Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Sang Kien Kinh Nghiem Ve Giai Phap Nang Cao Hieu Qua Khieu Nai To Cao Tai Ubnd Xa Xy Nam 2019.Doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.39 KB, 13 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN HƯỚNG HÓA

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ XY


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Nội dung:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ
CÁO CỦA CÔNG DÂN TẠI UBND XÃ XY

Người thực hiện: Nguyễn Hữu Minh
Đơn vị công tác: UBND xã Xy
Chức vụ: Văn phòng Thống kê xã Xy

Xy, tháng 11 năm 2019
1


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài sáng kiến:
Trong những năm gần đây thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế nước ta
đã từng bước phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng
cao rõ rệt. Quyền dân chủ của nhân dân, trong đó có quyền khiếu nại, tố cáo khơng
ngừng được phát huy.
Quyền khiếu nại, tố cáo có liên quan chặt chẽ đến các quyền và nghĩa vụ khác
của công dân, chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền cơ bản của công
dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị- xã hội. Cơng dân thực hiện
quyền khiếu nại, tố cáo là điều kiện để các quyền khác được pháp luật ghi nhận
khơng bị xâm hại.
Vì vậy, Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ghi nhận đầy đủ các


quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặc biệt là các quyền khiếu nại, tố cáo của
công dân được ghi nhận đầy đủ rõ ràng trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật.

Tuy vậy, tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay vẫn
còn nhiều tồn tại hạn chế và bất cập.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế nhằm nâng cao hơn nữa quyền và lợi ích hợp
pháp của cơng dân và hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo
đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước nên tôi chọn đề tài “
Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại UBND xã Xy,
huyện Hướng Hố” làm sáng kiến kinh nghiệm.
2. Mục đích, nhiệm vụ của sáng kiến:
2.1. Mục đích
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của
công dân tại xã Xy và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại xã Xy.
2.2. Nhiệm vụ
Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo,
đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tại xã Xy. Từ đó đưa ra
2


những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và
đề xuất một số kiến nghị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng
Nghiên cứu về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại xã Xy.
3.2. Phạm vi
Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân tại xã Xy năm 2019.
4. Phương pháp
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, thống kê,

khảo sát thực tế cụ thể như: thu thập thông tin bằng tài liệu, điều tra thực tiễn; thu
thập số liệu, kết quả báo cáo, sổ theo dõi tiếp nhận, giải quyết đơn thư. Từ đó tổng
hợp phân tích số liệu và đưa ra giải pháp.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
1. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC VỀ KHIẾU NẠI,
TỐ CÁO

1.1. Quan điểm của Đảng
Từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm đến việc giải quyết khiếu nại của công dân; coi đây là nhiệm vụ thường
xuyên của các ngành, các cấp trong hoạt động quản lý nhà nước. Thông qua hoạt
động giải quyết khiếu nại Đảng và Nhà nước biết để kiểm tra tính đúng đắn của
đường lối, chính sách, pháp luật hiện hành; thấy được hành vi của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân và cán bộ cơng chức có thực hiện đúng chủ trương, chính sách hay
khơng; thấy rõ nguyện vọng cũng như niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà
nước ta. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà
nước đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết nhằm tăng cường hiệu quả của công
tác giải quyết khiếu nại. Các địa phương, cơ quan, đơn vị đã xác định được trách
nhiệm trong giải quyết khiếu nại; coi đây là nhiệm vụ quan trọng để phát huy
quyền làm chủ của nhân dân; góp phần làm ổn định tình hình an ninh chính trị và
3


trật tự an toàn xã hội ở địa phương, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và
Nhà nước ta.
Trong giải quyết khiếu nại, tố cáo, yêu cầu các cán bộ, công chức, các cơ quan
nhà nước phải giải quyết nhanh, tốt, kịp thời các khiếu nại, tố cáo của nhân dân.
Giải thích cho dân hiểu rõ những quyền dân chủ của mình và sử dụng đúng quyền

