Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Người đưa cây ổi về Phượng Hoàng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.61 KB, 3 trang )

Người đưa cây ổi về
Phượng Hoàng
Những năm gần đây, ổi trở thành một trong
những cây trồng chủ lực tại huyện Thanh Hà
(Hải Dương). Với hương vị thơm ngon, năng
suất và thu nhập khá, nên diện tích trồng ổi liên
tục tăng. Tại xã Phượng Hoàng, mặc dù mới bắt đầu đưa vào trồng đại trà
cách đây 4 năm, nhưng ổi đã thực sự trở thành cây thoát nghèo của nhiều gia
đình. Người có công đưa cây ổi về Phượng Hoàng là anh Lưu Cung Xứng.
Men theo con đường đê uốn lượn, chúng tôi tìm về gia đình anh Lưu Cung
Xứng, ngôi nhà cao tầng khang trang nằm giữa màu xanh bạt ngàn của cây
trái. Sinh năm 1966 trong một gia đình đông anh em, ngay từ nhỏ, Xứng đã
phải nếm trải rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Năm 1983, cũng như bao
người con khác của quê hương Phượng Hoàng, anh lên đường nhập ngũ,
thực hiện nghĩa vụ công dân. Nhưng do sức khỏe yếu nên 6 tháng sau, anh
xuất ngũ trở về địa phương. Năm 1986, anh lập gia đình và ra ở riêng. Nhà
cửa chưa có, trong tay lúc đó chỉ có hơn 1 sào ruộng trồng lúa bấp bênh,
cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ gặp phải muôn vàn gian khó. Đến khi Nhà
nước có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, anh mạnh dạn chuyển đổi
toàn bộ diện tích cấy lúa sang trồng quất. Anh cho biết: "Quất khi đó có giá
lắm, một cây quất có khi đổi được cả một thúng thóc. Hai vợ chồng chắt
chiu dành dụm, nói chung cũng đủ ăn".
Năm 1994, anh mua thêm 2 sào vườn để mở rộng diện tích trồng quất. Rồi
dần dần diện tích ấy tăng lên 5 sào, 7 sào, rồi 1 mẫu (1 mẫu Bắc Bộ =
3.600m2), và cuối cùng tăng lên 6 mẫu. Với 6 mẫu vườn, anh Xứng trồng
toàn bộ vải và quất. Những năm đầu thu nhập còn tạm ổn, càng về sau, khi
những loại cây trồng này được người dân trồng một cách ồ ạt, nên giá trị thu
nhập từ loại cây này giảm. Thêm vào đó, thiên tai bất thường khiến cả vườn
cây ăn trái rộng lớn của gia đình anh đứng trước nguy cơ xóa sổ. Lại một lần
nữa, anh bắt đầu hành trình đi tìm lời giải cho bài toán chuyển đổi cơ cấu
cây trồng. Thời điểm này, tại các xã Liên Mạc, Tân Việt, phong trào trồng ổi


Bo trắng phát triển khá mạnh. Được anh em, bạn bè giới thiệu, anh đã sang
tận nơi để thăm quan, học tập kinh nghiệm. Năm 2004, anh chính thức đưa
cây ổi về trồng tại đồng đất của gia đình. Anh cho biết: "Do gặp phải trận lũ
bất thường nên cây cối trong vườn nhà tôi hỏng hết, hơn nữa, giá trị của cây
vải và quất không còn được như trước. Tôi đã cùng các bạn tham quan mô
hình trồng ổi tại một số xã trong huyện, thấy được hiệu quả kinh tế của cây
ổi mang lại nên tôi đã chuyển sang trồng ổi."
Với trên 6 mẫu vườn, Xứng giành riêng 2 mẫu để trồng giống ổi Bo trắng.
Năm 2005, cây ổi trong vườn nhà anh bắt đầu cho thu hoạch. Nhờ thường
xuyên học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, mạng internet và của những nhà
vườn đi trước, nên năng suất và chất lượng ổi trong vườn nhà anh rất cao.
Chỉ tính riêng năm đầu tiên đã đạt 2 tấn/năm, với giá bán trung bình 12.000
đồng/kg, anh thu lãi gần 200 triệu đồng. Từ đó đến nay, năng suất của cây ổi
liên tục tăng cao, giá cả ổn định nên anh thu lãi khá.
Từ một nông dân nghèo, đến nay Lưu Cung Xứng đã trở thành người có thu
nhập cao trên chính quê hương mình. Nhờ bàn tay, khối óc nhạy bén, anh đã
đưa cây ổi về trồng trên đồng đất Phượng Hoàng, góp phần thay đổi diện
mạo quê hương. Ông Nguyễn Danh Bình, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông
nghiệp xã Phượng Hoàng cho biết: "Ổi là loại cây trồng mang lại hiệu quả
kinh tế cao. Trung bình mỗi năm, diện tích ổi của xã tăng thêm 8-10ha. Đến
nay, địa phương đã có 42,8ha chuyên canh cây ổi, tập trung chủ yếu tại thôn
Tứ Cường, thu nhập từ cây ổi năm 2010 của xã đạt 100 triệu đồng/ha".
Nhờ cây ổi mà nhiều hộ gia đình ở Phượng Hoàng đã có cuộc sống sung túc
hơn, có của ăn của để, con cái được học hành đầy đủ. Ổi đã trở thành cây
xóa nghèo, làm giàu của bà con nhân dân nơi đây, mà người đã góp phần
không nhỏ vào thành tích ấy chính là Lưu Cung Xứng. Nhưng để phát triển
cây ổi theo hướng bền vững mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực và không
lặp lại tình trạng "trồng - chặt" như một số cây trồng trước đây, chính quyền
và các ngành chức năng ở địa phương đang gặp không ít khó khăn.
Cùng Xứng đi một vòng quanh khu vườn rộng bát ngát, chúng tôi thực sự

khâm phục ý chí của anh Xứng. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới,
rất cần những nông dân có bàn tay, khối óc nhạy bén như anh.

×