Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sinh học hdc 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1020.79 KB, 10 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TỈNH …………
(Hướng dẫn chấm có 10 trang)

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG QUỐC GIA
NĂM HỌC 2022 - 2023
Môn thi: SINH HỌC
Ngày thi: …………
HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1. (1,0 điểm)
Hình dưới đây mơ tả một số chức năng của prôtêin màng:

(Ghi chú: 1- dịch ngoại bào; 2- màng; 3- dịch nội bào; 4- phân tử tín hiệu; 5- cơ chất; 6- sản phẩm;
7- vi sợi; 8- phân tử prôtêin MHC)
a) Cho biết các chức năng của prôtêin được thể hiện trong hình A, B, C, D, E, F.
b) Nêu 2 điểm khác nhau trong hoạt động của prơtêin hình A, B.
Nội dung
a. A- Kênh vận chuyển thụ động ; B- Bơm vận chuyển chủ động ; C- Thụ thể ; DEnzym; E- Neo đậu khung xương tế bào; F- Nhận diện tế bào.
(Mỗi ý đúng được 0,125 điểm)
b. Hai điểm khác nhau:
- A vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp cịn B vận
chuyến các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
- A vận chuyển khơng cần cung cấp năng lượng cịn B vận chuyển cần cung cấp năng
lượng.

Điểm
0,75

0,125
0,125



Câu 2. (1,5 điểm)
Hình dưới cho biết tác động riêng lẻ của các chất B, C, D đến tốc độ phản ứng của enzym.
Đường 2 thể hiện tốc tộ phản ứng của enzym đối với cơ chất A.
Hãy cho biết các đường 1, 3, 4 trong đồ thị thể hiện sự tác động tương ứng của từng chất nào
trong các chất B, C, D và cho biết các chất này tác động như thế nào trong phản ứng enzim đó. Giải
thích.
Biết rằng các điều kiện khác của phản ứng là giống nhau trong các phản ứng.

1


(Ghi chú: Trong đồ thị trục tung thể hiện tốc độ phản ứng, trục hoành thể hiện nồng độ cơ chất)
Nội dung
Điểm
Đường 1: Tác động của chất C.
0,25
Chất C làm tốc độ phản ứng tăng lên. Theo hình chất C là chất cảm ứng làm tăng tốc độ 0,25
phản ứng. Do đó, đồ thị tác động của chất C cao hơn đường 2.
Đường 3: Tác động của chất B.
0,25
Chất B là chất ức chế cạnh tranh, nó có thể gắn với trung tâm phản ứng làm giảm liên kết 0,25
giữa enzym và cơ chất. Khi tăng nồng độ cơ chất đến mức nhất định thì tốc độ phản ứng
tăng đến khi bằng bình thường khơng có chất ức chế cạnh tranh.
Đường 4: Tác động của chất D.
0,25
Chất D là chất ức chế không cạnh tranh. Chất này gắn vào enzym làm nó bị biến đổi cấu 0,25
hình, khơng liên kết được với cơ chất làm tốc độ phản ứng giảm so với bình thường dù
tang nồng độ cơ chất.
Câu 3. (1,5 điểm)

Đồ thị bên mơ tả q trình sinh trưởng
của quần thể vi khuẩn E.coli trong mơi trường
ni cấy có glucozo và lactozo.
a) Giải thích hiện tượng sinh trưởng trên đồ thị.
b) Cho biết trên đồ thị đường X, Y thể hiện nồng
độ của chất nào? Giải thích.
c) Chú thích vào các giai đoạn 1, 2 trong đồ thị.

