Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Ôn tập sinh đáp án chỉnh sửa đề thi học sinh giỏi cấp đại học sư phạm (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG THPT CẤP ĐHSP HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

MÔN THI: SINH HỌC
NĂM HỌC 2021 - 2022

Câu 1 (1.5 điểm).
a. Hình bên mơ tả cấu trúc đơn giản của một tế bào động vật điển hình với một số cấu trúc được đánh số từ (1)
đến (6). Hãy xác định tên của từng cấu trúc và cho biết những cấu trúc nào thuộc hệ thống màng
nội bào? Giải thích.
b . Bảng dưới đây thể hiện kết quả của một thí nghiệm điển hình về sự dung hợp tế bào của
người và chuột trong các điều kiện khác nhau:
Thí nghiệm Mô tả
Nhiệt độ Kết quả
Các protein màng
1
Dung hợp tế bào người và chuột
370C
trộn lẫn với nhau
Dung hợp tế bào người và chuột,
Các protein màng
2
370C
bổ sung chất ức chế tổng hợp ATP
trộn lẫn với nhau
Khơng có sự trộn
3
Dung hợp tế bào người và chuột


40C
lẫn protein màng
Từ kết quả trên có thể rút ra những kết luận gì về tính lỏng của màng? Giải thích.
Hướng dẫn
a.
- Tên của từng cấu trúc: (1) – ti thể; (2) – peroxisome; (3) – bộ máy golgi; (4) – mạng lưới nội 0.25
chất (5) – túi tiết; (6) – màng nhân.
(HS viết đúng 5/6 được tối đa 0.25 điểm)
- Các cấu trúc thuộc hệ thống màng nội bào bao gồm (3), (4), (5), (6) vì chúng:
+ Có sự liên kết với nhau về mặt vật lí (màng nhân và mạng lưới nội chất) hoặc về mặt chức 0.25
năng (thông qua túi tiết của các bào quan)
+ Protein của chúng được tổng hợp nhờ ribosome thuộc lưới nội chất hạt (protein của ti thể 0.25
hoặc peroxisome được tổng hợp nhờ ribosome tự do hoặc bên trong chính chúng)
b.
- Khi bổ sung chất ức chế tổng hợp ATP (thí nghiệm 2) các protein màng vẫn trộn lẫn với nhau 0.25
chứng tỏ sự chuyển động của protein màng không đòi hỏi năng lượng
- Trong điều kiện nhiệt độ thấp (4 độ ở thí nghiệm 3) ta khơng thấy sự trộn lẫn protein màng ở 0.25
tế bào dung hợp, chứng tỏ sự chuyển động của protein màng rất nhạy cảm (phụ thuộc) với
nhiệt độ
à Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng tính lỏng của màng là kết quả của sự khuếch tán thụ 0.25
động, vì sự di chuyển của các thành phần màng tế bào không cần năng lượng và bị chịu ảnh
hưởng bởi nhiệt độ
Câu 2 (1.5 điểm).
a. Tại sao ti thể và lục lạp đều có ADN và bộ máy phiên mã, dịch mã riêng nhưng chúng lại khơng có khả năng
tồn tại, hoạt động sinh lí và nhân lên ở mơi trường ngoại bào?
b. Trong q trình hơ hấp hiếu khí của một tế bào, nếu bổ sung cyanide có thể làm tế bào chết, nhưng nếu bổ sung
nồng độ rất thấp chất này sẽ thấy trong môi trường sống của tế bào xuất hiện lactate. Bằng hiểu biết của mình,
hãy giải thích hiện tượng trên.
Hướng dẫn
- Trong quá trình phát sinh ti thể và lục lạp, 1 số gen trong ADN ti thể và lục lạp được sát

nhập với hệ gen nhân. Những gen này quy định 1 số sản phẩm tham gia cấu trúc, hoạt động 0.25
a.
chức năng và sinh sản của ti thể và lục lạp
Vì thế, khi tách ra khỏi tế bào, ti thể và lục lạp không thể tự tổng hợp được các sản phẩm bị
thiếu sót đó, dẫn đến chúng không thực hiện được chức năng 1 cách đầy đủ, cũng như không 0.25
thể tự nhân lên


b.

