Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sinh 10 thhv 2022 đáp án chính thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253 KB, 11 trang )

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XVI – ĐIỆN BIÊN 2022

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC 10
Ngày thi: 12 tháng 8 năm 2022
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
/(Hướng dẫn chấm có 11 trang)

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (2,0 điểm)
1. Nêu vai trò của các loại protein trên màng tế bào.
2. Hình dạng của protein có thể bị thay đổi bởi những yếu tố vật lí, hóa học nào? Phân tích sự tác động
của các yếu tố đó.
Ý
1
(1,0
điểm)

2
(1,0
điểm)

Hướng dẫn chấm
Vai trị của prơtêin màng:
- Vận chuyển: vận chuyển các chất qua màng.
- Thụ thể: tiếp nhận thông tin.
- Dấu chuẩn: nhận biết tế bào.
- Enzim: xúc tác các phản ứng trên màng tế bào.
- Ghép nối: liên kết các tế bào với nhau hoặc màng tế bào với các thành phần khác
(neo màng).


Học sinh nêu được mỗi vai trò đúng cho 0,25 điểm nhưng tổng điểm không quá 1,0
điểm.
+ Nhiệt độ tăng gây ra chuyển động phân tử nhanh hơn và do đó có thể phá vỡ liên kết
hiđrô và tương tác kị nước.
+ Sự thay đổi đợ pH có thể thay đổi mơ hình ion hóa của nhóm cacboxyl và amino
trong nhóm R của axit amin, do đó phá vỡ mơ hình hấp dẫn và đẩy ion.
+ Nồng độ cao của các chất phân cực như ure có thể phá vỡ liên kết hydrogen quan
trọng đối với cấu trúc protein.
+ Dung môi không phân cực cũng có thể phá vỡ cấu trúc prơtêin bình thường.
Học sinh chỉ liệt kê được các yếu tố mà không phân tích thì cho một nửa số điểm.
Học sinh phân tích yếu tố khác mà đúng vẫn cho điểm tối đa.

Trang 1/11

Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25


Câu 2 (2,0 điểm)
1. Các dung dịch trong hai nhánh của ống chữ U trong
hình 2a được ngăn cách bởi một lớp màng cho phép nước
và đường glucose đi qua nhưng không cho đường sucrose đi

qua. Nồng độ các chất trong dung dịch được thể hiện trong
hình bên. Ban đầu, mực nước ở hai nhánh bằng nhau.
Hình 2a
a. Ở thời điểm ban đầu, dung dịch bên nhánh A là ưu trương, đẳng trương hay nhược trương so với
dung dịch bên nhánh B nếu hệ số phân li của các chất là như nhau? Giải thích.
b. Sau một thời gian, mực nước ở hai nhánh có thể thay đổi thế nào so với ban đầu? Giải thích.
2. Hình 2b mơ tả cấu trúc của một steroid có mặt phổ biến
trong màng sinh chất của tế bào động vật có vú. Hãy nêu tên và vai
trò của loại steroid này trong tế bào.

Hình 2b
Ý

Hướng dẫn chấm

1
a. Dung dịch nhánh A là đẳng trương so với dung dịch nhánh B.
(1,0 Giải thích: Do tổng nồng độ chất tan hai bên dung dịch bằng nhau.
điểm) b. Nước sẽ dâng lên ở nhánh A.
Giải thích: Do màng thấm với glucose nên glucose từ ống B sẽ di chuyển sang nhánh
A khiến dung dịch nhánh A ưu trương hơn so với nhánh B. Nước sẽ di chuyển từ
nhánh B sang nhánh A làm mực nước nhánh A dâng lên.
2
- Hợp chất hữu cơ hình 2b là cholesterol.
(1,0 - Các vai trò của cholesterol trong tế bào:
điểm) + Ổn định cấu trúc của màng sinh chất.
+ Là tiền chất chính để tổng hợp nhiều phân tử có hoạt tính sinh học quan trọng như:
vitamin D, nhiều loại hormone steroid (cortisol, aldosterone và các hormone sinh
dục), axit mật,...
+ Các nghiên cứu gần đây cho thấy cholesterol có vai trò quan trọng đối với các

synapse ở não cũng như hệ miễn dịch, bao gồm việc chống ung thư. Ngoài ra,
cholesterol tương tác với protein Hedgehog – một phân tử truyền tín hiệu then chốt
trong quá trình phát triển thai nhi.