hành đó.
Như vậy, theo quan điểm của Đảng , khiếu nại tố cáo là quyền lợi của nhân
dân, nó thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Khiếu nại, tố cáo cũng là một trong những phương thức thể hiện quyền dân
chủ của nhân dân và là một trong những phương thức thực hiện quyền giám sát
của nhân dân đối với bộ máy nhà nước.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo đứng đắn, kịp thời góp phần đảm bảo thực hiện tốt
quyền lực của nhân dân, thắt chặt mối quan hệ giữa nhà nước với nhân dân, thể
hiện được bản chất của dân, do dân, vì dân của Nhà nước ta.
1.2. Những quy định của Nhà nước
Các chế định của pháp luật nhà nước ta quy định quyền khiếu nại, tố cáo
của công dân ngày càng đổi mới và hoàn thiện từ các Hiến pháp năm 1946, Hiến
pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013
đều quy định cụ thể quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.
Năm 1991 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân đã được ban hành.
Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp về vấn đề này như: Chỉ
thị số 18/TTg ngày 15/10/1993; Chỉ thị số 64/TTg ngày 25/11/1995 về việc chỉ
đạo tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã được ban hành và đã qua 2 lần sửa đổi, bổ
sung năm 2004, 2005; Và kể từ 01/7/2012 Luật Khiếu nại đã có hiệu lực; Luật Tố
cáo năm 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019; đây là những quy phạm pháp luật
cơ bản, quan trọng để điều chỉnh các quan hệ trong việc tổ chức thực hiện tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Tại địa phương, để công tác gải quyết khiếu nại của người dân kịp thời, chính
xác và đúng pháp luật. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Quyết định số
4


14/2007/QĐ-UBND ngày 21/8/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Trị về việc
ban hành quy chế tiếp công dân. Chỉ thị số 01/2008/CT-UBND ngày 02/01/2008

về việc tăng cường các biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa
bàn tỉnh; Kế hoạch số 1496/KH-UBND, ngày 18/6/2008 về triển khai thực hiện
Thông báo Kết luận số 130-TB/TW của Bộ Chính trị.
Ủy ban nhân dân xã Xy cũng đã ban hành Quyết định số 11/2009/QĐ-UBND
ngày 11/5/2009 của Uỷ ban nhân dân xã Xy ban hành quy chế tiếp nhận, xử lý,
giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của chủ tịch Uỷ ban nhân dân
xã Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 28/03/2019 về việc Ban hành Quy chế tiếp
công dân của UBND xã Xy.
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CÔNG DÂN TẠI
XÃ XY, HUYỆN HƯỚNG HÓA
2.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA XÃ XY

Xã Xy là một xã nằm ở phía Tây Nam huyện Hướng Hóa, cách trung tâm
huyện lỵ hơn 40 km. Phía Bắc giáp với xã A Túc, phía Tây giáp xã Thanh , Phía
Nam giáp nước Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào và phía Đơng giáp xã A Dơi.
Diện tích tự nhiên là: 2229 ha, hầu hết diện tích trên là đồi núi khe suối. Với địa
hình phức tạp, cao về phía Đơng và thấp dần về phía Nam. Địa hình phía Nam
tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển cây Cao su tiểu điền và cây sắn
nguyên liệu. Khí hậu 2 mùa mưa nắng rõ rệt, lượng mưa bình quân trong năm
thấp. Dân số có 425 hộ, 2151 khẩu, gồm dân tộc Vân Kiều, Pa Cô, Kinh sinh sống.
Dân tộc thiểu số chiếm 98%, nhân dân ở đây sống bằng sản xuất nông nghiệp, dịch
vụ thương mại chậm phát triển. Trình độ dân trí không đồng đều ( đa số đồng bào
dân tộc thiểu số khơng biết chữ ), đời sống nhân dân cịn gặp nhiều khó khăn.
Cơng tác giáo dục, y tế ngày càng được quan tâm.