Cyanide là chất ức chế không cạnh tranh đối với cytochrome trên chuỗi vận chuyển điện tử
hô hấp, do vậy nó ức chế q trình vận chuyển điện tử và khi hàm lượng vượt quá mức cho 0.5
phép khiến nhiều tế bào không đủ cung cấp năng lượng cho hoạt động của mình sẽ chết
Ở nồng độ thấp hơn, chúng ức chế chuỗi vận chuyển điện tử, không tiêu thụ được NADH và
0.25
FADH2, tế bào chỉ có một lượng NAD+, chất này cạn kiệt sẽ ức chế chu trình Krebs
Quá trình đường phân vẫn có thể xảy ra, NADH mà nó tạo ra được dùng để chuyển hóa
0.25
pyruvate thành lactate, thay vì tạo ra CO2.

Câu 3 (2 điểm).
Hình 3 mơ tả con đường truyền tin nội bào tạo ra đáp
ứng sinh học được khơi mào khi có thụ thể kết cặp đặc hiệu
với adrenalin (thụ thể adrenergic gắn đặc hiệu với adrenalin).
a. Hãy cho biết chất nào là chất truyền tin thứ hai của
adrenalin: G-protein, ATP, cAMP hay PKA. Giải thích?
b. Giải thích tại sao thụ thể này cùng có mặt ở tế bào gan, tế
bào cơ trơn nhưng lại tạo ra đáp ứng khác nhau trên mỗi loại
tế bào này.
c. Timolol có khả năng tạo liên kết với thụ thể nhưng khơng

làm thay đổi cấu hình của thụ thể. Hãy cho biết Timolol có
làm thay đổi mức đáp ứng của tế bào với adrenalin hay
khơng? Giải thích
Hướng dẫn
a.

b.

c.

- cAMP là chất truyền tin thứ hai
- Giải thích:
+ Chất truyền tin thứ nhất (adrenalin) kết hợp với thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất của tế
bào đích gây kích thích hoạt hố enzim adenylyl cyclase, sau đó enzyme này làm cho phân tử
ATP chuyển thành thành cAMP, tiếp đó cAMP làm thay đổi một hay nhiều q trình phosphoryl
hố (hay hoạt hố chuỗi enzyme), nhờ vậy làm tín hiệu ban đầu được khuếch đại lên nhiều lần.
- Các phân tử protein tham gia vào con đường truyền tín hiệu ở hai loại tế bào này khơng hồn
tồn giống nhau, và hệ thống protein đáp ứng của hai loại tế bào cũng khơng hồn tồn giống
nhau.
à Khi adrenalin gắn vào thụ thể chung của hai loại tế bào, chúng hoạt hoá theo các hướng khác
nhau à đáp ứng khác nhau.
Timolol làm gỉam mức đáp ứng sinh học của tế bào với adrenalin.
Giải thích:
+ Timilol cạnh tranh với adrenalin khi gắn vào thụ thể nhưng lại không làm thay đổi cấu hình
của thụ thể à khơng khởi động được con đường truyền tín hiệu nội bào à đáp ứng của tế bào
với adrenalin giảm.

0.5
0.25
0.25

0.25
0.5
0.25

Câu 4 (2 điểm).
Bà Denton có triệu chứng đau họng, nhức đầu, sốt nhẹ, ớn lạnh và ho. Sau khi bị sốt, ho ngày càng tăng
và đau nhức trong nhiều ngày, bà Denton nghi ngờ rằng bà bị bệnh cúm. Bác sĩ nói với Bà rằng triệu chứng có
thể là do một loạt các bệnh như cúm, viêm phế quản, viêm phổi hoặc bệnh lao. Ông tiến hành chụp Xquang và
thấy một chất nhầy có trong phổi trái. Kết quả cho thấy dấu hiệu của bệnh viêm phổi nên bác sĩ cho bà Denton
điều trị với amoxicillin, một kháng sinh thuộc nhóm β- lactam giống penicillin. Hơn một tuần sau đó, mặc dù
tuân theo đầy đủ chỉ dẫn, bà Denton vẫn cảm thấy yếu và khơng hồn tồn khỏe mạnh. Theo tìm hiểu, bà biết
rằng có nhiều loại vi khuẩn, nấm và virus có thể gây viêm phổi.
a. Vai trò của kháng sinh 𝛽- lactam trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn?
b. Bác sĩ sẽ có kết luận gì về chủng sinh vật gây bệnh khi bà Denton sử dụng amoxicillin không hiệu quả?