Trang 2/11

Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25


Câu 3 (2,0 điểm)
1. Trong tế bào nhân thực, bơm proton (bơm H+) thường có mặt ở những cấu trúc nào? Nêu chức năng
của nó trong mỗi cấu trúc đó.
2. Tế bào niêm mạc ruột có ba chức năng là vận chuyển chủ động các chất từ tế bào vào máu, tổng
hợp các enzyme, khuếch tán nhanh chóng các chất từ xoang ruột vào tế bào chất. Giải thích đặc điểm cấu
trúc của tế bào niêm mạc ruột phù hợp với các chức năng nói trên.
Ý

Hướng dẫn chấm

1

Bơm proton (bơm H+) thường có mặt ở 4 cấu trúc sau:
(1,0 - Màng trong ti thể: bơm H+ từ trong chất nền ti thể ra xoang gian màng tạo ra gradient
điểm) H+ giữa 2 bên màng trong ti thể. Từ đó H + được vận chuyển quay trở lại chất nền
thông qua ATP synthease để tổng hợp ATP.
- Màng tilacôit: bơm H+ từ ngồi stroma vào xoang tilacơit tạo ra gradient H+, từ đó
thông qua ATP synthease để tổng hợp ATP.
- Màng lysosome: bơm H+ từ ngoài tế bào chất vào lysosome để hoạt hóa các enzyme
trong đó.
- Màng sinh chất: bơm H+ ra phía ngồi màng tạo gradient H+, dịng H+ đi vào trong để
đồng vận chuyển các chất hoặc làm chuyển động lông roi.
2
Đặc điểm cấu trúc và giải thích:
(1,0 - Tế bào có nhiều ti thể để cung cấp ATP giúp vận chuyển chủ động các chất từ tế bào
điểm) chất vào máu.
- Tế bào có hệ thống lưới nội chất hạt phát triển, trên đó có các hạt ribosome để tổng
hợp các chuỗi polypeptide cấu thành nên enzyme.
- Tế bào có bợ máy Golgi để hồn thiện enzyme.
- Tế bào có màng sinh chất với diện tích lớn, có nhiều vi nhung mao giúp khuếch tán
nhanh các chất từ xoang ruột vào trong tế bào chất của tế bào niêm mạc ruột.

Trang 3/11

Điểm
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25

0,25
0,25
0,25


Câu 4 (2,0 điểm)
1. Hai loại mẫu tế bào khác nhau (mẫu A và mẫu B)
phân lập từ cùng một người được xử lí để phá màng tế
bào. Sau đó tiến hành li tâm phân đoạn các thành phần
trong từng mẫu. Kết quả thí nghiệm được thể hiện như
hình 4.
a. Dựa trên dữ liệu được cung cấp, hãy mô tả sự khác
biệt chính giữa hai loại tế bào A và tế bào B. Từ đó, hãy
đề xuất chức năng khác nhau cho từng loại tế bào.
b. Dự đoán tên loại tế bào của tế bào A và tế bào B.
Giải thích.

Hình 4

2. Những đặc điểm cấu trúc nào của vi khuẩn được sử dụng trong nghiên cứu sinh học phân tử, công
nghệ sinh học và di truyền học hiện đại?
Ý

Hướng dẫn chấm

1
a. Cấu trúc quyết định chức năng:
(1,0 + Loại tế bào A có ti thể, nhiều ribosome, không có lông mao và nhiều lysosome →
điểm) loại tế bào A là tế bào có chức năng liên quan đến tiêu hóa nội bào.
+ Loại tế bào B có số ti thể nhiều hơn gấp đôi so với loại tế bào A, khoảng một nửa số