5



2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

2.2.1. Đánh giá thực trạng công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công
dân tại xã Xy
Thực hiện quy định của Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018 và
các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo để đảm bảo quyền và
lợi ích hợp pháp của Nhân dân. Dưới sự chỉ đạo của Ban thường vụ Đảng ủy xã,
Thường trực Ủy ban nhân dân, sự phối hợp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị
xã hội, Uỷ ban nhân dân xã đã tổ chức tiếp nhận đơn, thư tiến hành giải quyết
khiếu nại tố cáo của công dân đúng quy định của pháp luật
Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư kiến nghị, khiếu nại đã được giải quyết
kịp thời.
- Năm 2019 xử lý phản ánh khiếu nại về đất đai, chế độ chính sách trên địa
bàn là 03 trường hợp. Chủ yếu phản ánh khiếu nại về đất đai.
Kết quả hịa giải thành cơng: 03 vụ việc. Hoạt động hịa giải cơ sở từng bước
có hiệu quả, góp phần giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong
nội bộ Nhân dân ngay từ cơ sở, giữ gìn được mối đồn kết, tình làng nghĩa xóm,
hạn chế phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo kéo dài.
Khơng có trường hợp kiến nghị, khiếu nại vượt quá thẩm quyền.
+ Công tác ra quyết định tiếp nhận và giải quyết các đơn thư được thực hiện
nghiêm túc và đúng quy định của pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện dân chủ và công khai.
+ Công tác tiếp dân vào ngày thứ 6 hàng tuần được duy trì thường xuyên.
Năm 2019 Ủy ban nhân dân xã đã kiện tồn 6 tổ hịa giải ở thơn, bản với 39
hịa giải viên.
Đối với đơn tranh chấp đất đai thì Ủy ban nhân dân xã Xy đã căn cứ theo quy
định Luật Đất đai năm 2013 để giải quyết, khuyến khích các bên hịa giải từ cơ sở
các thơn, bản. Trường hợp hịa giải khơng được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân
xã, Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hòa giải

6


tranh chấp đất đai. Thời hạn hòa giải là 30 ngày làm việc kể từ ngày Ủy ban nhân
dân xã nhận được đơn.
Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của
các bên tranh chấp và có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã. Trường hợp hòa giải
tranh chấp đất đai khơng thành thì Ủy ban nhân dân xã đã chuyển kết quả hịa giải
đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết theo quy định Luật Đất đai
năm 2013.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về tranh chấp đất đai và các lĩnh vực
khác đã được Ủy ban nhân dân xã tiến hành đúng quy định, trình tự và đúng pháp
luật không để xảy ra vụ việc tồn đọng kéo dài gây bức xúc trong Nhân dân.
Tất cả khiếu nại, tố cáo của công dân trong năm 2019 đã được xem xét, giải
quyết kịp thời, đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
qua đó góp phần duy trì trật tự kỷ cương, an ninh trật tự, giữ vững ổn định tình
hình chính trị - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo và các tranh chấp khác ở cơ sở vơ cùng khó khăn, phức tạp, địi hỏi người cán
bộ giải quyết đơn thư phản ánh phải linh hoạt, kịp thời nắm bắt các thông tin, quy
định của pháp luật để áp dụng vào công việc, nâng cao hiệu quả công tác và quan
tâm đến công tác tuyên truyền pháp luật trong Nhân dân.
2.2.2. Những hạn chế
Một là, tình hình khiếu nại, tố cáo vẫn cịn những diễn biến phức tạp, số vụ
việc khiếu nại, tố cáo có gia tăng; chưa tập trung chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố
cáo một cách thường xuyên, việc giải quyết khiếu nại tố cáo còn chậm, một số vụ
việc giải quyết thiếu dứt điểm, chưa thấu tình đạt lý gây bức xúc cho Nhân dân.
Hai là, một số cán bộ chưa trực tiếp tiếp công dân theo quy định; chất lượng,
hiệu quả công tác tiếp dân chưa cao, khi tiếp dân chưa gắn với giải thích cho cơng

dân hiểu đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan.
Ba là, chưa thực hiện tốt việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng,
phức tạp, kéo dài; việc kiểm tra, rà soát ban đầu nhanh nhưng việc ra văn bản giải
quyết còn chậm, lúng túng; chưa quan tâm vận dụng chính sách, pháp luật trong
giải quyết khiếu nại theo hướng có lợi cho người khiếu nại; chưa mạnh dạn thực
7


