Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Báo cáo biện pháp thi giáo viên giỏi môn ngữ văn, biện pháp sử dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trogn dạy học ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 30 trang )

1

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Lời giới thiệu

3

2. Tên sáng kiến

5

3. Tác giả sáng kiến

5

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

5

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

5

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

5


7. Mô tả bản chất của sáng kiến

5

7.1 Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến

5

7.2. Nội dung sáng kiến

6

7.2.1.Cơ sở lí luận.

6

7.2.2. Cơ sở thực tiễn

9

7.2.3. Các biện pháp thực hiện.

10

7.3. Khả năng áp dụng sáng kiến

23

8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có).


23

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

23

10. Đánh giá lợi ích của việc sử dụng hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong dạy học

24

11. Kết luận và khuyến nghị

26

12. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng
kiến lần đầu.

29

Tài liệu tham khảo

30


2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

THCS


Trung học cơ sở

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK
HĐTNST
CNTT

Sách giáo khoa
hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Công nghệ thông tin


3

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Uyliam Batơ Dit từng nói: "Nhà giáo khơng phải là người nhồi nhét
kiến thức mà đó là cơng việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn". Để
khơi dậy được ngọn lửa trong tâm hồn của học sinh thì việc đổi mới phương
pháp dạy học của người giáo viên đóng vai trị vơ cùng quan trọng góp phần
biến "những con người bình thường" có thể trở nên "phi thường". Có thể nói,

đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề trọng tâm của nền
giáo dục thế giới trong nhiều năm gần đây, cũng là một trong những chủ
trương quan trọng về giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Trong mục tiêu và
phương hướng phát triển đất nước 5 năm từ 2010- 2015, Đảng ta đã xác định:
“...đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng
chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Phát huy trí sáng tạo, khả năng vận
dụng, thực hành của người học.” Tại Khoản 2, Điều 28 luật Giáo Dục năm
2005 quy định: “Phương pháp giáo dục đào tạo phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phải phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp, khả năng làm việc theo nhóm;
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm,
đem lại nhiều niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh”. Chỉ thị số 47/2008/
CT- BGDĐT ngày 13/ 08/ 2008 cũng nêu rõ: “...đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy và học”.
Ngày 01 tháng 09 năm 2017, Bộ GD & ĐT đã ban hành công văn 4026
về tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, tiếp tục triển khai 9 nhóm
nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản trong đó có nhiệm vụ: quan tâm phát
triển phẩm chất, năng lực người học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ
năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên. Trong dự
thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã nêu rõ: hoạt động trải
nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là hoạt động bắt buộc, được thực hiện xuyên
suốt từ lớp 1 đến lớp 12 trong nhà trường. Việc đưa hoạt động trải nghiệm
sáng tạo vào chương trình giáo dục phổ thơng với mục đích hình thành và
phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và
những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Mục tiêu này
đã đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo theo Nghị
quyết 29 của ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.


4


Tại điều 1, luật giáo dục sửa đổi mới nhất năm 2019 cũng nêu ra:
"Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ổn định, tính thống
nhất, tính thực tiễn, tính hợp lý .... là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn
diện; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế". Như vậy, đổi mới phương pháp dạy
và học là một nhu cầu thiết yếu của ngành giáo dục nói chung và cũng là
nhiệm vụ thiết thực của mỗi giáo viên nói riêng, nhất là trong giai đoạn đổi
mới hiện nay.
Trong quá trình dạy và học, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được
thiết kế giúp các em được thể hiện mình, được phát triển các năng lực khác
nhau và trang bị những kĩ năng cần thiết. Bằng hoạt động trải nghiệm của bản
thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức
các hoạt động cho chính mình nên học sinh khơng những biết cách tích cực
hóa bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức
cuộc sống và biết cách làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm... Như vậy, có
thể khẳng định, việc tổ chức và áp dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong thực tiễn dạy và học có giá trị, hiệu quả rất thiết thực và cấp thiết.
Trong tiến trình đổi mới, từ khi Bộ giáo dục tiến hành thay sách giáo
khoa theo tiêu chí tích hợp và đồng tâm, phần văn bản thơ trở thành mảng
kiến thức quan trọng đối với học sinh trung học các cấp, và là một bộ phận
không thể thiếu trong cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của học sinh
THCS và đề thi tốt nghiệp, tuyển sinh đại học của học sinh lớp 12. Vì vậy, đổi
mới trong dạy học các văn bản thơ là một nhu cầu thiết yếu của q trình dạy
học Ngữ văn. Trong khi đó, nội dung sách giáo khoa vẫn mang tính hàn lâm,
quá nặng về lý thuyết mà chưa chú ý nhiều đến khả năng vận dụng lý thuyết
ấy vào thực tiễn. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo
trong quá trình dạy học chính là biện pháp thiết thực nhất để khắc phục hạn
chế này.
Việc dạy học môn Ngữ văn nói chung ở trường THCS hiện nay có
một thực trạng là học sinh chưa hồn tồn đóng vai trị chủ động, tích cực