c. Theo em, khi biết nguyên nhân gây bệnh là do một chủng vi khuẩn thông thường, hướng tiếp cận chữa trị mà
bác sĩ sẽ thực hiện để điều trị cho bà Denton là gì?
Hướng dẫn
a.
Nhóm kháng sinh 𝛽- lactam là các chất ức chế sự tổng hợp thành peptidoglican của vi khuẩn
do đó ức chế sự sinh trưởng của vi khuẩn, vi khuẩn dễ bị các yếu tố bên ngồi tấn cơng hơn.
b.
– Việc sử dụng amoxillin khơng hiệu quả có thể do:
+ Chủng gây bệnh là các virus, do virus có vỏ ngồi là capsit nên khơng chịu tác động của
amoxicillin nên tiếp tục gây bệnh.
+ Chủng gây bệnh là nấm, do thành tế bào của nấm không phải peptidoglican do đó khơng
chịu tác động của amoxicillin nên tiếp tục gây bệnh.
+ Chủng gây bệnh là các vi khuẩn nhóm Mycoplasma khơng có thành tế bào nên khơng
chịu tác động của amoxicillin nên tiếp tục gây bệnh.

+ Chủng gây bệnh là các vi khuẩn thông thường, tuy nhiên chúng có khả năng kháng kháng
sinh loại 𝛽- lactam: có plasmid qui định enzim phân cắt kháng sinh loại 𝛽- lactam, thay đổi
cấu hình vị trí liên kết của kháng sinh họ 𝛽-lactam, có các kênh trên màng tế bào bơm
kháng sinh 𝛽-lactam ra ngoài.
c.
Khi biết bệnh do một chủng vi khuẩn thơng thường gây nên, có thể trị bằng các cách:
– Sử dụng phối hợp nhiều loại kháng sinh với nhiều tác dụng như phân cắt thành tế bào, ức
chế sự tổng hợp thành tế bào, ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn.
– Sử dụng các phage để tiêu diệt vi khuẩn. Phage là các loại virus chỉ lây nhiễm tế bào vi
khuẩn nên có thể sử dụng để tiêu diệt tế bào vi khuẩn mà không sợ chúng lây nhiễm cho
người.

0.5
0.25
0.25
0.25
0.25

0.25
0.25

Câu 5 (2 điểm).
1. Đặc điểm cấu tạo đặc trưng nào của tế bào thực vật trở
thành bất lợi khi tế bào bị nhiễm virus? Giải thích.
2. Sơ đồ sau mơ tả tăng trưởng của vi khuẩn và virus. Khi
nhiễm bệnh do vi khuẩn vào cơ thể động vật, chúng tăng
trưởng theo hàm số mũ (hình A) nhưng đối với virus thì
khơng, trong 1 thời gian dài khơng thấy tăng số lượng hạt
virut, sau đó tăng 1 cách ồ ạt (hình B) theo hình bậc thang.
Giải thích.

Hướng dẫn
1.
- Cầu sinh chất là protein dạng ống, nối các tế bào với nhau, có chức năng truyền thơng tin, vật
chất như các phân tử nhỏ giữa các tế bào.
- Đặc điểm này trở thành bất lợi khi virus xâm nhập được vào tế bào, chúng có thể nhanh chóng
truyền từ tế bào này sang tế bào khác qua cầu sinh chất, thậm chí một số loại virus cịn có khả
năng kích hoạt tế bào tiết ra các protein mở rộng cầu sinh chất để chúng đi qua. Chính vì vậy,
virus nhanh chóng phát tán trong tồn bộ cây.
2.
- Đối với nhiễm vi khuẩn:
+ Sau khi nhiễm vào tế bào động vật, vi khuẩn phân chia liên tục à tăng trưởng theo hàm số

(HS có thể trả lời vi khuẩn quen với môi trường nên không cần trải qua pha tiềm phát mà vào
luôn pha luỹ thừa)
- Đối với virus:
+ Sau khi xâm nhiễm vào tế bào chủ, từ giai đoạn xâm nhập tới lắp ráp à không gia tăng số
lượng hạt virus.
+ Sau khi phá vỡ tế bào chủ và giải phóng ra ngồi thì số lượng virus tăng ồ ạt. Quá trình xâm
nhiễm tiếp tục và lặp lại à đồ thị dạng bậc thang

0.5
0.5

0.5

0.25
0.25


Câu 6 (2.0 điểm).

a. Hình V là hình ảnh về ống tiêu hóa của 3 lồi thú (dạng A, dạng B, dạng C).

