Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Ôn tập sinh đề 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 27 trang )

ĐỀ ÔN LUYỆN 007 – SINH 10
Câu 1. (2,0 0điểm)
a. Nêu một số đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN cho thấy ADN ưu việt hơn ARN
trong vai trò là “vật chất mang thơng tin di truyền”.
b. Phân tích các yếu tố chủ yếu tham gia vào xoắn cuộn tạo nên cấu trúc không
gian đặc thù của protein?
Câu 2. (2,00 điểm)
Cho sơ đồ sau để mô tả các quá trình sinh học diễn ra trong các bào quan ở
một tế bào thực vật.

Bào quan 2

Bào quan 1

Biết rằng A, B, C, D là kí hiệu của các giai đoạn (pha) và 1, 2, 3 là kí hiệu của các
chất được tạo ra.
a. Hãy cho biết tên gọi của bào quan 1 và 2; các giai đoạn A, B, C, D; các chất 1, 2,
3 trong sơ đồ trên.
b. Trình bày kết quả của giai đoạn C trong sơ đồ.
c. Tại sao khi nhu cầu ATP của tế bào giảm thì hơ hấp tế bào cũng sẽ giảm theo?
d. Tại sao sự sống lại sử dụng enzym để xúc tác cho các phản ứng sinh hóa mà
khơng chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng diễn ra nhanh hơn?
Câu 3. (2,00 điểm)
Hãy nêu con đường vận chuyển điện tử vòng trong pha sáng quang hợp ở thực
vật. Khi khơng có quang phân ly nước, q trình tổng hợp ATP theo con đường
này được thực hiện theo cơ chế nào? Giải thích?
Câu 4. (2.00 điểm)

1



a. Hình dưới mơ tả hóa thẩm gắn kết chuỗi chuyền electron với tổng hợp ATP. Nếu
phức hệ IV không hoạt động thì hóa thẩm có thể tạo ra ATP không và nếu như vậy
tốc độ tổng hợp sẽ khác nhau như thế nào? (1đ)

b. Sự thiếu oxy có ảnh hưởng như thế nào lên quá trình thể hiện ở hình trên? Giải
thích. (1đ)
Câu 5. (2.00 điểm)
a. Ađrênalin là một loại hoocmôn gây đáp ứng tế bào gan bằng phản ứng phân giải
glycơgen thành glucơzơ, cịn hoocmơn testosterone hoạt hóa các gen quy định tổng
hợp enzim gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam giới. Cơ chế thu
nhận và truyền đạt thông tin qua màng đối với 2 loại hoocmơn này có gì khác
nhau?
b. Một số hợp chất hữu cơ chưa được kiểm tra để xác định loại phân tử có mặt. Hồn thành bảng
dưới đây, cho biết nguyên liệu từ 1 đến 5 là chất gì trong các chất sau: protein, tinh bột, chất
béo, đường khử hay amino acid. (+ là kết quả dương tính)

Nguyên

Thử nghiệm

Thử

Thử

Thử nghiệm

Thử

liệu


Benedict

nghiệm

nghiệm

Ninhydrin

nghiệm

Lugol

Biuret

1. ?
2. ?
+
3. ?
4. ?
5. ?
Câu 6. (2.00 điểm)

+
-

+
-

Sudan IV
+

-

+

2


Các hình dưới đây mơ tả sự thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của một
cơ thể động vật lưỡng bội ở các pha khác nhau của chu kì tế bào.

a. Hãy cho biết các hình 1, 2, 3, 4 tương ứng với các pha nào của chu kì tế bào?
Giải thích.
b. Nếu tế bào bị xử lí bằng hóa chất cơnsisin gây ức chế hình thành thoi phân bào
thì đồ thị ở hình nào bị thay đổi? Thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 7. (2.00 điểm)
Người ta cấy trực khuẩn Gram âm Proteus vuigaric có khả năng phân giải
protein mạnh trên mơi trường dịch thể có thành phần sau (g/l)
Thành phần cơ sở: NH4Cl – 1;
0,01;

K2HPO4 – 1;

MgSO4.7H2O – 0,2;

CaCl2 –

H2O – 1 lít;

Các nguyên tố vi lượng như Mn, Mo, Cu, Zn, Co ( mỗi loại 2.10-6 – 2.10-5)
Thành phần bổ sung (g/l)


Chất

bổ

sung
Glucose
Axit
nicotinic
Cao
nấm

A

Các loại môi trường
B
C

D

0
0

5
0

5
10-4

5

0

0

0

0

5

men
a. Các mơi trường A,B,C,D thuộc về loại mơi trường gì? Phù hợp cho loại vi sinh
vật nào? Biết Proteus vulgaris chỉ phát triển ở môi trường C,D.
b. Axit nicotinic giữ vai trị gì đối với Proteus vulgaris?
c. Vai trị của cao nấm men trong mơi trường D là gì?
3