ribosome, nhiều lông mao và rất ít lysosome so với tế bào A → loại tế bào B có thể là
một tế bào di động hoặc nó có thể phục vụ một số chức năng chuyển động.
b. - Tế bào A nhiều khả năng là một loại tế bào bạch cầu (tiêu hóa và tiêu diệt mầm
bệnh).
+ Vì tế bào A có rất nhiều lysosome là những túi chứa các enzyme tiêu hóa (bản chất
là protein) được tổng hợp ở ribosome, cấu trúc có nhiều ở tế bào này.
- Tế bào B nhiều khả năng là một loại tế bào biểu mô lót hệ thống hô hấp (biểu mơ lót
đường hơ hấp).
+ Vì tế bào B có nhiều lông mao → Lọc và loại bỏ bụi, vi khuẩn khỏi đường mũi, khí
quản, phế quản, tiểu phế quản.
Học sinh phải dự đoán được tên loại tế bào và các chức năng tương ứng mới cho 0,25
điểm. Học sinh có thể dự đốn loại tế bào khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa.
2
- Kích thước cơ thể nhỏ → Tỉ lệ S/V lớn → Sinh sản nhanh vì vậy có thể nghiên cứu
(1,0 trên mợt số lượng cá thể lớn trong thời gian ngắn, có thể nuôi cấy trong phịng thí
điểm) nghiệm mợt cách dễ dàng.
- Thường gồm một nhiễm sắc thể, kích thước hệ gen nhỏ, số lượng gen ít nên thuận
lợi cho quá trình nghiên cứu.
- Bợ NST đơn bợi, dễ tạo ra nhiều dịng biến dị.

Trang 4/11

Điểm
0,25
0,25

0,25

0,25


0,5

0,25
0,25


Câu 5 (2,0 điểm)
1. Nguyên nhân nào dẫn đến ở lục lạp của tế bào thực vật, ATP được tạo ra trong stroma mà không
phải trong xoang tilacoid?
2. Đồ thị hình 5 mơ tả mức chênh lệch pH giữa hai bên
màng tilacoid khi cây được chiếu sáng liên tục.
a. Hãy giải thích tại sao khi chiếu sáng liên tục, mức chênh
lệch pH giữa hai bên màng tilacoid lại ổn định.
b. Đồ thị thay đổi như thế nào nếu cây (đã ở ngồi sáng mợt
thời gian) được đưa vào trong tối? Giải thích.
Hình 5
Ý

Hướng dẫn chấm

1
- Do bơm ATP synthease có chiều hướng từ xoang tilacoid ra chất nền.
(1,0 - Chuỗi vận chuyển điện tử kết thúc ở NADP +, chất này giành H+ để trở thành
điểm) NADPH nên đã làm giảm nồng độ H+ trong chất nền lục lạp.
- Do tạo ra thế động lực proton giữa bên trong và bên ngoài màng tilacoid, H + di
chuyển từ xoang tilacoid ra ngoài qua phức hệ ATP synthease và tổng hợp ATP bên
trong chất nền.
2
a. Khi chiếu sáng liên tục, mức chênh lệch pH giữa hai bên màng tilacoid là ổn định
(1,0 vì:

điểm) + Khi chiếu sáng, hoạt đợng của chuỗi vận chuyển điện tử trên màng tilacoid làm cho
H+ luôn được bơm từ chất nền lục lạp vào xoang tilacoid gây nên sự chênh lệch pH
giữa hai màng.
+ Tuy nhiên, H+ lại được vận chuyển ra ngoài chất nền qua phức hệ ATP synthease để
tổng hợp ATP. Lượng H+ vào xoang cân bằng với lượng H+ đi ra chất nền nên mức
chênh lệch pH là ổn định.
b. Nếu cây (đã ở ngồi sáng mợt thời gian) được đưa vào trong tối:
+ Chuỗi truyền electron trên màng tilacoid ngừng hoạt động, H + không được bơm vào
xoang tilacoid, trong khi sự vận chuyển ra ngoài chất nền vẫn tiếp tục.
+ Do vậy, mức chênh lệch pH giảm dần, có thể dẫn đến pH ở hai bên màng bằng
nhau.

Trang 5/11

Điểm
0,5
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
0,25


Câu 6 (2,0 điểm)
1. Để làm tăng tốc độ của các phản ứng sinh hóa, sự xúc tác của các enzyme có gì ưu thế hơn so với
việc chỉ gia tăng nhiệt đợ?