Nội dung

Điểm
a) Hiện tượng sinh trưởng kép.
0,125
Khi mơi trường có 2 cơ chất, vi sinh vật ưu tiên sử dụng cơ chất dễ phân giải trước, sau 0,125
đó mới sử dụng cơ chất khó phân giải hơn.
b) Đường X thể hiện nồng độ Glucozo.
0,25
Vì VSV sử dụng glucozo trước cho quá trình sinh trưởng, khi kết thúc giai đoạn sinh 0,25
trưởng 1, chất X hầu như khơng cịn trong mơi trường ni cấy.
Đường Y thể hiện lactozo.
0,25
Vì trong giai đoạn đầu nơng độ chất Y không thay đổi chỉ đến khi VSV bước vào giai 0,25
đoạn sinh trưởng thứ 2 nồng độ chất Y mới giảm xuống.
c) Chú thích:
1 – Giai đoạn cuối pha log của sinh trưởng sử dụng cơ chất glucozo.
0,125
2 – Giai đoạn cuối pha log của sinh trưởng sử dụng cơ chất lactozo.
0,125
2



Câu 4. (1,5 điểm)
Dưới đây là cơ chế phân tử tác động kháng SARS-CoV-2 của thuốc kháng virut Molnupiravir.
Khi bệnh nhân sử dụng thuốc Molnupiravir nhanh chóng được phân cắt trong huyết tương thành
EIDD-1931. Thành phần này sau đó phân bố vào các mơ khác nhau và được chuyển hóa thành EIDD1931-5′-triphosphat bởi các enzym kinase của tế bào. EIDD-1931-5′-triphosphat chính là dạng có
hoạt tính của molnupiravir.

Hình 1. Molnupiravir được chuyển hóa thành EIDD-1931-5′-triphosphate.

Hình 2. Mơ hình hai bước (two-step model) tác động của molnupiravir.
(Ghi chú: RdRp: enzyme polymerase phụ thuộc RNA của virus)
a) Bằng cơ chế phân tử trên hãy giải thích tại sao nói hiệu quả kháng virut của Molnupiravir là nhờ
vào “thảm họa lỗi virus” (tăng tỷ lệ đột biến của virus vượt quá ngưỡng có thể dung nạp được về mặt
sinh học).
b) Tại sao các chuyên gia khuyến cáo sử dụng thuốc Molnupiravir trong vòng 5 ngày khi khởi phát
bệnh?
Nội dung
Điểm
a) Hình 1 cho thấy: EIDD-1931-5′-triphosphat có cấu trúc tương tự cytidine triphosphate 0,25
hoặc uridine triphosphate.
Hình 2 cho thấy:
- Bước 1: Trong quá trình tổng hợp ARN mạch (-): RdRp sử dụng EIDD-1931-5′- 0,25
triphosphat làm cơ chất thay vì cytidine triphosphate hoặc uridine triphosphate.
- Bước 2: Khi RdRp sử dụng ARN mạch (-) tạo thành làm khn mẫu cho q trình tổng
3


hợp ARN mạch (+), EIDD-1931-5′-triphosphate kết hợp với G hoặc A, dẫn đến việc hình
thành các sản phẩm ARN đột biến.
- Khơng có rà sốt và sửa lỗi sao chép của virus.

 Tổng hợp ARN đột biến. Khi tỷ lệ đột biến của virus vượt quá ngưỡng có thể dung
nạp được về mặt sinh học sẽ dẫn đến việc virus bị suy yếu và sau đó bị tiêu diệt.
b) - Thuốc Molnupiravir tác dụng vào giai đoạn tổng hợp ARN của virut.
- Sử dụng sớm (trong vòng 5 ngày khi khởi phát bệnh) sẽ có tác dụng tạo ra những virut
mang đột biến dễ bị tiêu diệt. Từ đó ngăn chặn sự nhân lên nhanh chóng của virut.