Câu 8. (2.00 điểm)
a. Trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật, độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc
vào những yếu tố nào?
b. Tại sao vi khuẩn ưa kiềm sinh trưởng được trong điều kiện pH cao?
c. Nghiên cứu kiểu hô hấp của vi khuẩn gây mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa),
người ta cấy sâu chúng vào môi trường A (có nước thịt và gan, glucơzơ và 6g
thạch) và mơi trường B (là môi trường A + 2g KNO 3). Sau khi nuôi ở nhiệt độ
35ºC trong 24h, kết quả:
+ ống nghiệm có mơi trường A: vi khuẩn chỉ phát triển trên bề mặt
+ ống nghiệm có mơi trường B: vi khuẩn phát triển trên tồn bộ mơi trường.
- Xác định kiểu hô hấp của vi khuẩn trên.
- Con đường phân giải glucôzơ của vi khuẩn và chất nhận electron cuối cùng

trong ống nghiệm chứa mơi trường A là gì?
- Vì sao ở ống nghiệm chứa mơi trường B vi khuẩn có thể sống ở tồn bộ mơi
trường, chất nhận electron cuối cùng ở ống nghiệm chứa môi trường B là gì?
Câu 9. (2,00 điểm)
a. Mơ tả 2 cách mà một virut sẵn có có thể trở thành một virut mới?
b. Về mặt trực quan, TMV có thể được phân lập từ tất cả các sản phẩm thuốc lá
thương phẩm, nhưng tại sao sự lây nhiễm TMV không gây thêm mối nguy hại đối
với những người hút thuốc lá?
Câu 10: (2,00 điểm)
Hãy cho biết điểm giống nhau và khác nhau về: hệ gen, nơi phiên mã, enzim
dùng cho phiên mã, nơi sao chép, enzim dùng cho sao chép, dạng genom trung
gian cho quá trình sao chép trong tế bào chủ của virut cúm và virut HIV?
------------- Hết ------------Câu 1. (2,0 0điểm)
a. Nêu một số đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN cho thấy ADN ưu
việt hơn ARN trong vai trị là “vật chất mang thơng tin di truyền”.
- ARN có thành phần đường là ribose khác với thành phần đường của ADN
4


là deoxyribose. Đường deoxyribose khơng có gốc –OH ở vị trí C2’. Đây là

0,25

gốc hóa học phản ứng mạnh và có tính ưa nước → ARN kém bền hơn ADN
trong môi trường nước.
- Thành phần bazơ của ARN là uracil (U) được thay thế bằng tymin (T)
trong ADN.Về cấu trúc hóa học, T khác U vì được bổ sung thêm gốc metyl (CH3). Đây là gốc kị nước, kết hợp với cấu trúc dạng sợi kép, giúp phân tử

0,25


ADN bền hơn ARN.
- ADN thường có cấu trúc dạng sợi kép, trong khi ARN thường có cấu trúc
mạch đơn giúp các cơ chế sửa chữa ADN diễn ra dễ dàng hơn  thơng tin di
truyền ít có xu hướng tự biến đổi hơn.

0,25

- Bazơ nitơ uracil (U) chỉ cần 1 biến đổi hóa học duy nhất (hoặc amin hóa
hoặc metyl hóa) để chuyển hóa tương ứng thành xitơzin (C) và timin (T);
trong khi đó, timin (T) cần 1 biến đổi hóa học (loại mêtyl hóa) để chuyển
thành uracil (U), nhưng cần 2 biến đổi hóa học (vừa loại mêtyl hóa và loại

0,25

amin hóa; khó xảy ra hơn) để chuyển hóa thành xitơzin (C)  vì vậy, ADN có
khuynh hướng lưu giữ thông tin bền vững hơn.
b.
Các yếu tố chủ yếu tham gia vào xoắn cuộn tạo nên cấu trúc không gian
đặc thù của protein:
- Các liên kết hóa học: Liên kết hydro giữa các gốc amino (-NH) và carboxyl
(-COO) của các axit amin ở các vị trí khác nhau trên cùng chuỗi polypeptit,
liên kết disulfit giữa các Cystein trong cùng chuỗi polypeptit, các tương tác ưa
nước và kị nước, miền giàu axit amin kị nước có xu hướng bị nước “đẩy” vào
trong tạo nên phần “lõi” của phân tử, miền giàu axit amin ưa nước có xu
hướng được nước “kéo” ra ngoài, liên kết Vander Waals, liên kết tĩnh điện

0,25

giữa các gốc amino acid.
- Thành phần và trình tự axit amin tham gia vào chuỗi polipeptit: Các axit

amin tham gia hình thành liên kết hidro (trừ Proline), các axit amin tham gia

0,25

hình thành liên kết disulfit (Cystein), các nhóm axit amin phân cực hay khơng
phân cực, tích điện hay khơng tích điện.
5


- Sự phân bố các miền của chuỗi polipeptit xuyên màng, phần xuyên màng
thường là miền giàu axit amin không phân cực/kị nước.
- Hoạt động của một nhóm protein đặc biệt gọi là chaperon.

0,25
0,25

Câu 2. (2,00 điểm)
a. - Bào quan 1 là ty thể, bào quan 2 là lục lạp

0,25

- A: pha sáng, B là pha tối, C là đường phân, D là chu trình Krebs

0,25

- Chất: 1 là CO2; 2 là O2, 3 là Glucôzơ
b. C là giai đoạn đường phân, kết thúc giai đoạn đường phân, 1 phân tử đường

0,25


Glucơzơ bị biến thành 2 axit piruvic giải phóng 2ATP và 2 NADH.