trong tìm hiểu và lĩnh hội tri thức; các em chưa đóng vai trị trung tâm và
cũng chưa vận dụng tốt những kiến thức liên môn mà đặc biệt là công nghệ
thông tin vào giải quyết vấn đề mơn học. Thậm chí lối giảng văn, đọc chép
với giáo viên làm trung tâm, học trò thụ động tiếp thu tri thức vẫn cịn diễn
ra khá phổ biến. Từ đó dẫn đến những tiết học văn thiếu sự hứng thú của học
sinh, các em ít có cơ hội phát huy được khả năng sáng tạo trong học tập.
Chương trình Ngữ văn 9, phần văn học hiện đại Việt Nam giúp các em
tiếp cận với một số tác phẩm ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau với các
đề tài phong phú phản ánh cuộc sống chiến đấu của nhân dân ta trong thời kì


5

xây dựng và bảo vệ đất nước. Song, qua thực tế dự giờ đồng nghiệp, tơi nhận
thấy cịn nhiều giáo viên khi dạy còn nghiêng về giảng giải, học sinh thụ động
ghi chép, nhiều học sinh không thuộc được thơ, khơng cảm nhận được cái đẹp
trong tác phẩm, khơng có cảm xúc …
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã được nhiều tác giả đề cập đến trong
các đề tài của mình song chưa có một tài liệu hoặc clip nào hướng dẫn một
cách cụ thể việc áp dụng hoạt động này trong dạy thơ hiện đại Việt Nam lớp
9. Đây là một điểm khó nhưng cũng là động lực để tơi tìm hiểu, nghiên cứu đề
tài: Sử dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy thơ hiện đại Việt
Nam lớp 9.
2. Tên sáng kiến:
Sử dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy thơ hiện đại Việt Nam
lớp 9.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Diệp Thị Thu
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS ..........
- Số điện thoại: 0336790894

- E_mail:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Diệp Thị Thu - Giáo viên trường THCS ..........
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Sử dụng trong lĩnh vực Giáo dục - đào tạo. Sáng kiến này được nghiên
cứu giúp HS có hứng thú và có thể tiếp nhận những kiến thức về thơ hiện đại
trong chương trình Ngữ văn lớp 9 một cách dễ dàng bằng một số hoạt động
trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy năng lực của học sinh.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Từ 06/09/2020 đến nay.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
Dạy học thông qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy thơ hiện
đại Việt Nam là phương pháp mới, phát huy được khả năng sáng tạo, sự tư duy
của người dạy và người học.
Học sinh được đóng vai trị chủ động trong q trình lĩnh hội kiến thức.
Khi tham gia vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong giờ học Ngữ Văn, các


6

em được trực tiếp lên ý tưởng, trực tiếp thực hiện thông qua một số hoạt động
trải nghiệm của bản thân. Học sinh được tự đánh giá hoạt động và rút ra kinh
nghiệm của bản thân. Từ đó giúp các em thích thú, hào hứng trong học tập,
ghi nhớ kiến tức một cách tự nhiên, lâu dài và rèn luyện nhiều kĩ năng. Giáo
viên chủ yếu đóng vai trị tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích tính tích
cực, tự lực, tính trách nhiệm, sự sáng tạo của học sinh.
Học sinh không chỉ nghe, ghi nhớ, nhắc lại mà cần thu thập thông tin từ
rất nhiều nguồn khác nhau rồi phân tích, tổng hợp, đánh giá và rút ra tri thức
cho mình.Từ đó các em có thể áp dụng lý thuyết vào thực tế, rèn luyện kĩ

năng giao tiếp và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động thực tiễn.
Các hoạt động trải nghiệm thường được thực hiện cá nhân hoặc theo
nhóm. Với hoạt động yêu cầu theo nhóm sẽ giúp tạo ra những sản phẩm chất
lượng hơn, tốn ít thời gian hơn vì nó là kết quả của sự kết hợp và phát huy sở
trường của mỗi cá nhân. Từ đó tăng cường tình đồn kết, trách nhiệm của cá
nhân trong tập thể, cộng đồng.
Sử dụng các kĩ thuật dạy học hiện đại, phù hợp giúp phát triển năng
lực, tạo hứng thú học tập cho học sinh.
7.2. Nội dung sáng kiến
7.2.1. Cở sở lí luận.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là hoạt động giáo dục,
trong đó dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được
tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng
như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng
lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá
nhân mình.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm
chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh
nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm
tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống sau này. Ở bậc
THCS, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành lối sống tích cực, biết
cách hồn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế
hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức cơng dân… và tích cực
tham gia các hoạt động xã hội.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo hướng đến những phẩm chất và năng
lực chung, ngồi ra hoạt động TNST cịn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình
thành ở người học các năng lực đặc thù sau:
+ Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động;