2. a. Vì sao nói NADH và FADH2 có vai trị “trung chuyển” năng lượng trong q trình hơ hấp tế bào?
Giải thích.
b. Điều gì xảy ra với NADH và FADH2 nếu tế bào không được cung cấp O2?

Ý

Hướng dẫn chấm

1
- Enzyme xúc tác cho phản ứng bằng cách làm giảm năng lượng hoạt hóa của các
(1,0 phản ứng khiến các phản ứng xảy ra dễ dàng hơn và tốc độ nhanh hơn ngay trong điều
điểm) kiện nhiệt đợ bình thường của cơ thể.
- Nếu tăng nhiệt đợ lên quá cao để các phản ứng diễn ra với tốc đợ nhanh hơn thì đồng
thời cũng làm biến tính protein và có thể làm chết tế bào.
- Enzyme có tính đặc hiệu với từng loại cơ chất và tương ứng với loại phản ứng hóa
học nhất định nên phản ứng nào cần thiết thì enzyme sẽ xúc tác để phản ứng đó xảy ra
và được điều hòa chặt chẽ bởi nhiều cơ chế.
- Khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ của tất cả các phản ứng, không phân biệt phản
ứng nào là cần thiết hay không cần thiết.
2
a. NADH và FADH2 có vai trò “trung chuyển” năng lượng trong hơ hấp tế bào vì:
(1,0 + Nó tham gia vận chuyển H+ và e- giải phóng ra từ nguyên liệu hô hấp đến chuỗi
điểm) truyền e- ở màng trong ti thể.
+ Khi qua chuỗi truyền e- ở màng trong của ti thể, NADH và FADH 2 bị ôxi hóa, năng
lượng giải phóng ra sẽ bơm H+ vào xoang gian màng tạo ra gradient H+, từ đó H+ được
vận chuyển qua ATP synthease để tổng hợp ATP.
b. Nếu tế bào khơng được cung cấp O2 thì:
+ NADH sẽ khơng đi vào chuỗi truyền e-. Khi đó NADH sẽ nhường H+ và e- để hình
thành các sản phẩm trung gian trong hô hấp kị khí và lên men.
+ FADH2 không hình thành vì khơng có O2 thì chu trình Krebs không xảy ra.


Trang 6/11

Điểm
0,25

0,25
0,25

0,25

0,25
0,25

0,25
0,25


Câu 7 (2,0 điểm)
1. Epinephrine khởi đầu một con đường truyền tín hiệu liên quan đến sự sản sinh cAMP và dẫn đến sự
phân giải glycogen thành glucose, một nguồn năng lượng chính của tế bào. Giả sử caffein ức chế hoạt động
của enzyme cAMP phosphodiesterase, hãy giải thích cơ chế của việc dùng caffein làm đầu óc trở nên tỉnh
táo hoặc mất ngủ.
2. Nuôi cấy riêng biệt các loại: xạ khuẩn, vi khuẩn tả, vi khuẩn lactic và vi khuẩn sinh methane vào
bốn ống nghiệm khác nhau chứa môi trường thạch lỏng và lắc đều trước khi cho vào bể ổn nhiệt. Giải thích
sự khác nhau trong bốn ống nghiệm nói trên sau một thời gian nuôi cấy.
Ý