0,25

c. Trong giai đoạn đường phân, enzym xúc tác quan trọng nhất là enzym
fructozokinaza. Enzym này được điều hòa theo cơ chế ức chế ngược, tức là khi

0,25

Axetyl CoA dư thừa thì enzym này sẽ giảm hoặc ngừng hoạt động.
- Khi nhu cầu ATP của tế bào giảm, lượng ATP được tích lũy nhiều. Mặt khác
khi lượng ATP tích lũy nhiều thì chuỗi truyền e trên màng ti thể diễn ra chậm
làm cho chu trình Krebs diễn ra chậm lại. Điều này sẽ làm dư thừa axit citric.
Axit citric và ATP được sinh ra nhiều sẽ trở thành nhân tố ức chế enzym

0,25

fructozokinaza làm quá trình đường phân chậm lại từ đó là hơ hấp tế bào giảm.
d. Sự sống lại sử dụng enzym để xúc tác cho các phản ứng sinh hóa mà khơng
chọn cách làm tăng nhiệt độ để các phản ứng diễn ra nhanh hơn vì:
- Phần lớn các phản ứng có năng lượng hoạt hóa cao. Nếu tăng nhiệt độ của

0,125

phản ứng thì đồng thời cũng làm biến tính prơtêin và làm chết tế bào.
- Khi tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ của tất cả các phản ứng, không phân biệt

0,125

phản ứng nào cần thiết hoặc không cần thiết làm tăng nhiệt độ.

- Enzym được lựa chọn vì enzym xúc tác cho các phản ứng bằng cách giảm

0,125

năng lượng hoạt hóa của các phản ứng khiến các phản ứng xảy ra dễ dàng hơn.
- Enzym có tính đặc hiệu đối với từng loại phản ứng nhất định nên phản ứng

0,125

nào cần thiết thì enzym sẽ xúc tác cho phản ứng đó.

6


Câu 3. (2,00 điểm)
Con đường vận chuyển điện tử
- Vận chuyển e- vòng thực hiện tại PS1, con đường đi của điện tử giàu năng
lượng như sau: Từ P700 → chất nhận sơ cấp → ferredoxin (Fd) → phức hệ

0,25

cytochrome→ plastocyanin → P700.
- Sự tổng hợp ATP trong con đường vận chuyển điện tử vòng vẫn được thực

0,25

hiện theo cơ chế hóa thẩm.
- Do sự xuất hiện gradient proton ở hai phía của màng thylakoid đã kích
hoạt bơm proton hoạt động đẩy proton từ xoang trong thylakoid ra xoang ngoài


0,25

(stroma), từ đó ATP được tổng hợp nhờ ATP synthase.
- Cơ chế hóa thẩm thực hiện được là do trên màng có phức hệ plastoquinon
(Pq) bơm H+ từ ngồi màng thylakoid vào xoang trong màng, tạo ra thế năng

0,25

proton nhất định để thực hiện sự tổng hợp ATP.

Câu 4. (2.00 điểm)
a.
- Lúc đầu, một số ATP có thể được tạo ra, bởi vì sự chuyền electron có thể tiếp
tục cho đến tận phức hệ III và một gradient H+ nhỏ có thể được tăng lên.

0,50

- Ngay sau đó, khơng nhiều electron có thể được chuyển cho phức hệ III vì nó
khơng thể bị tái oxy hóa do chuyển electron của nó cho phức hệ IV.

0,50

b.
- Phosphoryl hóa oxy hóa sẽ dừng lại hồn tồn, q trình này khơng tạo ra
ATP.

0,50

- Khơng có oxy để “kéo” electron xi theo chuỗi chuyền electron, H+ không
được bơm vào khoảng gian màng của ty thể và hóa thẩm khơng xảy ra.


0,50

Câu 5. (2.00 điểm)
a. Hoocmơn ađrêlanin:
7


- Không trực tiếp qua màng, nên được tế bào đích thu nhận nhờ các thụ thể đặc

0,25

trưng trên màng → phức hệ Ađrêlanin – thụ quan.
- Phức hệ Ađrêlanin – thụ quan hoạt hóa pr Gs màng → hoạt hóa ezim

0,25

adenicylaza → xúc tác chuyển hóa ATP thành AMP vịng → AMP vịng kích
hoạt các enzim phân giải glycơgen thành glucôzơ.
* Hoocmôn testostereon:
- Là loại hoocmôn steroid được vận chuyển qua màng vào trong tế bào chất →

0,25

liên kết với các thụ quan nội bào → phức hệ testostereon – thụ quan.
- Phức hệ này đi vào nhân tế bào và hoạt hóa các gen qui định tổng hợp các
enzim và prơtêin gây phát triển các tính trạng sinh dục thứ cấp ở nam.
b. Các chất từ 1 → 5 trong bảng tương ứng với:

0,25


1. Prôtêin thử nghiệm Biuret cho kết quả dương tính.

0,20

2. Đường khử thử nghiệm Benedict cho kết quả dương tính.