7

+ Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống;
+ Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân;
+ Năng lực định hướng nghề nghiệp;
+ Năng lực khám phá và sáng tạo;
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác
nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác,
tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt
động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động cơng ích,
sân khấu hóa, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… có nội dung rất đa
dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học,
nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Nội dung giáo dục của HĐTNST thiết
thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của
học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn
cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi. HĐTNST có thể tổ chức theo các quy
mơ khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên
trường.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng
trong chương trình giáo dục phổ thơng mới. Hoạt động này giúp cho học sinh
có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực
tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo
của bản thân.
Để xây dựng được hoạt động trải nghiệm lôi cuốn học sinh và phù hợp
với nội dung bài học, giáo viên phải dựa vào mục tiêu bài học, chọn lọc nội
dung trong bài liên quan đến thực tiễn để xây dựng hoạt động.
Để hoạt động TNST của học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi giáo viên cần thực
hiện các công việc sau:
Trước khi lập kế hoạch đánh giá, giáo viên cần xác định rõ mục đích của
việc đánh giá là:

+ Đánh giá nhu cầu học sinh.
+ Khuyến khích việc học tập có định hướng và hợp tác, theo dõi tự tiến
bộ của học sinh.
+ Kiểm tra mức độ hứng thú học tập và lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Theo dõi và tư vấn cho học sinh trong quá trình thực hiện hoạt động để
tiện việc theo dõi, phản hồi hay tham vấn cho học sinh khi cần.


8

Đối với các hoạt động diễn ra trên lớp, giáo viên phải ghi chép mọi hoạt
động của học sinh để theo dõi sự tiến bộ của các em. Giáo viên cần thường
xuyên lắng nghe các ý kiến thảo luận của học sinh một cách dân chủ và
khuyến khích sự sáng tạo, ý tưởng mới lạ của các em.
Để có thời gian cho hoạt động, giáo viên có thể tận dụng những phút
cuối giờ trong mỗi tiết dạy để trao đổi thơng tin với các nhóm học sinh về các
hoạt động hay sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để hỗ trợ…
Là trung tâm của mọi hoạt động học tập, học sinh phải tư duy nhiều hơn
khi sử dụng hoạt động trải nghiệm trong học tập môn Ngữ Văn nói chung, thơ
hiện đại Việt Nam nói riêng. Mỗi học sinh phải biết tự mình vượt qua “sức ỳ”
cá nhân, chiến thắng thói quen lười hoạt động, lười suy nghĩ của mình.
Học sinh cần có kĩ năng tích cực làm việc cá nhân cũng như theo nhóm khi
thực hiện các hoạt động. Để học sinh có thể phối hợp tốt với nhau thì tự bản
thân các em phải trang bị cho mình một số kĩ năng cộng tác, đó là:
+ Nghe tích cực và phê bình mang tính xây dựng: Nghe tích cực và phê
bình mang tính xây dựng có nghĩa là lắng nghe, suy nghĩ về những điều người
khác nói và kiểm tra xem mình hiểu ý của người nói đến mức nào trước khi
đưa ra ý kiến phản hồi. Trong những buổi làm việc nhóm, học sinh có kĩ năng
nghe tích cực và phê bình mang tính xây dựng sẽ giúp cuộc thảo luận của
nhóm diễn ra nghiêm túc, hiệu quả, kích thích được sự sáng tạo của mọi thành

viên trong nhóm.
+ Hợp tác: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi
cao", hợp tác theo nhóm giúp học sinh thực hiện hoạt động dễ dàng hơn, hiệu
quả hơn. Để việc học tập hợp tác hiệu quả hơn và để sử dụng tối ưu thời gian
trên lớp, học sinh cần phải xác định rõ mục tiêu của nhóm và trách nhiệm của
từng cá nhân trong nhóm. Khi có sự phân chia cơng việc hợp lí giữa các thành
viên trong nhóm và có sự giám sát, đánh giá của tập thể nhóm và giáo viên,
học sinh sẽ ý thức hơn về trách nhiệm của mình và sẽ phải cố gắng hồn
thành tốt cơng việc được giao.
+ Chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc: Trong nhóm cần có sự
phân cơng cơng việc hợp lí để từng thành viên trong nhóm ý thức được vai trị
và trách nhiệm của mình. Để lập được một kế hoạch khả thi, tất cả các thành
viên trong nhóm phải cùng nhau xác định mục tiêu cần hướng tới, nhiệm vụ
phải làm, sản phẩm dự kiến, cách triển khai thực hiện hoạt động, phân công
công việc, thời gian thực hiện và hoàn thành sản phẩm.


