đó:
- Giai đoạn 1: Tri thức ẩn sang tri thức ẩn sẽ được thông qua quá trình giao lưu xã
hội. Đây là một quá trình chia sẻ kinh nghiệm giữa các cá nhân để tạo ra suy nghĩ chung.
- Giai đoạn 2: Tri thức ẩn sang tri thức hiện là quá trình thể hiện và làm rõ tri thức
bằng ẩn dụ và tương đồng.
- Giai đoạn 3: Tri thức hiện sang tri thức hiện là q trình hệ thống hóa các khái
niệm tạo thành một hệ thống tri thức.
- Giai đoạn 4: Tri thức hiện đến tri thức ẩn liên quan chặt chẽ đến việc học hỏi,
sau đó thực hành.


14

Mơ hình SECI của Nonaka và Takeuchi (1995) cho rằng mỗi một phương thức
có thể độc lập tạo ra tri thức mới. Tuy nhiên, quá trình sáng tạo tri thức trong tổ chức
diễn ra khi cả bốn dạng phương thức tương tác với nhau một cách năng động, bắt đầu
bằng sự giao lưu xã hội của các cá nhân, tiếp đến là q trình ngoại hóa bên trong tập
thể, sự kết hợp trong tổ chức, tiếp đó là q trình nội hóa bên trong tập thể rồi cuối cùng
trở lại trong các cá nhân. Quá trình sáng tạo tri thức này được bắt đầu từ các cá nhân,
rồi nâng dần lên đến cấp độ nhóm và cuối cùng là đến cấp độ tổ chức. Điều này giúp
mang lại sự tích lũy và tăng trưởng tri thức trong doanh nghiệp, qua đó cho phép sự học
tập và sáng tạo tri thức mới trong tổ chức (Nonaka và Takeuchi, 1995).

Hình 1.1. Mơ hình về sự tương tác giữa tri thức ẩn và tri thức hiện
Nguồn: Nonaka và Takeuchi, 1995

b. Tri thức liên quan tới “kinh nghiệm” và “hành động”
Thông qua tổng quan nghiên cứu, có thể thấy tri thức ẩn trong mỗi cá nhân rất
khó chuyển giao. Ngồi ra, một số loại kiến thức của tổ chức như giá trị và niềm tin lại
không được phản ánh trong các tài liệu được hệ thống hóa nhưng đã được ghi vào trong
não bộ của các cá nhân nên không thể chuyển giao thông qua các tài liệu chính thức như
email hay các văn bản chính thống. Do đó, cách để làm cho kiến thức ẩn trở nên rõ ràng
là học bằng cách “hành động” hoặc học bằng “kinh nghiệm”.
Dựa trên lập luận được đưa ra bởi Polanyi (1983) về sự “thấu hiểu” (Knowing)
của tri thức (Knowledge), nghiên cứu của Cook và Brown (1999) cho rằng các định
nghĩa về tri thức ẩn và tri thức hiện là khơng đủ để có thể hiểu bản chất sâu sắc của kiến


15

thức. Trong khi đó, Cook và Brown (1999) cho rằng chúng ra nên biết khái niệm “Thấu
hiểu”. Khác với quan điểm của Nonaka và Takeuchi (1995) khi lập luận rằng con người
có thể nắm giữ “tri thức ẩn” và “tri thức hiện” thì ngược lại, Cook và Brown cho rằng
kiến thức không phải để sở hữu mà phải được thực hành. Xuất phát từ quan điểm xây
dựng xã hội (social construction theory), Cook và Brown (1999) kết luận rằng việc tạo
ra kiến thức thông qua tương tác xã hội đang diễn ra dựa trên thực tế làm việc trong tổ
chức và tri thức được nắm bắt thơng qua q trình tương tác với mọi người và cơng việc.
Chính vì vậy, tri thức là một quá trình “thấu hiểu” (hiểu biết) và bị ảnh hưởng mật thiết
bởi bối cảnh xã hội và văn hóa xung quanh nó (Cook và Brown, 1999).
Đặc biệt, dựa trên các nghiên cứu trước đây của Polanyi (1983), Cook và Brown
(1999), Lundvall (1996) đã phân loại tri thức thành 4 dạng thức là: Biết gì (Knowwhat), vì sao biết (Know-why), biết như thế nào (Know-how) và biết ai (Know-who).
Trong đó:
- Biết gì: Đề cập đến tri thức về những “sự kiện”, nó gần với cái thường được gọi
là thơng tin. Ví dụ, một nhân viên địa phương có thể biết có bao nhiêu bước để vận hành
một chiếc máy mới.
- Vì sao biết: Là các tri thức liên quan đến các nguyên lý và quy luật vận động

