MÔN THI: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
KÌ THI: HỌC KỲ II (2009 – 2010)
Câu 1. Thứ tự ba lần phân công lao động xã hội dẫn đến sự hình thành Nhà nước
a. Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt – Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp – Thương
nghiệp ra đời
b. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp – Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt – Thương
nghiệp ra đời
c. Nông nghiệp ra đời - Thủ công nghiệp ra đời – Thương nghiệp ra đời
d. Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt – Thương nghiệp ra đời – Công nghiệp ra đời
Câu 2. “Các ngành nghề : luyện kim, gốm, dệt vải, đồ trang sức… ra đời”. Đây là kết quả của
lần phân công lao động:
a. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
b. Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
c. Thương nghiệp ra đời
Câu 3. Tìm nhận định đúng
a. Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội
b. Quyền lực chi tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp
c. Nhà nước là sản phẩm của xã hội vì khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì
Nhà nước sẽ hình thành
d.Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng có thể hoàn toàn đồng nhất
Câu 4. Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì:
a. Xã hội và Nhà nước là hai hiện tượng đồng nhất với nhau
b. Xã hội là nền tảng để Nhà nước tồn tại và phát triển
c. Trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định (xây cầu cống, bệnh viện, trường học, chống
ngoại xâm…) quyền lợi của giai cấp thống trị trùng lấp với quyền lợi của giai cấp khác;
Nhà nước cần phải đảm bảo quyền lợi của các giai cấp khác một cách tối thiểu để tránh
sự phản kháng
d. Cả 3 đều đúng
Câu 5. “ Hiện nay, Việt Nam lấy Chủ nghĩa Mác - Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh và Hệ thống
quan điểm đổi mới của Đảng Cộng Sản Việt Nam làm tư tưởng chủ đạo để xây dựng đất nước”.
Điều này thể hiện sự thống trị về mặt … của Nhà nước.
a. Kinh tế
b. Chính trị
c. Tư tưởng
d. Xã hội
Câu 6. “Nhà nước nắm giữ những tư liệu sản xuất trọng yếu trong xã hội, đồng thời nắm giữ
quyền đặt ra và thu các loại thuế”. Đây là biểu hiện của sự thống trị giai cấp trên lĩnh vực:
a. Kinh tế
b. Chính trị
c. Tư tưởng
d. Xã hội
Câu 7. Hình thức chính thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:
ĐỀ SỐ 1
a. Cộng hòa dân chủ
b. Đơn nhất
c. Dân chủ tuyệt đối
d. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 8. Hình thức nhà nước là
a. Cách thức tổ chức, cơ cấu tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao trong bộ máy nhà nước
b. Sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ
c. Tổng thể những phương pháp, cách thức mà nhà nước, các cơ quan nhà nước sử dụng để
thực hiện quyền lực nhà nước
d. Tổng hợp cả 3 ý trên
Câu 9. “Nhà nước do một cá nhân (vua, nữ hoàng) đứng đầu và có sự phân chia quyền lực song
phương giữa vua và nghị viện”. Đây là đặt điểm của Nhà nước có hình thức chính thể:
a. Quân chủ chuyên chế
b. Quân chủ nhị nguyên
c. Quân chủ đại nghị
d. Cộng hòa quý tộc
Câu 10. Tìm nhận định đúng
a. Chức năng lập pháp của Nhà nước là (mặt) hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức
thực hiện pháp luật của Nhà nước
b. Chức năng hành pháp của Nhà nước là (mặt) hoạt động nhằm xây dựng đảm bảo cho
pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và bảo vệ pháp luật trước hành vi vi phạm
c. Chức năng tư pháp của Nhà nước là (mặt) hoạt động bảo vệ pháp luật, kiểm tra. giám
sát việc thực hiện pháp luật
d. Chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ mới xuất hiện từ sau cuộc Cách mạng xã
hội chủ nghĩa
Câu 11. “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung cho hành vi của con người; Nhà nước
có thể sử dụng pháp luật để điều chỉnh bất cứ quan hệ xã hội nào mà Nhà nước thấy cần thiết”.