9

7.2.2. Cơ sở thực tiễn
7.2.2.1. Thuận lợi
Từ nhiều năm nay, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, tăng cường tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh,
tập trung xây dựng một nền giáo dục phát triển toàn diện năng lực và phẩm
chất người học.
Tại đơn vị công tác, yêu cầu nâng cao chất lượng với khẩu hiệu “dạy
thực, học thực, chất lượng thực” luôn luôn được đặt lên trên hết. Hiện nay, dù
nhà trường còn gặp nhiều khó khăn nhưng Ban giám hiệu ln ln cố gắng
tạo điều kiện tốt nhất về đồ dùng, trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ chuyên

môn, cử giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về chun mơn, nghiệp
vụ do Phịng và Sở giáo dục tổ chức… Các thành viên trong tổ nghiệp vụ môn
Ngữ văn của trường THCS .......... là các đồng chí có trình độ chun mơn
vững vàng, có nhiều kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy và thường xuyên
tổ chức phổ biến những đổi mới trong phương pháp giảng dạy theo yêu cầu
của tồn ngành giáo dục. Chính vì vậy, giáo viên dạy Ngữ văn trong tồn
trường có cơ hội được trao đổi, học tập kinh nghiệm, tháo gỡ những khó
khăn, vướng mắc gặp phải trong thực tế các nhà trường. Từ đó giúp giáo viên
có thêm cơ hội học hỏi và đổi mới phương pháp dạy học hữu ích.
Đối tượng học sinh: tương đối ngoan, nghiêm túc, có ý thức trong việc
tự học, tự tìm tịi, năng động, hào hứng trong học tập, tích cực và tự giác
trong việc thực hiện các yêu cầu của môn học.
Phụ huynh học sinh tin tưởng đội ngũ giáo viên của trường, quan tâm
đến việc học tập của học sinh. Phụ huynh luôn phối hợp và tạo mọi điều kiện
tốt nhất để học sinh tham gia học tập và hoàn thành các hoạt động học tập
được tổ chức và giao phó.
Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong bài học rất mới lạ, hấp dẫn,
có khả năng kích thích nhiều giác quan, phát huy các năng lực của người học,
có khả năng vận dụng kiến thức liên mơn trong q trình khai thác kiến thức.
7.2.2.2. Khó khăn
Giáo viên: Bằng thực tiễn giảng dạy của cá nhân tại trường
THCS .......... kết hợp với quá trình dự giờ, học tập đồng nghiệp trong và
ngồi xã tơi nhận thấy một hạn chế chung trong cách lên lớp hiện nay là: Giáo
viên còn quá phụ thuộc vào các loại tài liệu như: sách giáo khoa, sách giáo
viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, sách thiết kế bài giảng… việc đổi mới phương


10

pháp dạy học vẫn được giáo viên thực hiện trong nhiều năm gần đây nhưng

hiệu quả và tính thực tiễn chưa cao.
Học sinh: Ngày nay, trước xu thế phát triển của thế giới và đất nước,
nhiều em có định hướng chọn ngành, chọn nghề trong tương lai thiên về các
môn tự nhiên nên tỉ lệ các em học các môn xã hội, trong đó có mơn Văn giảm
đáng kể. Điều đó cũng phần nào ảnh hưởng tới chất lượng mơn Văn. Khi các
em bước sang lớp 9 – một giai đoạn đánh dấu bước trưởng thành về cả nhận
thức và kỹ năng, lúc này các em đang đứng trước một kì thi quan trọng đó là
kì thi 9 vào 10. Để hồn thành tốt kì thi này, các em phải học rất nhiều môn
khác nhau với lượng kiến thức khá nặng. Hơn nữa, Ngữ Văn 9 là một mơn
học khó và được tổng hợp từ nhiều kiến thức khác nhau về đọc hiểu và làm
văn. Điều đó cũng là một trong những khó khăn trong việc các em tiếp thu
kiến thức và kĩ năng của mơn Văn vì thời gian dành cho môn Văn phần nào bị
hạn chế.
Trường THCS .......... đang trong giai đoạn xây dựng và sửa chữa, thiếu
phòng học, học sinh học 2 ca nên việc chuẩn bị ở nhà cho các hoạt nhóm chưa
phát huy hết hiệu quả. Học sinh chưa được trang bị phương pháp học tập tích
cực nên vẫn cịn thụ động, máy móc tiếp nhận kiến thức được cung cấp từ
thầy, cô và sách vở, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn còn hạn chế,
chưa tự tạo được hứng thú, say mê trong học tập… Chính vì vậy, các em cịn
mơ hồ trước những kiến thức quá dài, quá khó hiểu và sau một thời gian các
em quên hết không nhớ kiến thức thậm chí cịn nhầm lẫn giữa nội dung bài
học này sang bài khác, khơng có ấn tượng gì về những đơn vị kiến thức đã
được giới thiệu và dẫn đến khơng thích học bộ mơn. Một số nhỏ các em chưa
thực sự quan tâm tới việc học, các em thực hiện nhiệm vụ một cách hình thức
và đối phó.
Phần lớn phụ huynh trên địa bàn xã .......... làm nông nghiệp, có những
gia đình bố mẹ đi làm ăn xa nên ít có thời gian giám sát việc học của con. Một
số phụ huynh vẫn cịn tư tưởng "giao phó" việc dạy dỗ con em cho nhà
trường, thiếu sự quan tâm, động viên, khích lệ các em trong học tập.