0,20

3. Tinh bột thử nghiệm Lugol cho kết quả dương tính.

0,20

4. Amino acid thử nghiệm Ninhydrin cho kết quả dương tính.

0,20

5. Chất béo thử nghiệm Sudan IV cho kết quả dương tính.

0,20

Câu 6. (2.00 điểm)
a. Trong chu kì tế bào, hàm lượng ADN ổn định ở mức 2C vào pha G1, sau
đó, tăng lên 4C ở pha S, ổn định ở mức 4C ở pha G2. Trong pha M, hàm lượng

0,50

ADN trong tế bào ổn định ở mức 4C trong giai đoạn kì đầu đến kì sau. Sang kì
cuối, hàm lượng ADN lại giảm về 2C.
Vì thế, thứ tự các hình tương ứng với pha G1, S, G2, M là: hình 2, hình 4, 0,50

hình 3, hình 1.
b. Nếu bị xử lí consisin làm mất khả năng hình thành thoi phân bào, khi đó, 0,50
NST khơng phân li trong nguyên phân, các pha khác bình thường.
Do đó, đồ thị hình 1 bị thay đổi, đường cong chuyển sang dạng nằm ngang ở 0,50
mức 4C. Khi đó khơng có hình 1 mà chỉ cịn lại 3 hình với thứ tự là hình 2, hình
4, hình 3.

8


Câu 7. (2.00 điểm)
a. Phân biệt môi trường:
- Môi trường A là môi trường tối thiểu, chỉ phù hợp với vi khuẩn tự dưỡng

0,25

cacbon và nguyên dưỡng.
- Môi trường B là môi trường tổng hợp, phù hợp với vi khuẩn dị dưỡng
cacbon và nguyên dưỡng.

0,25

- Môi trường C là môi trường tổng hợp, phù hợp với vi khuẩn dị dưỡng

0,25

cacbon và nguyên dưỡng.
- Môi trường D là môi trường bán tổng hợp vì cao nấm men khơng rõ thành

0,25


phần.
b. Axit nicotinic là nhân tố sinh trưởng vì thiếu nó mơi trường A, B vi khuẩn

0,50

không phát triển được.
c. Trong nấm men có chứa axit nicotinic vì trong mơi trường D chỉ thêm nấm

0,50

men và vi khuẩn khuyết dưỡng này phát triển được.

Câu 8. (2.00 điểm)
a. Độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào các yếu tố:
Giống, tuổi giống và thành phần mơi trường.

0,25

(Nếu giống già thì phải kéo dài pha tiềm phát để vi khuẩn thích nghi thơng qua

0,50

tổng hợp ARN, enzym... hoặc nếu cấy vi khuẩn vào môi trường có nguồn
cacbon mới, thì vi khuẩn sẽ được cảm ứng tạo enzym mới để sử dụng cho
nguồn C mới cịn enzym cũ khơng được tạo thành)
b. pH cao có khả năng làm biến tính prơtein và phá vỡ ARN, nhưng ở vi khuẩn
ưa kiềm có sự vận chuyển H+ vào tế bào để duy trì độ trung tính cho chất

0,50


nguyên sinh.
c.
- VK mủ xanh là vi sinh vật hiếu khí bắt buộc.

0,25

- Con đường phân giải glucơzơ là con đường Entner-Doudo-roff (ED). Chất
nhận electron cuối cùng là ôxi phân tử.

0,25

- Trong ống nghiệm chứa môi trường B chúng phát triển ở phần dưới ống
9


nghiệm được vì vi khuẩn này đã chuyển sang hơ hấp nitrat, chúng sử dụng

0,25

(NO3-) làm chất nhận electron cuối cùng nhờ enzym nitrat reductaza dị hóa.
Câu 9. (2,00 điểm)
a.
- Đột biến có thể dẫn đến hình thành một chủng virut mới mà hệ miễn dịch
0,50

không tấn công hiệu quả, ngay cả khi con vật đó đã bị phơi nhiễm với chủng
gốc.

0,50


- Một virut cũng có thể chuyển từ một loài vật chủ này sang vật chủ mới.Ngoài
ra, một virut hiếm có thể phát tán rộng nếu như quần thể vật chủ khơng cịn cách
li như trước.
b. Người khơng phải lồi vật chủ của virut TMV nên virut này khơng thể truyền

1,00

nhiễm ở người.
Câu 10: (2,00 điểm)
Giống nhau:
- Hệ gen đều là ARN.

0,25

- Quá trình phiên mã trùng với quá trình sao chép.