- Hãy chú thích các chữ số 1, 2, 3, 4 trong hình và xác định lồi Thỏ có ống tiêu hóa thuộc dạng nào trong ba
dạng trên? Giải thích.
- Giả sử, trong một trang trại có ni ba con thú có ống tiêu hóa tương ứng với ba dạng A, B, C như trên, cả ba
con đều bị nhiễm một loại vi khuẩn gây bệnh và phải điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu thuốc kháng sinh được
đưa vào cơ thể theo đường uống thì hoạt động tiêu hóa của con nào sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất? Giải thích.
b.
Trong cơ thể Người và Động vật có sắc tố hô hấp
mioglobin và hemoglobin, cả hai loại sắc tố này
đều có khả năng kết hợp và phân li O2. Dựa vào
sự hiểu biết về ái lực của sắc tố hô hấp đối với
ôxi, hãy cho biết trong số các đường cong A, B,
C và D ở hình bên đường nào là đường cong phân
li ôxi của hêmôglôbin người lớn, hêmôglôbin thai
nhi, hêmôglôbin lạc đà sống trên núi cao và của
miơglơbin. Giải thích.

c. Một bệnh nhân được bác sĩ điều trị cho uống thuốc aspirin (thuốc có tính axit) với liều lượng cao trong thời
gian 3 ngày, mỗi ngày uống 2 lần. Trong thời gian bệnh nhân điều trị bằng thuốc aspirin, các chỉ số về pH máu,
nồng độ CO2 và HCO3- trong máu, lượng HCO3- bài tiết theo nước tiểu thay đổi như thế nào? Giải thích.
Hướng dẫn
a - Chú thích: 1.Dạ dày đơn; 2.Ruột non; 3. Manh tràng (ruột tịt); 4. Ruột già.
- Ống tiêu hóa của Thỏ thuộc dạng A.
Giải thích: Dạng A có dạ dày đơn ruột dài, manh tràng phát triển => đây là đặc trưng của ống
tiêu hóa của thú ăn thực vật khơng nhai lại. Thỏ là lồi thú ăn thực vật khơng nhai lại.
- Hoạt động tiêu hóa của con tương ứng với ống tiêu hóa dạng C bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Giải thích:
+ Ống tiêu hóa dạng C là ống tiêu hóa của động vật nhai lại, q trình tiêu hóa của nó phụ thuộc
nhiều nhất vào hoạt động của vi sinh vật trong dạ cỏ.

+ Khi uống thuốc kháng sinh, vi sinh vật trong dạ cỏ sẽ bị tiêu diệt nhiều, làm giảm q trình
tiêu hóa sinh học của vi sinh vật =>quá trình biến đổi thức ăn trở nên khó khăn.
b - Đường cong A là của mioglobin, B - hemoglobin của lạc đà núi, C- hemoglobin của thai nhi,
D - hemoglobin của người lớn.
- Giải thích:
+ Ta nhận ra các đường cong B,C và D là của hemoglobin vì hemoglobin liên kết và nhả ơxi
một cách linh hoạt hơn nhiều so với mioglobin để đáp ứng chức năng vận chuyển ôxi trong khi

0.25
0.25

0.25
0.25
0.25
0.25


c

đó mioglobin có chức năng dự trữ ơxi nên nó liên kết chặt chẽ hơn với ơxi vì thế đường cong
phân li của nó phải là A.
+ Hemoglobin của lạc đà núi phải có ái lực cao hơn so với các loại hemoglobin của người vì lạc
đà sống ở vùng núi cao nơi có phân áp ơxi thấp hơn so với phân áp ô xi ở nơi ở của người. Vì
thế nó phải có ái lực cao hơn với ơxi so với ái lực của các loại hemoglobin của người.
- Thuốc aspirin có tính axit làm pH máu giảm.
0.25
Khi pH máu giảm, HCO3- thuộc hệ đệm của máu sẽ kết hợp với H+ tạo thành H2CO3, sau đó
tạo thành CO2 và H2O. Điều này dẫn đến nồng độ HCO3- trong máu giảm.
- Khi pH máu giảm , thụ thể hóa học gửi tín hiệu về trung khu hơ hấp làm tăng cường hoạt động
hô hấp, dẫn đến nồng độ CO2 trong máu giảm.

0.25
pH máu giảm làm tăng tái hấp thu HCO3- qua ống thận, dẫn đến giảm lượng HCO3- thải theo
nước tiểu.