7.2.3. Các biện pháp thực hiện
7.2.3.1. Lựa chọn bài và những hoạt động trải nghiệm cần sử dụng
Giáo viên có thể sử dụng hoạt động trải nghiệm sáng tạo khi dạy các
bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9:


11

1. Đồng chí- Chính Hữu
2. Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính - Phạm Tiến Duật.
3. Đồn thuyền đánh cá - Huy Cận.
4. Bếp lửa - Bằng Việt.
5. Ánh trăng - Nguyễn Duy.
6. Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.
7. Viếng lăng Bác - Viễn Phương.
8. Sang thu - Hữu Thỉnh.
9. Nói với con - Y Phương.
Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo có thể sử dụng như: vẽ tranh, sưu
tầm tài liệu, làm thành các sile trình chiếu Power point, đóng vai, văn nghệ
(hát, múa)
7.2.3.2. Các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo
Bước 1: Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
Bước 2: Đặt tên cho hoạt động
Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động.
Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt
động.
Bước 5: Lập kế hoạch
Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy
Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động
Bước 8: Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh

7.2.3.3. Những hoạt động trải nghiệm được sử dụng trong các bài dạy văn
bản thơ hiện đại Việt Nam.
Như phần đầu của đề tài này đã đề cập, hoạt động trải nghiệm sáng tạo
được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng ở đề tài này tôi chỉ đi
sâu vào một số hoạt động được sử dụng phổ biến, dễ dàng áp dụng và bản
thân tôi sử dụng rất khả quan trong năm học 2020- 2021 và trong học kì I vừa
qua.
* Hoạt động vẽ tranh.
Vẽ tranh là một trong những hoạt động kích thích sự sáng tạo. Khi các
em vẽ tranh thể hiện được cảm xúc thơng qua hình ảnh, nói lên tâm tư, ý nghĩ


12

của bản thân. Hoạt động này sẽ giúp các em rèn kĩ năng tư duy, tưởng tượng,
kỹ năng vận động cho bàn tay… Khi vẽ tranh các em sẽ được sống với nhân
vật, bối cảnh của tác phẩm, thúc đẩy khả năng sáng tạo, sưu tầm tài liệu và xử
lý thông tin; khả năng làm việc tập thể, phát triển ngôn ngữ, giúp học sinh vận
dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.
Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh thực hiện hoạt động vẽ tranh vào
khi củng cố bài học hoặc ở phần luyện tập ở nhà.
- Các bước tiến hành:
+ Bước 1: Nêu những nội dung cần minh họa.
GV có thể lựa chọn nội dung vẽ tranh minh họa cho phần giới thiệu tác
giả, tác phẩm hoặc nội dung một đoạn thơ, phần thơ cụ thể. GV hướng dẫn
học sinh bước đầu định hình được các thao tác cần thực hiện.
+ Bước 2: Cử nhóm và phân cơng nhiệm vụ.
Tùy đặc điểm mỗi lớp và tình hình học sinh, giáo viên có thể chia
nhóm sao cho phù hợp và phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. Ở hoạt
động này, học sinh có thể tưởng tượng những khung cảnh trong bài thơ để vẽ

vào tranh sao cho sinh động nhất. Ngoài ra, bức tranh còn phải thể hiện được
nội dung, tư tưởng của đoạn thơ hoặc bài thơ.
+ Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trên lớp
GV tổ chức cho các nhóm thực hành vẽ tranh minh họa trong một thời
gian nhất định. Sau đó các nhóm treo hoặc dán tranh của nhóm mình lên
bảng, đại diện từng nhóm lên thuyết trình.
+ Bước 4: Thống nhất và chốt lại các ý sau khi thảo luận


13

Sau khi các nhóm hồn thành xong phần trưng bày, thuyết trình về bức tranh,
giáo viên tổ chức cho các nhóm nhận xét, phản biện rồi đi đến thống nhất và
chốt lại ý.Hoạt động này có thể áp dụng cho tất cả các văn bản. Chẳng hạn vẽ
tranh về đề tài người lính (trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
và người lính sau chiến tranh) áp dụng cho bài “ Đồng chí”- Chính Hữu, “Bài
thơ về tiểu đội xe khơng kính” - Phạm Tiến Duật. “Ánh trăng” - Nguyễn Duy.
Hay vẽ tranh phong cảnh: Bài “Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải, “Sang thu”Hữu Thỉnh, “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương, “Đồn thuyền đánh cá” - Huy
Cận.

Học sinh tích cực tham gia vẽ tranh
Ví dụ: Bài "Đồng chí" – Chính Hữu:
+ Ngồi bức tranh về hình ảnh người đính đứng cạnh bên nhau đứng
gác trong khung cảnh đêm khuya, ánh trăng sà xuống thấp, học sinh có thể tái
hiện nguồn gốc xuất thân của người lính: quê hương anh nước mặn đồng
chua. Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá bằng những bức tranh làng quê vùng
đồng bằng chiêm trũng, vùng đồi núi để thấy được điểm chung của những
người lính đều xuất thân từ những vùng q nghèo khó.
+ Học sinh có thể vẽ bức tranh làng quê có gian nhà khơng, có giếng
nước gốc đa trong nỗi nhớ của người lính ở quê nhà để thấy được sự quyết

tâm tham gia kháng chiến bảo vệ tổ quốc của họ.