hiện các biện pháp hỗ trợ người khiếu kiện có khó khăn theo Chỉ thị 14 của Thủ
tướng Chính phủ, nhiều địa phương còn sợ dắt dây, ảnh hưởng đến các trường hợp
khác.
Bốn là, công tác triển khai thực hiện Đề án "Đổi mới công tác tiếp công dân"
cấp tỉnh cịn chậm; việc bố trí, đội ngũ cán bộ, cơng chức làm công tác tiếp công
dân và cơ sở vật chất cho các phịng tiếp cơng dân của xã chưa đáp ứng được yêu
cầu, nhiệm vụ được giao; kỹ năng, nghiệp vụ về tiếp công dân chưa được đào tạo,
bồi dưỡng nên làm hạn chế hiệu quả công việc.
Năm là, đội ngũ cán bộ tham mưu, giúp việc cho thủ trưởng cơ quan quản lý
hành chính nhà nước trong việc tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại,
tố cáo ở địa phương có dấu hiệu “quá tải” nên có những việc để chậm trễ hoặc làm
chưa đến nơi đến chốn, dẫn đến người khiếu nại thêm bức xúc. Nhận thức và ý
thức chấp hành pháp luật của người khiếu nại còn hạn chế nên tỷ lệ khiếu nại, tố
cáo sai cịn khá nhiều, thậm chí có những phản ứng tiêu cực, cố chấp, gây rối hoặc
bị kẻ xấu lợi dụng lơi kéo, kích động tham gia khiếu kiện đông người.
Sáu là, một số cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện việc kiểm tra, xác
minh tham mưu giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo còn thiếu tuân thủ quy
định của pháp luật, hiệu quả giải quyết vụ việc chưa cao; việc theo dõi, nắm tình
hình báo cáo, phối hợp giải quyết các vụ việc chưa kịp thời, còn lúng túng; việc tổ
chức thực hiện quyết định đã có hiệu lực pháp luật chưa nghiêm.
2.2.2. Nguyên nhân
2.2.2.1.Nguyên nhân thành công

Để đạt được những kết quả trong công tác giải quyết khiếu nại tố, cáo trong
thời gian qua là nhờ có sự quan tâm chú trọng của Ủy ban nhân dân xã với công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, sự nỗ lực cố gắng của cơng chức tư pháp, các tổ
hịa giải, sự phối hợp nhịp nhàng chặt chẽ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã và
các ngành, đồn thể trong hệ thống chính trị.
2.2.2.2.Nguyên nhân hạn chế
Mặc dù đã quy định khá chặt trong Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành
song việc đưa các quy định này vào thực tế cuộc sống cịn gặp rất nhiều khó khăn,
8


trong đó trách nhiệm chính thuộc về Ủy ban nhân dân xã, đó là cơng tác phổ biến,
tun truyền các văn bản pháp luật về lĩnh vực khiếu nại, tố cáo còn chưa được
thường xuyên, liên tục.
Pháp luật đã quy định về thời hiệu giải quyết khiếu nại, tố cáo, song q trình
thực hiện có lúc vẫn chưa tn thủ nghiêm túc, nên đã gây bức xúc trong quần
chúng nhân dân. Quy trình tiếp nhận, thụ lý và trả lời đơn thư của cơng dân có quy
định cụ thể, tuy nhiên trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đảm bảo
đúng quy trình đã quy định.
Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo chưa đáp
ứng được tình hình thực tế hiện nay, còn hạn chế trong việc lắng nghe và phổ biến
pháp luật, hướng dẫn người dân khiếu kiện đúng quy định của pháp luật.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm
Một là, sự chỉ đạo sát, đúng và kịp thời của Ban thường vụ Đảng ủy xã, sự
phối hợp nhịp nhàng giữa Ủy ban nhân dân với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị xã hội.
Hai là, các tổ chức đồn thể, tổ chức chính trị xã hội quan tâm đến cơng tác
hịa giải, vận động, thuyết phục và giáo dục nhân dân tôn trọng các quy định của
Pháp luật.
Ba là, thực hiện tốt quy định tiếp cơng dân, ngồi việc cán bộ thường xuyên

túc trực tiếp công dân tại Ủy ban nhân dân hàng ngày tùy theo quy định của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã mỗi tuần tiếp công dân một ngày theo quy định của
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo.
Bốn là, cán bộ, công chức phải nắm vững pháp luật về khiếu nại, tố cáo và giải
quyết khiếu nại, tố cáo.
2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI
QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO CỦA CƠNG DÂN TẠI XÃ XY, HUYỆN HƯỚNG HĨA