Câu 7 (2.0 điểm).
a.
Hình VI thể hiện mối tương quan giữa áp suất tâm
thất trái, áp suất động mạch chủ và áp suất tâm nhĩ
trái trong chu kì tim của một bệnh nhân khiếm khuyết
về van tim bên trái ở trạng thái nghỉ ngơi.
- Hãy cho biết mỗi giai đoạn 1, 2, 3, 4, 5 trong hình
tương ứng với giai đoạn nào của chu kì tim (tâm nhĩ
co, tâm thất co đẳng tích, tâm thất co tống máu, tâm
thất giãn đẳng tích, giãn chung)?
- Bệnh nhân này bị hở hay hẹp van tim nào? Giải
thích.

b. Hầu hết các tổ chức trong cơ thể Người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch khi tâm thất co so với khi tâm
thất giãn. Tuy nhiên, đối với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được máu nhiều hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít
máu hơn khi tâm thất co. Hãy giải thích nhận định trên?
c. Một bệnh nhân A bị đi tiểu rất nhiều và có kết quả xét nghiệm một số chỉ tiêu được thể hiện ở
bảng sau:
Chỉ tiêu xét nghiệm
Bệnh nhân A
Người bình thường
+
Nồng độ Na nước tiểu (mmol/lít)
< 21
> 21
3

Nồng độ ADH huyết tương (pg/ml)
30
3
1
Tốc độ tạo angiotensin I (ng/ml/giờ)
Dựa vào kết quả xét nghiệm ở bảng trên, hãy cho biết tại sao bệnh nhân A bị đi tiểu nhiều?
Hướng dẫn
a - Xác định các giai đoạn trong chu kì tim:
0.5
1: Tâm thất co đẳng tích
2: Tâm thất co tống máu
3: Tâm thất giãn đẳng tích
4: Giãn chung
5: Tâm nhĩ co
- Người bệnh bị hở van động mạch chủ (van thất động trái).
0.25
- Giải thích: Kết quả cho thấy, áp lực động mạch chủ lúc tâm thu là 140 mmHg; còn lúc cuối 0.25
tâm trương là 65 mmHg (sự chênh lệch về áp lực là 75 mmHg) → có dịng máu trở lại tâm thất
trái từ động mạch chủ lúc tâm trương.


b

c

- Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ quan nhận được máu nhiều hơn
so với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm. Trong khi đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào thành
các động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn.
- Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động mạch chủ cũng là nơi xuất phát
của động mạch vành tim. Lúc đó cơ tim giãn nên khơng gây cản trở việc cung cấp máu cho tim

vì thế lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều hơn so với khi tâm thất co.
- Bệnh nhân A bị đi tiểu rất nhiều và có nồng độ Na+ nước tiểu thấp hơn người bình thường,
trong khi nồng độ ADH huyết tương rất cao. Những điều này cho thấy bệnh nhân A bị bệnh
đái tháo nhạt. Trong trường hợp này tác động của ADH không gây ra đáp ứng ở các tế bào ống
góp trong việc tái hấp thu nước.
- Nguyên nhân, có thể do một rối loạn chức năng của thụ thể ADH hoặc của các phân tử truyền
tín hiệu ADH nội bào hoặc của prôtêin kênh nước trên các tế bào thành ống góp. Kết quả làm
giảm tái hấp thu nước ở ống thận, dẫn đến đi tiểu nhiều và nước tiểu loãng.

0.25
0.25
0.25

0.25

Câu 8 (2 điểm).
1. Cả hội chứng đứt gãy NST X (Hội chứng fragile X) và bệnh Huntington đều do đột biến lặp 3 nucleotide.
Những người mắc hội chứng đứt gãy NST X có ít nhất 200 CGG lặp lại ở đầu 5’ của gen FMR-1 (người bình
thường có khoảng 40 đoạn lặp). Ngược lại, những người bị bệnh Huntington có 36 hoặc nhiều hơn CAG lặp lại
trong vùng mã hóa protein của gen Huntington.

Hội chứng đứt gãy NST X

Bệnh Hungtington

a. Cơ chế các đoạn lặp 3 nucleotide gây nên các bất thường trong biểu hiện 2 gen trên ở cấp phân tử - tế bào khác
nhau như thế nào? Giải thích?
b. Tại sao hội chứng đứt gãy NST X là di truyền lặn, trong khi bệnh Huntington là di truyền trội?
2. Hầu như các bệnh nhân của hội chứng đứt gãy NST X thường chậm phát triển thần kinh, có khn mặt đặc
biệt, các khớp xương thường lỏng lẻo cùng với nhiều biểu hiện khác. Phả hệ bên dưới mô tả sự di truyền của

chứng chậm phát triển thần kinh trong một gia đình. Những cá thể được kí hiệu màu đen có biểu hiện nặng hơn
những cá thể màu xám và những cá thể màu trắng thì phát triển thần kinh bình thường.