0,25
0,25
0,25
0,25

Câu 5. (1,5 điểm)
a) Tại sao cây xanh bị vàng lá khi thiếu một trong các nguyên tố nitơ (N), magiê (Mg), sắt (Fe)?
b) Lấy ít nhất 4 ví dụ chứng minh dinh dưỡng khoáng ở thực vật liên quan đến các sinh vật khác.
Nội dung
a) N, Mg là thành phần của clorôphin. Fe hoạt hóa enzim tổng hợp clorơphin.
Khi thiếu các ngun tố này không tổng hợp được diệp lục, làm lộ ra màu của caroten
nên lá cây có màu vàng.
b) - Các vi khuẩn: Các khuẩn chuyển hóa nitơ trong đất (amon hóa, nitrat hóa) chuyển
nitơ hữu cơ thành nitơ khống cây có thể sử dụng được, vi khuẩn cố định nitơ chuyển
nitơ phân tử thành NH4+ cây có thể hấp tụ được.
- Các loại nấm: Các loài nấm đất nhất định hình thành mối quan hệ cộng sinh với rễ, hình
thành rễ nấm. Rễ nấm giúp cây hấp thụ nước và ion khống tốt hơn, đặc biệt trong điều
kiện ít nước và nghèo dinh dưỡng.
- Các động vật đất: Giúp đất tơi xốp, tạo điều kiện cho hệ rễ phát triển và tạo độ thống
khí giúp rễ cây hơ hấp tốt, hấp thụ khoáng tốt.
- Các thực vật khác: đối với thực vật kí sinh, biểu sinh các thực vật khác đóng vai trị
quan trọng trong việc cung cấp nước và nuối khống (thực vật kí sinh) hoặc tạo điều kiện
để cây có thể hấp thụ các chất (thực vật biểu sinh)


Điểm
0,25
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 6. (1,5 điểm)
a) Hình bên mơ tả một cấu trúc trong dạ
dày. Hãy chú thích vào các cấu trúc 1, 2, 3,
4 và cho biết vai trò của các cấu trúc đó
b) Dịch vị ở người trưởng thành có pH từ
1,5 đến 2,0. Giá trị pH đó có ý nghĩa gì đối
với q trình tiêu hóa?
c) Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là
một nguyên nhân gây loét dạ dày. Cho biết
tại sao vi khuẩn này có thể tồn tại và gây
loét trong điều kiện pH rất thấp 1,5 đến 2,0?

Nội dung
a) 1 - Ti thể: Cung cấp năng lượng bơm H+ ra khỏi tế bào.
2 - Tế bào đỉnh (viền): Tiết H+ và Cl- tạo HCl.
3 - Tế bào chính: Tiết pepsinogen.
4 - Tế bào nội tiết: Tiết Gastrin.
b) - Hoạt hóa pepsinơgen ở dạng khơng hoạt động thành pepsin hoạt động.
- Gây biến tính prơtêin tạo điều kiện cho tiêu hóa thức ăn prơtêin.

- Tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa.
- pH thấp làm tăng co bóp dạ dày, gây đóng, mở môn vị.

Điểm
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
0,125
4


c) - HP tiết enzym Ureaza tạo ra amoniac giúp VK tạo ra vi mơi trường trung tính 0,25
xung quanh nó.
- Vi mơi trường trung tính làm tăng tiết axit tạo điều kiện cho loét.
0,125
- Các enzym phân giải protein gây tổ thương niêm mạc dạ dày  gây loét.
0,125
Câu 7. (1,5 điểm)
Người ta tiến hành nghiên cứu bệnh phì đại tim ở người trưởng thành và đưa ra được số liệu
thống kê ở Bảng dưới đây:
Người bình thường
Người phì đại tim quá mức
Trọng lương tim (% trọng lượng 0,5
1,5
cơ thể)
Đường kính tế bào cơ tim 20