Đây là thuộc tính nào của pháp luật?
a. Tính quy phạm phổ biến
b. Tính cưỡng chế
c. Tính khách quan
d. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Câu 12. “Nội dung của pháp luật phải được thể hiện dưới hình thức xác định” . Đây là thuộc
tính nào của pháp luật?
a. Tính quy phạm phổ biến
b. Tính cưỡng chế
c. Tính khách quan
d. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Câu 13. Hội đồng nhân dân là:
a. Cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
b. Do nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra
c. Cơ quan chấp hành của Quốc hội
d. Cả a và b đều đúng
Câu 14. Hệ thống cơ quan không phải là cơ quan xét xử:
a. Tòa án nhân dân tối cao
b. Tòa án nhân dân cấp tỉnh
c. Viện Kiểm sát nhân dân các cấp
d. Tòa án quân sự các cấp
Câu 15. Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật cần phải có đầy đủ các loại năng lực sau:
a. Năng lực chủ thể
b.Năng lực pháp luật
c. Năng lực hành vi
d. Cả a, b, c đều sai
Câu 16. Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật nói đến các yếu tố sau:
a. Hoàn cảnh
b. Điều kiện
c. Cách thức xử sự
d. Hoàn cảnh, điều kiện, thời gian, địa điểm
Câu 17. Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền ban hành:
a. Hiến pháp, luật, pháp lệnh
b. Pháp lệnh, nghị quyết
c. Luật, pháp lệnh, nghị quyết
d. Pháp lệnh, nghị quyết, nghị định
Câu 18. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước Việt Nam bao gồm:
a. Chính phủ ở trung ương và UBND các cấp ở địa phương
b. Chính phủ ở trung ương và HĐND các cấp ở địa phương
c. Các Bộ ở trung ương và HĐND ở địa phương
d. Quốc hội ở trung ương và HĐND các cấp ở địa phương
Câu 19. Quy phạm pháp luật là:
a. Thành tố nhỏ nhất của ngành luật
b. Thành tố lớn nhất của hệ thống pháp luật
c. Thành tố nhỏ nhất của hệ thống pháp luật
d. Thành tố nhỏ nhất của hệ thống các ngành luật
Câu 20. Quan hệ pháp luật là:
a. Quan hệ xã hội
b. Quan hệ xã hội do quy phạm pháp luật điều chỉnh
c. Quan hệ giữa cá nhân với cá nhân do quy phạm pháp luật điều chỉnh
d. Quan hệ giữa các chủ thể với nhau
Câu 21. Nội dung của quan hệ pháp luật là:
a. Tổng thể các quyền và nghĩa vụ
b. Tổng thể các quyền và nghĩa vụ của chủ thể
c. Tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng của các chủ thể
d. Tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của cá nhân
Câu 22. Điều kiện làm phát sinh, thay đổi quan hệ pháp luật:
a. Phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh
b. Phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh và sự kiện pháp lý có ý chí
c. Phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh và sự kiện pháp lý
d. Phải có sự kiện pháp lý
Câu 23. Hệ thống tổ chức bộ máy chính quyền ở Việt Nam bao gồm
a. Bốn cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
b. Ba cấp: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
c. Ba cấp: cấp trung ương, cấp huyện, cấp xã
d. Ba cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện
Câu 24. Chủ tịch nước là:
a. Người đứng đầu nhà nước và thuộc cơ quan lập pháp
b. Người đứng đầu nhà nước
c. Người đứng đầu nhà nước và thuộc cơ quan tư pháp
d. Tất cả đều đúng
Câu 25. Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm:
a. Quốc hội ở trung ương và UBND các cấp ở địa phương
b. Quốc hội ở trung ương và HĐND các cấp ở địa phương
c. Quốc hội ở trung ương và Chính phủ ở địa phương
d. Quốc hội, Viện kiểm sát và tòa án
Câu 26. Ủy ban thường vụ quốc hội là:
a. Cơ quan thường trực của quốc hội
b. Cơ quan của quốc hội
c. Cơ quan thường trực của chính phủ
d. Cơ quan chuyên môn của quốc hội
Câu 27. Chính phủ là:
a. Cơ quan quản lí có thẩm quyền chung và chuyên môn
b. Cơ quan quản lí có thẩm quyền chuyên môn
c. Cơ quan quản lí có thẩm quyền chung
d. Tất cả đều đúng
Câu 28. Các hình thức pháp luật tồn tại trong lịch sử được các nước sử dụng gồm:
a. Tập quán pháp và tiền lệ pháp
b. Tập quán pháp và văn bản quy phạm pháp luật
c. Văn bản quy phạm pháp luật va tiền lệ pháp
d. Tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật
Câu 29. Văn bản quy phạm pháp luật là:
a. Văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
b. Văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định
chứa đựng các quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lần trong đời sống và được đảm bảo thi
hành bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước
