Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nhiều mô hình nuôi trồng ven biển hiệu quả cao pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.55 KB, 2 trang )

Nhiều mô hình nuôi trồng ven biển hiệu quả cao
Tại Kiên Giang, nhiều mô hình nuôi trồng ven biển đã được Trung
tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh triển khai cho hiệu quả cao. Cụ thể
như mô hình nuôi cá giò lồng bè, nuôi cá mú, ốc hương đăng quầng, sò
huyết trong ao, cá dứa
Năm 2011 thực hiện 7 điểm nuôi cá giò lồng bè, quy mô lồng 50 m3 thả
nuôi 150 con. Qua thời gian 7 tháng, cá đạt trọng lượng 4,5 kg/con, giá bán
hiện nay từ 100.000 - 110.000 đồng/kg, lợi nhuận đạt từ 30 - 35 triệu
đồng/lồng. Mô hình nuôi cá mú lồng bè cho lợi nhuận khá cao, mỗi lồng 50
m3 thả nuôi 750 con giống, sau 10 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 900 g/con,
thu hoạch được 450 kg/lồng, trừ chi phí còn lợi nhuận 30 triệu đồng. Nuôi
ốc hương đăng quầng cho hiệu quả tốt, với 100 m2 đăng quầng, thả nuôi
50.000 ốc hương giống, qua 4 tháng nuôi ốc đạt trọng lượng 120 con/kg, tỷ
lệ sống 75%, thu hoạch được 350 kg/100 m2. Giá bán 160.000 đồng/kg, lợi
nhuận mô hình đạt 20 triệu đồng/vụ. Không chỉ nuôi vùng bãi ven biển, sò
huyết đang được nuôi xen với tôm sú dưới tán rừng ven biển Kiên Giang.
Sau 12 tháng nuôi sò phát triển tốt, tỷ lệ sống 65%, năng suất 6.600 - 6.842
kg/ha, năng suất tôm sú đạt 200 kg/ha. Lợi nhuận bình quân của mô hình “2
trong 1” này từ 100 - 200 triệu đồng/ha. Đây là mô hình mới, góp phần nâng
cao thu nhập hộ dân sinh sống vùng ven rừng phòng hộ
Tại Cà Mau, KS. Nguyễn Trung Hưởng, phó giám đốc Trung tâm
khuyến nông - khuyến ngư tỉnh cho biết, địa phương có nhiều mô hình nuôi
trồng hiệu quả cao đang mở rộng cho người dân. Ngoài nuôi tôm sú quy mô
lớn dạng công nghiệp, tỉnh đẩy mạnh nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất
cao với diện tích 2.700 ha. Mô hình này phù hợp nhiều hộ gia đình do chi
phí đầu tư thấp, khoảng 25 triệu đồng/ha, năng suất đạt 600 kg - 1 tấn/ha, lợi
nhuận đạt khoảng 50 triệu đồng/ha, mỗi năm nuôi được 2 vụ. Tận dụng tán
rừng ở các lâm trường thả nuôi tôm sinh thái, nuôi dưới tán rừng sản xuất,
có tỷ lệ rừng trên 50%, mật độ nuôi thả thấp 2 - 3 con/m2. Mô hình này chủ
yếu sử dụng thức ăn có trong tự nhiên, không cần cho ăn, không sử dụng
kháng sinh, hóa chất, vì vậy tôm sinh thái được bán giá cao hơn tôm nuôi


công nghiệp. Mô hình nuôi cá chình, cá bống tượng đang phát triển mạnh.
Cà Mau có 748 ha nuôi cá chình và 689 ha nuôi cá bống tượng. Có thể thả
nuôi quanh năm, nuôi linh hoạt trong ao đất, ao nổi lót nylon, bể composit
hoặc xi măng. Thời gian nuôi 12 - 24 tháng, nguồn thức ăn cá tạp rẻ tiền,
khả năng tiêu thụ tốt, giá cá thương phẩm cao, người dân nuôi ít nhiều tùy
khả năng. Thời gian thu hoạch không phụ thuộc mùa vụ, quanh năm tùy thời
giá. Mô hình tôm - lúa đang chú trọng phát triển ở Cà Mau.
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu chọn nhiều mô hình nuôi trồng ven biển cho hiệu
quả cao. Tận dụng lợi thế mặn - lợ ven biển, tỉnh triển khai nuôi thủy đặc sản
như tôm sú, tôm thẻ, ốc hương, sò huyết, nghêu, hàu… Xã đảo Long Sơn và
Côn Đảo phát triển nuôi cá lồng bè, hàu, tu hài (vòi voi)… Các đặc sản bản
địa như hàu, ốc vú nàng đang phát triển. Vùng ven biển Bình Thuận, Ninh
Thuận chú trọng mô hình nuôi cá lồng bè, ốc hương, trồng rong sụn…

×