30
(Micromet)
Mật độ mao mạch trong tim (mao 3000 - 3500
2000
mạch/1mm2)
Tổng lương ADN của tim (g)
99 × 10-3
99 × 10-3
a) Dựa vào bảng số liệu, cho biết bệnh phì đại tim do tăng số lượng tế bào cơ tim hay do tăng kích
thước tế bào cơ tim hay tăng cả hai? Giải thích.
b) Bệnh lí trên có gây ra hậu quả gì cho tim?
Nội dung
Điểm
a) Do tăng kích thước tế bào cơ tim.
0,25
Vì tổng lượng ADN khơng thay đổi, đường kính TB cơ tim tăng.
0,25
b) Hậu quả:
+ Tỉ lệ S/V của tế bào cơ tim giảm dẫn đến sự hấp thụ và đào thải các chất không tương 0,25
ứng với khối lượng tế bào. Do đó, khơng đủ chất dinh dưỡng, đồng thời khơng kịp đào
thải chất độc.
+ Sự dẫn truyền thần kinh từ bên ngoài vào nội bào bị giảm đi nên dẫn truyền kém.
0,25
+ Mật độ mao mạch giảm dẫn đến một số vị trí khơng được cung cấp đủ lượng máu cần
thiết để trao đổi chất thuận lợi với môi trường quanh nó.
+ Bào tương tăng nhanh, do vậy các gen cấu trúc và gen điều hịa trong nhân khơng chi 0,25
phối được quá tình tổng hợp enzym và tổng hợp protein cho q trình hoạt động của
chính nó.
=> Thối hóa cơ tim lâu dần sễ suy tim.
0,25

Câu 8. (1,0 điểm)
Biểu đồ sau đây thể hiện sự xử lý
glucose ở thận thay đổi theo nồng độ glucose
trong huyết tương.
a) Cho biết các đường A, B, C thể hiện
các hoạt động nào dưới đây của thận: thải
glucozo; lọc glucozo; tái hấp thụ glucozo. Biết
mức D thể hiện nồng độ glucozo bình thường.
b) Cho biết mức độ tái hấp thu glucozo
lớn nhất là bao nhiêu?

5


( Ghi chú:Trục/Axis 1 = Nồng độ glucose huyết tương (mg/100 ml). Axis 2 = Tốc độ lọc, tái hấp thu
hoặc bài tiết glucose (mg/phút).
Nội dung
a) Đường A thể hiện lọc glucozo. Đồ thị tăng tuyến tính, nồng độ glucozo càng cao (hơn
mức bình thường) thì lọc glucozo càng tăng.
Đường B thể hiện thải glucozo. Trên đồ thị thể hiện khi nồng độ glucozo trong máu thấp
thì khơng thải glucozo. Khi nồng độ glucozo tăng trên mức bình thường thì thải glucozo
tăng.
Đường C thể hiện tái hấp thu glucozo. Tái hấp thụ glucozo chỉ đến một mức nhất
định(400mg/phút) dù nồng độ glucozo tăng.
b) Tốc độ tái hấp thu lớn nhất là 400 mg/phút. Theo đồ thị C.

Điểm
0,25
0,25
0,25


0,25

Câu 9. (1,5 điểm)
a) Tại sao trong quá trình tổng hợp các tiền mARN và trong quá trình di chuyển của mARN từ nhân
ra tế bào chất ở tế bào nhân thực, chúng không bị phân hủy bởi exonucleaza? Nêu gắn gọn cơ chế
phân tử đó.
b) Hai hình dưới đây mơ tả các cách mà tế bào nhân thực tạo ra các mARN khác nhau từ một đoạn
AND. Hãy chỉ ra sự khác nhau của hai cách trên và cho biết các phân tử ARN trưởng thành có thể tạo
ra từ các cách đó.

Hình 1

Hình 2
Nội dung
a) - Nhờ sự cải biến đầu 5’ và 3’ của mARN: Sự lắp mũ đầu 5’ và gắn đuôi poly A.
- Lắp mũ đầu 5’: Khi enzym ARN pol II tổng hợp được 20 – 30 nu thì enzym lắp mũ bổ
sung một nucleotit Guanin được gắn nhóm methyl (-CH3) ở vị trí số 7 (m7G) vào đầu 5’
của tiền mARN qua liên kết 5’-5’ thay cho 5’-3’.
- Gắn đuôi polyA: Trước khi vận chuyển ra tế bào chất các tiền mARN được biến đổi
đầu 3’ bằng việc gắn đuôi poly A (thường từ 50 đến 250 A). Sự gắn đi poly A liên
quan đến trình tự liên ứng nhận biết đi [5’-AAUAAA-3’] và có sự tham gia của một số
loại protein.
b) Hình 1: Chọn các promoter khác nhau
Chọn P1: E1-E3- E4.
Chọn P2: E2-E3-E4.
Hình 2: Chọn vị trí gắn đi khác nhau
Chọn tín hiệu đi 1: E1- E2-E3
Chọn tín hiệu đi 1: E1- E2-E4