14

Học sinh tích cực tham gia vẽ tranh


15

* Hoạt động sưu tầm tài liệu, làm thành các sile trình chiếu Power point
Hoạt động này giúp các em rèn kĩ năng tự học, kĩ năng thuyết trình, kĩ
năng tổng hợp, phân tích, xử lí thơng tin, kĩ năng sử dụng máy tính, áp dụng
cơng nghệ thơng tin trong cuộc sống… Khi các em tự sưu tầm tài liệu, các em
sẽ có kiến thức sâu rộng, làm chủ và nhớ kiến thức lâu hơn.
+ Bước 1: Chia nhóm
Dựa vào đặc điểm mỗi lớp và tình hình học sinh, giáo viên có thể chia
nhóm sao cho phù hợp. Khi chia nhóm, giáo viên phải đảm bảo các nhóm đều
có học sinh giỏi, khá, trung bình; có học sinh sử dụng thành thạo công nghệ
thông tin.
+ Bước 2: Tổ chức cho học sinh thảo luận để tìm ra những nội dung
cần tìm hiểu, sưu tầm. Các nhóm tự phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên.
Gv gợi ý cho HS tìm hiểu những nội dung liên quan đến bài thơ cụ thể.
Mỗi nhóm sẽ tìm hiểu về một vấn đề, mỗi thành viên trong tổ tiếp nhận nhiệm
vụ và thực hiện tại nhà. Cả nhóm tập hợp và thống nhất tạo thành các slide,
phân cơng nhóm trưởng để thuyết trình. Lưu ý cho HS khi làm slide cần sưu
tầm thêm tranh ảnh minh họa để phần thuyết trình thêm sinh động, hấp dẫn.
+ Bước 3: Học sinh thực hiện trình chiếu, thuyết trình trên lớp.
GV u cầu đại diện từng nhóm lên trình chiếu slide và thuyết trình.
+ Bước 4: Thống nhất và chốt lại các ý sau khi thảo luận

Sau khi các nhóm hồn thành xong phần trưng bày, thuyết trình, giáo
viên tổ chức cho các nhóm nhận xét, phản biện rồi đi đến thống nhất và chốt
lại ý.
Hoạt động có thể áp dụng cho bài “Đồng chí”- Chính Hữu, “Bài thơ về
tiểu đội xe khơng kính”- Phạm Tiến Duật, “Nói với con”- Y Phương, “Viếng
lăng Bác” - Viễn Phương, “Bếp lửa” - Bằng Việt.
VD: Khi dạy bài "Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính" – Phạm Tiến
Duật, để giúp học sinh có kiến thức cơ bản về giai đoạn kháng chiến chống
Mĩ trên con đường Trường Sơn và những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường
này, GV tổ chức và giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị ở nhà theo nhóm.
Lên lớp các nhóm sẽ trình chiếu và thuyết trình bài chuẩn bị của mình bằng
Power point.
Đường Trường Sơn, được thành lập từ năm 1959, lấy tên của dãy Trường
Sơn - dãy núi chạy dọc 20 tỉnh miền Trung Việt Nam. Về sau, con đường này
có thêm tên gọi Đường mịn Hồ Chí Minh, là con đường huyết mạch nối miền
Bắc và miền Nam Việt Nam, cung cấp binh lực, lương thực và vũ khí khí tài
để chi viện cho Miền Nam ruột thịt trong kháng chiến chống Mỹ. Binh đồn
Trường Sơn (đồn 559) có lúc lên tới 20.000 người, có nhiệm vụ đảm bảo


16

hoạt động của hệ thống đường này. Đường Trường sơn cịn được những
người lính trong cuộc chiến gọi là tuyến lửa.
Nhằm cắt đứt sự chi viện của Miền Bắc vào miền Nam bằng con đường
huyết mạch, Mỹ đã liên tục trút hàng trăm ngàn tấn bom. Số lượng bom ném
xuống Trường Sơn lên đến đỉnh điểm năm 1969. Số phi vụ máy bay bắn phá
mỗi ngày là 182 máy bay tiêm kích, 13 máy bay chiến đấu và 21 máy bay
B52. Có trọng điểm bị đánh phá tới 300 quả bom các loại trong một ngày. Và
đặc biệt là chất độ màu da cam mà Mỹ rải xuống đường Trường sơn đã làm

khoảng 5 triệu người VN nhiễm phải, và đến ngày hôm nay mặc dù chiến
tranh đã lùi vào dĩ vãng 40 năm rồi song những hậu quả mà nó để lại vẫn cịn
rất nặng nề. Trong vịng 16 năm, từ năm 1959 đến 1975, chúng ta đã chở vào
chiến trường miền Nam hơn một triệu tấn hàng và vũ khí nhưng cũng bị máy
bay Mỹ đốt cháy và phá hủy mất 90 nghìn tấn hàng và 14.500 xe, máy ”. Biết
bao chiếc xe đã được thu gom, chắp nhặt từ các nghĩa địa ơ tơ đó. Chỉ cần có
bánh xe, máy nổ là coi như cịn xe. Và tất nhiên, người ta phải chắp nhặt
những bộ phận sót lại ở những chiếc xe khác nhau để làm nên một chiếc xe có
thể chạy được.