Hướng dẫn chấm


1
- Epinephrine ở bên ngoài tế bào sẽ liên kết với thụ thể kết cặp G-protein, hoạt hóa G(1,0 protein của màng, từ đó hoạt hóa adenylyl cylase nhằm xúc tác cho phản ứng tổng hợp
điểm) các phân tử cAMP và dẫn đến sự phân giải glycogen thành glucose cung cấp năng
lượng cho tế bào hoạt động.
- Sau khi phân tử cAMP truyền tín hiệu để tế bào chất tiến hành phân giải glycogen thì
chúng sẽ được enzyme cAMP phosphodiesterase biến đổi thành AMP.
- Caffein ức chế hoạt động của enzyme cAMP phosphodiesterase đã ngăn cản quá
trình chuyển hóa cAMP thành AMP.
- cAMP khơng được phân giải khiến q trình phân giải glycogen thành glucose tiếp
tục diễn ra cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động. Các tế bào đặc biệt là tế bào
não duy trì cường đợ hoạt động cao sẽ làm đầu óc trở nên tỉnh táo hoặc mất ngủ.
2
- Cấy xạ khuẩn: Mọc ở lớp trên vì chúng là vi sinh vật hiếu khí bắt ḅc.
(1,0 - Cấy vi khuẩn tả: Mọc gần lớp bề mặt vì chúng là vi sinh vật vi hiếu khí.
điểm) - Cấy vi khuẩn lactic: Mọc suốt chiều sâu ống nghiệm vì chúng là vi sinh vật kị khí
khơng bắt ḅc.
- Cấy vi khuẩn sinh methane: Mọc ở đáy vì chúng là vi sinh vật kị khí bắt buộc.

Trang 7/11

Điểm
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25


Câu 8 (2,0 điểm)
1. Hình 8.1 mơ tả mợt số hình ảnh giai đoạn đầu trong quá trình phát triển phơi ở người.

Hình 8.1
Căn cứ vào đặc điểm phân bào của hợp tử, cho biết các tế bào phôi thay đổi kích thước như thế nào
sau các lần phân chia và giải thích tại sao.
2. Khi được nuôi cấy trong môi trường lỏng, các tế bào bám dính thường mọc thành lớp đơn. Đĩa tế
bào sẽ vào pha bão hòa khi số lượng tế bào không tăng lên và độ che phủ khoảng 90-100% bề mặt nuôi
cấy. Thực tế, tế bào được lấy từ đĩa nuôi cấy đang ở pha tăng trưởng (tế bào đang phân chia mạnh và độ
che phủ dưới 80% bề mặt nuôi cấy) để cấy chuyển thường nhanh chóng tăng sinh trở lại. Ngược lại, nếu
cấy chuyển tế bào từ đĩa đang ở pha bão hòa thì thời gian để tăng sinh trở lại lâu hơn nhiều. Kết quả thí
nghiệm với nguyên bào sợi và tế bào biểu mơ ṛt được biểu thị ở hình 8.2. Điều kiện nuôi tế bào trước và
sau cấy chuyển đều như nhau và tối ưu cho mỗi loại tế bào.
Tế bào biểu mô ruột

Nguyên bào sợi
25000

25000
Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng

Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng

Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha bão hòa

Tế bào cấy chuyển từ đĩa ở pha bão hòa
20000


Số lượng tế bào

Số lượng tế bào

20000

15000

10000

15000

10000

5000
5000

0
0

4

8

12

16

20


24

28

4

8

12 16 20 24 28 32 36 40 44 48

32

Thời gian nuôi cấy (giờ)

Thời gian ni cấy (giờ)

Hình 8.2
a. Dựa vào hiểu biết về tương tác tế bào và chu kì tế bào, giải thích:
- Tại sao tế bào được cấy chuyển từ đĩa ở pha bão hòa có thời gian cần để tăng sinh trở lại lâu hơn so
với tế bào được cấy chuyển từ đĩa ở pha tăng trưởng?
- Tại sao trong thời gian đầu sau khi được cấy chuyển, số lượng tế bào từ đĩa ở pha tăng trưởng lại
giảm đi nhiều hơn so với đĩa ở pha bão hòa?
b. Nếu muốn lưu giữ tế bào ở nhiệt độ -178°C để đảm bảo sinh trưởng tốt trong các thí nghiệm về sau
thì nên chọn thời điểm đĩa tế bào đang ở pha tăng trưởng hay ở pha bão hòa? Giải thích.