2.3.1. Các giải pháp
Khiếu nại, tố cáo của công dân mang tính xã hội và rất nhạy cảm; việc xử
lý, giải quyết không chỉ thuần túy là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng
dân về mặt kinh tế mà gắn chặt với công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an
9


toàn xã hội ở địa phương. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, khắc
phục những tồn tại trong việc thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo tại xã Xy cần
phải thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân phải được sự
lãnh đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, để nâng cao trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước, sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã hội và
dưới sự giám sát chặt chẽ của các cấp. Yêu cầu công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo phải được giải quyết ngay tại cơ sở nơi phát sinh khiếu kiện. Việc giải quyết
cần kịp thời, dứt điểm, phương pháp giải quyết phải đảm bảo cho từng trường hợp
cụ thể, kết hợp cơng tác hịa giải của các cơ quan hành chình ở cơ sở hoặc cơ quan
Tịa án. Đồng thời cần kiên quyết xử lý nghiêm đối với những người vi phạm lợi
ích hợp pháp của cơng dân; cũng như xử lý nghiêm đối với người lợi dụng việc đi
khiếu kiện để làm những việc gây mất ổn định tình hình và vi phạm pháp luật.
Thứ hai, duy trì thường xun việc tiếp cơng dân, tăng cường cơ sở vật chất
phục vụ cho công tác tiếp dân, bố trí cán bộ tiếp nhận đơn thư, hướng dẫn công

dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo theo quy định của pháp luật.
Tiếp công dân là tiếp nhận các thơng tin, kiến nghị phản ánh ý kiến đóng góp
về những vấn đề liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Pháp
luật của Nhà nước và cơng tác quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Tiếp công dân là khâu đầu tiên trong quy trình giải quyết các khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh của nhân dân tham gia vào quá trình quản lý nhà nước, thể
hiện sâu sắc bản chất của Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Thứ ba, thực hiện tốt cơng tác hịa giải ở cơ sở, khơng né tránh, đùn đẩy trách
nhiệm, chú trọng việc tổ chức gặp gỡ, đối thoại với công dân khi giải quyết khiếu
nại.
Hòa giải là một truyền thống, một đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Mục
đích chính của cơng tác hịa giải ở cơ sở nhằm giữ gìn tình nghĩa làng xóm, tình
đồn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng, tập thể, hàn gắn, vun đắp sự hòa
thuận, hạnh phúc cho từng gia đình. Hịa giải cơ sở là một hoạt động mang tính xã
hội tự nguyện, người làm cơng tác hịa giải phải có tinh thần trách nhiệm, nhiệt
10


tình với cơng việc, am hiểu đường lối, chủ trương, chính trách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước. Đồng thời phải là những người có uy tín trong nhân dân, có khả
năng thuyết phục nhân dân.
Các tổ hịa giải ở cơ sở cần được củng cố, tăng cường về số lượng và chất
lượng; hòa giải viên phải thường xuyên được tập huấn về các văn bản pháp luật
mới; được bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng về cơng tác hịa giải. Hòa giải viên phải
nắm được nguyên tắc, phương pháp hòa giải, các vụ việc thuộc phạm vi hòa giải
và những vụ việc khơng được hịa giải.
Thứ tư, phải gắn cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp với cơng tác
quản lý hành chính nhà nước, thực hiện cải cách thủ tục hành chính có hiệu quả
trong cơng tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, giải quyết tranh chấp là tiêu
chuẩn quan trọng để đánh giá năng lực, hiệu quả công tác của người đứng đầu cơ