Điểm
0,25
0,125

0,125

0,25
0,125
0,125
0,25
0,125
0,125

Câu 10. (2,0 điểm)
a. Có 5% số người mắc hội chứng Down có số lượng nhiễm sắc thể bình thường là 46. Giải thích
cơ chế hình thành bộ NST của những người này.
6


b. Những loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào có thể làm tăng sự biểu hiện của một gen nhất
định? Giải thích?
Nội dung
- Do đột biến chuyể đoạn Robertson xảy ra ở các NST tâm đầu.
- Ở người, có 5 NST dạng tâm đầu, gồm NST 13, 14, 15, 21 và 22. Trong quá trình
phân bào, do một số nguyên nhân nào đó dẫn đến các NST dạng tâm đầu này bị đứt
gãy ngang ở vùng cận tâm động và sau khi bị đứt gãy, các cánh dài của hai NST khác
nhau lại gắn chặt với nhau ở tâm động tạo thành một NST mới chứa hai cánh dài của 2
NST ban đầu; đồng thời, hai phần cánh ngắn của hai NST này cũng gắn chặt với nhau.
Do đoạn cánh ngắn không chứa nhiều gen quan trọng và có kích thước q nhỏ nên đã
bị tiêu biến đi.

- Khi NST số 21 và một NST khác (thường là NST số 14) xảy ra chuyển đoạn
Robertson thì sẽ hình thành 1 NST.
- Khi hình thành giao tử NST kết hợp hoạt động như một NST. Nếu 1 giao tử nhận
được NST kết hợp và một bản sao của NST 21 bình thường thụ tinh với giao tử bình
thường sẽ tạo ra hợp tử có 46 NST nhưng có 3 bản sao của NST số 21. Gây hội
chứng Down.
- Đột biến lặp đoạn làm gia tăng bản sao của gen dẫn đến gia tăng sản phẩm của gen.
- Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể: chuyển
gen từ vùng dị nhiễm sắc sang vùng nguyên nhiễm sắc làm tăng mức độ biểu hiện gen
- Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể có thể
dẫn đến thay đổi mức độ hoạt động của gen như chuyển gen đến một vùng promoter
mạnh làm tăng mức độ biểu hiện của gen.
- Đột biến mất đoạn làm mất đi yếu tố ức chế hoạt động của gen hoặc mất đi vùng điều
hoà ức chế biểu hiện của gen dẫn đến làm tăng mức độ biểu hiện của gen.

Điểm
0,25

0,25

0,25

0,25

0,25
0,25
0,25

0,25


Câu 11. (1,5 điểm)
Ở loài bọ que, đem lại F1 có cánh dài, mỏng giao phối với cá thể chưa biết kiểu gen thu được
F2 có: 78 con cánh ngắn, mỏng; 312 con cánh ngắn, dày; 468 con cánh dài, dày; 702 con cánh dài,
mỏng.
Biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen này cùng nằm trên một cặp NST thường. Tính
trạng cánh mỏng trội so với cánh dày.
a) Tìm tấn số hốn vị gen giữa hai gen trên.
b) Giải thích tại sao tần số hốn vị gen khơng vượt q 50%.
Nội dung
Điểm
a) - Xét tính trạng độ dài cánh:
0,25
Daø
i
3
  Cánh dài là trội so với cánh ngắn.
Ngaé
n 1
Quy ước: A – cánh dài; a – cánh ngắn.
 Kết quả phép lại Aa x Aa.
- Xét tính trạng độ dày cánh: Quy ước: B – cánh mỏng; a – cánh dày.
0,25
Moû
ng 1
  Kết quả phép lai Bb x bb.