Trang 8/11


Ý


Hướng dẫn chấm

1
- Nhận xét: Kích thước tế bào giảm dần.
(1,0 - Giải thích: tế bào thực hiện pha S và pha M của chu kì tế bào, tuy nhiên, chúng
điểm) thường bỏ qua các pha G1 và G2. Do đó, kích thước phôi không tăng đáng kể trong
giai đoạn đầu, kích thước tế bào phôi giảm dần.
2
a. - Tế bào tiếp xúc với nhau sẽ xuất hiện tín hiệu ức chế phân bào, tế bào giữ lại ở
(1,0 pha G1. Đối với đĩa ở pha bão hòa, hầu hết tế bào đều bị ức chế phân bào còn đĩa ở
điểm) pha tăng trưởng, phần lớn tế bào không bị ức chế (do tiếp xúc còn ít).
Khi được cấy chuyển, tế bào từ đĩa ở pha bão hòa đang bị ức chế phân bào cần thời
gian loại bỏ các yếu tố ức chế (thời gian để hoạt hóa) mới tiếp tục phân bào.
- Đĩa tế bào nuôi cấy đang ở pha tăng trưởng có nhiều tế bào đang ở pha S, G 2, M của
chu trình tế bào, những tế bào này nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài và dễ
chết do thao tác cấy chuyển.
b. Cần lựa chọn pha bão hịa, vì tế bào ở pha G 1 sẽ ổn định về bộ nhiễm sắc thể, ít chịu
tác động của môi trường hơn.

Trang 9/11

Điểm
0,5
0,5

0,25

0,25
0,25


0,25


Câu 9 (2,0 điểm)
1. Nấm men có hai hình thức hô hấp là hô hấp hiếu khí và lên men. Gây đột biến một chủng nấm men
kiểu dại, người ta thu được các thể đột biến suy giảm hô hấp do thiếu cytochrome oxidase (một loại
enzyme của chuỗi truyền electron). Trong công nghiệp sản xuất rượu, tại sao sử dụng các thể đột biến này
mang lại hiệu quả hơn so với chủng kiểu dại?
2. Mỗi thành phần trong tế bào vi sinh vật đều gắn liền với con đường chuyển hoá đặc trưng cũng như
điều kiện sinh trưởng của chúng. Bảng dưới đây thể hiện kết quả nhuộm Gram, chất nhận electron cuối
cùng và sự có mặt (+) hoặc vắng mặt (-) mợt số thành phần ở bốn lồi vi khuẩn phổ biến:
Loài vi khuẩn
Lactobacillus alimentarius
Desulfuromonas acetoxidans
Nocardia asteroides
Methanosarcina barkeri

Kết quả nhuộm Gram
Xanh tím
Đỏ tía
Xanh tím
Không xác định

SOD
+
+
-

Catalase

+
-

Chất nhận electron cuối cùng
Piruvic acid, O2
S0
O2
CO2

Phân loại các vi khuẩn trên dựa vào nhu cầu ôxi cho sinh trưởng và mức độ mẫn cảm với lysozyme.
Ý

Hướng dẫn chấm

1
- Nấm men (kiểu dại) là vi sinh vật kị khí không bắt buộc: Trong điều kiện thiếu O 2,
(1,0 nấm mên sẽ lên men rượu; trong điều kiện có O 2, nấm men sẽ tiến hành hơ hấp hiếu
điểm) khí.
- Do đó, phải duy trì điều kiện kị khí để tiến hành lên men. Trong cơng nghiệp lên
men rượu, việc duy trì điều kiện kị khí đòi hỏi nguồn chi phí thực hiện.
- Chủng nấm men đột biến thiếu cytochrome oxidase dẫn tới chuỗi vận chuyển điện tử
bị ngừng trệ. Chu trình Krebs cũng bị ngừng vì thiếu NAD + do đó chủng nấm men này
lên men rượu ngay cả khi môi trường có O2.
- Việc sử dụng chủng nấm men đột biến có ưu thế trong việc đơn giản hóa điều kiện
lên men vì khơng phải duy trì điều kiện kị khí như đối với chủng nấm men kiểu dại.
2
Lồi vi khuẩn
Nhu cầu ơxi cho sinh trưởng Mức độ mẫn cảm với lysozyme
L. alimentarius
Kị khí không bắt buộc

Mẫn cảm nhiều
(1,0
D. acetoxidans
Kị khí bắt buộc
Ít/không mẫn cảm
điểm)
N. asteroides
Hiếu khí bắt buộc
Mẫn cảm nhiều
M. barkeri
Kị khí bắt buộc
Không mẫn cảm