Đại diện nhóm thuyết trình phần chuẩn bị của nhóm mình.
* Hoạt động đóng vai
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành để trình bày
những suy nghĩ, cảm nhận và ứng xử theo một “vai giả định”, qua sắm vai
cũng rèn luyện cho người học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường được
làm quen với từng vai trò của con người trong cuộc sống và nghề nghiệp,
luyện tập năng lực giải quyết vấn đề theo cương vị mà người học sẽ thực hiện


17

sau này. Từ đó giúp học sinh hình thành các kĩ năng: kĩ năng xã hội: rèn cách
giao tiếp; phát triển ngôn ngữ; kĩ năng xúc cảm…Mặt khác, phương pháp này
sẽ tạo được sự hứng thú và chú ý cho học sinh.
Để học sinh ghi nhớ kiến thức một cách chủ động, sau khi đã học xong
một bài thơ cụ thể, tôi đã thực hiện hoạt động trải nghiệm này với các bước
như sau:
+ Bước 1: Nêu tình huống sắm vai.
+ Bước 2: Cử học sinh chuẩn bị vai diễn và diễn xuất.
Để sắm vai và diễn xuất thành công, giáo viên yêu cầu học sinh phải

nắm chắc những kiến thức của bài.
+ Bước 3: Thảo luận sau khi sắm vai
+ Bước 4: Thống nhất và chốt lại các ý sau khi thảo luận
Hoạt động này tôi áp dụng cho bài “Đồng chí” - Chính Hữu, “Bài thơ
về tiểu đội xe khơng kính” - Phạm Tiến Duật, “Ánh trăng” - Nguyễn Duy,
“Nói với con”- Y Phương, “Bếp lửa” - Bằng Việt.
Để thực hiện tốt hoạt động đóng vai, học sinh phải nắm chắc những
kiến thức của bài học: Thông tin về nhà thơ, hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa nhan
đề, nội dung, hình ảnh đặc sắc…
Hoạt động đóng vai có thể thực hiện dưới hình thức kiểm tra bài cũ
hoặc tổ chức hoạt động Ngữ văn theo chuyên đề.
VD: Dạy bài "Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính" – Phạm Tiến Duật,
GV tổ chức cho học sinh đóng vai phóng viên và nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Tất cả nội dung của bài được triển khai dưới dạng thực hiện cuộc phỏng vấn
nói về tác giả, tác phẩm. Một em đóng vai phóng viên; một em đóng vai
Phạm Tiến Duật; 1 em đóng vai cựu chiến binh – người lính lái xe năm xưa.


18

- Cảnh 1: Phóng viên – Phạm Tiến Duật
Phóng viên: Kính chào nhà thơ, ơng có thể giới thiệu đơi chút về mình
được khơng ạ?
Phạm Tiến Duật: Vâng, tơi xin tự giới thiệu, tôi là Phạm Tiến Duật,
sinh năm 1941, quê Phú Thọ. Tôi là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến
chống Mĩ. Những sáng tác của tôi chủ yếu viết về thế hệ trẻ gồm những cô
thanh niên xung phong, những anh lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ. Tôi trung thành với giọng thơ sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, đậm chất lính
nhưng khơng kém phần sâu sắc.
Phóng viên: Với giọng thơ sơi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, đậm chất lính



19

nhưng khơng kém phần sâu sắc, ơng đã có nhiều sáng tác viết về thế hệ trẻ
thời kì chống Mỹ cứu nước, trong đó có bài "Bài thơ về tiểu đội xe khơng
kính". Vậy, xin ơng cho biết bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào ạ?
Phạm Tiến Duật: Vào năm 1969, thời điểm đó tơi đang cơng tác trên
tuyến đường Trường Sơn, giai đoạn kháng chiến chống Mỹ diễn ra gay go ác
liệt. Là người chứng kiến sự khốc liệt mà hào hùng đang diễn ra hàng giờ,
hàng ngày trên tuyến lửa tôi đã viết bài thơ này. Bài thơ nằm trong chùm thơ
được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1969. Sau này bài thơ
được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” (1970) của tơi.
Phóng viên: Thưa ơng, có nhiều người thắc mắc về nhan đề bài thơ,
nó có vẻ dài và thừa hai chữ “bài thơ”, ơng có ý kiến gì về điều này ạ?
Phạm Tiến Duật: Đây thực ra là một dụng ý, hai chữ “bài thơ” nói
lên cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tôi. Bài thơ không chỉ phản ánh
sự khốc liệt của chiến tranh mà còn khai thác chất thơ của hiện thực khốc liệt
ấy, đó còn là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, là sự gian
khổ, hiểm nguy của chiến trường.
Phóng viên: Có thể nói những chiếc xe khơng kính là một hình ảnh
thật độc đáo. Xin ơng hãy nói rõ hơn về hình ảnh này ạ.
Phạm Tiến Duật: Các bạn cần biết rằng ở Trường Sơn mỗi trọng điểm
là một nghĩa địa ô tô, xác xe cháy ngổn ngang lưng đèo, đỉnh núi. Những
chiếc xe ấy không chỉ vỡ kính mà cịn khơng có đèn, khơng có mui, thùng xe
xước, trần trụi đến biến dạng, mang trên mình đầy thương tích. Tơi muốn
nhấn mạnh sự dữ dội, tàn khốc của chiến tranh và tô đậm sự thiếu thốn, gian
nan nguy hiểm mà người lính phải đối mặt.
Phóng viên: Vâng, và có thể nói những chiếc xe ấy làm nền để giúp
ông khắc họa được vẻ đẹp của những chiến sĩ lái xe, đúng khơng ạ?