y 1
0,25
ab
312

Cơ thể kiểu hình cánh ngắn, dày có KG:
=
= 0,2
ab 702  468  312  78
0,25
Ab
0,2
Cơ thể
cho giao tử ab với tỉ lệ 0,5  Cơ thể cịn lại cho giao tử ab có tỉ lệ
=
ab
0,5
0,4 > 0,25. Đây là giao tử liên kết.
Tần số hoán vị gen là: f = (0,5 - 0,4) x 2 x 100% = 20%.
0,25
7


b) Tần số hốn vị gen khơng vượt q 50% vì:
- Hốn vị chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 cromatit của cặp NST kép tương đồng.
- Hoán vị gen chỉ xảy ra ở một số tế bào.

0,25

Câu 12. (1,5 điểm)
Cho giao phối cặp ruồi giấm F1, thu được F2 có kết quả sau:
Ruồi cái: 603 con mắt đỏ, cánh bình thường; 597 con mắt đỏ, cánh xẻ.
Ruồi đực: 361 con mắt đỏ, cánh bình thường; 241 con mắt đỏ, cánh xẻ; 359 con mắt trắng, cánh xẻ;
238 con mắt trắng, cánh bình thường.
Biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định, tính trạng cánh bình thường trội so với cánh xẻ.

Biện luận và viết sơ đồ lai.
Nội dung
Điểm
- Xét tính trạng màu mắt:
0,25
Sự phân bố tính trạng khơng đều ở hai giới. Do đó, gen quy định màu mắt nằm trên vùng
khơng tương đồng NST giới tính X.
Đỏ
= 3: 1  Màu đỏ - A là trội so với màu trắng - a.
Traé
ng
 Kiểu gen F1: X A Xa x X AY
- Xét tính trạng cánh: B – cánh bình thường; b – cánh xẻ.
Bìnhthườ
ng
= 1:1  Kết quả phép lai Bb x bb.
Xeû
- F2 thu được tỉ lệ kiểu hình ở ruồi giấm đực là : 0,3 : 0,3 : 0,2 : 0,2 khác tỉ lệ 1 : 1 : 1 :
1. Vì vậy có hiện tượng hốn vị gen.
 hai gen cùng nằm trên vùng khơng tương đồng của NST giới tính X.
a

Cơ thể con đực kiểu hình mắt trắng, cánh xẻ có kiểu gen: Xb Y ,
có tỉ lệ : 359 : (361 + 241 + 359 + 238) = 0,3

0,25

0,25

0,25


a

 Giao tử Xb = 0,3  Giao tử liên kết.
A

a

0,25

A

 Kiểu gen của cơ thể F1: XB Xb x Xb Y
Sơ đồ lai:

0,25
A
B

a
b

X X

F1:
A

a

A

b

X Y

x
A

a

A

G: 0,3 XB : 0,3 Xb : 0,2 Xb : 0,2 XB
F2:
A

A

A

a

0,5 Xb : 0,5 Y
A

a

A

A


KG: 0,15 XB Xb : 0,10 Xb XB : 0,15 Xb Xb : 0,10 Xb Xb
A

0,15 XB

Y : 0,15 Xba Y : 0,10 XbA Y : 0,10 XBa Y

KH:
Ruồi cái: 0,5 mắt đỏ, cánh bình thường: 0,5 mắt đỏ, cánh xẻ.
Ruồi đực: 0,3 mắt đỏ, cánh bình thường : 0,2 con mắt đỏ, cánh xẻ : 0,3 mắt trắng, cánh
xẻ : 0,2 con mắt trắng, cánh bình thường.
Câu 13. (1,0 điểm)
Một quần thể động vật giao phối có số lượng cá thể và giá trị thích nghi của các kiểu gen như
sau:
Kiểu gen
AA
Aa
aa
Số lượng cá thể
500
400
100
Giá trị thích nghi (w)
1,00
1,00
0,00
a) Tìm cấu trúc quần thể sau khi xảy ra chọn lọc và hệ số chọn lọc của mỗi kiểu gen.
8