a. Phả hệ cho thấy sự chậm phát triển thần kinh ở những cá thể của gia đình này có thể liên quan tới hội chứng
đứt gãy NST X không? Giải thích?
b. Nếu chậm phát triển tâm thần là do hội chứng đứt gãy NST X, hãy xác định những cá thể nào có mang một
tiền đột biến (có số đoạn lặp CGG trong khoảng 55-200 lần)
Hướng dẫn
a.
- Trong hội chứng đứt gãy NST X, trình tự được lặp lại là "CGG” lặp lại tại đầu 5’ của
gen FMR-1 sẽ ảnh hưởng đến vùng điều hoà của gen. Do CGG làm tăng hiện tượng
methyl hố vùng điều hồ à làm tắt biểu hiện gen à ảnh hưởng tới mức độ phiên mã
1.
gen.
- Trong bệnh Huntington, trình tự được lặp lại là "CAG" tại vùng mã hoá của gen
Hungtington. Codon này mã hóa cho glutamine à trong bệnh này, có một mức độ cao
hơn của glutamine, dẫn đến bất thường về kiểu hình
(HS có thể chỉ trả lời dịch do đoạn lặp tại vùng mã hoá à tăng chiều dài của mARN à
dịch mã tạo protein bất thường)
b.
- Tính trạng đứt gãy NST X di truyền lặn vì: ở cơ thể dị hợp tử về sự tăng độ dài đoạn lặp
CGG, chỉ 1 bản sao có đoạn lặp bị bất hoạt, bản sao bình thường vẫn được biểu hiện à
protein bình thường thực hiện được chức năng đúng à không bị bệnh khi chỉ có 1 bản
sao bất thường à di truyền lặn.
- Tính trạng bệnh Hungtington di truyền trội vì: ở cơ thể dị hợp tử về sự tăng độ dài đoạn
lặp CAG, chỉ cần 1 bản sao gen mang đoạn lặp CAG à tạo protein bất thường (tăng nồng
độ glutamine) à kiểu hình bệnh biểu hiện ngay chỉ khi có 1 bản sao duy nhất à di truyền
trội.
2. a.

- Sự di truyền bệnh chậm phát triển thần kinh ở phả hệ trên có liên quan tới sự di truyền
hội chứng đứt gãy NST X.
- Giải thích:
+ Ở phả hệ này, các con gái của người đàn ông I.1 đều bình thường, người con gái (5),
(10), (13) đều sinh con trai mắc bệnh à Người đàn ơng I.1 có thể mang NST X tiền đột
biến, khi truyền cho các con gái của ông, các bộ ba lặp CGG tiếp tục được khuếch đại
trong sao chép ADN à tạo ra một đột biến đầy đủ.
+ Những người cháu trai của I.1 nhận 1 NST Y từ bố và nhận 1 NST X của mẹ (bản đột
biến đầy đủ - đoạn lặp >200) à biểu hiện bệnh.
b.
- Những người có thể mang tiền đột biến: 1, 5, 9, 13
- 5, 9, 13 nhận NST X tiền đột biến từ bố I.1
Câu 9 (1.0 điểm).

0.25

0.25

0.25

0.25
0.25
0.25

0.25
0.25


Ông bà Denton mong muốn có một đứa con. Họ đã trải qua hàng
loạt lần sảy thai, và năm ngoái họ đã có một đứa con bị đa dị tật bẩm