quan đơn vị và cán bộ cơng chức có trách nhiệm.
Thứ năm, tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác giải quyết khiếu nại, tố
cáo. Cấp trên cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, trách nhiệm trong công
tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp và tổ chức thi hành
nghiêm các quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp đã có hiệu lực pháp luật.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra để tăng cường sự giám sát của cấp trên đối với việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở, đồng thời phát hiện những lệch lạc trong công
tác để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo sửa chữa hoặc nhân rộng những mô hình làm tốt
cơng tác tiếp cơng dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, giải quyết tranh chấp để biểu
dương và thực hiện theo.
Thứ sáu, tăng cường công tác giáo dục pháp luật đến người cán bộ, công chức
và tuyên truyền sâu rộng đến từng người dân hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo đặc biệt là khiếu nại tố cáo có liên quan
đến đất đai. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật một cách sâu
rộng về khiếu nại tố cáo, pháp luật đất đai, pháp luật về bảo vệ mơi trường; đa
dạng các hình thức quy mơ tun truyền tới mọi tầng lớp Nhân dân.
Thứ bảy, cần xác định công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ chính
trị thường xuyên, cần tập trung chỉ đạo tham mưu giải quyết ngay không để phát
11


sinh thường xuyên, cần tập trung chỉ đạo tham mưu giải quyết ngay khơng để phát
sinh thành điểm nóng. Để công tác giải quyết khiếu nại tố cáo đi vào chiều sâu,
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân các cơ quan có thẩm quyền nên
xem xét bổ sung biên chế công chức chuyên trách làm công tác giải quyết khiếu
nại tố cáo.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nước đang bước vào thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
hiện nay, cùng với những biến chuyển lớn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,
đòi hỏi bộ máy quản lý hành chính nhà nước phải khơng ngừng nâng cao vai trị

của mình trong cơng tác quản lý nhà nước và nhất là trong công quyết khiếu nại, tố
cáo của công dân. Việc Quốc hội ban hành Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và ngày
càng hoàn thiện hệ thống pháp luật Nhà nước là những bước đi đánh dấu việc thể
chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng ta về xây dựng Nhà nước của dân, do dân
và vì dân, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong việc thể chế hóa quyền
khiếu nại, tố cáo, một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi
nhận. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ quan trọng trong đời
sống của công dân, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Nhà nước
đảm bảo để để công dân thực hiện các quyền dân chủ của ḿnh, cơng dân có quyền
sử dụng và có nghĩa vụ thực hiện các quyền dân chủ này một cách tích cực. Quy
định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo là cơ sở pháp lý để cơng dân thực hiện một
cách có hiệu quả quyền cơng dân của mình trong xã hội dân chủ, để bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của cơng dân, ngăn chặn những việc làm trái pháp luật, xâm
phạm đến lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức và công dân. Thông qua việc giải
quyết khiếu nại, tố cáo, quyền công dân được đảm bảo, bộ máy nhà nước ngày
càng được củng cố vững mạnh để thực sự là bộ máy nhà nước của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân.
Để nâng cao hiệu quả cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân,
chúng ta phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên; đồng thời phải nhận thức
đầy đủ, đúng đắn về vị trí vai trị của cơng tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơng
dân; có như vậy mới thúc đẩy được cơng tác này đạt hiệu quả cao hơn, góp phần
12


tạo nên sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa nhân dân với Đảng và nhà nước; củng
cố lòng tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước trong cơng cuộc đổi
mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
2. Kiến nghị
Quan tâm đạo tạo chuẩn hoá cán bộ xã qua các lớp đào tạo, tập huấn và thực
hiên tốt các chế độ chính sách có liên quan đến quyền lợi cán bộ, nhất là cán bộ

không chuyên trách, cấp phó.
Quan tâm hổ trợ vốn và dạy nghề cho hộ nghèo, đang gặp khó khăn trong
cuộc sống về sản xuất.
Tăng cương hỗ trợ công tác tuyên truyền thực hiện pháp lệnh dân chủ đến
từng người dân trên địa bàn.
Đầu tư xây dựng các thiết chê văn hóa ở các thơn. Đầu tư ngân sách để xây
dựng Nhà văn hóa và các sân bãi thể dục thể thao cấp thôn dần đoạt chuẩn, dựng
Trung tâm văn hóa - thể thao cấp xã dần đạt chuẩn.
Đề nghị hổ trợ kinh phí cho công tác thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở./.
XÁC NHẬN CỦA UBND XÃ XY
CHỦ TỊCH

Xy, ngày 20 tháng 11 năm 2019
Người viết

Hồ Văn Lâng

Nguyễn Hữu Minh

13



×