0,25

- Nơi phiên mã, nơi sao chép: trong nhân tế bào.
- Enzim phiên mã, sao chép: đều có sự tham gia của enzim do virut mang theo
(Virut cúm: ARN polimeraza phụ thuộc ARN của virut, Virut HIV: enzym

0,25
0,25

phiên mã ngược (RT)
Virut cúm
Hệ gen


ARN (-)

Enzim phiên

ARN polimeraza phụ thuộc

mã, sao chép
Dạng genom

ARN của virut
Antigenom là ARN sợi

trung gian

dương

Virut HIV
ARN (+) hai sợi và phiên mã

0,25
ngược
ARN polimeraza phụ thuộc ADN
0,50
của tế bào
ADN dạng sợi kép
0,25

10



------------- Hết ------------ĐỀ ÔN LUYỆN 007 – SINH 11
Câu 1: (2,0 điểm) Trao đổi nước và dinh dưỡng khống
1. Hình (A) cho thấy những thay đổi về độ ẩm tương đối của khí quyển vào
các thời điểm khác nhau của ban ngày. Hình (B) cho thấy những thay đổi về áp
suất trong xylem của cây trong cùng thời điểm tương ứng.

a) Giải thích mối quan hệ giữa độ ẩm tương đối của khí quyển và áp suất
trong xylem.
b) Giải thích sự chênh lệch quan sát được giữa áp suất trong xylem ở đỉnh
cây (ở lá) và phía dưới cùng của cây (ở rễ).
2. Hãy phân biệt hai con đường hấp thu nước ở rễ: con đường vô bào
(apoplast) và con đường tế bào (symplast). Đai caspari và lớp tế bào nội bì có vai
trị gì trong sự vận chuyển nước và muối khoáng
Câu 2: (2,0 điểm) Quang hợp ở thực vật
Bằng chứng đầu tiên thuyết phục nhất cho sơ đồ Z của quang hợp (sự vận
chuyển electron trong hai quang hệ I và II) đến từ việc xác định trạng thái oxi hóa
của các cytochrome ở tảo Chlorella dưới các chế độ chiếu sáng khác nhau. Sự
chiếu sáng với ánh sáng ở 680 nm gây ra sự oxi hóa của các cytochrome (biểu thị
bởi các đường đi lên trong hình A). Chiếu sáng thêm với ánh sáng ở 562 nm gây
khử các cytochrome (biểu thị bằng các đường đi xuống ở hình A). Khi các ánh
sáng bị tắt, cả hai hiệu ứng được đảo ngược (Hình A). Khi có mặt thuốc diệt cỏ

11


DCMU (một chất ngăn chặn sự vận chuyển electron), không xảy ra sự khử ở ánh
sáng 562 nm (Hình B).

a) Trong tảo Chlorella, bước sóng nào kích thích quang hệ I và bước sóng
nào kích thích quang hệ II? Giải thích.

b) Những kết quả này ủng hộ cho ý tưởng sơ đồ Z trong quang hợp (có hai
quang hệ trong quang hợp và chúng được liên kết bởi các cytochrome) như thế
nào? Giải thích.
c) DCMU chặn sự vận chuyển electron ở phía nào của các cytochrome (phía
gần PSI hơn hay phía gần PSII hơn)? Giải thích.
Câu 3: (1,0 điểm) Hơ hấp ở thực vật
Trong hơ hấp hiếu khí, chu trình Krebs gồm một chuỗi các bước nhỏ. Một
trong những bước này là chuyển đổi succine thành fumarate bằng enzyme
succinate dehydrogenase.
a) Nêu vai trị của các enzyme dehydrogenase trong chu trình Krebs và giải
thích ngắn gọn tầm quan trọng của vai trò này trong việc sản xuất ATP.
b) Một nghiên cứu đã được tiến hành đối với các nồng độ khác nhau của các
ion nhôm (Al3+) lên hoạt động của succinate dehydrogenase. Nồng độ enzyme và
tất cả các điều kiện khác được giữ không đổi. Biểu đồ dưới đây cho thấy kết quả
của nghiên cứu này.
12


Dựa trên biểu đồ này, hãy mô tả ảnh hưởng của nồng độ Al3+ đến tốc độ tạo
thành fumarate và đề xuất lời giải thích cho điều này.
Câu 4: (2,0 điểm) Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
1. Năng suất kinh tế cây trồng là khối lượng sinh khối tích lũy trong các bộ
phận của cây mà con người sử dụng như: củ, quả, thân, bắp, hạt... Có thể sử dụng
chất điều hòa sinh trưởng chủ đạo nào để nâng cao năng suất kinh tế của cây cà
chua, cây lúa, cây mía? Giải thích.
2. Hình bên mơ tả mơ hình ưu thế
ngọn ở cây nguyên vẹn và cây bị cắt bỏ
ngọn. Tiếp theo, với mỗi cây là mô tả
mô hình nảy chồi và sinh trưởng do
chúng có liên quan tới điều chỉnh bởi

Auxin (IAA) và đường (sugar). Ở mỗi
chồi nách, độ rộng của đường liền chỉ
mức độ cao và đường đứt qng chỉ mức
độ thấp.
a) Từ mơ hình này, hãy giải thích tại sao sự cắt bỏ ngọn lại gây ra sự nảy
chồi và sinh trưởng của chồi nách?
b) Trong một thí nghiệm khác, 2,3,5-triiodobenzoic acid (TIBA) ức chế quá
trình vận chuyển auxin. Nếu một hạt agar nhỏ chứa TIBA được đặt lệch tâm của
một bao lá mầm nguyên vẹn thì bao lá mầm sẽ uốn cong về phía nào? Giải thích.
13