sinh. Đứa trẻ chết trong vài ngày sau khi sinh. Sự ra đời của đứa trẻ này
đã thúc đẩy bác sĩ của Dentons tiến hành nghiên cứu tiêu bản nhiễm sắc
thể của cha mẹ và đứa trẻ. Kết quả của nghiên cứu được trình bày trong
hình kèm theo. Việc tạo dải nhiễm sắc thể đã được thực hiện và tất cả
các nhiễm sắc thể đều bình thường ở những cá thể này, ngoại trừ một số
bản sao của số 6 và số 12. Các nhiễm sắc thể số-6 và số-12 của mẹ, cha
và con được thể hiện trong hình (nhiễm sắc thể số 6 là cặp lớn hơn):
a. Đột biến NST đã xảy ra ở Ông hay Bà Denton? Xác định dạng đột biến
đã xảy ra?
b. Loại đột biến đã xảy ra có đặc điểm gì khác biệt với các loại thể đột
biến cấu trúc NST khác?
c. Dự đoán tại sao đứa trẻ bị khiếm khuyết về kiểu hình và chỉ sống sót
được sau khi sinh vài ngày?
Hướng dẫn
a.
- NST của bà Denton bất thường: có sự chuyển đoạn tương hỗ giữa bản sao bên phải của
NST số 12 với bản sao bên trái của NST số 6. (chuyển đoạn tương hỗ giữa NST số 6 và
NST 12).
b.
- Thay đổi nhóm gen liên kết (chuyển gen từ nhóm gen liên kết này sang nhóm gen liên kết
khác).
- Trong giảm phân, ở cá thể chuyển đoạn dị hợp, các NST tham gia vào chuyển đoạn có sự
tiếp hợp thành hình chữ thập
c.
-Nguyên nhân: Do sự bất thường về số lượng gen
- Giải thích:
+ NST của con: mang 2 bản sao bình thường của NST số 6, 1 bản sao NST số 12 bình
thường và một bản sao bị đột biến của NST số 12
à Đứa trẻ mang 3 bản sao của cánh ngắn NST số 6 và chỉ có 1 bản sao NST 12 bình thường,
thiếu hụt gen trên NST số 12.


0.25
0.25
0.25
0.25

Câu 10 (1 điểm).
Ở một lồi thực vật, có ba kiểu hình
cánh hoa khác nhau: Cánh hoa trắng chấm đỏ
(TĐ), cánh hoa đỏ sẫm (ĐS) và cánh hoa đỏ
nhạt (ĐN). Có hai dịng thuần TĐ khác nhau
(kí hiệu là TĐ1 và TĐ2) khi tiến hành đem
lai với hai dòng thuần ĐS và ĐN thu được
kết quả như sau:
1. Quy luật di truyền chi phối kiểu hình cánh hoa ở lồi thực vật này là gì? Hãy cho biết kiểu gen của bốn
cây bố, mẹ (P) được đem lai ở các phép lai trên.
2. Khi lấy cây trắng đốm đỏ F2 thu được từ phép lai 1 đem lai với cây hoa đỏ nhạt, F3 thu
được 253 TĐ, 124 ĐS và 123 ĐN. Hãy xác định kiểu gen của các cây đem lai.
Hướng dẫn
1.
- Kết quả phép lai 1 và 5 cho thấy ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình 12: 3: 1, do vậy tính trạng
0.25
này do hai gen quy định theo kiểu tương tác át chế trội.
- Quy ước: A là alen át chế (B, b) cho ra kiểu hình màu trắng chấm đỏ; alen a khơng át chế;
0.25
B là alen quy định màu đỏ sẫm, alen b quy định màu đỏ nhạt.
(HS có thể quy ước: A-B-, A-bb: TĐ; aaB-: ĐS; aabb: ĐN)
* Vì cả bốn dòng đều là dòng thuần nên sơ đồ của mỗi phép lai được tóm tắt như sau:



Phép lai 1: (P) là AABB (TĐ1) × aabb(ĐN)→ F1 AaBb(TĐ) → F2: 9A-B- (TĐ):3Abb (TĐ): 3 aaB- (ĐS):1 aabb (N).
ã
Phộp lai 2: (P) l AABB(T1) ì aaBB(S) F1 AaBB (TĐ) → F2: 3ABB(TĐ):1aaBB (ĐS).
0.25

Phép lai 3: (P) là aaBB(S) ì aabb(N) F1 aaBb(S) F2: 3 aaB(S):1aabb(N).
ã
Phộp lai 4: (P) là AAbb(TĐ2) × aabb (ĐN) → F1 Aabb (TĐ) → F2: 3 A-bb
(TĐ):1aabb (ĐN).

