Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Tài liệu BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.75 KB, 1 trang )

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở
VIỆT NAM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
- Quá trình thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần và chuyển hướng chiến lược lâm
nghiệp, từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp nhân dân đã xuất hiện nhiều nhân tố mới,
đặc biệt là đa dạng hoá các phương thức quản lý tài nguyên rừng.
- Cộng đồng tham gia quản lý rừng là một trong những hình thức quản lý rừng đang thu
hút sự quan tâm ở cấp Trung ương và địa phương. Xét về mặt lịch sử, ở Việt Nam, rừng
cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liền với sự sinh tồn và tín ngưỡng của các cộng đồng
dân cư sống dựa vào rừng. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, xuất phát từ yêu cầu quản lý
rừng, một số địa phương đã triển khai giao đất, giao rừng cho cộng đồng (làng bản , nhóm
hộ...) quản lý, sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, theo đó, cộng đồng với
tư cách như một chủ rừng. Ngoài ra, các cộng đồng còn tham gia nhận khoán bảo vệ,
khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng của các tổ chức Nhà nước. Thực tiễn một số nơi đã
chỉ rõ quản lý rừng với sự tham gia của các cộng đồng địa phương sống gần rừng là mô
hình quản lý rừng có tính khả thi về kinh tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền
thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam. Tuy nhiên, xét về khía cạnh pháp lý, cộng đồng chưa
được thừa nhận là đối tượng được giao đất, giao rừng.
- Có hàng loạt câu hỏi đang đặt ra, như: vị trí, vai trò của cộng đồng trong hệ thống tổ chức
quản lý rừng ở Việt Nam như thế nào? Có nên khuyến khích phát triển rừng cộng đồng hay
không? Những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển rừng cộng đồng là gì? Khuôn khổ
pháp lý nhằm khuyến khích cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển rừng cần được xác lập
như thế nào?.vv...
Xuất phát từ yêu cầu trên, báo cáo này góp phần làm rõ hiện trạng, tiềm năng, xu thế và
những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển rừng cộng đồng ở Việt Nam, giúp các nhà
luật pháp, các nhà hoạch định chính sách thấy được yêu cầu bức xúc từ thực tiễn quản lý
tài nguyên rừng để có những đề xuất bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới các chính sách
nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển tài nguyên
rừng ở Việt Nam.

×