c.Văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định
chứa đựng các quy tắc xử sự chung chỉ được áp dụng một lần trong đời sống và được đảm bảo
thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước
Câu 30. Không được quy định hiệu lực trở về trước trong các trường hợp:
a. Quy trách nhiệm pháp lý mới
b. Quy trách nhiệm pháp lý nặng hơn và trách nhiệm pháp lý mới
c. Quy trách nhiệm pháp lý trong văn bản luật
d. Quy trách nhiệm pháp lý trong văn bản dưới luật
Câu 31. Tiền lệ pháp là
a. Hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định của các cơ quan hành chính hoặc cơ
quan xét xử khi giải quyết các vụ việc cụ thể, làm cơ sở để áp dụng đối với các trường hợp tương
tự
b. Hình thức Nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan lập pháp khi giải quyết
các vụ việc cụ thể làm cơ sở để áp dụng cho các trường hợp tương tự
c. Hình thức được cơ quan lập pháp ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội
câu 32. Vi phạm pháp luật là
a. Hành vi xác định của con người
b. Hành vi trái với quy định của pháp luật
c. Hành vi có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
d. Cả 3 yếu tố trên
Câu 33. Mặt khách quan của Vi phạm pháp luật là:
a. Hành vi trái pháp luật
b. Lỗi của chủ thể thực hiện hành vi
c. Các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật
xâm hại
d. Cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý
Câu 34. Khách thể của Vi phạm pháp luật là
a. Hành vi trái pháp luật
b. Lỗi của chủ thể thực hiện hành vi
c. Các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật
xâm hại
d. Cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý
Câu 35. Lỗi cố ý trực tiếp là:
a. Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình
gây ra, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho nó xảy ra
b. Chủ thể vi phạm không nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của
mình gây ra, mặc dù có thể hoặc cần phải nhìn thấy trước
c. Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình
gây ra và mong muốn điều đó xảy ra
d. Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình
gây ra nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được
Câu 36. A (18 tuổi) trộm chiếc xe máy trị giá 15 triệu đồng của B. Mặt khách quan của hành vi
vi phạm pháp luật này là:
a. Lỗi của A: lỗi cố ý trực tiếp
b. Hành vi A lấy trộm chiếc xe máy của B
c. Năng lực trách nhiệm hình sự của A (đầy đủ)
d. Quyền sở hữu tài sản hợp pháp của B
Câu 37. Y là sinh viên năm 3 Đại học, có hành vi vượt đèn đỏ và bị Cảnh sát giao thông phạt
tiền. Khách thể của hành vi vi phạm pháp luật trên là:
a. Hành vi vượt đèn đỏ của Y
b. Lỗi của Y khi thực hiện hành vi vượt đèn đỏ
c. Năng lực trách nhiệm hành chính của Y (đầy đủ)
d. Trật tự quản lý nhà nước về an toàn giao thông đường bộ.
Câu 38. Loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất là:
a. Trách nhiệm dân sự
b. Trách nhiệm hành chính
c. Trách nhiệm kỷ luật
d. Trách nhiệm hình sự
Câu 39. Trách nhiệm dân sự là:
a. Loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng các cơ quan, xí nghiệp áp dụng đối với cán bộ,
công nhân viên của cơ quan, xí nghiệp mình khi họ có hành vi vi phạm pháp luật
b. Loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Tòa án áp dụng đối với những người có
hành vi phạm tội
c. Loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm các
nghĩa vụ nhân thân hay tài sản
d. Loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản lý nhà nước áp dụng đối với mọi chủ
thể khi họ vi phạm pháp luật hành chính
Câu 40. A gây gỗ và xô xát gây thương tích 8% cho B. A có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý
gì?
a. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm hành chính
b. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự
c. Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm kỷ luật
d. Trách nhiệm kỷ luật và trách nhiệm hành chính
Cần thơ, ngày 06 tháng 05 năm 2010
TRƯỞNG KHOA GVRĐ
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
MÔN THI: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
KÌ THI: HỌC KỲ II (2009 – 2010)
THỜI GIAN: 60 PHÚT
1. a
2. a
3. c
4. c
5. c
6. a
7. a
8. d
9. b
10. c
11. a
12. d
13. d
14. c
15. a
16. d
17. b
18. d
19. c
20. b
21. c
22. c
23. a
24. b
25. b
26. a
27. c
28. d
29. b
30. b
31. a
32. d
33. a
34. c
35. c
36. b
37. d
38. d
39. c
40. b
Cần thơ, ngày 06 tháng 05 năm 2010
TRƯỞNG KHOA GVRĐ