b) Quần thể này đang bị chọn lọc theo hướng đào thải alen nào khỏi quần thể? Alen này có thể bị loại
hồn tồn ra khỏi quần thể khơng? Vì sao?
Biết rằng 100% số cá thể có kiểu gen aa bị chết ở độ tuổi trước sinh sản.
Nội dung
Điểm
a) - Cấu trúc quần thể sau chọn lọc:
0,25
(0,5 x 1) AA + (0,4 x 1) Aa + (0,1 x 0) aa = 0,9
<=> 0,5/0,9 AA + 0,4/0,9 Aa = 1
- Hệ số chọn lọc của từng loại kiểu gen:
0,25
+ Kiểu gen AA có s = 1 – 0,5 = 0,5
+ Kiểu gen Aa có s = 1 – 0,4 = 0,6
+ Kiểu gen aa có s = 1 – 0 = 1
b) - Quần thể này đang bị chọn lọc theo hướng đào thải alen lặn ra khỏi quần thể.
0,25
- Alen a khơng bị loại hồn tồn khỏi quần thể vì gen lặn tồn tại trong cơ thể ở trạng thái
dị hợp tử, nên alen a vẫn tồn tại trong quần thể.
0,25
Câu 14. (1,5 điểm)
Một số loài thực vật trong tự nhiên có khả năng đánh lừa những lồi cơn trùng thụ phấn cho
nó bằng cách tiết ra mùi giống mùi của con cái trong thời kì động dục và hoa có hình thái giống con
cái. Hiện tượng này phổ biến ở phong lan trong đó có lồi phong lan địa trung hải. Tất cả ong bắp cày
đực bị hấp dẫn bởi cánh môi và mùi hoa.
Biểu đồ dưới đây biểu diễn kết quả nghiên cứu về khả năng sinh sản của hai quần thể phong
lan địa trung hải loài A và B.
a) Hãy xác định mối quan hệ sinh thái giữa phong lan địa trung hải và ong bắp cày. Giải thích.
b) Tính số lượng quả trung bình/cây ở mỗi loài nghiên cứu.
c) Người ta cho rằng quần thể hai lồi trên có chiến lược sử dụng năng lượng khác nhau, quan điểm
này đúng hay sai? Giải thích.


Số liệu tương đối
30
24.5

25
20

16.3

15
10

12.7
7.5

5.6

5

2.7

0
Số hoa/cây

Tỉ lệ đậu quả (%)
Loài A

Số ong/ m2


Loài B

Nội dung
Điểm
a) Quan hệ ức chế cảm nhiễm.
0,25
Trong quá trình sống cây phong lan đã vơ tình làm hại ong bắp cày.
0,25
Ong bắp cày bị “lừa” giao phối do đó làm giảm quá trình sinh sản, ảnh hưởng đến khả 0,25
năng duy trì nịi giống  Quan hệ ức chế cảm nhiễm.
b) Số lượng quả trung bình của mỗi lồi:
0,25
9


Loài A: 7,5 x 24,5 % = 1,83 quả/cây.
Loài B: 16,3 x 12,7% = 2,07 quả/cây.
c) Quan điểm trên là sai.
Hai lồi A, B có chiến lược sử dụng năng lượng giống nhau. Tỉ lệ đậu quả của loài A
gấp đơi lồi B. Tuy nhiên, tỉ lệ này là do số lượng ong bắp cày. Do đó đay là ảnh hưởng
của môi trường sống, không phải do chiến lược sử dụng năng lượng khác nhau.

0,25
0,25

Lưu ý: Học sinh có thể trả lời theo cách khác, đúng vẫn đạt điểm tối đa.
----------- Hết -------------

10




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×