Phép lai 5: (P) là AAbb(TĐ2) × aaBB(ĐS) → F1 AaBb (TĐ) → F2: 9 A-B- (TĐ):3
A-bb (TĐ):3 aaB-(ĐS):1 aabb (ĐN).
Vậy kiểu gen của TĐ1: AABB; TĐ2: Aabb; ĐS: aaBB; ĐN: aabb
(HS có thể lập luận khác nhưng chính xác vẫn cho điểm tối đa)
2.
Cây đỏ nhạt có kiểu gen aabb.
0.25
Để F3 xuất hiện tỉ lệ kiểu hình là: 1 ĐS: 2 TĐ: 1 ĐN à Số tổ hợp : 4 à Cây TĐ đem lai có
kiểu gen AaBb.
Câu 11 (2.0 điểm).
Giả sử có 4 loài sinh vật: A, B, C và D mà ổ sinh thái của chúng được mô tả như sơ đồ dưới đây:


a. Hãy cho biết quan hệ giữa lồi A với loài B; loài C với loài D thuộc loại quan hệ gì? Nhận xét mối quan hệ
giữa C và D so với mối quan hệ giữa A và B.
b. Quan hệ giữa C và D có thể dẫn tới kết quả như thế nào? Khi nào thì xảy ra trường hợp đó?
Hướng dẫn chấm:
a.
- Đây là quan hệ cạnh tranh khác loài.
0.25

- Quan hệ cạnh tranh giữa C và D khốc liệt hơn quan hệ cạnh tranh giữa A và B vì sự trùng
khít ổ sinh thái lớn.
0.25
b.
Mối quan hệ giữa C và D có thể dẫn đến:
* Một trong hai loài chiến thắng khi:
0.25
- Nếu 2 loài khác về bậc tiến hóa thì lồi chiến thắng là lồi ở bậc tiến hóa cao hơn.
- Nếu hai lồi cùng bậc phân loại thì lồi chiến thắng là lồi có tiềm năng sinh học cao hơn ( 0.5
sinh sản nhiều, thích nghi rộng...).
- Nếu cùng 1 vị trí phân loại, cùng cư trú vào 1 sinh cảnh mới thì lồi chiến thắng là lồi có
số lượng cao hơn ngay thời điểm xâm nhập.
(HS giải thích được 2/3 ý cho 0.25; viết đủ 3/3 ý được 0.5)
* Hai lồi có thể sống chung khi:
0.25
- Một loài thu hẹp ổ sinh thái của mình về vùng cực thuận.
0.25
- Hai lồi khác nhau về vị trí phân loại, lồi ở vị trí cao hơn lại mẫn cảm với những biến động 0.25
có chu kì của mơi trường, cịn lồi cịn lại thì có khả năng chịu được những biến động trên.


Mật độ động vật chân khớp

Câu 12 (1 điểm).
Ở một khu rừng, động vật ăn lá chủ yếu là các loài động vật chân khớp. Chúng là thức ăn của chim (vào ban
ngày) và dơi (vào ban đêm). Một nghiên cứu được thực hiện để xác định mật độ (cá thể/m2 lá) của các động vật
chân khớp trong ba điều kiện thí nghiệm (Hình 15), gồm cây khơng được che chắn (K), cây được che chắn để loại
bỏ tác động bởi một trong hai loài động vật là chim (LBC) hoặc dơi (LBD).

14

12
10

8
6
4
2
0

(K)

(LBC)

(LBD)

Hình 15
a. Phân tích tác động của chim và dơi đến độ phong phú của động vật chân khớp ăn lá ở hệ sinh thái này.
b. Trong điều kiện tự nhiên, thực vật được bảo vệ tốt hơn khi có lồi động vật ăn thịt nào (chim hay dơi)? Giải
thích.
Hướng dẫn
a.
- Chim làm giảm độ phong phú của động vật chân khớp (đvck) ăn lá, vì khi cây được che 0.5
chắn khỏi chim/loại bỏ chim thì mật độ đvck tăng (khoảng 8 con/m2) so với đối chứng
(khoảng 4-4,5 con/m2).
- Dơi cũng làm giảm độ phong phú của động vật chân khớp. Khi che chắn cây khỏi dơi/loại
bỏ dơi thì mật độ đvck tăng lên khoảng 12 con/m2.
Khi có mặt cả chim và dơi, mật độ đvck thấp hơn (khoảng 4-4,5 con/m2) so với khi chỉ
có mặt một trong hai loài, cho thấy tác động cộng gộp của chúng.
(HS viết được 2/3 ý được 0.25; viết được 3/3 ý được 0.5)
b.

- Trong điều kiện tự nhiên, thực vật được bảo vệ tốt hơn khi có dơi.
0.25
- Giải thích: Vì khi loại bỏ dơi (chỉ cịn chim) thì mật độ đvck tăng cao hơn (~12 con/m2), cho 0.25
thấy tác động của dơi mạnh hơn so với chim (8 con/m2).
Ghi chú: Thí sinh có thể giải thích khi chỉ có dơi thì mật độ đvck thấp, khi chỉ có chim thì mật
độ đvck cao.



×