Trang 10/11

Điểm
0,25

0,25
0,25

0,25

0,25
0,25
0,25
0,25


Câu 10 (2,0 điểm)

1. Ở một số ao hồ tù, điều kiện phú dưỡng làm tảo phát triển mạnh dẫn tới nước chuyển sang màu
xanh lục hoặc xanh lam, có thể gây ngứa nếu ta lội hoặc tắm ở đây. Hiện tượng này được gọi là gì? Nêu
hậu quả và biện pháp khắc phục hiện tượng trên.
2. Virus SARS-CoV-2 là một trong số các virus thuộc nhóm virus Corona. Trước khi SARS-CoV-2
gây ra đại dịch COVID - 19 trên toàn cầu thì đã có nhiều chủng virus Corona gây bệnh trên người, điển
hình nhất là SARS-CoV và MERS. Bảng dưới đây thống kê một số thông tin gây bệnh của ba loại virus
SARS-CoV-2, SARS-CoV và MERS.
Virus

Thời gian bắt đầu dịch bệnh

Số ca mắc

SARS-CoV
MERS
SARS-CoV-2

Tháng 5/2003
Tháng 9/2012
Tháng 12/2019

8439
2519
573 triệu

Số ca tử vong

Vaccine

812

Không có
866
Không có
6,31 triệu
Nhiều loại
(Số liệu tính đến ngày 16/06/2022)
a. Trong ba loại virus trên, loại virus nào gây ra tỉ lệ tử vong cao nhất?
b. Số lượng người nhiễm virus SARS-CoV-2 không có triệu chứng nhiều hơn số người có triệu chứng.
Tại sao tỉ lệ biểu hiện triệu chứng thấp và khả năng lây truyền mạnh là một trong những nguyên nhân để
virus lây lan nhanh trên toàn cầu?
c. Hãy đề xuất hai đích tác động có triển vọng của thuốc chống virus SAR-CoV-2. Giải thích?
Ý

Hướng dẫn chấm

1
- Đây là hiện tượng nước nở hoa.
(1,0 - Hậu quả: Các vi sinh vật làm cản trở việc hô hấp của các sinh vật khác trong ao hồ,
điểm) mặt khác chúng tiết chất độc khi chúng chết đi. Từ đó làm chết hàng loạt các sinh vật
như cá, gây tích lũy chất đợc cho các lồi sống đáy, nhất là đợng vật hai mảnh vỏ.
- Biện pháp khắc phục:
+ Hạn chế tối đa lượng chất dinh dưỡng đổ vào ao hồ.
+ Làm sạch nước ao hồ và tạo độ lưu thông nước thường xuyên (rút bớt chất thải ở
đáy hồ và thay nước thường xuyên,...).
2
a. MERS gây tỉ lệ tử vong cao nhất.
(1,0
SARS-CoV: 9,6%
MERS: 34,3%
SARS-CoV-2: 1,1%

b.
Tỉ
lệ
biểu
hiện
triệu
chứng
thấp

khả
năng
lây
truyền
mạnh
là một trong những
điểm)
nguyên nhân để virus lây lan nhanh trên tồn cầu vì người mắc bệnh không có biểu
hiện triệu chứng vẫn sống trong cùng cộng đồng, việc di chuyển và sinh hoạt làm tăng
nguy cơ lây lan dịch bệnh.
c. Đề xuất hai đích tác động có triển vọng của thuốc chống virus:
- Thuốc tác động tới enzyme quan trọng/protein chức năng của virus → ngăn cản sự
tổng hợp và sao chép ARN của virus. Ví dụ: ức chế enzyme RdRP,…
- Thuốc tác động lên protein cấu trúc của virus → ngăn cản virus liên kết với thụ thể
của tế bào người hoặc ức chế quá trình tự lắp ráp của virus. Ví dụ: thuốc ngăn cản cơ
chế phân cắt tạo protein S của virus,…

Điểm
0,25
0,25


0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25

Ghi chú: - Học sinh có cách trình bày khác mà đúng bản chất khoa học thì vẫn cho điểm tương đương.
- Giám khảo làm tròn đến 0,25 điểm.
------------ HẾT -----------Trang 11/11



×