trong tự nhiên và trong tâm trí con người, cũng như trong xã hội.
- Biết như thế nào: Đề cập đến các kỹ năng, ví dụ như khả năng làm một việc gì
đó. Đây thường là một loại tri thức được phát triển và lưu giữ trong giới hạn nội bộ của
các cơng ty hoặc trong từng nhóm cơng việc.
- Biết ai: Liên quan đến thông tin về ai biết cái gì và ai biết làm gì và liên quan
đến khả năng xã hội để xây dựng mối quan hệ với các nhóm chun mơn hóa để có được
các kiến thức chuyên môn.
Dựa trên lập luận của Cook và Brown (1999), nghiên cứu của Vera và Crossan
(2003) đã giải thích mối quan hệ giữa “tri thức” và “thấu hiểu” như sau:
- Tri thức có thể đạt được thơng qua trí óc (học bằng phản xạ) và thông qua cơ thể
(học qua thực hành và học qua trải nghiệm)
- Tri thức được tích lũy trong tâm trí của chúng ta (biết cái gì) và học qua bên ngồi
(biết như thế nào)
- Trong khi đó, “thấu hiểu” là thực hành/hành động, hay là việc chúng ta làm. Thấu
hiểu không phải là kiến thức được sử dụng trong hành động, mà ngược lại, tri thức là
một phần của hành động.


16

- Học là sự thay đổi về tri thức, sự thay đổi về cái biết dẫn đến sự thay đổi về nhận
thức là hành vi. Thấu hiểu là nội dung của quá trình học tập, tri thức chủ yếu là nhận
thức, còn thấu hiểu chủ yếu là hành vi. Do đó, tri thức là hành động.
Tri thức
Ổn định
Ổn định

Thay đổi
Học bằng cách thu
nhận kỹ năng và sự


Không học

Thấu hiểu

kiện mới
Học bằng cách thực
Thay đổi

hành các kỹ năng
và sự kiện mới

Học bằng cách thu
nhận và thực hành
các kỹ năng và sự
kiện mới

Hình 1.2. Sự khác nhau giữa Tri thức và Thấu hiểu
Nguồn: Vera và Crossan, 2003
Hình 1.1 cho thấy sự phức tạp của tri thức. Do vậy để được trang bị đầy đủ tri
thức thì mỗi các nhân nên học bằng cả kinh nghiệm và hành động để có thể lĩnh hội
được cả tri thức ẩn và tri thức hiện. Ngoài ra, điều cần thiết là các tổ chức phải biết đâu
là kiến thức chiến lược quan trọng để có thể duy trì và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Tùy
thuộc vào tầm quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, một số kiến thức nhất định nên
được học thông qua làm việc và thực hành. Ví dụ như các kiến thức quản lý, văn hóa
của cơng ty mẹ hoặc kiến thức về đàm phán với những khách hàng quan trọng.
1.1.1.3. Tri thức cá nhân, nhóm và tổ chức
Khác với cách tiếp cận của Nonaka và Takeuchi (1995), Vera và Crossan (2003),
nghiên cứu của De Long và Fahey (2000) chỉ ra rằng mỗi tổ chức tồn tại 3 dạng tri thức
là: Tri thức cá nhân (human), tri thức tập thể (social) và tri thức tổ chức (structured).

Trong đó:
- Tri thức cá nhân: Thường được biểu hiện dưới dạng tri thức ẩn. Tri thức cá nhân
mang tính tri giác và tính nhận thức. Tri thức cá nhân thường được cảm nhận hoặc tích
lũy từ kinh nghiệm trước đây của mỗi cá nhân. Tri thức cá nhân bao gồm nhận thức, sự
hiểu biết và kỹ năng của con người được hình thành thơng qua quá trình đào tạo và làm
việc của con người. Tri thức cá nhân có thể chuyển từ tri thức ẩn sang tri thức hiện, tuy
nhiên vẫn chỉ mang tính cá nhân. Ví dụ: Kỹ năng làm việc, sự thấu hiểu thị trường.


×