Câu 5: (2,0 điểm) Tiêu hóa và hơ hấp ở động vật
1. Phẫu thuật Bariatric (hay còn gọi là phẫu thuật giảm cân) là một thủ tục y
tế làm giảm kích thước hay cắt bỏ một phần dạ dày và cho phép thức ăn đi vòng
qua một phần của ruột non. Phẫu thuật thường được thực hiện khi những người béo
phì đã thử khơng thành cơng nhiều cách để giảm cân và sức khỏe của họ bị tổn hại
bởi cân nặng của họ. Có nhiều rủi ro liên quan đến phẫu thuật, nhưng nó giúp một
số người giảm được một lượng cân nặng đáng kể và cuối cùng là cải thiện sức
khỏe tổng thể của họ. Dựa trên sự hiểu biết của bạn về hệ tiêu hóa và dinh dưỡng,
hãy giải thích một số sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể xảy ra do kết quả của phẫu
thuật này.
2. Một người bị tai nạn giao thông do cú ngã mạnh nên đã làm gãy một
xương sườn. Đầu gãy của xương sườn xé một lỗ nhỏ trong các màng bao quanh
phổi phải, khi đó thể tích phổi, dung tích sống, nhịp thở và độ sâu hô hấp thay đổi
như thế nào? Giải thích.
Câu 6: (2,0 điểm) Tuần hồn
1. Trong một nghiên cứu về sự đáp ứng của hệ tim mạch với sự luyện tập thể
dục, một người phụ nữ đáp ứng các tiêu chí nghiên cứu (từ 25 đến 40 tuổi, khơng
dùng thuốc, cân nặng bình thường về chiều cao, huyết áp bình thường) được chọn

để nghiên cứu. Các thơng số đối chứng (trước luyện tập thể dục) về huyết áp, nhịp
tim và PO2 động mạch và tĩnh mạch; thể tích tâm thu của cơ ta được xác định. Sau
đó người phụ nữ này đi trên một máy chạy bộ trong thời gian 30 phút với vận tốc 3
dặm/giờ. Huyết áp và nhịp tim của cô được theo dõi liên tục, và P O2 động mạch và
tĩnh mạch của cô được đo vào cuối giai đoạn tập thể dục (Bảng dưới đây)

Thông số
Đối chứng (trước luyện tập)
Huyết áp tâm thu
110 mm Hg
Huyết áp tâm trương
70 mm Hg
Nhịp tim
75 nhịp/phút
Thể tích tâm thu
80 mL
PO2 động mạch
100 mm Hg
PO2 tĩnh mạch
40 mm Hg
a) Lưu lượng tim của người này trong giai đoạn

Khi luyện tập thể dục
145 mm Hg
60 mm Hg
130 nhịp/phút
110 mL
100 mm Hg
25 mm Hg
trước và trong khi tập thể


dục tương ứng là bao nhiêu? Trong hai yếu tố góp phần vào lưu lượng tim, yếu tố

14


nào góp phần lớn hơn vào việc tăng lưu lượng tim được thấy khi tập thể dục, hay
các yếu tố này có tác dụng như nhau?
b) PO2 động mạch và tĩnh mạch được đo trước và sau khi tập thể dục. Giải
thích tại sao PO2 tĩnh mạch giảm nhưng PO2 động mạch thì khơng.
2. Dị tật tim bẩm sinh là các bệnh phổ biến, chiếm tới 0,4 – 0,8% trẻ sinh ra.
Hình dưới đây thể hiện của 2 loại dị tật tim bẩm sinh phổ biến.

Chú thích: RA: tâm nhĩ phải RV: tâm thất phải; LA: tâm nhĩ trái; LV: tâm
thất trái; PA: động mạch phổi; AO: động mạch chủ.
a) Tại sao những người bị dị tật loại (1) có thành tim bên phải dày?
b) Tại sao cơ thể bệnh nhân bị dị tật loại (2) phát triển không cân đối: phần
trên (2 tay, cổ) to khỏe, trong khi phần dưới cơ thể (mông, 2 chân) lại nhỏ và mảnh
khảnh?
Câu 7: (2,0 điểm) Bài tiết, cân bằng nội môi
1. Một người do ăn mặn và uống nước nhiều nên cơ thể đã tiếp nhận một
lượng NaCl và H2O vượt quá nhu cầu của nó. Hãy cho biết ở người này:
a) Huyết áp, thể tích dịch bào và thể tích nước tiểu có thay đổi khơng? Vì
sao?
b) Hàm lượng renin, aldosteron trong máu có thay đổi khơng? Vì sao?
2. Chất S có tác dụng ức chế đặc hiệu sự bài tiết của các ion H + ở các tế bào
ống thận. Để nghiên cứu tác dụng này của chất S trong mối liên quan với cân bằng
nội mơi, chuột thí nghiệm đã được tiêm chất S với liều có tác dụng. Hãy cho biết ở
chuột được tiêm với chất S như trên thì các thành phần sau (a - d) thay đổi như thế
nào? Giải thích.

a) Thể tích nước tiểu.
b) Nồng độ của ion HCO3- trong máu.
15


c) Nồng độ của ion K+ trong máu.
d) Nồng độ của ion H2PO4– trong nước tiểu.
Câu 8: (2,0 điểm) Cảm ứng ở động vật
1. Hình A cho thấy nơron M trực tiếp nhận tín hiệu từ ba tận cùng thần kinh
a, c, d và nhận tín hiệu gián tiếp từ tận cùng thần kinh b. Cơ vân X nhận tín hiệu
thần kinh từ nơron M. Hình B cho thấy các điện thế sau xinap khác nhau ghi được
ở nơron M sau khi kích thích riêng lẻ các tận cùng a, c và kích thích đồng thời b và
c; a và d.