Phạm Tiến Duật: Đúng vậy.
Phóng viên: Vâng, xin ơng nói cụ thể hơn.
Phạm Tiến Duật: Các bạn có thể nhận thấy bài thơ tiêu biểu cho phong
cách thơ của tôi với giọng điệu ngang tàng đậm chất lính. Tơi muốn khắc tạc
lên những bức chân dung tuyệt đẹp về người lính lái xe Trường Sơn. Đó là
những con người có tư thế hiên ngang, ung dung, chủ động, bình tĩnh, tự tin.
Các bạn thấy đấy, khi những chiếc xe lăn thì cũng là lúc người lính đối mặt
với cái chết. Vậy mà họ vẫn “Ung dung buồng lái ta ngồi...”. Họ can đảm
vượt lên trên thử thách khốc liệt của chiến tranh với tinh thần lạc quan, dũng
cảm, coi thường gian khổ hiểm nguy. Trải qua nhiều gian khó, đối với họ tình


20

cảm đồng đội thật thiêng liêng, trân quý: “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.” Và
đặc biệt là ý chí chiến đấu quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước. Điều mà tơi muốn nhấn mạnh là hình ảnh “trái tim”, một hình ảnh hốn
dụ đẹp ở khổ cuối. Trái tim kiên cường, dũng cảm, trái tim nồng ấm, nhiệt
thành đã trở thành nhãn tự, làm bừng sáng cả bài thơ. Chỉ cần trong những
chiếc xe đó có trái tim của những người chiến sĩ thì mọi khó khăn, gian khổ
đều có thể vượt qua để đi đến chiến thắng cuối cùng. Hình ảnh người lính lái
xe là đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam, là biểu tượng của
chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kì chống Mỹ cứu nước.
Phóng viên: Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông về những chia sẻ quý giá
này!
- Cảnh 2: Phóng viên – cựu chiến binh (người lính lái xe năm xưa)
Phóng viên: - Thưa bác, chúng cháu được học bài “Bài thơ về tiểu đội
xe không kính” nói về những người lính lái xe Trường Sơn thật quả cảm, anh
hùng. Chúng cháu được biết, bác cũng tham gia chiến đấu tại chiến trường
này. Bác có thể cho chúng cháu biết một chút về công việc của bác được

không ạ?
Bác cựu chiến binh: - Bác nhập ngũ năm 1965 và được chọn đi học
lớp lái xe sáu tháng sau đó được biên chế về đội lái xe Sư đoàn 312. Bài thơ
của Phạm Tiến Duật đã phản ánh đúng một phần hiện thực mà các bác đã trải
qua. Nhưng thực tế còn khốc liệt hơn nhiều, gian khổ nhưng cũng hào hùng
lắm các cháu ạ. Khi các bác cho những chiếc xe lăn bánh là đối mặt với thần
chết bất cứ lúc nào. nhiều đồng đội của bác đã mãi mãi nằm lại nơi đó. Nhưng
ai cịn sống vẫn quyết tâm đến cùng cho nhiệm vụ thiêng liêng: quyết tử cho
Tổ quốc quyết sinh, hi sinh đến giọt máu cuối cùng để giành lại độc lập,
thống nhất đất nước.
Phóng viên: Dạ, thưa bác, bác có những nhắn nhủ gì với thế hệ chúng
cháu khơng ạ?
Bác cựu chiến binh: Để có được cuộc sống ngày hơm nay, biết bao
anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh xương máu. Bác mong các cháu phải biết quý
trọng những thành quả cha ông để lại, giữ gìn và phát huy những giá trị,
truyền thống của cha ông. Các cháu cần học tập thật tốt, rèn luyện đức và tài
để xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp.
Phóng viên: Vâng. Cháu xin cảm ơn bác vì những chia sẻ quý báu này
ạ. Chúng cháu xin hứa sẽ quyết tâm học tập, rèn luyện để tiếp bước cha anh đi
trước ạ!



×