Hình A
Hình B
a) Nếu kích thích đồng thời lên ba đầu tận cùng a, b và c thì cơ X có co
khơng ? Tại sao ?
b) Nếu kích thích với tần số cao và đồng thời lên hai đầu tận cùng b và d thì
cơ X có co khơng ? Tại sao ?
2. Trong một thí nghiệm, một nhà khoa học đã tách và nuôi một tế bào thần
kinh (nơron) trong một mơi trường ni tiêu chuẩn. Ơng ấy đã đo điện thế nghỉ của
sợi trục, sau đó kích thích sợi trục và đo điện thế hoạt động của nó (Kết quả 1).
Tiếp theo, ơng ấy đã làm lại thí nghiệm một số lần, mỗi lần với một môi
trường nuôi tiêu chuẩn có thay đổi một số thành phần khác nhau và ghi lại được
các kết quả 2, 3, 4 và 5.
Kết quả của các thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau.

Kết quả
Điện thế nghỉ (mV)

Điện thế hoạt động (mV)
1
–70
+40
2
–70
+50
3
–60
+40
4
–70
+30
5
–80
+40
Hãy cho biết với mỗi trường hợp sau, điện thế nơron ghi được ở kết quả
nào? Giải thích.
16


a) Nếu môi trường tiêu chuẩn được bổ sung một chất làm giảm tính thấm
của màng nơron với ion K+.
b) Nếu mơi trường tiêu chuẩn có nồng độ ion Na+ thấp hơn bình thường.
c) Nếu mơi trường tiêu chuẩn có nồng độ ion K+ cao hơn bình thường.
d) Nếu mơi trường tiêu chuẩn chứa một chất tăng tính thấm của màng với
ion Cl–.
Câu 9: (2,0 điểm) Sinh trưởng, phát triển, sinh sản ở động vật
1. Một phụ nữ 25 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu
thấp hơn so với bình thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ

này hoạt động bình thường nhưng lại có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở
hoạt động buồng trứng.
Nêu hai phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự
giảm hàm lượng hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động
tuyến yên hay rối loạn hoạt động buồng trứng. Giải thích.
2. Biểu đồ dưới đây biểu thị sự
tăng và giảm của hormone tuyến yên và
buồng trứng trong chu kỳ buồng trứng
ở người.
a) Xác định từng loại hormone
(A – D) và các sự kiện sinh sản mà mỗi
loại có liên quan (P – S). Đối với A –
D, chọn trong số các hormone sau:
estrogen, LH, FSH và progesterone.
b) Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự biến động của nồng độ hormone B
theo sơ đồ trên?
c) Bên phải của biểu đồ này sẽ thay đổi như thế nào nếu có thai? Những
hormone nào khác chịu trách nhiệm gây nên sự
thay đổi này?
Câu 10: (2,0 điểm) Nội tiết
1. Lượng glucocorticoid cao mãn tính,
được gọi là hội chứng Cushing, có thể gây béo
17


phì, yếu cơ, và trầm cảm. Hoạt động quá mức của tuyến yên hoặc tuyến thượng
thận có thể là nguyên nhân. Để xác định tuyến nào có hoạt động bất thường ở một
bệnh nhân cụ thể (bệnh nhân X), các bác sĩ dùng thuốc dexamethasone, một
glucocorticoid tổng hợp ngăn giải phóng ACTH. Dựa trên biểu đồ dưới đây, hãy
cho biết tuyến nào bị ảnh hưởng ở bệnh nhân X?

2. Trong một thí nghiệm, những con chuột được chia thành 3 lơ. Một lơ tiêm
hoocmơn vùng dưới đồi CRH (hoocmơn kích thích tuyến n sản sinh ACTH).
Một lơ tiêm TSH (hoocmơn kích thích tuyến giáp). Lơ cịn lại (đối chứng) tiêm
dung dịch sinh lí. Sau hai tuần, người ta xác định khối lượng của một số tuyến nội
tiết và khối lượng cơ thể của các lô chuột. Kết quả thu được như sau:
Lô đối chứng

Lô TN 1

Lô TN 2

Tuyến yên (mg)
12,9
8,0
14,5
Tuyến giáp (mg)
250,0
500,0
250,0
Tuyến trên thận (mg)
40,0
40,0
75,0
Khối lượng cơ thể (g)
400,0
252,0
275,0
Lô TN 1 và lô TN 2 được tiêm loại hoocmôn nào? Giải thích kết quả thí
nghiệm.
Câu 11: (1,0 điểm) Phương án thực hành (Giải phẫu thực vật)

Hai tiêu bản dưới đây mô tả mặt cắt ngang cấu tạo sơ cấp của rễ cây mao
lương hoa vàng và thân cây hướng dương, cả hai cây này đều là thực vật hai lá
mầm.

Hãy cho biết sự sắp xếp của xylem và phloem trong cấu tạo sơ cấp của thân
và rễ ở thực vật hai lá mầm khác nhau như thế nào? Từ đó xác định tiêu bản nào là
của thân và tiêu bản nào của rễ?
18


---------HẾT--------HDC 007 – SINH 11
Câu Ý
Nội dung
Điểm
1 1.a) – Độ ẩm tương đối càng thấp → áp suất trong xylem càng âm (càng 0,25
giảm).
– Khi độ ẩm tương đối của khí quyển thấp → thốt hơi nước nhiều từ lá

0,25

(các tế bào thịt lá) → thế nước trong lá (trong các tế bào thịt lá) trở nên
thấp hơn → càng nhiều nước di chuyển từ xylem vào các tế bào thịt lá
→ sự chênh lệch (gradient) thế nước giảm → tạo nên áp suất âm (áp
suất giảm) trong các các xylem.
1.b) – Áp suất âm tăng dần từ dưới lên do lực hút từ lá tạo áp suất âm và lực

0,25

đẩy từ rễ triệt tiêu áp suất âm.
– Lực hút từ lá mạnh nhất ở phía trên ngọn, giảm dần xuống dưới trong


0,25

khi lực đẩy từ rễ mạnh nhất ở dưới, giảm dần lên trên → Ở rễ, áp suất
âm bé nhất, ở lá áp suất âm lớn nhất.
2

– Phân biệt hai con đường vô bào và tế bào

Đặc điểm
Con đường vô bào
Con đường tế bào
Con đường Nước đi qua khoảng trống Nước đi qua tế bào chất,
đi

giữa thành tế bào với màng qua không bào, sợi lien

0,25

sinh chất, các khoảng gian bào, qua tế bào nội bì rồi
bào đến lớp tế bào nội bì thì vào mạch gỗ của rễ
xuyên qua tế bào này để vào
Tốc

mạch gỗ của rễ
độ Tốc độ di chuyển của nước Tốc độ di chuyển của

dòng nước

nhanh


nước chậm do gặp lực cản

0,25

của keo chất nguyên sinh
ưa nước và các chất tan
Kiểm

khác
sốt Các chất khống hịa tan Các chất khống hịa tan

chất hịa tan khơng được kiểm sốt chặt được kiểm tra bằng tính
chẽ

thấm chọn lọc của màng
sinh chất
19

0,25


– Vai trò: Đai caspari được cấu tạo bằng suberin, là chất không thấm
nước nên ngăn không cho nước và các chất khống hịa tan đi qua phần

0,25

gian bào. Do vậy, đai caspari cùng lớp tế bào nội bì kiểm sốt các chất
hịa tan và lượng nước đi vào mạch dẫn, ngăn khơng cho nước đi ngược
2


a)

trở lại.
– Vì sự kích thích bởi ánh sáng 680 nm sẽ tách các electron khỏi các

0,25

cytochrome, gây ra q trình oxy hóa của chúng → ánh sáng 680nm
phải kích thích PS I (vận chuyển các electron từ cytochrome đến
NADP+).
– Sự kích thích tiếp theo bởi ánh sáng 562nm làm cho các electron đi

0,25

vào các cytochrome (nhận electron) với tốc độ nhanh hơn trước, do đó
làm cho chúng bị khử nhiều hơn. Do đó, ánh sáng 562nm phải kích
thích PS II, giúp chuyển các electron từ nước đến các cytochrome.
– Do đó, trong các loài tảo này, cũng như trong hầu hết các loài thực

0,25

vật, bước sóng dài hơn ưu tiên kích thích PS I và bước sóng ngắn hơn
b)

kích thích PS II.
Các kết quả này ủng hộ sơ đồ Z của quang hợp:
– Các tác động khác nhau ở hai bước sóng gợi ra rằng có ít nhất hai

0,25


thành phần với sự đáp ứng khác nhau với các bước sóng ánh sáng.
– Hai bước sóng có tác động trái ngược nhau lên trạng thái cân bằng

0,25

giữa sự oxi hóa và sự khử của các cytochrome (ánh sáng 680 gây oxi
hóa và ánh sáng 562 nm gây khử).

c)

– Các tác động của hai bước sóng có thể bị phân tách bởi DCMU, chỉ ra

0,25

rằng hai quang hệ liên hệ với nhau qua các cytochrome.
– Những kết quả này chỉ ra rằng DCMU ngăn chặn sự vận chuyển điện

0,25

tử qua các cytochrome ở phía gần PS II.
– Khi PSI bị kích thích bởi ánh sáng 680nm với sự có mặt của DCMU,
nó sẽ tách các điện tử ra khỏi cytochrome, gây ra quá trình oxy hóa của
chúng. Tuy nhiên, với sự có mặt của DCMU, các electron không thể
được chuyển vào các cytochrome bằng cách kích thích PS II bằng ánh
sáng 562nm (khơng bị khử ở ánh sáng 562 nm). Hai trường hợp này chỉ
ra rằng DCMU chặn sự vận chuyển điện tử rất gần đầu chuỗi
20

0,25




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×